Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá nước

I: MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.

1. Kiến thức.

- Trẻ biết được một số tính chất của nước.

+ Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước có thể làm tan 1 số chất.

+ Nước tồn tại ở 3 thể trạng : Rắn, lỏng, khí.

- Trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống của con người.

- Trẻ biết chơi trò chơi: “Ai thông minh” ; “ Nhanh và khéo”.

2. Kĩ năng.

- Phát triển khả năng quan sát,ghi nhớ có chủ định.

- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng phán đoán, suy luận, phát triển ngôn ngữ .

- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô,biết trình bày,diễn tả mạch lạc.

- Trẻ biết cách làm thí nghiệm cùng cô.

3. Giáo dục.

- Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước.

- GD trẻ biết tiết kiệm nước.

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động 1 cách tích cực,biết đoàn kết với bạn bè trong khi học , khi chơi.

 

docx5 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN 
 KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Khám phá nước.
Lứa tuổi:Trẻ 4 – 5 tuổi.
Số lượng: 25 – 30 trẻ.
Thời gian: 25 – 30 phút.
GVTH: Trần Thị Hằng
I: MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết được một số tính chất của nước.
+ Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước có thể làm tan 1 số chất. 
+ Nước tồn tại ở 3 thể trạng : Rắn, lỏng, khí.
- Trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống của con người.
- Trẻ biết chơi trò chơi: “Ai thông minh” ; “ Nhanh và khéo”.
2. Kĩ năng.
- Phát triển khả năng quan sát,ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng phán đoán, suy luận, phát triển ngôn ngữ .
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô,biết trình bày,diễn tả mạch lạc.
- Trẻ biết cách làm thí nghiệm cùng cô.
3. Giáo dục.
- Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước.
- GD trẻ biết tiết kiệm nước.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động 1 cách tích cực,biết đoàn kết với bạn bè trong khi học , khi chơi.
II:CHUẨN BỊ.
- Giáo án tiết dạy.
- 2 màn ảo thuật với nước.
- Video nhạc nước.
- Nhạc bài hát: “Những lá thuyền ước mơ”.
- Phích nước, bình siêu tốc, cốc thủy tinh, tấm mica, màu nước.
- 3 khay nhựa cứng, 3 xô nước, 3 chai đựng nước,3 cốc inox cho trẻ chơi trò chơi.
- 2 vạch đường làm suối nhỏ.
- Mỗi trẻ một đĩa đựng đồ dùng gồm: 2 chai nước ,1 cốc đường ,1 cốc muối, thìa.
III: CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Ổn định tổ chức.
 *Cô Hoa :Xin chào mừng tất cả các bạn đến với chương trình: “Tuổi thơ khám phá” ngày hôm nay.
-Đến tham dự chương trình gồm có 3 đội: Đội Fanta, đội Coca và đội Pepsi.
- Chương trình tuổi thơ khám phá gồm có 2 phần:
+ Thí nghiệm khoa học.
+ Trò chơi khám phá.
- Cô làm ảo thuật về sự kì diệu của nước cho trẻ quan sát.
- Các con thấy nước có kỳ diệu không nào. Ngày hôm nay chương trình: “Tuổi thơ khám phá” xin mời các con cùng đi khám phá về nước nhé !
2: Phương pháp – hìnhthức tổ chức.
2.1: Khámphá tính chất của nước qua thực hành, trải nghiệm.
* Cô Hằng - Ngay sau đây xin mời cả 3 đội bước vào phần 1 của chương trình mang tên: “Thí nghiệm khoa học”.
Cô chia lớp thành 3 đội lên nhận món quà của ban tổ chức và về nhóm làm thí nghiệm.
- Mời trẻ nói ý tưởng vừa khám phá được.
Khen ngợi, động viên trẻ.
Thí nghiệm 1:Nước không màu, không mùi, không vị.
- Cô mời trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
Cô có 2 chiếc cốc thủy tinh, bên trong mỗi chiếc cốc đựng 1 cái thìa.
- Các con xem cô có gì đây ?
- Bên trong mỗi chiếc cốc có gì ?
- Bây giờ các con cùng nhìn xem cô rót nước và sữa vào 2 chiếc cốc này nhé .
- Các con nhìn xem cốc sữa có màu gì ? Các con có nhìn thấy phần của cái thìa trong cốc sữa nữa không ? Vì sao?
- Còn cốc nước thì sao ? Các con nhìn thấy gì ?
Các con ạ, nước không có màu nên chúng mình nhìn thấy được chiếc thìa trong cốc nước đấy.
- Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn chúng mình những chai nước đấy.
Mời trẻ ngửi và nếm thử nước.
- Các con ngửi thấy mùi gì ?
- Chúng mình thấy có vị gì ?
Cô gợi ý cho trẻ nói lên nhận xét của mình về nước.
Cô khái quát lại : Nước trong suốt,không có màu, không có mùi và không có vị.
- Xin chúc mừng đội Coca đã hoàn thành xuất sắc thí nghiệm của mình.
Thí nghiệm 2: Nước có thể hòa tan một số chất.
* Với đường và muối.
Cô mời các con hãy đổ cốc đường vào chai nước viền màu xanh và cốc muối vào chai nước có viền màu đỏ.
- Theo các con đường và muối có tan được trong nước không ?
- Cô mời chúng mình cùng khuấy đều lên.
- Các con có nhìn thấy đường và muối nữa không ?
- Con thử uống xem nước có vị gì ?
À, khi đổ đường và muối vào nước và khuấy lên thì đường và muối đã bị tan trong nước rồi . Chai nước các con đổ đường vào có vị ngọt và chai nước các con đổ muối vào có vị mặn.
- Xin chúc mừng đội Fanta đã hoàn thành xuất sắc thí nghiệm của mình.
* Thí nghiệm về sự đổi màu của nước.
- Vừa rồi đội Pepsi đã làm thí nghiệm về sự đổi màu của nước,để xem các bạn làm có đúng không chúng mình cùng quan sát cô làm thí nghiệm nhé. 
- Cô có chai nước và cô sẽ bỏ màu nước vào trong chai nước này.
- Các con thấy điều gì xảy ra ?
- Nước đã biến thành màu gì rồi ?
Vậy nước không có màu nhưng có thể đổi màu đấy các con ạ.
2.2: Khám phá thể trạng của nước. 
* Nước ở thể lỏng.
- Cô có gì đây ?
- Các con xem cô có cầm được nước bằng tay không ? Vì sao ?
Cô kết luận: Chúng mình không cầm được nước bằng tay vì lúc này nước đang ở thể lỏng đấy .
* Nước ở thể rắn:
- Các con thử đoán xem nếu cô cho cốc nước này vào tủ lạnh thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Viên đá này như thế nào ?
Cô mời trẻ sờ thử.
Các con ạ, nước sau khi cho vào tủ lạnh sẽ chuyển từ thể lỏng thành thể rắn và có hình dạng giống như vật đựng nó đấy. Khi đông lại thành đá nước rất cứng và rắn vì thế nước còn tồn tại ở thể rắn nữa đấy.
* Nước ở thể khí.
- Cô có cái gì đây các con?
- Điều gì sẽ xảy ra khi cô đun sôi cốc nước này lên ?
- Cho trẻ quan sát nước được đun sôi.
- Bây giờ cô sẽ rót ra 1 cốc nước các con hãy tinh mắt quan sát và cho cô biết các con thấy gì?
- À nước rất nóng vì thế có khói bay lên. Phần khói bay lên chính là hơi nước đấy các con ạ.
Các con ơi,qua các thí nghiệm chúng mình thấy nước tồn tại ở những thể nào ?
- Hằng ngày chúng mình dùng nước để làm gì ?
- Nước có nhiều lợi ích không các con ?
- Chúng mình phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? 
GD: Nước rất cần thiết cho đời sống của con người,cây cối và con vậtChính vì thế các con phải biết giữ gìn,bảo vệ nguồn nước sạch, biết sử dụng nước một cách tiết kiệm.
Vừa rồi cô thấy cả ba đội đã rất xuất sắc trả lời những câu hỏi của chương trình và để thưởng cho các con ban tổ chức sẽ dành tặng cho chúng mình xem một tiết mục ảo thuật: “Núi lửa phun trào”.
2.3: Luyện tập – củng cố.
*Cô Hoa: Tiếp theo,xin mời các bạn bước vào phần thứ 2 với tên gọi : “Trò chơi khám phá”.
Trò chơi 1: Ai thông minh.
- Cách chơi: Trên màn hình cô có hình ảnhkhác nhau, đằng sau mỗi hình ảnh là một câu vè hỏi về thể trạng của nước. Nhiệm vụ của các đội chơi là ,khi cô nói: “Bắt đầu” thì các bạn đội trưởng phải rung xắc xô thật nhanh để giành quyền chọn hình ảnh và trả lời câu hỏi chương trình.
- Luật chơi: Đội nào rung xắc xô trước khi cô nói: “Bắt đầu” thì sẽ bị phạm luật và không giành được quyền trả lời.
*Cô Hằng :Trò chơi 2: Nhanh và khéo.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, bạn đầu tiên sẽ bật qua suối lên lấy nước đổ vào chai rồi chạy về đập tay vào bạn tiếp theo sau đó về cuối hàng, bạn tiếp theo cũng làm như vậy cho đến khi hết giờThời gian chơi trong vòng một bản nhạc.
- Luật chơi : Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ mới bắt đầu chơi,đội nào lấy được nhiều nước là đội giành chiến thắng.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô nhận xét trẻ chơi.
3: Kết thúc. 
- Cô cho trẻ xem video nhạc nước. 
- Kết thúc, chuyển hoạt động
- Trẻ chào khách.
Trẻ quan sát.
- Trẻ lấy đồ dùng về nhóm làm thí nghiệm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ ngửi,nếm thử.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nếm thử nước.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi,luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ xem video.
- Trẻ chào khách

File đính kèm:

  • docxkham pha nuoc_13040027.docx