Giáo án mầm non lớp lá năm 2019 - Chủ đề: Quê hương - Đất nước Bác Hồ

MT 1 - Bật xa tối thiểu 50cm (CS1) + Thực hiện bài tập phát triển chung.

+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.

+ Bật chụm chân qua 7 vòng

+ Bật tách khép chân

+ Bật xa tối thiểu 50cm - Thể dục buổi sáng

- Bài tập phát triển chung

- Học: Bật liên tục qua vật cản ném xa bằng 1 tay

 

doc20 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2019 - Chủ đề: Quê hương - Đất nước Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ
( 3 TUẦN )
Thực hiện từ ngày 15/4/2019 đến ngày 3/5/2019
Mục tiêu
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT 1
- Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
+ Thực hiện bài tập phát triển chung.
+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.
+ Bật chụm chân qua 7 vòng
+ Bật tách khép chân
+ Bật xa tối thiểu 50cm
- Thể dục buổi sáng 
- Bài tập phát triển chung
- Học: Bật liên tục qua vật cản ném xa bằng 1 tay
MT 2
Tự mặc, cởi được áo quần (CS5)
+ Tập luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân: mặc, cởi quần áo, tự đi giày
+ Tự mặc và cởi được quần, áo đúng cách, 2 tà không bị lệch nhau
 Rèn kỹ năng cho trẻ tự mặc áo quần 
MT3
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) (CS 11)
+ Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp. 
+ Khi bước lên ghế không mất thăng bằng, đi thăng bằng được trên ghế thể dục, khi đi mắt nhìn thẳng.
+ Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế
- Học: Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật 
MT4
Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm (CS25)
Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp, chạy khỏi nơi nguy hiểm. hoặc kêu cứu gọi người giúp đỡ.
- Mọi lúc mọi nơi
MT5
Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo (CTGDMN)
Trẻ sử dụng được một số đồ dùng ăn uống (Ca, cốc, chén, đũa, thìa)
- Trong giờ đón trả trẻ
- Khi ăn uống
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT6
Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm.
Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm . (MT 62)
Gộp/Tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm
- Học
- chơi ngoài trời
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT7
Sử dụng được một số dụng cụ đẻ đo, đong và so sánh, nói kết quả (MT 63)
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Học: Đo độ dài 1 vật bằng 1 đơn vị đo 
- Chơi ngoài trời 
MT8
Đặt tên mới cho đồ vật câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát (CS117)
+ Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. 
+ Đặt tên mới cho bài thơ, bài hát, câu truyện bằng 1 từ hay cụm từ quen thuộc
- Học
- Chơi, hoạt động ở các góc
- Mọi lúc mọi nơi
MT9
Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau(CS 119)
- Thường là người khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi mới.
- Xây dựng các “công trình” khác nhau từ những khối xây dựng.
- Tự vận động minh hoạ / múa sáng tạo khác hợp lý nhưng khác với hướng dẫn của cô. 
- Học
- Chơi, hoạt động ở các góc
- Chơi, hoạt động theo ý thích 
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT10
 Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao (CS64)
+ Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của truyện, tính cách nhân vật trong truyện sau khi được nghe kể chuyện.
+ Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên.
- chơi, hoạt động ở các góc
- Học: Thơ “Buổi sáng quê nội”, “Ảnh bác”
- Chơi, hoạt động theo ý thích : Sự tích 
Hồ Gươm, con rồng cháu tiên
- Mọi lúc mọi nơi
MT11
Chăm chú lắng nghe người khác nói và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp ( CS74)
+ Chăm chú lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói.
+ Trẻ rất chú ý lắng nghe người nói và phản ứng lại bằng nụ cười, gật đầu
- chơi, hoạt động ở các góc
- Học
- Mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động theo ý thích 
MT12
Thể hiện sự thích thú với sách (CS80)
+ Thích thú khi chơi ở góc sách, thích xem sách, biết đọc, kể. 
+ Thể hiện sự thích thú với chữ cái, sách, đọc, kể chuyện
- Chơi, hoạt động theo ý thích :
- chơi, hoạt động ở các góc
MT13
Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91)
+ Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số.
- Học: Làm quen s, x
- chơi, hoạt động ở các góc
- Chơi, hoạt động theo ý thích 
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT14
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
+ Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. 
+ Hát thuộc bài hát trẻ em.
+ Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.
- chơi, hoạt động ở các góc
- Chơi, hoạt động theo ý thích
- Học
MT15
Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)
+Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
+ Thể hiện nét mặt, vận động: vỗ tay, lắc lư... phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- chơi, hoạt động ở các góc
- chơi ngoài trời
- Học
MT16
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)
Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ
- chơi, hoạt động ở các góc
- Chơi, hoạt động theo ý thích: tô màu tranh quê hương, trang trí khung ảnh
MT17
Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản (CS7)
+ Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản
+ Cắt được hình, không bị rách.
+ Đường cắt lượn sát theo nét vẽ.
- chơi, hoạt động ở các góc
- Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm dây xúc xích trang trí lớp 
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI
MT18
Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân. (CS58)
Nói đúng khả năng của một số người gần gũi ( Ví dụ : Bạn an vẽ đẹp, bạn nga chạy rất là nhanh, dì na nấu ăn rất ngon.)
- Học
- Chơi, hoạt động theo ý thích 
- Chơi ngoài trời
 MT19
Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.(CS38)
+ Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
+ Thích thú khoe sản phẩm của mình với người khác và các bạn.
- Chơi ngoài trời
 MT20
Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối  với môi trường. (CS56)
+ Không xả rác bừa bãi, nhắc bạn bỏ rác vào thùng, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Mô tả được các hành vi đúng, sai trong ứng xử với môi trường xung quanh
- Chơi ngoài trời
- Mọi lúc mọi nơi
 MT21
Thích chăm sóc cây cối.(CS39)
+ Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc một cách vui vẻ.
+ Tỏ thái độ buồn, tiếc nuối khi thấy cây, con vật bị héo, chết.
- Chơi ngoài trời
 MT22
Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
 (Cs: 113)
Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) VD: ngắm nghía trước sau của một cái đồng hồ mới, quan sát kỹ lưỡng để tìm ra những bộ phận khác lạ hơn so với cái đã biết; chăm chú quan sát bác bảo vệ trồng một cây mới và đặt ra những câunhỏi để biết đó là cây gì, hoa sẽ có màu gì, có quả không và quả có ăn được không?
- Hay đặt câu hỏi: “tại sao?”
- Chơi ngoài trời
- Mọi lúc mọi nơi
MT23
Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (MT107) (CTGDMN)
+ Bác Hồ kính yêu
+ Quan tâm đến di tích lịch sử ( Chỗ ở, nơi làm việc của Bác..)
- Mọi lúc mọi nơi
- Trong các giờ hoạt động
- Học: Trò chuyện về “ Bác Hồ của em”
MT24
Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương đất nước. (MT 108) 
( CTGDMN)
Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hoá của quê hương, đất nước.
Trong các giờ hoạt động
- Học: Em yêu quê hương, Trò chuyện về thủ đô Hà Nội 
* TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
1. Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp:
- Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
- Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch, cổng chào, lăng Bác.cho trẻ chơi.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn cho trẻ.
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:
- Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan.
- Chuẩn bị sân sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động.
2. Môi trường xã hội:
- Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học.
- Tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các thành viên trong trường mầm non như các cô cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo khác.
- Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo.
------------------------------------------------
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Chủ đề nhánh: QUÊ HƯƠNG ĐĂK NÔNG
 Thực hiện từ ngày 15/04 đến ngày 19/ 04 năm 2019
Thứ Thời điểm
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
15/4
16/4
17/4
18/4
19/4
Đón trẻ, chơi, 
Thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Hướng trẻ quan sát một số tranh chủ điểm trên tường.
- Trò chuyện với trẻ về quê hương mình	 
Cho trẻ kể những điều trẻ biết về quê hương trẻ .
- Thể dục sáng.
- Điểm danh
Chơi,
ngoài trời 
- Chơi một số trò chơi: ném còn, dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: chơi đồ chơi ngoài trời
+Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...) 
- Thứ 6 tăng cường phát triển vận động cho trẻ một tuần một lần, tùy vào tình hình. Địa điểm; sân trường lớp Quảng Thuận
Học
PTTC
PTTCXH
PTNT
PTTM
PTNN
Nghỉ bù lễ giỗ tổ 
Em yêu quê hương.
Tách gộp nhóm có 10 đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm
Dạy vận động múa: Múa với bạn tây nguyên.
Thơ “Buổi sáng quê nội"
Chơi hoạt động ở các góc
Đóng vai: “ Quán nước”; “ Phòng khám bệnh”; “ Cửa hàng ăn”. Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân.
Xây dựng: Xây công viên.Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau.
Góc học tập: Xem tranh, đọc thơ kể chuyện theo. Thể hiện sự thích thú với sách
Nghệ thuật: Vẽ, tô màu về chủ đề. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. Hát \múa những bài hát về chủ đề 
Thiên nhiên: Chăm sóc cây: tưới nước, bón phân, nhặt lá..
Ăn – ngủ 
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
- Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết khẩu phần, không để rơi cơm xuống đất
- Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ
Chơi, hoạt động theo ý thích 
- Chơi theo ý thích của trẻ.
- Tô màu theo chủ đề.
- Hát, vận động các bài hát theo chủ đề.
- Đọc thơ kể chuyện theo chủ đề.
- Chơi trò chơi với đồ vật.
- Chơi với khu phát triển vận động. 
- Liên hoan văn nghệ - bình xét bé ngoan - cắm cờ - phát bé ngoan (chiều thứ 6)
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi, nhận xét cuối ngày
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, chào cô và bố mẹ, ra về.
-----------------------------------------------------
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 15 tháng 4 năm 2019
Nghỉ bù lễ 
------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2019
ĐỀ TÀI: EM YÊU QUÊ HƯƠNG 
I/ Mục đích yêu cầu.
- Cháu biết yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tư duy, tưởng tượng. Trẻ kể tên và nêu 1 vài nét đặc trưng của quê hương.
- Giáo dục cháu biết yêu không xả rác bừa bãi làm cho quê hương tươi đẹp hơn
II/ Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: cho trẻ hát bài quê hương tươi đẹp
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Trong bài hát “quê hương tươi đẹp“ có những gì?
2. Hoạt động 2: yêu quê hương.
- Vậy quê hương là gì?
- Chúng ta hãy cùng nghe bài thơ“Quê hương” do nhà thơ Đỗ trung Quân sáng tác, để nghe nhà thơ định nghĩa quê hương. (cho trẻ nghe nghe bài thơ quê hương trên Video)
Đàm thoại về tác giả,nội dung bài thơ trong video
=> Không vứt rác bừa bãi để cho đường làng xanh sạch đẹp.
- Có 1 câu chuyện nói về tình cảm tốt đẹp của người dân đối với quê hương đất nước mình mời các con cùng hướng lên màn hình xem nhé.
- Đàm thoại về Video
=> Được sinh ra và lớn lên tại quê hương mình, biết quê hương mình còn nhiều khó khăn Đạt đã mang những kiến thức đã học về giúp quê hương mình làm cho cuộc sống người dân đỡ vất vả.
- Chúng ta đã học tập được gì từ bạn?
- khi đi đâu và làm gì các con hãy có hành động đẹp với quê hương của mình 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
- Vậy quê hương Đăk Nông của chúng ta có những gì?
- Các con hãy vẽ những gì con thích ở quê hương mình.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 18 tháng4 năm 2018
ĐỀ TÀI: TÁCH GỘP 10 ĐỐI TƯỢNG THÀNH 2 PHẦN BẰNG CÁC CÁCH KHÁC NHAU VÀ ĐẾM 
I. Mục đích yêu cầu
- Đếm và nói đúng số lượng từ 1- 10
- Đọc được các số từ 1 – 10 và chữ số từ 1- 10
- Trẻ biết tách nhóm đối tượng có số lượng 10 thành hai thành phần:1 - 9; 2 - 8; 
3- 7; 5 - 5. 
- Đếm và so sánh các nhóm đối tượng có số lượng 10
- Tách gộp các nhóm đối tượng 
II.Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Ôn số lượng 10
- Cho trẻ xem hình ảnh silde
- Trẻ xem và đếm số lượng 10 quả khế, 10 con bướm, 10 nón lá , cây bưởi có 10 quả và nói thẻ số tương ứng. 10 cây mậm
2. Hoạt động 2: Chia số lượng 10 đồ vật thành 2 phần bằng các cách khác nhau
* Cô cho 3 nhóm 3 loại đồ dùng khác nhau trẻ sẽ tự chia theo cách trẻ nghĩ
Cô cho 3 nhóm hội ý về cách chia mời 3 bạn của 3 nhóm nói cách chia.
Cô khái quát lại có bao nhiêu cách chia.
+ Có tất cả bao nhiêu quả mận? Dùng chữ số mấy? ( Trẻ quan sát PP đếm số lượng quả mận và nói số tương ứng.
- Bây giờ cô có hai đĩa nhỏ ở đây, cô muốn tách quả mận ở đĩa to ra hai đĩa nhỏ một đĩa 1 quả, 1 đĩa 9 quả. Cô tách trẻ quan sát. Hỏi trẻ 1 quả mận dùng chữ số mấy, 9 quả mận dùng chữ số mấy? Trẻ nói cô gắn thẻ số tương ứng.
- Gộp mận ở hai đĩa nhỏ vào đĩa lớn hỏi trẻ có bao nhiêu quả.
- Tương tự với các cách tách 2 – 8; 3 – 7; 5 – 5.
* Trẻ tách theo ý thích
* Trẻ tách theo yêu cầu
* Trò chơi
 Trò chơi 1: Kết nhóm
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Có 10 bạn chơi cùng nắm tay nhau đi chơi khi cô nói “tách nhóm” trẻ thả tay ra tách thành 2 nhóm khác nhau.
+ Luật chơi: Chơi đoàn kết với từng thành viên trong một đội. Tách đúng, nhanh.
 Trò chơi 2: Chung sức
+ Cách chơi: Cô cho 3 tổ ngồi 3 vòng tròn, cô phát cho mỗi đội 1 tấm bìa có vẽ các cách chia 10 thành 2 phần, yêu cầu các nhóm hãy tự chia theo các cách đã học và gắn thẻ số tương ứng vào từng nhóm.. 
+ Luật chơi: Đội nào thực hiện được nhiều nhóm theo yêu cầu của cô và nhanh thì đội đó sẽ thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: Kết thúc:
Cô nhận xét kết quả hoat động của trẻ. 
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ : .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ: .................................
.
------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 18 tháng 4 năm 2019
ĐỀ TÀI: HÁT – VẬN ĐỘNG: MÚA VỚI BẠN TÂY NGUYÊN
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc và múa theo cô bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên” 
- Trẻ múa được bài “ Múa với bạn Tây Nguyên” một cách nhịp nhàng, có cảm xúc. Thể hiện cảm xúc phù hợp với bài hát.
- Trẻ biết yêu thương quê hương, đất nước.
II.Tổ chức hoạt động
*. Hoạt động 1:
Có 1 bài hát rất hay, nói về các bạn nhỏ Tây Nguyên rất yêu múa hát, các con có nhớ đó là bài hát gì không? Do ai sáng tác?
Vậy cô cháu chúng ta cùng hát thật to bài hát này nhé! ( 2-3 lần)
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con múa thật đẹp bài hát này! Các con có thích không nào?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ múa
Để có thể múa đẹp và múa đúng các con chú ý nhìn cô múa.
- Cô hát+ múa lần 1
- Cô múa lần 2+ phân tích động tác
- Cả lớp múa 2-3 lần
- Mời tổ; các nhóm ( nam, nữ); cá nhân (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Vừa rồi, cô đã cho các con múa bài gì? Do ai sáng tác
- Mời cả lớp múa lại thêm lần nữa
* Hoạt động 3: Nghe hát
Bài hát cô dành tặng các con có tên là “ Em nhớ Tây Nguyên”. Nhạc của Văn Tấn và lời của Trần Quang Huy đấy!
- cô hát diễn cảm, phong cách vui tươi, giao lưu với trẻ ( lần 1)
+ Các con vừa nghe bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác
Vậy cô sẽ cho các con nghe thêm 1 lần nữa dưới sự thể hiện của ca sĩ nhé!
- Lớp nghe nhạc hát múa minh họa theo lời bài hát 2-3 l
*Kết thúc: hát múa”múa với bạn tây nguyên”
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
------------------------------------------------------------
Thứ 6 , ngày 19 tháng 4 năm 2019
ĐỀ TÀI: BUỔI SÁNG QUÊ NỘI
I. Mục đích yêu cầu
   - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả .
   - Trẻ  thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. 
   - Dạy trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm, biết diễn đạt từ ngữ mạch lạc .
II. Tổ chức hoạt động
 *.Hoạt động 1: cùng đọc thơ
- Cho trẻ nghe 1 đoạn thơ
- Giới thiệu bài thơ
- Mời 1 trẻ đọc thơ
- Cô khái quát lại nội dung bài thơ: 
- Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ kèm giới thiệu nhịp điệu của bài thơ
- Trẻ đọc thơ theo hình ảnh trên Slide
- Cho 3 nhóm đọc từng khổ thơ, kết hợp trích giảng nội dung
 - Khổ thơ đầu có 8 câu thơ. Miêu tả buổi sáng làng quê với khói bép đàn trâu người gánh rau ra chợ bán.
- 8 Câu thơ giữa miêu tả sân vườn nhà nội với đàn gà con, chú chó mực, hương hoa.
- 4 câu thơ cuối miêu tả quang cảnh quê nội với núi đồi mặt trời thật đẹp.
- Trẻ nhìn vào mô hình đọc thơ cả lớp, 1-2 trẻ
- Từ khó: “gà mái hoa mơ” (gà mái có bộ lông màu vàng giống màu vàng hoa mơ);  “Chuối mật lưng ong” (cây chuối cong xuống như lưng của các chú ong); 
“Ngào ngạt” (Rất thơm)
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Mời ba đội đọc thơ thể hiện cử chỉ, điệu bộ
- Mời ba đội đọc thơ theo cường độ: to, vừa, nhỏ, đọc nối tiếp
- Các đội đọc theo nhóm.
- Mời đại diên 3 đội đọc theo hình ảnh, cử chỉ điệu bộ, mô hình
Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại, làm rõ ý: trò chơi “rung chuông vàng”
- Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội : Khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, đội nào rung chuông trước thì được quyền trả lời. Nếu sai quyền trải lời thuộc về 2 đội bạn.
- Cô đọc câu hỏi để đàm thoại
* Giáo dục: Ngoài yêu quý ngôi nhà của mình ra thì các con còn phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi nhé
- Mời trẻ đặt tên cho bài thơ
* Trò chơi: " Dán các nhân vật có trong nội dung bài thơ”
* Hoạt động 3: Kết thúc: Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Em yêu nhà em”
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................
.
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: .................................
.
------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Chủ đề nhánh: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM 
 Thực hiện từ ngày 22/04 đến ngày 26/04 năm 2019
Thứ
Thời điểm
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
22/4
23/4
24/4
25/4
26/4
Đón trẻ, Thể dục sáng
- Hướng trẻ quan sát một số tranh chủ điểm trên tường.
- Trò chuyện với trẻ về một số phong cảnh đất nước Việt Nam
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Thể dục sáng.
- Điểm danh
Chơi ngoài trời 
Chơi 1 số trò chơi: rồng rắn lên mây,trời mưa
- Chơi tự do
- chơi đồ chơi ngoài trời
+Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...) 
Thứ 6 tăng cường phát triển vận động cho trẻ một tuần một lần, tùy vào tình hình. 
Học 
PTTC
PTTM
PTNT
PTNT
PTNN
Bật liên tục qua vật cản ném xa bằng 1 tay
Hát và vỗ tay:
 Yêu hà nội
Trò chuyện về thủ đô Hà Nội 
Đo độ dài 1 vật bằng 1 đơn vị đo
Làm quen x, s
Chơi ở các góc 
Đóng vai: “ Phòng khám bệnh”; “ Cửa hàng”. Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân
Xây dựng: Xây hồ Gươm. Thể hiện ý tưởng của

File đính kèm:

  • docchu de GA QH DN BH_12588621.doc
Giáo Án Liên Quan