Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Chất lỏng quanh em

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ một số tính chất của nước: là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan và không hòa tan một số chất.

- Trẻ biết phân biệt các chất lỏng khác nhau như : dầu ăn, nước, siro

- Trẻ biết lớp siro nặng hơn nước và dầu ăn nên chìm xuống dưới cùng, lớp dầu ăn nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro, nặng hơn dầu ăn nên nằm ở giữa.

- Trẻ biết dùng giấy màu tương ứng dán trên cốc đúng thứ tự của lớp chất lỏng trong cốc.

- Trẻ biết si rô có thể tan trong nước, còn dầu ăn thì không tan trong nước.

- Trẻ biết nước nóng nhẹ hơn nước lạnh

 

doc6 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Chất lỏng quanh em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG MẦM NON THỊNH LIỆT
---ooo---
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: Chất lỏng quanh em
 Lứa tuổi : Lớp mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Giáo viên thực hiện: Vương Thị Quỳnh Liên
Năm học 2018 - 2019
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI
 TRƯỜNG MẦM NON THỊNH LIỆT
 ---ooo---
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: Chất lỏng quanh em
 Đối tượng : Lớp mẫu giáo nhỡ 
 Thời gian dạy : 25 - 30 phút
 Số lượng trẻ : 20 - 25 trẻ
 Người dạy : Vương Thị Quỳnh Liên
 Năm học 2018– 2019
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ một số tính chất của nước: là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan và không hòa tan một số chất.
- Trẻ biết phân biệt các chất lỏng khác nhau như : dầu ăn, nước, siro
- Trẻ biết lớp siro nặng hơn nước và dầu ăn nên chìm xuống dưới cùng, lớp dầu ăn nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro, nặng hơn dầu ăn nên nằm ở giữa.
- Trẻ biết dùng giấy màu tương ứng dán trên cốc đúng thứ tự của lớp chất lỏng trong cốc.
- Trẻ biết si rô có thể tan trong nước, còn dầu ăn thì không tan trong nước.
- Trẻ biết nước nóng nhẹ hơn nước lạnh 
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng quan sát, phán đoán, so sánh các hiện tượng và nói lên suy nghĩ của mình.
- Trẻ có kĩ năng làm các thí nghiệm, trải nghiệm để tìm hiểu về các loại chất lỏng.
- Trẻ có kĩ năng phối hợp các giác quan để tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
Địa điểm - Đội hình:
- Trẻ ngồi bàn thấp trong lớp học.
2. Đồ dùng của cô:
- Khăn lau tay
- Cốc đựng dầu ăn, si rô, nước
- Cốc nhựa trong, khay
- Thìa nhựa
- 1 lọ thủy tình đựng nước lạnh, 1 lọ thủy tinh đựng nước nóng; 2 bình nước lạnh
- 1 lọ phẩm màu xanh
- Các thẻ màu đỏ, xanh, vàng
- Nhạc không lời.
- Powerpoin bài học
3. Đồ dùng của trẻ
 - Mỗi trẻ một bộ đồ dùng gồm: khay, cốc, bơm nước, thìa.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Ổn đinh tổ chức:
- Xin chào mừng các bạn nhỏ lớp B1 đến với “Lớp Học Tài Ba” ngày hôm nay. Để đồng hành cùng với lớp chúng mình, cô xin giới thiệu có nhà bác học “Biết Tuốt”. Chúng mình hãy cùng giành một tràng vỗ tay thật to cho nhà bác học nào.
- Nhà bác học: Xin chào các bạn nhỏ! Nghe nói các bạn nhỏ lớp B1 rất ham hiểu biết và thích tìm tòi, khám phá nên hôm nay bác, cô Liên và các con sẽ cùng nhau làm một vài thí nghiệm để tìm hiểu về một số chất lỏng ở quanh chúng mình nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1. Những chất lỏng diệu kỳ:
* Ôn lại các tính chất của nước:
- Hôm trước chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu về nước, bạn nào có thể cho cô biết về tính chất của nước nào?
=> Nước là một loại chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Nước có thể hòa tan một số chất như muối, đường và không hòa tan một số chất như cát, đá, sỏi... 
- Bên cạnh chất lỏng là nước, còn có rất nhiều các loại chất lỏng khác mà chúng mình thường tiếp xúc như là si rô và dầu ăn đấy các con ạ. Bạn nào cho cô biết chúng mình thường dùng dầu ăn, si rô để làm gì nhỉ? Ở nhà, đã bao giờ chúng mình thử rót nước, dầu ăn và si rô vào chung với nhau chưa? Theo các con, chuyện gì sẽ xảy ra khi cô đổ 3 chất lỏng đó vào với nhau nhỉ?
* Thí nghiệm các lớp chất lỏng:
Giới thiệu đồ dùng: Ở đây cô có các lọ đựng nước, dầu ăn, siro và các mảnh giấy màu tương ứng với từng loại dung dịch đó. Nhiệm vụ của các con đó là sẽ dùng bơm hút hút lần lượt từng loại dung dịch vào trong cốc và xem điều gì sẽ xảy ra.
* Lần 1: Trẻ bơm lần lượt si rô, nước, dầu ăn vào cốc. Quan sát và nhận xét:
+ Cốc nước của con như thế nào? 
+ Các loại chất lỏng có hòa lẫn vào nhau không? 
+ Chất lỏng gì ở dưới? Chất lỏng gì ở giữa? Chất lỏng gì ở trên? Tại sao lại như thế?
- Cho trẻ dán giấy màu lần lượt vào thành cốc, màu sắc tương ứng với màu dung dịch bên trong cốc.
à Kết luận: Do lớp si rô nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng, lớp nước nhẹ hơn si rô nhưng nặng hơn dầu ăn do đó nằm ở giữa, lớp trên cùng là dầu ăn vì dầu ăn nhẹ hơn nước và si rô.
* Lần 2: Trẻ dán mảnh giấy vào cốc theo ý thích của mình và đoán xem khi bơm các chất lỏng lần lượt vào cốc như vậy thì chất nào sẽ nằm dưới cùng? Chất nào nằm giữa? Chất nào ở trên? 
- Sau khi trẻ đoán, cô cho trẻ dùng bơm bơm lần lượt các chất lỏng vào cốc theo thứ tự đã dán giấy. Quan sát và nhận xét.
+ Con bơm chất nào vào trước? Sau đó đến chất nào? 
+ Sau khi bơm như vậy chất con bơm vào đầu tiên nằm ở đâu?.... Có giống với dự đoán ban đầu của con không?
à Kết luận: Dù bơm loại chất lỏng nào vào trước thì siro vẫn nằm dưới cùng, sau đó đến nước và dầu ăn thì nổi ở trên cùng.
=> Bởi vì siro nặng nhất nên khi đổ vào cốc, siro sẽ bị chìm xuống đáy cốc, nước nhẹ hơn siro, nặng hơn dầu ăn nên nằm ở giữa. Dầu ăn nhẹ nhất nên nằm ở trên cùng. Vậy nên dù chúng mình có đổ dung dịch nào vào trước thì nó vẫn sẽ nằm vào đúng vị trí của nó đấy các con ạ.
2.2. Tan hay không tan?
Chúng mình đã vừa làm thí nghiệm vui về độ nặng, nhẹ khác nhau của si rô, nước và dầu ăn rồi, bây giờ các con có muốn thử xem khi khuấy cốc dung dịch này lên điều gì sẽ xảy ra không?
+ Con thấy điều gì xảy ra? 
+ Lớp nước (si rô) của chúng mình đâu mất rồi?
-> Kết luận: Si rô khi được khuấy lên đã tan ngay vào trong nước còn dầu ăn thì không tan trong nước nên vẫn nổi bên trên.
2.3. Mở rộng: Cho trẻ xem ảo thuật với nước nóng và lạnh.
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ thí nghiệm: 2 lọ thủy tinh nhỏ, 2 bình nước lạnh lớn, màu thực phẩm. 
- Cô làm thí nghiệm cho trẻ quan sát: Đầu tiên, cô đổ nước lạnh và nước nóng vào từng lọ, sau đó nhỏ màu thực phẩm vào 2 lọ nhỏ đó rồi cô cẩn thận thả 2 lọ nhỏ đựng nước màu vào 2 bình nước lớn.
- Quan sát thấy: Nước màu trong lọ chứa nước lạnh dâng lên chậm và từ từ tràn màu sang bình nước lớn, còn nước màu trong lọ chứa nước nóng dâng lênvà nhanh chóng tràn màu sang bình nước lớn. Bởi vì nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy khi thả vào nước lạnh, nó dâng lên và tràn màu sang bình nước lạnh.
3. Kết thúc:
Hôm nay, cô và các con đã cùng nhau tìm hiểu về sự kì diệu của các chất lỏng xung quanh chúng mình. Cô mong rằng chúng mình sẽ luôn tìm tòi, khám phá để ngày càng thông minh hơn nữa nhé. Xin chào các con.
- Trẻ chào.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
 - Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 4 tuoi kham pha cac chat long_12942013.doc
Giáo Án Liên Quan