Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình thân yêu của bé - Năm học 2022-2023

Thực hiện các động tác hô hấp, tay- vai, lưng- bụng, chân- bật trong giờ thể dục buổi sáng và trong bài tập phát triển chung- giờ hoạt động thể chất.

+ ĐT1: Hô hấp: Gà gáy

+ ĐT2: Tay- vai: 2 tay giang ngang gập khuỷu tay,chạm vai.

+ ĐT3: Bụng- lườn: Cúi gập người, hai tay chạm mũi bàn chân. + ĐT4: Chân: Đứng 1 chân 1 chân bước ra trước khuỵu gối. + ĐT5: Bật: Bật tách chụm.

 

doc83 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình thân yêu của bé - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 3 : GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ 
Thời gian thực hiện 4 tuần ( từ ngày 17/10-11/11/2022)
MỤC TIÊU- NỘI DUNG & CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
Stt
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
I. Lĩnh vực phát triển thể chất
*Phát triển vận động
1
1. Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
Thực hiện các động tác hô hấp, tay- vai, lưng- bụng, chân- bật trong giờ thể dục buổi sáng và trong bài tập phát triển chung- giờ hoạt động thể chất.
+ ĐT1: Hô hấp: Gà gáy
+ ĐT2: Tay- vai: 2 tay giang ngang gập khuỷu tay,chạm vai.
+ ĐT3: Bụng- lườn: Cúi gập người, hai tay chạm mũi bàn chân. + ĐT4: Chân: Đứng 1 chân 1 chân bước ra trước khuỵu gối. + ĐT5: Bật: Bật tách chụm.
- TDS: Tuần 1+ 2 tập với động tác, tuần 3+4 tập kết hợp với lời ca 
“ Cả nhà thương nhau” 
- HĐ học: 
+ BTPTC: Tập theo nhịp đếm
2
2. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện các vận động
Đi khuỵu gối
Bật nhảy từ trên cao xuống
- HĐH: Thể dục:
+ Đi khuỵu gối
+ Bật nhảy từ trên cao xuống
TCVĐ: Bật bậc hiên
TCVĐ: Đá bóng
3
3. Kiểm soát vận động
- Chạy chậm 60 - 80m
-HĐH: Thể dục
+ Chạy chậm 60 - 80m
4
4. Phối hợp tay- mắt trong vận động:
Chuyền bóng qua đầu
HĐH: Thể dục
+ Chuyền bóng qua đầu
TCVĐ: Ném bóng vào rổ 
TCVĐ: Chuyền bóng
5
7. Phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số các hoạt động.
- Tô, vẽ hình người.
- Tô vẽ nhà
- Chơi, HĐNT:
+ Chơi với phấn
- Chơi, HĐ ở các góc: + Chơi ở góc nghệ thuật
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
6
8. Cân nặng chiều cao nằm trong kênh trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Trẻ khỏe mạnh ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, đảm bảo đủ lượng, đủ chất. 
- Trò chuyện: trò chuyện về các loại thực phẩm giúp trẻ có đầy đủ 4 nhóm chất. 
- Giờ ăn: Trò chuyện, nhắc nhở, động viên trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe.
7
10. Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: Rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, kho, rán; gạo nấu cơm, nấu cháo,...
- Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
- Chơi, HĐC: Hướng dẫn trẻ sơ chế một số loại thực phẩm
- Chơi, HĐNT: Giúp mẹ nhặt rau
Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
8
12. Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở.
-Thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.
- Chơi, HĐC:
 KNS Thay quần áo khi bị ướt, bẩn.
Có một số hành vi thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe.
9
16. Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng... là nguy hiểm không đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc nhọn
- Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm: Không đến gần bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.....
-Chơi, HĐBC: Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm.
Biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh.
10
17.Nhận ra những nơi như: ao hồ, mương nước, giếng, bể - thùng chứa nước,.. là nơi nguy hiểm không được đến gần.
- Nhận biết và phòng tránh những nơi nguy hiểm không an toàn. 
- Chơi, HĐBC: Nhận biết một số nơi nguy hiểm.
11
18. Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở.
- Không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
-Chơi, HĐBC: Dạy trẻ uống thuốc khi nào.
12
19. Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ.
- Gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp; cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu, điện giật.
-Nói được tên địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân khi cần thiết
- Chơi, HĐC:
+KNS nhận biết và phòng tránh một số trường hợp nguy hiểm. 
- HĐ học: KPXH:
+ Trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
II. Lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức.
*Khám phá khoa học
13
28. Thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động âm nhạc và tạo hình
Có những vận động minh họa, múa, hát, vẽ, tô màu sáng tạo theo ý tưởng riêng
- Chơi, HĐ góc:
+ Góc nghệ thuật (hát, múa bài hát trong chủ đề. Vẽ và tô màu người thân trong gia đình...).
- Chơi , HĐNT: 
+ Chơi với phấn.
14
30. Nói họ tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem tranh ảnh về gia đình.
Họ nói tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình và công việc của họ.
- Trò chuyện:
Trò chuyện về tên và công việc của bố mẹ bé. 
- HĐH: KPXH
+ Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé.
15
31. Nói được địa chỉ gia đình mình ( số nhà, đường, thôn, xóm) khi được hỏi và trò chuyện
Nhu cầu của gia đình
 - HĐH: 
+Một số đồ dùng trong gia đình dùng để ăn-uống
-Chơi, HĐ buổi chiều:
+ Trò chuyện về một số thực phẩm ăn - uống cần thiết trong gia đình. 
16
36. Kể tên và nói một số đặc điểm của một số ngày hội ngày lễ.
- Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
- Chơi HĐ buổi chiều:
+ Bé biết gì về Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
17
38. Quan tâm đến chữ số, số lượng, như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi “ bao nhiêu”, “ là số mấy”
- Quan tâm và hỏi về số lượng trong các hoạt động hàng ngày
- Chơi, HĐ buổi chiều:
+ Trò chuyện, cho trẻ đếm số lượng các vật xung quanh lớp.
+ Thực hiện trong các hoạt động.
18
39. Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- HĐH: Toán: Đếm đến 3, nhận biết số 3 , nhận biết nhóm có đối tượng là 3
19
40. So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ, bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- So sánh thêm bớt số lượng trong phạm vi 10.
- HĐH: Toán: Tách, gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 3 và đếm.
20
41. Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả.
- Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.
- HĐH: Toán: Tách, gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 3 và đếm.
21
42. Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn.
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- HĐH: Toán: Tách, gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 3 và đếm.
- HĐH: Đếm đến 3, nhận biết số 3 , nhận biết nhóm có đối tượng là 3
22
43.Sử dụng các số từ 1-5 chỉ số lượng, số thứ tự
- Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5
- Chơi, HĐNT: Chơi với sỏi, lá.
- Chơi, HĐG: Chơi góc học tập: Chơi với các con số.
III. Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ
23
53. Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
- Trả lời và đặt câu hỏi “ai” “cái gì” “đâu” “ khi nào” “để làm gì”.
- Nghe hiểu nội dung truyện đọc phù hợp với độ tuổi
- HĐ học:Truyện:
+ Tích Chu
 Chơi, HĐC:
+ Gấu con chia quà.
24
54. Nói rõ để người nghe có thể hiểu được.
- Phát âm rõ ràng. Phát âm các tiếng chứa các âm khó.
- HĐH:
Thơ : +Lấy tăm cho bà
 + Em yêu nhà em
25
58. Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao
Đọc thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè
- HĐ học: Thơ: 
+ Em yêu nhà em
+ Lấy tăm cho bà.
- Chơi, HĐ buổi chiều:
 + Đọc đồng dao, ca dao, tục ngữ.
26
59.Kể chuyện có mở đầu, kết thúc.
- Kể lại truyện đã được nghe.
HĐH:
Kể chuyện: +Tích Chu
27
61. Sử dụng các từ như: mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp
Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép
- Đón, trả trẻ: Giáo dục, nhắc nhở trẻ chào cô giáo, bố mẹ
- Chơi, hoạt động ở các góc: đóng phân vai theo chủ đề “Mẹ con”
- Thực hiện trong các HĐ.
28
63. Chọn sách để xem
Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
Giữ gìn bảo vệ sách
- Chơi, HĐ ở các góc: + Góc học tập
29
65. Cầm sách đúng chiều và mở từng trang để xem tranh ảnh. “Đọc” sách theo tranh minh họa (“đọc vẹt”).
- Phân biệt phần mở đầu và kết thúc của sách.
“Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
- Làm quen với cách đọc tiếng Việt:
- Hướng đọc: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
Nhận dạng một số chữ cái.
- Chơi, HĐG: Chơi góc thư viên xanh; Chơi với chữ cái.
-Hướng dẫn trẻ đọc sách đúng cách
- Chơi, HĐBC: làm quen chữ cái a, ă, â 
IV. Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
30
68. Nói được tên tuổi giới tính của bản thân, tên bố mẹ
-Tên bố mẹ.
- HĐH: KPXH:
Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
- Chơi và HĐ buổi chiều:
+ Trò chuyện với trẻ về tên bố mẹ, người thân.
31
77. Thực hiện một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi cất đồ chơi đúng nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông và, bố mẹ..
Yêu mến quan tâm đến người thân trong gia đình
- Trò chuyện:
+ Trò chuyện về một số quy định của lớp, gia đình và thực hiện tốt quy định đó.
- HĐH: KPXH:
Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
- Chơi, HĐ ở các góc: + Góc phân vai
32
78. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chảo hỏi lễ phép
Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. 
- Đón ,trả trẻ: Biết chào hỏi cô giáo, bố mẹ.
- Giờ ăn: Biết mời cô giáo và các bạn trước khi ăn cơm.
- Chơi HĐ buổi chiều: HĐ nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
33
85. Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt , tắt điện khi ra khỏi phòng.
Tiết kiệm điện, nước.
- Chơi, HĐ buổi chiều
+ KNS: HD trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước.
V. Lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ
34
87. Trẻ biết chú ý nghe, thích thú ( hát, nhún, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện
Nghe, hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc, nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, nghe kể câu chuyện
- TDS: 
+ Tập kết hợp với giai điệu bài hát.
- HĐH: Dạy hát: 
+ Dạy hát: Nhà của tôi.
Nghe: Bố là tất cả.
 + Dạy hát:Cả nhà thương nhau.
Nghe : Cho con
35
88. Thích thú ngắm nhìn, chỉ, sờ, và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình ( về màu sắc, hình dáng..) của các tác phẩm tạo hình.
Thể hiện cảm xúc qua các tác phẩm tạo hình.
- HĐ học: Tạo hình:
+ Vẽ, tô màu ngôi nhà
+ Vẽ tô màu người thân trong gia đình
+ Nặn cái bát
36
89. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ.
- Hát đúng giai điệu, tình cảm của bài hát.
- Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau
- HĐH: Âm nhạc:
+ Dạy hát: Nhà của tôi.
+ Dạy hát:Cả nhà thương nhau.
TCAN: Đoán tên bạn hát, Nghe giai điệu đoán tên dụng cụ.
- Chơi, HĐ buổi chiều:
+ Hát các bài hát trong chủ đề.
37
90. Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với hình thức ( vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa)
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu nhịp nhàng của bài hát, bản nhạc
- HĐH: VĐ: “ Múa cho mẹ xem” 
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề.
- Chơi, HĐ buổi chiều: 
HĐ nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
38
92. Vẽ các nét phối hợp nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục
Sử dụng các kỹ năng vẽ đơn giản để tạo ra sản phẩm
- HĐH: Tạo hình:
+ Vẽ, tô màu ngôi nhà
+ Vẽ tô màu người thân trong gia đình
- Chơi, HĐNT: 
+ Chơi với phấn.
+ Chơi với sỏi 
- Chơi HĐ ở các góc: 
+ Góc nghệ thuật.
39
94. Làm lồi, lõm, dỗ bẹt, bẻo loe, vuốt nhọn, uốn cong, đất nặn để thành sản phẩm có nhiều chi tiết. 
Sử dụng các kỹ năng nặn tạo ra sản phẩm
- HĐ học: Tạo hình
+ Nặn cái Bát
- Chơi, HĐ ở các góc, 
+ Góc nghệ thuật
40
Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét hình dáng.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét.
- HĐH: Tạo hình:
+ Vẽ, tô màu ngôi nhà
+ Vẽ tô màu người thân trong gia đình
+ Nặn cái bát
NT: Vẽ ngôi nhà.
41
97.Lựa chọn và tự thể hiện hình thức theo vận động theo bài hát, bản nhạc.
- Lựa chọn và thể hiện các hình thức vận động theo nhạc.
- HĐH: VĐ: “ Múa cho mẹ xem” 
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề.
- Chơi, HĐ buổi chiều: 
HĐ nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
42
99.Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
- Tự chọn dụng cụ nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích. Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
- Chơi HĐ ở các góc:
+ Góc XD
- Chơi HĐNT:
+Chơi với lá cây : Xếp đồ dùng trong gia đình bé. Làm quạt từ lá cây. Xếp hoa từ lá cây tặng cô.
II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
- Trang trí lớp phù hợp với chủ đề
- Tranh ảnh về chủ đề “ Gia Đình”
-Một số nguyên phế liệu sưu tầm từ giáo viên, phụ huynh ( thùng bìa cát tông, vỏ chai sữa, vải vụn...)
 - Vận động phụ huynh học sinh ủng hộ tranh ảnh, sách báo.... trang trí chủ đề gia đình.
KẾ HOẠCH TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
(Thời gian thực hiện: 1 tuần: Từ ngày 17/10 đến 21/ 10/2022)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết thể hiện bài hát “ Quốc ca” theo nhạc
 - Trẻ biết tập các động tác cơ bản nhịp nhàng theo nhịp đếm. 
 - Trẻ biết tên gọi, công việc của những người thân trong gia đình. 
 - Biết tên các góc chơi, tên một số đồ dùng đồ chơi tại các góc. Biết chơi các trò chơi gia đình.
 - Trẻ biết những hành vi tốt và không tốt qua đó tự nhận xét cho mình và cho bạn. 
 2. Kỹ năng:
 -Tập đúng, đều động tác thể dục theo hiệu lệnh.
 - Trẻ phân biệt được mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
 - Có ý thức văn minh về các hành vi của mình đối với người thân cũng như mọi người xung quanh.
 - Phát huy tính sáng tạo, tính tập thể khi chơi.
 3. Thái độ: 
 - Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình. Biết chào hỏi xưng hô phù hợp với mọi người trong gia đình cũng như mọi người xung quanh.
 - Kính trọng lễ phép với ông bà, bố mẹ và người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
 - Trẻ hứng thú trong các hoạt động.
 - Đoàn kết trong khi chơi, biết chơi cùng bạn.
II. CHUẨN BỊ
 - Sân tập, xắc xô, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
 - Đồ dùng đồ chơi các góc
+ Góc XD: Gạch, thảm cỏ, cây, khối xốp, hộp, mô hình, lắp ghép.
+ Góc NT: Các nguyên phế liệu cho trẻ sáng tạo như: Lá cây, hột hạt, kéo, sáp màu, giấy màu, hồ dán, màu nước, dụng cụ âm nhạc, mũ múa, quần áo biểu diễn, xắc xô...
+ Góc Phân vai: Búp bê, dụng cụ đồ dùng bác sĩ (tai nghe, thuốc, ống tiêm,...)
+ Góc thiên nhiên: Khăn lau, chai lọ, cát sỏi, bình nước, hột hạt...
+ Góc học tập : Các loại tranh ảnh về chủ đề gia đình, các kiểu nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
	Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Đón trẻ,
 Trò chuyện
- Mở của thông thoáng phòng học,quét dọn vệ sinh lớp sạch sẽ
- Cô bật nhạc cho trẻ nghe những bài hát có trong chủ đề.
- Nhắc trẻ chào hỏi lễ phép, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. 
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ,sức khoẻ, nề nếp, tuyên truyền theo chủ đề.
- Trò chuyện cùng trẻ: 
+Hôm nay ai đưa con đến trường, nhà con ở thôn nào.?
+Gia đình con có mấy thành viên?
+ Con hãy kể tên các thành viên trong gia đình nào?
+ Ai là người lớn nhất trong gia đình con ?
+Gia đình con là gia đình to hay nhỏ?
- Cho trẻ chơi đồ chơi, nghe nhạc...cô bao quát trẻ.
Thể dục sáng
*Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi, chạy kết hợp các kiểu đi, sau đó về đội hình 3 hàng dọc.
*Hoạt động 2: Trọng động : Tập kết hợp nhịp đếm 1-4
+ Hô hấp: Thổi nơ bay
+ Tay : Hai tay dang ngang gập khuỷu tay chạm vai 
+ Bụng: Cúi gập người hai tay chạm mũi chân.
+ Chân: Một chân đưa lên trước khuỵu gối
+ ĐT Bật: Bật chụm tách	
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân tập
Hoạt động học
THỂ DỤC
Đi khuỵu gối
TC:Chuyền bóng
KPXH
Trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
TRUYỆN
Tích chu 
( ĐSTCB)
TẠO HÌNH
Tô màu tranh người thân trong gia đình (ĐT)
GDAN
NDTT:VĐ: Múa cho mẹ xem
NDKH:Nghe: Bàn tay mẹ
TC: Đoán tên bạn hát
Chơi, hoạt động ngoài trời
* Chơi với giấy
* TC: Lộn cầu vồng
* Quan sát nhà quanh trường.
* TC: Về đúng nhà
* Trẻ chơi khu trải nghiệm
* TC: Bắt chước tạo dáng. 
* Trẻ chơi ở vườn cổ tích.
* TC: Thi xem ai nhanh
* Quan sát thời tiết.
* TC: Trời nắng trời mưa.
 - Chơi tự do : Trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích, cô quy định các khu vực chơi: (cầu trượt, xích đu...cát, sỏi...) nhắc trẻ chơi trong khu vực, chơi với đồ chơi trẻ thích, chơi đoàn kết với bạn bè. Cô bao quát trẻ.
Chơi, hoạt động ở các góc
* HĐ1: Thoả thuận:
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài: “ Cả nhà thương nhau”
 + Cô trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ
Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
( Cô trò chuyện với trẻ về gia đình bé, ngôi nhà của bé, các thành viên trong gia đình, gợi mở chủ đề chơi dẫn dắt trẻ vào các góc chơi).
Cô giới thiệu các góc chơi( ý kiến trẻ thích chơi ở góc nào?).
Cho trẻ nhận nhóm chơi, phân vai chơi.
Cô gợi ý nhắc nhở trẻ muốn vào góc chơi cần phải làm gì?
Trong khi chơi các con phải như thế nào?
Muốn đổi góc chơi thì các con phải làm gì?
Chơi xong các con phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ gọn gàng đúng nơi quy định.
* HĐ2: Quá trình chơi: 
- Cô bao quát xử lý tình huống hoặc gợi mở cho trẻ còn lúng túng.
 + Góc XD: Xây ngôi nhà của gia đình bé.
 + Góc PV: Chơi mẹ con, bác sĩ,..
 + Góc NT: Xếp, vẽ, tô màu ngôi nhà. Múa hát các bài hát trong chủ đề. 
 + Góc HT: Xem tranh ảnh, truyện về gia đình.
 + Góc TN: Chăm sóc cây	
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài " Cất đồ chơi” và thu dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
Chơi, hoạt động buổi chiều
*TC
Trời nắng trới mưa 
* Đọc đồng dao: “Gánh gánh gồng gồng”
* TC:
Nu na nu nống
.* Đọc thơ cho trẻ nghe
 “Lấy tăm cho bà”
* TC:
 Lộn cầu vồng
* Trò chuyện với trẻ về tên tuổi giới của người thân
* TC: Kéo cưa lừa xẻ
* Trò chuyện về ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: 
TC: kéo co
* KNS: Nhận biết một số nơi nguy hiểm
- Chơi tự chọn tại góc: Cô giới thiệu góc chơi, trò chơi. Cô cho trẻ chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày
- Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan”
- Cho trẻ tự nhận xét và kể tên những bạn ngoan nhất trong ngày.
- Cho trẻ ngoan cắm cờ trước.
- Cô tiếp tục cho trẻ kể về những điều mà trẻ chưa làm tốt.
- Cô xử lý tình huống và cho trẻ cắm cờ.
- Liên hoan văn nghệ cuối ngày
- Nêu gương cuối tuần 
- Cô cho trẻ nói về cảm xúc của mình khi được nhiều cờ.
- Trẻ nhận xét, cô bổ xung 	
- Tặng hoa bé ngoan cho trẻ 
- Liên hoan văn nghệ cuối tuần 
- Vệ sinh : Cô cho trẻ rửa mặt, chân tay sạch sẽ. 
- Trả trẻ: Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2022
I. Mục đích .
 - Trẻ biết thực hiện vận động “Đi khuỵu gối”.  Trẻ biết cách đi khuỵu gối, lưng thẳng, gối hơi khuỵu, đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước, hai tay trống hông để giữ thăng bằng trong lúc đi.
 - Trẻ biết một số loại giấy, biết công dụng của giấy, biết chơi 1 số trò chơi với giấy. Rèn kỹ năng quan sát có chủ đích cho trẻ.
 - Trẻ nhớ tên bài đồng dao, thích đọc đồng dao theo cô, hiểu ý nghĩa của bài đồng dao.
 - Trẻ hào hứng tham gia các trò chơi.
II. Chuẩn bị:
 - Sân bãi sạch sẽ để trẻ tập thể dục. Bóng.
 - Giấy nháp, giấy báo..
 III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1.Hoạt động học:
THỂ DỤC: Đi khuỵu gối
 TCVĐ: Chuyền bóng. 
* HĐ1:Giới thiệu, gây hứng thú.
- Kiểm tra sức khỏe, cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc.
* HĐ2: Nội dung.
* Khởi động:
- Cho trẻ đi đoàn tàu kết hợp các kiểu đi rồi chuyển đội hình hàng ngang.
* Trọng động:
- BTPTC: 
 + ĐT1:Tay: 2 tay đưa trước lên cao
 + ĐT2:Bụng: Nghiêng người sang hai bên
 + ĐT3:Chân: 2 tay giang ngang đưa trước khuỵu gối.(NM)
 + ĐT4:Bật: Bật tách chụm
* VĐCB: “Đi khuỵu gối”.
 - Cô giới thiệu tên vận động.
 - Cô tập mẫu cho trẻ xem:
 + Lần 1 không phân tích.
 + Lần 2 phân tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” hai tay chống hông, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh “đi” cô bước đi thẳng, đến vạch màu xanh cô đi khuỵu gối, Sau đó cô đi về cuối hàng đứng. 
 - Cho 1 trẻ lên tập thử.
 - Cho trẻ thực hiện(cô bao quát giúp đỡ trẻ)
 - Cho trẻ thi đua theo đội
 - Củng cố: + Hỏi trẻ tên Vận động
 + Cô mời 1 trẻ làm tốt lên thực hiện lại.
*TCVĐ: Chuyền bóng.
 - Cô giới thiệu cách chơi - luật chơi.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hồi tĩnh:
 Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh 1 vòng sân.
* HĐ3: Kết thúc: Cô cho trẻ ra chơi.
2 . Chơi, hoạt động ngoài trời:
 HĐ1: Chơi với giấy.
- Cô đưa tờ giấy ra và hỏi trẻ: 
 + Đây là gì?
 + Dùng để làm gì?
 + Các con có muốn chơi với những tờ giấy này không?
 + Các con sẽ làm gì với những tờ giấy này?
 - Cô gợi ý cho trẻ làm 1 số đồ chơi từ giấy như: gấp quạt, máy bay, thuyền, vo tròn thành quả bóng,.....
- Cho trẻ chơi, cô quan sát giúp đỡ trẻ.
- Nhận xét:
 *HĐ2: TC: " Lộn cầu vồng"	
 - Cô nhắc lại luật chơi và cách chơi
 - Cho trẻ chơi ( cô chơi cùng trẻ).
* HĐ3: Chơi tự do:
3. Chơi và HĐ buổi chiều.
 *HĐ1: T

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_gia_dinh_than_yeu_cua_be_nam.doc