Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “ Đi bừa”
I. YÊU CẦU
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, biết tên tác giả.
- Rèn đọc diễn cảm, rèn ngôn ngữ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ yêu quí những người làm nghề nông. Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Powerpoint, máy tính, ti vi
- Xắc xô, phách tre, mũ đội, hoa, đường hẹp, tranh, trang phục hoạt cảnh
GIÁO ÁN Chủ đề: Nghề nghiệp Chủ đề nhánh: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút Đề tài: Thơ “ Đi bừa” I. YÊU CẦU - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, biết tên tác giả. - Rèn đọc diễn cảm, rèn ngôn ngữ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục trẻ yêu quí những người làm nghề nông. Giáo dục bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ - Powerpoint, máy tính, ti vi - Xắc xô, phách tre, mũ đội, hoa, đường hẹp, tranh, trang phục hoạt cảnh III. TIẾN HÀNH * Hoạt động 1: Tạo hứng thú Cho trẻ mô phỏng một vài động tác “ Tập cuốc đất”, “ Cắt lúa”kết hợp hát bài: “ Tía má”. - Vừa rồi con mô phỏng động tác làm gì vậy con ? - Công việc đó của ai vậy? Bác nông dân. Cho trẻ xem hình ảnh: + Cuốc đất: Bác nông dân đang làm gì vậy con? Cho trẻ đồng thanh từ Cuốc đất. + Cấy lúa: Bác nông dân đang làm gì vậy con? Cho trẻ đồng thanh từ Cấy lúa. + Cắt lúa : Lúa chín vàng Bác nông dân đang làm gì vậy con? Cho trẻ đồng thanh từ Cắt lúa . + Máy xới: Ngày nay khoa học công nghệ tiến bộ, có một số nơi người nông dân dùng máy xới đất cho nhanh. Cho trẻ đồng thanh từ Máy xới. Cho xem đoạn phim đi bừa. - Bác nông dân đang làm gì vậy con? - Cô có bài thơ rất hay nói lên công việc đi bừa vất vả để làm ra nhiều sản phẩm nuôi sống con người đó là bài thơ “ Đi bừa” tác giả “ Hoàng Dân” bây giờ cô đọc cho các con nghe nhé! - Cho trẻ đồng thanh “Đi bừa” tác giả “ Hoàng Dân” * Hoạt động 2: Khám phá bài thơ Cô đọc lần 1 diễn cảm cùng với cử chỉ, điệu bộ. Tóm tắt nội dung bài thơ: Các con ạ, nội dung bài thơ “ Đi Bừa” rất là hay, chú Hoàng Dân nói lên nổi vất vả cực nhọc của của mẹ, mỗi buổi sáng phải dắt chú trâu đen đi bừa để đất tơi thành luống, mới trồng được ngô, khoai, sắn, trồng rau tươi và quả ngọt làm thức ăn cho mọi người. - Ngô khoai sắn là nhóm lương thực giàu chất tinh bột mà chúng ta ăn hằng ngày để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. - Ngoài ra mẹ trồng nhóm rau tươi có nhiều vi ta min ăn vào làm tăng sức khoẻ cho con người. - Tuy vất vả, nhưng mẹ và bác bác nông dân khi bón phân hay phun thuốc vừa đủ, bỏ vỏ thuốc vào chỗ quy định để giữ môi trường xanh sạch, không bị ô nhiễm. - Chúng ta phải biết ơn, kính yêu người mẹ và bác nông dân vất vả làm ra sản phẩm làm thức ăn cho mọi người. - Các con làm gì chung tay bảo vệ môi trường ? Không vứt rác bừa bãi, nhặt lá rơi bỏ vào thùng rác, chăm sóc cây hoa. - Cô đọc lần 2: kết hợp xem Powerpoint. - Giải thích từ: + Theo con có từ nào không hiểu cô sẽ giải thích cho con. Gọi 1-2 trẻ : “Trâu đen” ( hình ảnh minh hoạ) + “Trâu đen” nghĩa là chú trâu có bộ lông màu đen. Cho cháu đồng thanh: Trâu đen, + “Đi bừa” nghĩa là trâu kéo sau một cái thanh gỗ, trên thanh có nhiều thanh gỗ nhỏ và nhọn bấu xuống đất làm cho đất nhỏ ra, xốp. Cho cháu đồng thanh: Trâu đen, + “Tơi” nghĩa là nhỏ, nhiển ra, xốp lên. Cho cháu đồng thanh: Đi bừa, tơi + “Không quản sớm trưa” nghĩa là buổi sáng hay trưa mẹ cũng ra đồng, không ngại khó khăn hoàn thành công việc. Cho cháu đồng thanh: Không quản sớm trưa. + Ngô còn gọi là bắp. + Sắn còn gọi là củ mì. + Quê mình xã Thạn Hải ,Thạnh Phong có trồng sắn. Hoạt động 3: Nhà nông thi tài Chia thành 2 đội: Bắp ngô, Bắp cải Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Bắp ngô bên trái Bắp cải bên phải Nhanh nhanh bạn ơi * Trò chơi thứ nhất có tên là: Ô cửa bí mật: Luật chơi: đội nào nhiều hoa sẽ thắng cuộc. Cách chơi: Chọn ô cửa theo theo yêu cầu của cô, cho cháu mở ô cửa, trong đó có câu hỏi nào thì cô đọc câu hỏi đó và sau từ hết, đội nào phát tín hiệu trước sẽ dành quyền trả lời, cháu trả lời cô mở ô cửa kiểm tra , trả lời đúng được tặng một bông hoa. - Cô vừa đọc con nghe Bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Trong bài thơ nhắc đến ai? - Mẹ dậy sớm để làm gì ? Sáng nay mẹ dậy sớm, Dắt trâu đen đi bừa - Tại sao Mẹ và trâu đen phải ra đồng ? Bừa đất tơi thành luống - Mẹ bừa đất tơi thành luống để làm gì? Để trồng ngô khoai sắn Trồng quả ngọt rau tươi - Mẹ trồng ngô khoai sắn, trồng quả ngọt, rau tươi để làm gì? Cho thức ăn mọi người - Ngoài đem lại thức ăn, mẹ còn làm gì giúp cho mọi người nữa? Giữ môi trường xanh sạch - Sáng mai mẹ làm gì? Sáng mai mẹ lại dắt Chú trâu đen đi bừa - Để nhớ ơn mẹ và bác nông dân các con phải làm gì? Chăm ngoan, vâng lời mẹ, biết ơn bác nông dân. * Trò chơi thứ hai có tên là: Bé thi tài - Mời 2 đội cùng tham gia đọc thơ + diễn cảm, cử chỉ điệu bộ phù hợp. - Mời bắp ngô đọc thơ+ diễn cảm, cử chỉ điệu bộ. - Mời bắp cải đọc thơ + diễn cảm, cử chỉ điệu bộ. - Mời từng tổ đọc thơ. - Nhóm nhỏ đọc thơ. - Cá nhân đọc thơ . ( Chú ý sửa sai các từ cho trẻ đọc lại từ sai). - Tổ đọc thơ nối tiếp nhau từng đoạn: Cô chỉ tay về đội nào thì đội đó đọc. * Trò chơi thứ ba: Ai nhanh nhất - Chia thành 2 đội mỗi đội 5 bạn thi đua chạy theo đường hẹp lên chọn tranh gắn theo trình tự nội dung bài thơ. - Đội nào nhanh và đúng được khen. - Cô nhận xét cho trẻ xem có giống tranh đúng của cô không? - Cho trẻ đọc lại bài thơ 1 lần. * Hoạt động 4: Diễn viên nhí - Cho cháu hoạ cảnh, giới thiệu các vai + Con: Mẹ ơi, mẹ dậy sớm để làm gì vậy ? + Mẹ: Con ngủ đi, mẹ đi bừa cho xong thửa ruộng? + Dẫn chuyện: Sáng nay mẹ dậy sớm Dắt trâu đen đi bừa Mẹ Không quản sớm trưa Cày đất tơi thành luống Để trồng ngô khoai sắn Trồng quả ngọt rau tươi . Cho thức ăn mọi người Giữ môi trường xanh sạch Sáng mai mẹ lại dắt Chú trâu đen đi bừa Cho cháu tràng pháo tay. Kết thúc: Cô giáo dục các con phải yêu quý Bác nông dân, thương yêu giúp đỡ mẹ, yêu mến chú trâu. Khi ăn cơm ta phải ăn hết phần ăn của mình nhé. Nhưng ngày nay khoa học công nghệ tiến bộ, mẹ và người nông dân đỡ vất vả hơn là cày, bừa bằng máy thay thế cho chú trâu. Cho trẻ làm động tác đi ra ngoài.
File đính kèm:
- Lop choi_12876084.docx