Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Nước - Các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ: Trò chuyện
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ biết đọc diễn cảm
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ thao tác với máy tính nhanh nhẹn
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học
- GD trẻ biết bảo vệ thiên nhiên giữ gìn môi trường xanh, sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM HỌC 2015 - 2016 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Nước - Các hiện tượng tự nhiên Đề tài: Thơ: Trò chuyện Đối tượng: Mẫu giáo 4 tuổi lớp 4TE Số lượng: 25 – 30 trẻ Thời gian: 25-30 phút Ngày dạy: 30/3/2016 Giáo viên thực hiện: Đặng Thị Việt Hà I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả - Trẻ hiểu nội dung bài thơ - Trẻ biết đọc diễn cảm 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Trẻ thao tác với máy tính nhanh nhẹn 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú trong giờ học - GD trẻ biết bảo vệ thiên nhiên giữ gìn môi trường xanh, sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng II. Chuẩn bị: - Hình ảnh minh họa bài thơ - Máy tính - Đàn ghi bài hát: Tôi là gió - Tâm lí trẻ thỏa mái - NDTH: ÂN, MTXQ III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Gây hứng thú: - Cô cùng trẻ hát bài hát “ Tôi là gió”, trò chuyện về nội dung bài hát - Cô trò chuyện cùng trẻ: + Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói đến hiện tượng tự nhiên nào? + Ngoài ra còn có các hiện tượng tự nhiên nào? + Còn có rất nhiều các hiện tượng tự nhiên như là : mây, mặt trăng, đất đá, và sự cấu tạo của tạo hóa: mặt trời mọc, mặt trời lặn ban ngày có mặt trời đêm có trăng, sao.. Đó cũng là nội dung trong bài thơ “ Trò chuyện – tác giả Trung Hiếu’’ đấy mời các con cùng nghe 2. Nội dung: * Cô đọc diễn cảm - Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ nét mặt + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh minh họa * Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ - Các con vừa được nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Trong bài thơ nói đến những gì? - Mây kể những gì với lá? “ Mây kể với lá Chuyện trên bầu trời Có nàng mây trắng Suất ngày rong chơi” Giải thích từ rong chơi: đi lang thang không có chủ đích - lá kể chuyện với ai? Và lá kể chuyện gì? “lá kể với đất Chuyện ông mặt trời Tối vè ngủ núi Sáng dậy biển khơi” -Đất kể chuyện với ai? Và em bé đã làm gì? “ đất kể với bé Chuyện các vì sao” Và em bé đã “ngủ từ khi nảo khi nào” - GD trẻ biết bảo vệ thiên nhiên giữ gìn môi trường xanh, sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước - Lần 3: Cô đọc lại cho cả lớp nghe * Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc 2 – 3 lần - Cô mời tổ, nhóm , cá nhân lên đọc - Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ đọc thơ. - Cô cho cả lớp đọc lại 1 lần * Trò chơi: Thử tài Cách chơi: cô sẽ đưa ra các câu hỏi và mỗi câu hỏi đều có sẵn đáp án 1,2,3 các con lắng nghe cô đọc câu hỏi, đáp án và lên bấm máy chọn ra 1 đáp án mà các con cho là đúng - Cô cho trẻ chơi ( bao quát , giúp đỡ khi trẻ cần 3. Kết thúc: - cô nhận xét tiết học cô cùng trẻ hát bài hát “ tôi là gió” và đi ra ngoài - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát, lắng nghe cô đọc - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời? - Trẻ lắng nghe - Cả lớp đọc - Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cả lớp nghe cô đọc - Cả lớp đọc Trẻ nghe cô nói cách chơi Trẻ chơi trò chơi Trẻ hát cùng cô và đi ra ngoài
File đính kèm:
- tho_Tro_chuyen_tac_gia_trung_Hieu.doc