Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu về một số cây xanh trẻ biết

Tìm hiểu về một số cây xanh trẻ biết

1.Yêu cầu

- Trẻ nhận biết gọi tên 1 số loại cây quen thuộc mà trẻ biết và ích lợi của cây

- Trẻ quan sát so sánh 1 số đặc điểm khác nhau, giống nhau giữa 2-3 loại cây

- Trẻ biết đựơc lợi ích của cây xanh đối với con người, giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, để tạo môi trường xanh sạch đẹp

2.Chuẩn bị

- Quan sát cây xung quanh trường

 

doc12 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu về một số cây xanh trẻ biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3, ngày 12 tháng 01 năm 2021
Phát triển nhận thức 
Tìm hiểu về một số cây xanh trẻ biết
1.Yêu cầu
- Trẻ nhận biết gọi tên 1 số loại cây quen thuộc mà trẻ biết và ích lợi của cây 
- Trẻ quan sát so sánh 1 số đặc điểm khác nhau, giống nhau giữa 2-3 loại cây
- Trẻ biết đựơc lợi ích của cây xanh đối với con người, giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, để tạo môi trường xanh sạch đẹp 
2.Chuẩn bị
- Quan sát cây xung quanh trường
3.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoaït ñoäng1: .
- Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt”.
- Cho trẻ kể tên một số loại cây xanh mà trẻ biết.
- Đếm số cây ở góc thiên nhiên.
Cây có những bộ phận nào?
Hoạt động 2:
 Hát:Em yêu cây xanh
- Cho trẻ hát bài “em yêu cây xanh” và đi quan sát một số cây xanh trong sân trường.
- Cho trẻ quan sát cây mít
- Thân ,cành ,lá cây như thế nào ? Trồng cây có lợi ích gì? 
- Cây bàng có thân như thế nào?
-Lá cây như thế nào?bóng mát ở sân trường tạo ra môi trường mát mẻ trong lành ,thân cây làm gỗ đóng bàn nghế ,tủ,làm nhà 
- Cây xoài có những bộ phận nào ?
- Cho trẻ quan sát cây xoài nói đặc điểm của cây 
-Tương tự cho trẻ quan sát các loại cây có trong sân trường và cho trẻ nêu đặc điểm của cây:Cây phượng, cây trứng cá, cây lim xẹt....
* So sánh cây phượng và cây bàng 
+ Khác và giống nhau.( lá cây có dạng gì, thân cây, tán cây).
- Các con biết những loại cây nào cho ta trái. 
* Trò chơi “ Cây cao cây thấp”
- Trẻ nêu ích lợi một số loại cây
Giáo dục trẻ bảo vệ các loại cây và chăm sóc cây.Nếu không bảo vệ sẽ như thế nào? 
Hoạt động 3:
Trò chơi
- Trò chơi “ kết bạn” mỗi trẻ 1 lá cây.trẻ tìm bạn lá có dạng hình tròn kết lại với nhau và lá có dạng hình dài kết lại với nhau
-Trẻ chơi 
Kết thúc: NXTD
-Trẻ chơi TC
-Trẻ kể tên một số loại cây
-Trẻ đếm số cây
-Trẻ hát
-Trẻ quan sát cây mít
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh
- Trẻ kể tên
-Trẻ chơi TC
-Trẻ nêu theo ý của trẻ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi TC
Đánh giá cuối ngày:
Tình trạng sức khỏe của trẻ .......................................................
 Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kiến thức, kỹ năng của trẻ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 13 tháng 01 năm 2021
Phát triển nhận thức
Sắp xếp từ thấp tới cao và đo so sánh chiều cao của 3 đối tượng
1. Yêu cầu: 
- Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ ‘’cao hơn -  thấp hơn’’
- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh chiều cao(đặt 2 đối tượng cạnh nhau).
 - Giáo dục trẻ ý thức học tập, giữ gìn và chăm sóc các loại cây xanh.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Bóng bay, 1 cây hoa màu đỏ, 1 cây hoa màu vàng, 
-Bài giảng PP- Tranh cây có chiều cao khác nhau(2 tranh)
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 cây hoa màu đỏ, 1 cây hoa màu vàng có chiều cao khác nhau.
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
TC:-Cây cao cây thấp-Quả bóng cao-
 -Quả bóng thấp
- Cô đã chuẩn bị những quả bóng bay thật đẹp có dạng hình các loại quả các con hãy nhảy lên và đập tay vào những quả bóng nào.
- Trẻ nhảy lên và đập quả bóng bay nhưng không có trẻ nào chạm tay được tới quả bóng.
- Cô gọi 1 trẻ đứng cạnh cô, trẻ đập bóng cô hỏi trẻ con có đập được bóng không?
+ Các con xem cô có đập tay được vào quả bóng không nhé.
- Cô đập tay vào quả bóng và hỏi trẻ.
+ Vì sao cô đập tay vào quả bóng được, còn các bạn không đập được.
- Cho cả lớp nhận xét sự khác biệt về chiều cao giữa cô và trẻ.
- À, để hiểu rõ hơn vì sao cô đập bóng được mà các con đập bóng không được thì hôm nay cô cùng các con hãy so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
Hoạt động 2:
Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
Bây giờ các con hãy nhìn lên màn hình xem cô có gì nhé!
- Có rất nhiều cây, có cây hoa đỏ, có cây hoa vàng.
- Các con chú ý xem cô có cây gì đây nhé!
- Cây gì đây nữa!
- Các con thấy cây hoa màu đỏ và cây hoa màu vàng có chiều cao như thế nào với nhau ?
- Làm thế nào các con biết 2 cây này không bằng nhau.
-Cô đặt 2 cây cạnh nhau trên một mặt phẳng. Các con chú ý, cô đặt thước từ ngọn cây hoa vàng sang ngọn cây hoa đỏ, các con thấy hoa đỏ như thế nào?
+ Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân.
- Còn cây hoa vàng thì thế nào?
+ Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân.
-Đúng rồi cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phía trên nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
+ Cho trẻ nhắc lại cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
-Cô thấy trong rá các con có hoa đấy các con hãy xếp các cây hoa ra nào.
- Các con thấy 2 cây này như thế nào với nhau.
- Cây nào cao hơn?
- Cây nào thấp hơn?
+ Cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phía trên nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn vì cây hoa vàng ngắn hơn một đoạn.
+ Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân.
Hoạt động 3: 
* Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
- Khi cô nói ‘’cao hơn’’, các con giơ cây đỏ và nói ‘’cao hơn’’.
- Khi cô nói ‘’thấp hơn’’ các con giơ cây hoa vàng và nói ‘’thấp hơn’’.
Kết thúc:NXTD
-Trẻ chơi TC cùng cô
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tự đập bóng.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nhận xét: vì cô cao, trẻ thấp.
- Trẻ trả lời
-Trẻ xem bài giảng trên PP
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Không bằng nhau.
- Vì cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phía trên.
- Hoa đỏ cao hơn.
- Hoa vàng thấp hơn.
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ xếp hoa ra.
- Không bằng nhau.
- Cây hoa đỏ.
- Cây hoa vàng
- Cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ nhắc lại
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
Đánh giá cuối ngày:
Tình trạng sức khoẻ trẻ
....................
...........................
Trạng thái cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ:
...............
Kiến thức , kỹ năng của trẻ
Thứ 5, ngày 14 tháng 01 năm 2021
Phát triển ngôn ngữ
Truyện: Cây khế
1.Yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ trình tự nội dung câu truyện, tên nhân vật trong truyện
- Biết trả lời câu hỏi đàm thoại, biết tham gia kể truyện cùng cô
- Hứng thú tham gia trò chuyện cùng cô.
2. Chuẩn bị:
- Bài giảng PP
- Câu chuyện cây khế, tranh minh họa nội dung câu chuyện.
-Rối tay cho trẻ kể truyện
3.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
 Cho trẻ hát bài “ quả gì” 
- Hỏi trẻ các con vừa hát bài hát gì? trong bài hát nói về gì ? trong bài hát nói về rất nhiều quả .
- Vậy trong bài hát hát có nhắc tới quả gì mà chua chua vậy các con?
- À đúng rồi và hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện.
- Cô giới thiệu truyện cây khế.
 Hoạt động 2:
- Cô kể lần 1 :Cho tre xem tranh
+ Câu chuyện nói về 2 anh em mồ côi, người anh vì tham lam ích kỉ nên đã chết, còn người em hiền lành tốt bụng trở nên giàu có và được mọi người yêu mến.
- Cô kể lần 2: Trẻ xem bài giảng PP trên máy + kết hợp giảng nội dung + từ khó
• Đàm thoại nội dung câu chuyện:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có nhân vật nào?
- Người anh là người như thế nào
- Còn người em như thế nào?
- Các con yêu thích nhân vật nào? vì sao?
- Giáo dục cháu biết yêu thươg giúp đỡ anh em trong gia đình.
 Hoạt động 3 : 
Trẻ kể truyện theo tranh
- Lần 1:Cô kể cùng trẻ
- Lần 2: Cho từng tổ, nhóm kể theo nội dung câu truyện theo tranh 
 Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương
- Trẻ hát 
-Trẻ trả lời
Quả khế
Trẻ lắng nghe
Trẻ nghe cô kể chuyện
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
-Người anh tham lam
-Người em hiền lành
Trẻ trả lời theo ý thích của trẻ
-Trẻ kể truyện theo tranh
-Trẻ kể cùng cô
Đánh giá cuối ngày:
Tình trạng sức khoẻ trẻ
..............
......................
Trạng thái cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức , kỹ năng của trẻ
Thứ 6 ngày 15 tháng 01 năm 2021
Phát triển thẩm mỹ 
Em yêu cây xanh
NH: Lá xanh
1.Yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát kết hợp vỗ tay theo phách nhịp nhàng.
- Rèn kỹ năng hát đúng nhịp, vỗ tay phách theo lời bài hát, tham gia hát tự nhiên, vui tươi...
- Giáo dục trẻ biết yêu cây xanh, chăm sóc cây
2. Chuẩn bị: 
- Tranh về nội dung bài hát: “Em yêu cây xanh”
- Nhạc cụ:Phách tre, lắc nhịp
3. Tiến Hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Hoạt động 1 
Trẻ nghe giai điệu bài hát và đoán xem bài hát “Em yêu cây xanh”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát “Em yêu cây xanh”
- Cô và trẻ cùng hát lại bài hát.
- Tổ, nhóm trẻ hát
- Cô mời từng nhóm lên hát (có thể hát theo cô nếu trẻ chưa thuộc) và biểu diễn theo ý trẻ. Các nhóm có thể thảo luận trước để biểu diễn bài hát sinh động hơn.
 Hoạt động 2
Dạy vận động :Vỗ tay theo nhịp bài :Em yêu cây xanh
Cô và trẻ cùng nghe và vận động theo nhạc bài hát
-Cô dạy trẻ cách vỗ tay theo phách bài hát
-Cô hát và vỗ tay theo phách 1 lần cho trẻ xem
-Cô hát và giải thích cách vỗ tay theo phách:Vỗ vào câu đầu của bài hát:Em ...và với mỗi một từ mình vổ 1 cái.. và cỗ cho tới khi kết thúc câu cuối của bài hát.
-Cả lớp vỗ tay theo cô 2-3 lần
-Tổ-nhóm gõ theo nhịp bằng nhạc cụ khác nhau
Cô chia trẻ theo nhóm, mỗi nhóm chọn một loại nhạc cụ, sau đó lần lượt từng nhóm biểu diễn theo bài hát: Em yêu cây xanh ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-Khuyến khích mỗi nhóm biểu diễn theo một loại nhạc cụ và sáng tạo vận động riêng.
-Cá nhân trẻ thực hiện
- Nghe hát:Lá xanh
Cô hát tặng cho trẻ nghe bài hát:lá xanh
-Lần 1 :Cô hát cho trẻ nghe
-Lần 2: Cô và trẻ múa minh hoạ theo bài hát
Hoạt động 3:
Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Luật chơi: Một em có nhiệm vụ tìm đồ vật, còn nhóm 6-7 em làm nhiệm vụ giấu đồ vật. Những người giấu đồ vật đứng thành hàng ngang, giáo viên đưa đồ vật (chiếc bút, viên phấn) cho 1 em, em này phải giấu vật đó sau lưng.
Cô bắt nhịp cho lớp hát một bài và em có nhiệm vụ tìm đồ vật sẽ đi phía trước hàng ngang. Cả lớp hỗ trợ bạn bằng cách: nếu bạn đến gần người giữ đồ vật thì tất cả hát to lên, nếu bạn đi xa người giữ đồ vật thì phải hát nhỏ lại.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
Kết thúc: NXTD
-Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát và nói tên bài hát
-Trẻ lắng nghe cô giới thiệu nội dung bài hát
-Cô và trẻ cùng hát
-Nhóm trẻ hát
-Trẻ vận động theo cô
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát
-Cả lớp hát và vận động
-Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
-Trẻ lắng nghe cô hát
-Trẻ múa theo cô
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò chơi
Đánh giá cuối ngày:
Tình trạng sức khỏe của trẻ .......................................................
 Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kiến thức, kỹ năng của trẻ
Thứ 2, ngày 18 tháng 01 năm 2021
Phát triển thể chất
Ném xa bằng 2 tay
1.Yêu cầu:
- Trẻ dùng sức mạnh của 2 tay để ném túi cát về phía trước, trẻ định được hướng ném, ném mạnh.
- Rèn sự khéo léo của tay, định hướng ném chuẩn, giữ thăng bằng khi nhảy lò cò.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. 
2. Chuẩn bị:
+ Phía cô: - Trang phục: Quần áo bộ đội
- Đĩa nhạc bài hát “làm chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội”
- Các động tác thể dục, nội dung bài tập. - Gậy thể dục, xắc xô, còi
+ Phía trẻ: Gậy thể dục: Đủ cho số trẻ trong lớp (30 gậy)
3. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện gây hứng thú:
- Các con thấy hôm nay cô có gì lạ?
- Con biết các chú bộ đội làm những công việc gì?
- Ngoài những công việc đó ra các chú bộ đội còn giúp nhân dân nữa đấy chúng mình ạ! Trong cơn bão số 12 vừa rồi đồng bào miền trung đã bị lũ lụt, vỡ đê, nước ngập khắp nơi, mất hết hoa mầu, của cải và cả nhà cửa nữa....gặp rất nhiều khó khăn nên các chú bộ đội đã giúp đồng bào miền trung đối phó với bão lũ đấy!
- Chúng mình có thương đồng bào miền trung không?
- Vậy thể hiện tình cảm đó con sẽ làm gì?
- Hôm nay cô và chúng mình sẽ làm những chú bộ đội tí hon để giúp đồng bào miền trung nhé! Chúng mình đồng ý không nào?
- Muốn làm được các chú bộ đội tí hon để giúp đỡ đồng bào miền trung chúng mình cần phải có một sức khỏe thật tốt đấy! Bây giờ chúng mình cùng khởi động cơ thể nào!
*Hoạt động 1: Khởi động
- Đi các kiểu chân, chạy chậm, nhanh, chạy nâng cao đùi => cho trẻ tập hợp thành 2 hàng ngang dãn cách đều.
*Hoạt động 2: Trọng động
+ Bài tập phát triển chung:
- Các chiến sỹ tí hon đã thấy khỏe chưa? Muốn khỏe hơn nữa chúng mình cùng tập bài thể dục thật đều nào!
- Cô mở nhạc bài hát “cháu thương chú bộ đội” cho trẻ tập các động tác tay, chân, bụng, bật (2 lần 8 nhịp)
1. Tay: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao (2 lần x 8 nhịp)
2. Chân: Ngồi khuỵu gối (tay đưa lên cao, ra trước) – 2 lần x 8 nhịp
3. Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên ( 2 lần x 8 nhịp)
4. Bật: Bật tách khép chân (2 lần x 8 nhịp)
+ Vận động cơ bản:
- Do cơn bão số 12 mạnh quá nên làm vỡ đê đấy! Đồng bào miền trung nhờ các chú bộ đội tí hon sẽ đắp lại đê cho bà con. Các chú có đồng ý giúp không?
- Muốn đắp được đê các chú phải chuyển những túi đất, túi cát từ trên đồi xuống để chặn dòng nước lũ.
- Muốn chuyển được chúng mình nhìn cô làm mẫu trước nhé!
+ Cô làm mẫu ( 2 lần): Cô đứng trước vạch xuất phát, đứng chân trước chân sau. Khi có hiệu lệnh còi hai tay cầm túi cát đưa cao lên đầu thân hơi ngả ra sau, dùng sức của thân và tay để ném túi cát đi xa về phía trước.
+ Trẻ thực hiện: Trẻ đứng thành 2 hàng đối diện nhau, từng trẻ lên ném 2 túi cát rồi về cuối hàng đứng: Cô chú ý sửa sai cho từng trẻ.
+ Tổ chức cho 2 tổ thi đua nhau ném (2 lần).
+ Gọi cá nhân trẻ lên thực hiện (2 trẻ): sửa sai cho trẻ.
+ Trò chơi: Nhảy lò cò.
- Đồng bào muốn các chú bộ đội sẽ giúp bà con thu hoạch hoa mầu, muốn lấy được hoa màu về nhà các chú phải nhảy lò cò lên lấy được 1 loại hoa mầu rồi về cuối hàng. Trong thời gian 1 phút đội nào lấy được nhiều hoa mầu sẽ thắng cuộc.
- Cô nhận xét kết quả của 2 đội
+ Giáo dục trẻ: Học tập các chú bộ đội hàng ngày mỗi buổi sáng thức dạy phải tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối. Có sức khỏe để giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn trong cuộc sống, phải đùm bọc nhau.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi vòng tròn 2 vòng nhẹ nhàng, hít thở đều, thả lỏng cơ thể.
Kết thúc
- Cô mặc quần áo bộ đội
- Hành quân, bảo vệ biển đảo, bảo vệ tổ quốc....
- Trẻ nghe
- Có ạ!
- Giúp đỡ đồng bào
- Có ạ!
- Vâng ạ!
- Trẻ đi vòng tròn lấy gậy
- Đi theo hiệu lệnh xắc xô của cô
- Xếp 2 hàng ngang
- Khỏe rồi ạ!
- Trẻ tập theo cô
- Có ạ!
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Hai tổ lên ném xa bằng 2 tay
- Trẻ thi đua nhau ném
- Cá nhân thực hiện ném
- Trẻ chia 2 đội chơi trò chơi “nhảy lò cò”
- Trẻ nghe cô giáo dục
- Trẻ đi vòng tròn.
Đánh giá cuối ngày:
Tình trạng sức khoẻ trẻ
.......
Trạng thái cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức , kỹ năng của trẻ
Thứ 2, ngày 18 tháng 01 năm 2021
Phát triển thẩm mỹ 
Vẽ và tô màu cây xanh
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết vẽ các hình thẳng, xiêng, cong,to- nhỏ để tạo thành cây xanh. Biết kết hợp các nét để tạo thành nhiều cây khác nhau.
- Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp các nét cong, thẳng, xiêng tạo thành quả cuốn, lá
-  Giáo dục trẻ có nề nếp trong tập luyện,biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.Biết ích lợi của các loại cây cối trong vườn và chăm sóc bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
 - Vở, bút màu
3.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
* Trò chuyện:
- Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh về các loại cây xanh.
- Trò chuyện về các loại cây đó.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Hoạt động 2
- Cô cho trẻ xem một số tranh mẫu của các anh chị đã vẽ sẵn.
- Trẻ quan sát và thảo luận về các sản phẩm đó.
- Đọc bài thơ: “Cây ” 
- Cho trẻ xem tranh mẫu cô đã chuẩn bị sẳn.
- Đặt câu hỏi cho trẻ nói lên  đường nét cơ bản mà cô đã vẽ cho trẻ xem.
- Hỏi trẻ về tranh vẽ của cô làm.
-Cô vẽ mẫu cho trẻ xem.
- Gợi ý cho trẻ nói lên ý tưởng của mình sẽ vẽ thế nào?
- Những đường nét gì?
Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ nhắc tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Mời cả lớp cùng vẽ.
- Quá trình trẻ thực hiện cô quan sát khuyến khích trẻ vẽ nhiều loại cây và gợi trẻ đặt tên cho cây vừa vẽ xong.
- Cô gợi ý giúp những trẻ còn chậm.
Hoạt động 3
 Trưng bày –nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ đặt sản phẩm của mình lên giá.
- Cho trẻ nhận xét và đánh giá tranh của mình và của bạn.
- Cô nhận xét chung, sau đó nhận xét những bức tranh nỗi bật.
- Đồng thời nhắc nhở những trẻ chưa hoàn thành phải cố gắng giờ sau sẽ hoàn thành tốt hơn.
- Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
 - Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”.
Kết thúc: NXTD
-Trẻ xem hình ảnh cây xanh
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ xem tranh
-Trẻ nhận xét về sản phẩm đang xem
-Trẻ xem tranh mẫu của cô và nêu các nét cơ bản
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện bài vẽ
-Trẻ đem sản phẩm để trưng bày
-Trẻ nhận sét sản phẩm
- Trẻ hát:Em yêu cây xanh
Đánh giá cuối ngày:
Tình trạng sức khỏe của trẻ .......................................................
 Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kiến thức, kỹ năng của trẻ

File đính kèm:

  • docTHUC VAT_13003022.doc
Giáo Án Liên Quan