Giáo án mầm non lớp chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo - Thước đo
Lĩnh vực phát triển nhận thức
ĐO CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU
BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO - THƯỚC ĐO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ 3T: Trẻ biết tập đo theo cô, nói được từ dài hơn, ngắn hơn.
- Trẻ 4T: Trẻ biết sử dụng dụng cụ để đo độ dài các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo
- Trẻ 5t: Trẻ biết đo độ dài các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một vật đo qui định, trẻ nhận biết kết quả đo bằng một thước đo.
2. Kĩ năng:
- Trẻ 3T: Rèn cho trẻ cách đo
- Trẻ 4T: Rèn cho biết cách đo đúng theo cô hương dẫn.
- Trẻ 5T: Trẻ biết đo đúng cách cô hướng dẫn, biết vạch bút để đánh dấu 1 đoạn thước đo và diễn đạt được chiều dài của đối tượng bằng mấy lần chiều dài thước đo, và gắn số tương ứng.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ học tập có nề nếp, yêu quý và biết ơn bác hồ.
* Kết quả mong đợi: 80 -> 85% trẻ đạt.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- 2 băng giấy có độ dài khác nhau, thẻ số, thước đo
- Đồ dùng trò chơi: Mỗi đội 2 cây hoa, thước đo.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 2 băng giấy và một thước đo.
- Bút chì, thẻ số 5,6,7,8.
Lĩnh vực phát triển nhận thức ĐO CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO - THƯỚC ĐO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ 3T: Trẻ biết tập đo theo cô, nói được từ dài hơn, ngắn hơn. - Trẻ 4T: Trẻ biết sử dụng dụng cụ để đo độ dài các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo - Trẻ 5t: Trẻ biết đo độ dài các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một vật đo qui định, trẻ nhận biết kết quả đo bằng một thước đo. 2. Kĩ năng: - Trẻ 3T: Rèn cho trẻ cách đo - Trẻ 4T: Rèn cho biết cách đo đúng theo cô hương dẫn. - Trẻ 5T: Trẻ biết đo đúng cách cô hướng dẫn, biết vạch bút để đánh dấu 1 đoạn thước đo và diễn đạt được chiều dài của đối tượng bằng mấy lần chiều dài thước đo, và gắn số tương ứng. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ học tập có nề nếp, yêu quý và biết ơn bác hồ. * Kết quả mong đợi: 80 -> 85% trẻ đạt. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - 2 băng giấy có độ dài khác nhau, thẻ số, thước đo - Đồ dùng trò chơi: Mỗi đội 2 cây hoa, thước đo. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 2 băng giấy và một thước đo. - Bút chì, thẻ số 5,6,7,8. III. Tích hợp: Âm nhạc, PTVĐ, VH. IV. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: ổn định dẫn dắt vào bài - Hát bài: Hoa trường em - Các con vừa hát bài hát gì? => Cô nói: Hôm nay chúng mình sẽ đến thăm quan vườn hoa nhé. Muốn đi thăm quan phải qua 1 đoạn đường dài Hoạt động 2: Luyện tập nhận biết kết quả đo - Cô cho 1 trẻ lên đo bước chân đến vườn hoa + Con đi được bao nhiêu bước chân khi đi đến vườn hoa. - Cô cho trẻ lên đo chiều dài của cái bàn bằng bao nhiêu gang tay và gắn thẻ số tương ứng. (Cô động viên khích lệ trẻ, quan sát và hướng dẫn trẻ đo) Hoạt động 3: Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo, thước đo. * Cô thực hiện mẫu: - Các con ơi trên tay cô có gì đây? - Vậy 2 băng giấy này có chiều dài như thế nào với nhau? Muốn biết chính xác chúng ta phải làm gì các con nhỉ? - Đúng rồi để biết 2 băng giấy này có chiều dài như thế nào thì chúng ta cùng đo chiều dài của 2 băng giấy này nhé. - Trước tiên cô sẽ đo băng giấy mầu xanh: Cô dùng thước đo là hình chữ nhật, cô để sát mép hình chữ nhật ở bên trái trùng khít với băng giấy bên trái và cô cầm bút ở bên phải và vạch một vạch trùng sát với hình chữ nhật và nhấc hình chữ nhật lên và để trùng khít với vạch vừa kẻ bên trái và dùng bút vạch một nét ở sát bên phải hình chữ nhật tương tự như vậy cô sẽ đo hết băng giấy. - Vậy băng giấy mầu xanh có chiều dài bằng mấy lần thước đo (hình chữ nhật)? - Cho cả lớp đếm tương ứng với thẻ số mấy? * Tương tự cô đo băng giấy mầu đỏ: Tương tự như trên Cô đo được 6 lần thước đo. - Vậy băng giấy mầu xanh và băng giấy mầu đỏ có chiều dài như thế nào với nhau? - Vì sao con biết? => Cô chốt lại kỹ năng và so sánh 2 băng giấy. * Trẻ thực hiện. - Cho trẻ đo băng giấy bằng hình chữ nhật màu tím, mầu vàng. - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ đếm kết quả đo, đặt số tương ứng vào cạnh hình chữ nhật vừa đo. - Cho trẻ nhận xét vì sao số lần đo không bằng nhau. * Hoạt động 4: Luyện tập Trò chơi: Bàn tay khéo léo. - Cách chơi: Trên bảng cô có những cây hoa và có chiều cao khác nhau. Mỗi đội có 2 cây hoa. Nhiệm vụ của hai đội sẽ bật vào vòng lên đo hai cây với cùng một thước đo và ghi kết quả cho mỗi lần đo ở các cây. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Kiểm tra kết quả 2 đội chơi. * Kết thúc - Cho cả lớp đọc thơ: Hoa kết trái - Trẻ hát. - Trẻ trả lời - Trẻ nghe cô nói. - Trẻ trả lời - Trẻ đếm số lần đo và gắn thẻ số tương ứng. - Có băng giấy ạ - Không bằng nhau, phải đo - QS cô làm mẫu - 1,2,3,4,5,6,7,8. 8 lần thước đo - Tương ứng với số 8. - 1,2,3,4,5,6. Tương ứng với số 6. - Không bằng nhau. - Vì băng giấy màu xanh đo được 8 lần thước đo. băng giấy màu đỏ được 6 lần ít hơn. - Trẻ nghe - Trẻ thực hiện đo băng giấy - Trẻ đo và đặt thẻ số tương ứng. - Nhận xét kết quả đo. - Trẻ nghe cô nói cách chơi. - Trẻ chơi hứng thú. - Trẻ đọc thơ
File đính kèm:
- phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12574620.doc