Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: So sánh chiều rộng của 3 đối tượng

Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ hiểu và sử dụng các thao tác so sánh để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng.

- Trẻ hiểu và diễn đạt các từ biểu thị mối quan hệ rộng nhất - hẹp nhất của 3 đối tượng.

- Trẻ hiểu cách sắp xếp theo trình tự về chiều rộng của 3 đối tượng, sử dụng đúng các từ chỉ mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất và hẹp nhất, rộng hơn, rộng nhất.

2. Kĩ năng

 - Trẻ biết so sánh nhận xét từng cặp đối tượng để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng.

 - Trẻ biết xếp chồng khít lần lượt 3 đối tượng từ dưới lên trên, từ trái qua phải để xác định mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng.

- Trẻ diễn đạt được mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng.

 - Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu, biết hợp tác nhóm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 4840 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: So sánh chiều rộng của 3 đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
***************
GIÁO ÁN
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài
: So sánh chiều rộng của 3 đối tượng
Lứa tuổi
: Trẻ 4-5 tuổi - Lớp MGN3
Số trẻ
: 20-25 trẻ
Thời gian
: 20-25 phút	
Ngày dạy
: 14/02/2017
Giáo viên
: Vũ Thị Bích Ngọc
: 
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
- Trẻ hiểu và sử dụng các thao tác so sánh để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng. 
- Trẻ hiểu và diễn đạt các từ biểu thị mối quan hệ rộng nhất - hẹp nhất của 3 đối tượng.
- Trẻ hiểu cách sắp xếp theo trình tự về chiều rộng của 3 đối tượng, sử dụng đúng các từ chỉ mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất và hẹp nhất, rộng hơn, rộng nhất.
2. Kĩ năng 
	- Trẻ biết so sánh nhận xét từng cặp đối tượng để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng.
	- Trẻ biết xếp chồng khít lần lượt 3 đối tượng từ dưới lên trên, từ trái qua phải để xác định mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng.
- Trẻ diễn đạt được mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng.
	- Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu, biết hợp tác nhóm.
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động, có ý thức hợp tác nhóm.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm tổ chức 
- Tổ chức trong lớp học
2. Đội hình dạy trẻ 
- Trẻ ngồi hình chữ U hướng mặt lên cô.
- Trong quá trình tổ chức thay đổi đội hình theo tổ, nhóm phù hợp với từng nội dung.
3. Đồ dùng
3.1. Đồ dùng của cô
- Giáo án pp, đồ dùng trực quan.
3.2. Của trẻ 
- Đồ dùng cá nhân: Mỗi trẻ gồm 3 băng giấy có màu sắc và chiều rộng khác nhau.
- 2 phong thư
- Bưu thiếp có chiều rộng khác nhau.
- 12 ngôi nhà cửa có chiều rộng khác nhau.
- Nhạc không lời nước ngoài
III. Cách tiến hành
Thời gian
 Nội dung
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2-3 phút
 20 phút
1phút
1. Ổn định tổ chức 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
(18-20 phút)
3. Kết thúc
- Cô và trẻ chơi trò chơi "5 chú mèo con"
- Cô trò chuyện với trẻ.
2.1. Ôn so sánh chiều rộng 2 đối tượng
* Giáo viên giới thiệu dẫn dắt xuất hiện 2 phong thư.
- Muốn biết phong thư nào rộng hơn ta làm như thế nào?
+ Cô cho trẻ chồng 2 phong thư lên nhau sao cho chiều dài của 2 phong thư trùng khít nhau. Kiểm tra xem trong 2 phong thư, phong thư nào có phần thừa ra?
+ Phong thư màu đỏ và phong thư màu xanh phong thư nào rộng hơn?
+ Phong thư màu đỏ và phong thư màu xanh phong thư nào hẹp hơn?
=> Khái quát: Phong thư màu xanh rộng hơn phong thư màu đỏ (Vì phong thư màu xanh có phần thừa ra)
- Giáo viên đọc phong thư số 1
2.2. So sánh chiều rộng 3 đối tượng.
* Hoạt động 1: Hình thành mối quan hệ rộng nhất.
- Cho trẻ so sánh đối tượng rộng nhất với 2 đối tượng còn lại.
- So sánh băng giấy màu vàng - băng giấy màu xanh.
+ Muốn biết băng giấy nào rộng hơn, phải làm như thế nào? Cô gọi 2-3 trẻ trả lời. 
=> So sánh chiều rộng của 2 băng giấy bằng cách xếp chồng 2 băng giấy lên nhau sao cho chiều dài của 2 băng giấy đặt chồng khít lên nhau. Chiều rộng của băng giấy nào có phần thừa là băng giấy rộng hơn.
+ Cho trẻ xếp chồng 2 băng giấy.
+ Ai có nhận xét về chiều rộng của 2 băng giấy?
+ Băng giấy nào rộng hơn? vì sao?
+ vì sao băng giấy xanh hẹp hơn băng giấy vàng?
=> Băng giấy màu vàng là băng giấy rộng hơn vì chiều rộng băng giấy màu vàng có phần thừa ra, băng giấy màu xanh hẹp hơn vì chiều rộng băng giấy xanh không có phần thừa ra.
- So sánh băng giấy màu vàng - băng giấy màu đỏ.
+ Cho trẻ xếp chồng 2 băng giấy lên nhau.
+ Chiều rộng của 2 băng giấy như thế nào?
+ Băng giấy nào rộng hơn, băng giấy nào hẹp hơn? Vì sao?
-> Băng giấy màu vàng rộng hơn vì chiều rộng băng giấy màu vàng có phần thừa ra, băng giấy màu đỏ hẹp hơn vì chiều rộng băng giấy màu đỏ không có phần ra.
 - Cho trẻ xếp băng giấy vàng vào giữa băng giấy xanh và băng giấy đỏ (Theo chiều ngang)
+ Các con quan sát xem băng giấy nào rộng nhất?
+ Cho trẻ xếp chồng 3 băng giấy lên nhau trẻ nêu kết quả băng giấy màu vàng.
=> KL: Băng giấy màu vàng rộng nhất vì chiều rộng băng giấy màu vàng có phần thừa ra so với băng giấy màu đỏ và xanh.
* Hoạt động 2: Hình thành mối quan hệ hẹp nhất.
 - So sánh băng giấy màu đỏ - băng giấy màu vàng
+ Cho trẻ nêu lại kết quả vừa so sánh ở hoạt động 1.
+ Chiều rộng của 2 băng giấy như thế nào?
+ Băng giấy nào rộng hơn, băng giấy nào hẹp hơn? 
- So sánh băng giấy màu đỏ - băng giấy màu xanh
+ Băng giấy nào rộng hơn, băng giấy nào hẹp hơn? Vì sao?
-> Băng giấy xanh rộng hơn vì chiều rộng băng giấy màu xanh có phần thừa ra, băng giấy màu đỏ hẹp hơn vì chiều rộng băng giấy màu đỏ không có phần thừa ra.
 - Cho trẻ xếp băng giấy đỏ vào giữa băng giấy xanh và băng giấy vàng (Theo chiều ngang)
+ Các con quan sát xem băng giấy nào hẹp nhất?
- Cho trẻ xếp chồng 3 băng giấy lên nhau trẻ nêu kết quả băng giấy màu đỏ.
=> KL: Băng giấy đỏ là băng giấy hẹp nhất vì chiều rộng băng giấy màu đỏ không có phần thừa ra so với chiều rộng của băng giấy vàng và băng giấy xanh.
* Hoạt động 3: Hình thành mối quan hệ giữa 3 đối tượng.
- Cho trẻ xếp 3 băng giấy thành hàng ngay trước mặt từ trái qua phải theo thứ tự giảm dần. Cho trẻ tri giác bằng mắt và trả lời.
+ Chiều rộng băng giấy màu vàng như thế nào so với chiều rộng băng giấy màu xanh và băng giấy màu đỏ?
+ Băng giấy nào rộng nhất?
=>Băng giấy màu vàng rộng nhất. Cô cho trẻ nhắc lại.
+ Chiều rộng băng giấy màu đỏ như thế nào so với chiều rộng băng giấy màu xanh và băng giấy màu vàng?
=>Băng giấy màu đỏ hẹp nhất. Cô cho trẻ nhắc lại.
+ Băng giấy màu xanh như thế nào so với băng giấy màu vàng và băng giấy màu đỏ?
=>Băng giấy màu xanh rộng hơn băng giấy màu đỏ nhưng hẹp hơn băng giấy màu vàng. Băng giấy màu xanh hẹp hơn. Cô cho trẻ nhắc lại.
=> KL:
 + Theo thứ tự giảm dần "Băng giấy màu vàng rộng nhất, Băng giấy màu xanh hẹp hơn, Băng giấy màu đỏ hẹp nhất.
+ Theo thứ tự tăng dần" Băng giấy đỏ hẹp nhất, băng giấy xanh rộng hơn, băng giấy vàng rộng nhất"
 - Cô cho trẻ nhắc lại.
2.3. Củng cố
- HĐ1: Trò chơi "Truyền tin"
CC: Cô chia trẻ làm 2 đội. 2 bạn đội trưởng lên nghe thông tin về yêu cầu của cô sau đó về hàng truyền thông tin cho bạn. Bạn cuối hàng sẽ lên tìm bưu thiếp rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất theo yêu cầu thông tin của cô.
LC: Sau thời gian truyền tin đội nào lên tìm và chọn đúng đồ vật cô yêu cầu đội đó thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi 2 lần. sau mỗi lần chơi cô nhận xét kiểm tra kết quả.
- HĐ2: Trò chơi "Tìm cửa cho những ngôi nhà"
Cc: Cô chuẩn bị cho trẻ rất nhiều ô cửa có chiều rộng khác nhau. Nhiệm vụ của trẻ là tìm ngôi nhà có ô cửa rộng tương ứng và gắn.
LC: Đội nào tìm và gắn đúng được nhiều ô cửa hơn đó là đội chiến thắng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
- Trẻ chơi trò chơi 2 lần.
+ Lần 1: Đội 1 cầm nhà, đội 2 cầm ô cửa.
+ Lần 2: Đổi ngược lại. 
+ Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và kiểm tra kết quả.
* Cô đọc phong thư số 2
- Nhận xét, khen trẻ
- Cô và trẻ hưởng ứng theo điệu nhạc.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện xếp chồng.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ so sánh
- Trẻ xếp chồng 2 băng giấy.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ xếp băng giấy
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ xếp
- Trẻ quan sát
- Trẻ xếp chồng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ so sánh
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
và nhắc lại.
- Trẻ xếp băng giấy
- Trẻ quan sát
- Trẻ xếp chồng
- Trẻ lắng nghe
và nhắc lại.
- Trẻ xếp băng giấy
và tri giác.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
và nhắc lại.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
và nhắc lại.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
và nhắc lại.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhảy theo điệu nhạc

File đính kèm:

  • doc22.doc
Giáo Án Liên Quan