Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Nặn một số đồ dùng trong gia đình
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu cách xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, làm lõm, để tạo ra sản phẩm
- Trẻ biết tên gọi và nói được công dụng của các đồ dùng trong gia đình.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng chia đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, làm lõm để nặn được một số đồ dùng trong gia đình. (bát, thìa, đũa, đĩa, ấm, chén, lọ hoa, xoong, chảo )
- Trẻ có kỹ năng kết hợp các màu đất khác nhau để tạo ra sản phẩm đẹp và phong phú.
- Trẻ đặt được tên cho sản phẩm.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn, bảo quản những đồ dùng trong gia đình của mình.
- Trẻ tự tin, hứng thú trong giờ học, có tinh thần thi đua.
GIÁO ÁN TẠO HÌNH Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Đề tài: Nặn một số đồ dùng trong gia đình Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi Thời gian: 25 - 30 phút Ngày dạy: 29/10/2020 Người thực hiện: Vũ Thị Quyên I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ hiểu cách xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, làm lõm, để tạo ra sản phẩm - Trẻ biết tên gọi và nói được công dụng của các đồ dùng trong gia đình. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng chia đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, làm lõm để nặn được một số đồ dùng trong gia đình. (bát, thìa, đũa, đĩa, ấm, chén, lọ hoa, xoong, chảo) - Trẻ có kỹ năng kết hợp các màu đất khác nhau để tạo ra sản phẩm đẹp và phong phú. - Trẻ đặt được tên cho sản phẩm. - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc 3. Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn, bảo quản những đồ dùng trong gia đình của mình. - Trẻ tự tin, hứng thú trong giờ học, có tinh thần thi đua. II.Chuẩn bị 1, Của cô. - Máy tinh, màn hình ti vi. - Một số đồ dùng trong gia đình được nặn bằng đất (bát, đĩa, thìa, đũa, xoong, chảo, ấm, chén ) - Nhạc các bài hát: Nhà của tôi, cả nhà thương nhau 2, Của trẻ. - Bảng con, đất nặn khăn lau tay, khay đựng sản phẩm III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định gây hứng thú. - Xin chào mừng các bé tới tham dự buổi học hôm nay - Trước khi vào bài học, cô xin mời các con hát cùng cô bài hát “ Nhà của tôi” + Các con vừa hát bài gì? - Cho trẻ xem hình ảnh 1 số đồ dùng trong gia đình (bát, đĩa, ấm, chén, ) Trò chuyện với trẻ: + Các con ơi, đây là những cái gì? Những đồ dùng này để làm gì? Cô vừa cho các con quan sát đó chính là những đồ dùng trong gia đình vì vậy khi sử dụng các con phải biết giữ gìn, bảo quản cẩn thận, không được làm vỡ, làm hỏng các con nhớ chưa nào. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Hoạt động 1: Quan sát vật mẫu (Bát, ấm chén.) - Trong những ngày vừa qua trên ti vi, báo, đài đang nói rất nhiều về cơn báo số 7 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới người dân miền trung, nhiều gia đình bạn nhỏ đã bị nước cuốn trôi và làm hư hỏng hết đồ dùng trong gia đình, biết được điều đó nên hôm nay cô huệ đã nặn được rất nhiều đồ dùng trong gia đình để gửi tặng các bạn nhỏ miền trung đấy, các con cùng xem cô nặn được những gì nhé. * Quan sát cái bát: + Cô đã nặn được cái gì để tặng các bạn đây các con? + Ai có nhận xét gì về cái bát nào? + Miệng bát có dạng hình gì? + Để nặn được cái bát này thì cô nặn như thế nào? => Đây là cái bát, miệng bát có hình tròn, để nặn được cái bát thì trước tiên cô phải làm mềm đất sau đó xoay tròn, làm lõm và miết nhẹ để tạo thành cái bát. Cô đã nặn được cái bát rồi đấy. * Quan sát đôi đũa và cái thìa: Các con nhìn xem cô còn nặn được cái gì nữa đây + Đôi đũa dùng để làm gì? + Cái thì dùng để làm gì các con? Để nặn được đôi đũa và cái thìa cô cũng phải làm mềm đất, xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, làm lõm thì mới tạo ra được đôi đũa và cái thìa đấy các con ạ. * Cô cho trẻ quan sát thêm một số đồ dùng Ngoài những đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống cô còn có một số đồ dùng như xoong, nồi, chảo. Tất cả những đồ dùng này được cô nặn bằng đất đấy và để nặn được những đồ dùng này thì cô phải sử dụng những kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, làm lõm, ấn dẹt để tạo ra sản phẩm. - Thế các con có muốn nặn được thật nhiều đồ dùng giống như của cô để tặng các bạn nhỏ miền trung không? + Vậy cô xin mời các ý tưởng của các con nào. * Hoạt động 2: Trẻ nêu ý tưởng - Cô mời 1 số trẻ lên nêu ý tưởng. - Hỏi trẻ sẽ nặn gì? - Để nặn được những đồ dùng đó con cần những nguyên liệu gì ( Đất nặn, bảng) - Ai có ý tưởng giống bạn. => Cô thấy bạn nào cũng đã có ý tưởng riêng của mình rồi, cô chúc các con sẽ nặn được nhiều sản phẩm để mang tặng các bạn nhỏ miền trung nhé. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Trong khi trẻ thực hiện, cô quan sát động viên trẻ thực hiện * Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm Buổi học hôm nay cô thấy bạn nào cũng học rất là ngoan và nặn được rất nhiều sản phẩm đẹp thưởng cho các con 1 tràng pháo tay. - Sau đây là phần giới thiệu sản phẩm của 4 bạn đại diện cho cả lớp. - Cô mời lần lượt 4 trẻ lên giới thiệu sản phẩm, và đặt tên cho sản phẩm của mình. - Cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ 3. Kết thúc. Nhận xét, tuyên dương trẻ - Cô thay mặt các bạn nhỏ miền trung cảm ơn các con vì trong buổi học hôm nay đã nặn được rất nhiều đồ dùng gia đình đẹp để tặng các bạn. cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” rồi đi ra ngoài. - Trẻ vỗ tay - Trẻ hát bài hát cùng cô - Trẻ trả lời câu hỏi - Trẻ quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của cô - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ quan sát Và trả lời - Trẻ lắng nghe -Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ trả lời. - Trẻ về chỗ ngồi theo tổ thực hiện - Trẻ mang sp lên trưng bày - Trẻ giới thiệu sản phẩm và đặt tên cho sp. - Trẻ đứng lên hát III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định gây hứng thú. Xin chào mừng các gia đình đến với hội thi “Bé khéo tay” ngày hôm nay. - Đến với hội thi ngày hôm nay còn có rất nhiều các cô giáo trong trường tới dự các con khoanh tay đẹp chào các cô nào. - Cho trẻ ngồi hình chữ U 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Đến hội thi hôm nay ban tổ chức còn tặng cho chúng mình hộp quà rất đặc biệt, không biết trong hộp quà có gì? Bây giờ cô con mình cùng nhau khám phá nhé. - Các con ơi, đây là gì? ( cô lấy cái bát ra hỏi trẻ) - Ai có nhận xét gì về cái bát này nào? Cái bát này được làm bằng gì? Miệng bát có dạng hình gì? Và cái bát này được dùng để làm gì? => Cô chốt lại: Đây là cái bát, cái bát này được làm bằng sứ, miệng bát có dạng hình tròn và bát này dùng để ăn cơm đấy. * Chúng mình khám phá tiếp nhé. - Cô lấy ấm, chén ra và hỏi trẻ, Còn đây là gì? Bộ ấm chén này dùng để làm gì? Được làm bằng gì? Cái ấm này có những bộ phận gì? Thân ấm có dạng hình gì? Miệng chén có dạng hình gì? => Đây là bộ ấm chén dùng để đựng nước, bộ ấm chén này được làm bằng sành, sứ. Cái ấm này gồm có thân ấm, quai ấm, vòi ấm, nắp ấm. cái chén này có dạng hình tròn có quai chén => Cô chốt lại. Đúng rồi đấy, những đồ dùng này rất cần thiết cho gia đình chúng mình đấy và đồ dùng này được làm bằng sành, sứ rất dễ vỡ, vậy khi sử dụng chúng mình phải cẩn thận keo vỡ, mà khi vỡ sẽ rất dễ bị đứt tay, chân ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng mình các con nhớ chưa nào. - Đến với hội thi hôm nay cô cũng nặn được một số đồ dùng trong gia đình từ những viên đất nhỏ đấy, các con cùng quan sát nhé. + Đây là gì các con (cái bát), các con hãy quan sát và bạn nào có thể nói cho cô và các bạn biết để nặn được cái bát như thế này thì cô phải làm như thế nào?(gọi 2-3 trẻ) => Các con ạ, để nặn được cái bát như thế này thì trước tiên cô phải làm mềm đất sau đó cô lăn tròn, làm lõm và miết nhẹ để được một cái bát. + Đây là gì? Cô chỉ vào bộ ấm chén và hỏi trẻ đây là gì? - Hình dáng của cái ấm này ntn? - Còn những chiếc chén này hình dáng như thế nào? - Bộ ấm, chén này dùng để làm gì? Để làm được bộ ấm chén này thì phải làm ntn? => Cô chốt lại. Đúng rồi để nặn được bộ ấm chén này thì các con phải lăn tròn làm thân ấm, làm lõm thành những chiếc chén, lăn dọc làm quai, vòi đấy. + Ngoài những đồ dùng để ăn, để uống ra còn đồ dùng gì nữa? - Cô chỉ vào chiếc soong, chào, đây là gì? Dùng để làm gì? Những đồ dùng này có hình dáng ntn.? - Muốn làm được những đồ dùng này phải làm ntn.? - Cô chỉ vào lọ hoa,chậu hoa và hỏi trẻ: Còn gì nữa đây? đồ dùng này có hình dáng như thế nào? - Tất cả các đồ dùng này được làm bằng gì? => Cô chốt lại:À đúng rồi tất cả những đồ dùng này đều được nặn bằng đất đấy và phải sử dụng các kỹ năng, lăn tròn, lăn dọc, làm lõm để tạo nên sản phẩm.Thế các con có muốn nặn những đồ dùng này không? Vậy các gia đình hãy đưa ra ý tưởng của mình nào. * Hoạt động 2:Cô hỏi ý tưởng của trẻ. - Cô mời lần lượt 4 trẻ lên nêu ý tưởng. - Để nặn được những đồ dùng đó con phải làm ntn.? - Ai có ý tưởng giống bạn. => Cô chốt lại: Gia đình nào cũng đã có riêng ý tưởng của mình rồi cô chúc các gia đình nặn được nhiều sản phẩm để mang về hội thi nhé. * Hoạt động 3: - Bây giờ chúng mình cùng bước vào phần thi quan trọng nhất đó là phần thi “Gia đình chung sức” - Xin mời các gia đình di nhẹ nhàng về chỗ để nặn thật nhiều sp cho gd để dành chiến thắng nhé. - Trẻ vè chỗ thực hiện, kết hợp đọc thơ. Hội thi đã bắt đầu rồi Gia đình chung sức ta cùng thi đua Quyết tâm dành giải thật cao Gia đình vui sướng được trao tặng quà - Cô quan sát động viên trẻ. Báo tin báo tin. Hội thi đã hết giờ rồi Xin mời các bé ta dừng tay thôi Sản phẩm làm được đâu rồi xắp xếp cho đẹp mang về hội thi. * Hoạt động 4: Ban tổ chức thấy GĐ nào cùng rất nhiều sp đẹp thưởng cho 4 gđ 1 tràng pháo tay. - Sau đây là phần gt sản phẩm của4 gđ. - Cô mời lần lượt 4 trẻ lên giới thiệu sản phẩm.và đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình. - Cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ và tặng quà. - Ngoài món quà đó ra hội thi còn có món quà nữa mời các gd hãy tiến lại gần ti vi để đón xem nào. - Cô cho trẻ xem hình ảnh của trẻ khi thực hiên. Các con có thích không.?Bây giơ thời gian đã hết rồi, lát nữa cô con mình lại xem tiếp nhé - Củng cố:Đến với chương trình hôm nay các con được nặn gì? 3.Kết thúc. Trẻ hát bài ( Cả nhà mình rất vui) Cho trẻ chào khách và kết thúc giờ học - Trẻ vỗ tay - Trẻ chào - Trẻ ngồi hình chũ u Trẻ đếm 1,2,3 mở. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ vỗ tay - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ ngồi lắng nghe. -Trẻ trả lời - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ miêu tả hình dáng - Trẻ trả lơi. - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu cách làm. - Trẻ ngồi lắng nghe. - Trẻ về chỗ ngồi theo tổ thực hiện - Trẻ mang sp lên trưng bày - Trẻ lên giới thiệu sản phẩm? - Trẻ đặt tên cho sp. Trẻ nhận quà. - Trẻ ngồi lại trước ti vi Trẻ trả lời. Trẻ đứng lên hát
File đính kèm:
- lop 4 tuoi tao hinh_12938166.doc