Giáo án mầm non lớp Chồi năm 2016 - Chủ đề: Thế giới thực vật
I.Đón trẻ-thể dục -điểm danh.
1.Đón trẻ.(7h-8h)
-Giáo dục trẻ biết chào hỏi cô ,bố mẹ trước khi vào lớp.
-Rèn thói quen vào lớp cho trẻ.
-Tạo tình cảm cô và trẻ.
-Tạo niềm tin cho phụ huynh.
2.Thể dục sáng(8h-8h20)
-Giúp trẻ rèn luyện sức khỏe.
-Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ.
3.Điểm danh.(8h20-8h30)
-Trẻ nhớ tên mình và tên các bạn.
-Rèn cho trẻ thói quen biết vâng dạ, khi cô gọi đến.
Giáo án kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ ở trường mầm non Chủ đề : Thế giới thực vật Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ ( 4 + 5 tuổi ) Thời gian: cả ngày Số lượng trẻ: cả lớp Người soạn: Ngô Thị Hiên Ngày thực hiện: 23/02/2016 I.Đón trẻ-thể dục -điểm danh. 1.Đón trẻ.(7h-8h) -Giáo dục trẻ biết chào hỏi cô ,bố mẹ trước khi vào lớp. -Rèn thói quen vào lớp cho trẻ. -Tạo tình cảm cô và trẻ. -Tạo niềm tin cho phụ huynh. 2.Thể dục sáng(8h-8h20’) -Giúp trẻ rèn luyện sức khỏe. -Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ. 3.Điểm danh.(8h20’-8h30’) -Trẻ nhớ tên mình và tên các bạn. -Rèn cho trẻ thói quen biết vâng dạ, khi cô gọi đến. 4.Hoạt động học. Giáo án văn học Đề tài thơ: Vè trái cây. Chủ đề: thế giới thực vật. Đối tượng trẻ:4-5 tuổi Số lượng trẻ:25-30 trẻ Thời gian: 25- 30 phút I.Mục đích - yêu cầu 1.Kiến thức -Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả. -Hiểu nội dung bài thơ. 2.Kỹ năng -Trẻ nói được tên bài thơ, tên tác giả. -Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô -Trẻ đọc thuộc bài thơ nói được tên bài thơ 3. Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia tiết học II. Chuẩn bị -Tranh thơ, các hình ảnh bài hát theo chủ đề III.Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.ổn định tổ chức: -Cô và trẻ hát vận động bài hát “quả” -Cô hỏi trẻ: +Các con vừa hát bài hát gì?do ai sáng tác? -Đúng rồi cô con mình vừa hát bài hát “quả” sáng tác “xanh xanh” +Trong bài hát có những quả gì? ngoài ra các còn biết những loại quả gì nữa? +Vậy hàng ngày các con có được mẹ mua cho các loại trái cây để ăn không. +Các con ơi! các loại trái cây rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, vì vậy hàng ngày sau mỗi bữa ăn cơm các con nhớ ăn nhiều loại trái cây để cho cơ thể đủ chất nhé! +Cô cũng biết một bài thơ nói về rất nhiều loại trái cây đấy. Các con có muốn biết đó là những loại quả gì không? +Giờ cả lớp cùng lắng nghe cô đọc bài thơ nhé 2.Nội dung chính -Cô đọc thơ lần 1 : đọc diễn cảm bài thơ + Cô vừa đọc bài thơ “vè trái cây” cuả nhà thơ Nguyễn Thị Vui -Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? +Giảng giải nội dung: -Bài thơ được viết theo lối vè nói về lợi ích, hình dáng, mầu sắc của một số loại trái cây gần gũi xung quanh chúng ta đó các con ạ * Đàm thoại nội dung trích dẫn: -Các con ơi! bài vè nói về điều gì? +Thế ăn vào mát mẻ là trái gì? +Trái gì xanh vỏ đỏ lòng? +à đúng rồi bài vè nói về các loại trái cây. Lẳng lặng mà nghe Tôi đọc bài vè Trái cây bạn nhé ăn vào mát mẻ Là trái thanh long Xanh vỏ đỏ lòng Là trái dưa hấu +Hình thù rất xấu là trái gì? +Thế trái gì vàng vỏ xanh viền? +Còn trái mẵng cầu thì có đặc điểm như thế nào? +Trái gì cong giống móc câu? Hình thù rất xấu Là trái sầu riêng Vàng vỏ xanh viền Dưa gang thơm mát Da sần đen hạt Là trái mẵng cầu Cong giống móc câu Chuối già chuối sứ. *Giáo dục: Các con ơi! mỗi loại trái cây đề có những đặc điểm hình dáng, mùi vị và mầu sắc khác nhau rất có ích cho cơ thể chúng ta đó. -Trước khi ăn quả chúng ta phải làm gì? -Ăn song phải vứt vỏ vào đâu? -Đúng rồi trước khi ăn hoa quả chúng ta phải gọt vỏ, bóc vỏ, ăn song phải vứt vỏ vào thùng rác. các con nhớ ăn thật nhiều hoa quả để giúp chúng mình khỏe mạnh, lớn nhanh và xinh đẹp nhé! *Dạy trẻ đọc thơ: Các con đọc bài thơ này cùng cô nhé! +Lớp đọc cùng cô 3 lần -Vừa rồi cô thấy cả lớp đọc thơ rất giỏi, bây giờ là phần thi giữa các tổ với nhau. -Cô cho từng tổ đọc thơ (động viên sủa sai ) -Nhóm đọc thơ -Cá nhân đọc thơ +Cô khen trẻ, khuyến khích những trẻ đọc đúng, động viên an ủi những trẻ đọc chưa đúng. +Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ lần nữa. -Hỏi trẻ bài thơ, tên tác giả. 3.Kết thúc: Cô nhận xét giờ học: -Cô thấy lớp mình hôm nay học rất giỏi và đã hoàn thành nội dung bài học rồi. -Trẻ hát cùng cô bài “Quả” của (Xanh Xanh) -Quả khế, quả trứng, quả bóng, quả mít, quả đất. -Có ạ! -Vâng ạ! -Nói về trái cây -Thanh long -Dưa hấu -Sầu riêng -Dưa gang -Da sần, đen hạt -Chuối già, chuối sứ -Gọt vỏ -Thùng rác -Vâng ạ! II.Hoạt động ngoài trời (9h-9h30’) -Quan sát cây ăn quả trong trường -Thỏa mãn tính tò mò ham hiểu biết của trẻ -Biết chơi trò chơi đúng luật -Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, rèn sự chú ý ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ vận động cho trẻ. -Trẻ biết lợi ích của các loại quả đối với đời sống con người. +Cô cho trẻ quan sát song sau đó cho trẻ chơi trò chơi “dung răng dung rẻ” -Cô phổ biến cách chơi luật chơi -Tổ chức cho trẻ chơi -Động viên trẻ hứng thú tham gia chơi + Chơi tự do: cho trẻ chơi theo ý thích. Cô bao quát lớp đảm bảo an toàn cho trẻ. III. Hoạt động góc ( 9h30’ -10h ) +Góc xây dựng: xây vườn cây ăn quả. +Góc âm nhạc: hát múa các bài hát theo chủ đề thực vật. +Góc thư viện: Xem tranh, ảnh về 1 số loại cây lấy gỗ, và cây ăn quả. +Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa *Hoạt động 1 Cô giới thiệu chủ đề chơi ở các góc. -Cô gợi ý cách chơi các hoạt động ở nhóm. -Trẻ trò chuyện với bạn về công việc trẻ làm ở góc chơi. +Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả là góc chính: -Bạn nào chơi ở góc xây dựng? -Bạn nào làm nhóm trưởng? -Các con dùng gì để chơi ở góc xây dựng? +Tương tự với các góc: -Góc âm nhạc -Góc thư viện -Góc phân vai. +Biết liên kết giữa các góc. Các bác xây dựng về góc phân vai để uống nước... -Cô cho trẻ tự phân nhóm chơi và chọn vai chơi. - Hướng dẫn trẻ chọn nhóm chơi. *Hoạt động 2: Quá trình chơi -Cho trẻ về nhóm chơi,hướng dẫn trẻ kê góc chơi. tổ chức cho trẻ chơi. -Cô đi từng nhóm quan sát, hướng dẫn, gợi ý cho cháu thể hiện vai, mối quan hệ giữa các vai, giữa các nhóm. -Động viên trẻ tham gia chơi tích cực. -Cô quan sát động viên, khen nghợi trẻ khi trẻ thực hiện tốt vai chơi. *Hoạt động 3 Nhận xét sau khi chơi -tổ chức cho trẻ đi thăm quan nhật xét nhóm mình, nhóm bạn. -Cô nhận xét chung. -Động viên nhóm chơi chưa tốt để lần sau trẻ cố gắng hơn *Hoạt động 4 kết thúc - Hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. IV. Hoạt động vệ sinh (10h -10h30’). -Cho trẻ đi vệ sinh. -Trẻ biết cách rủa tay, lâu mặt, lau tay trước khi ăn. -Giáo dục trẻ thói quen rửa tay, lau mặt không đùa nghịch. -Trẻ lau song cô nhắc trẻ vào lớp ngồi xuống bàn chuẩn bị ăn trưa. V.Giờ ăn trưa (10h30’-11h30’). -Trẻ biết mời cô, mời các bạn trước khi ăn. -Trẻ ngồi ăn ngoan, ăn hết suất, cầm thìa bằng tay phải. -Giáo dục trẻ thói quen văn minh ăn uống, không nói chuyện khi ăn, không đùa nghịch. -Ăn song cô nhắc trẻ cất dọn bát thìa, lau miệng, uống nước. VI. Nghỉ trưa ( 11h30’ -14h). -Cho trẻ vận đọng nhẹ nhàng. -Cho trẻ ngủ thoải mái và ngon giấc, cô trông trẻ ngủ, xử lý tình huống nếu có. -Hết giờ đánh thức trẻ dạy cho trẻ đi vệ sinh. VII. Vận động nhẹ, ăn quà chiều (14h-15h ). -Cô cho trẻ dậy từ từ, cô phụ dọn phòng ngủ. -Cô cho trẻ đi vệ sinh và chải đầu. -Cô cho trẻ ngồi vào bàn, giới thiệu món ăn và chia ăn cho trẻ. -Khi trẻ ăn cô bao quát trẻ động viên trẻ ăn song để bát thìa gọn gàng. -Khi trẻ ăn song cô nhắc trẻ cất ghế lau miệng, đi uống nước. VIII. Hoạt động chiều( 15h-16h): -Dạy trẻ đọc thơ “ vè trái cây” -Chơi tự do. -Cô cho trẻ hát bài hát “quả” -Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. -Giáo dục trẻ. -Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1. +Hỏi trẻ tên tác giả, tên bài thơ. -Giảng nội dung bài thơ. -Cô đọc lần 2, lần 3. -Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. -Tổ chức cho trẻ đọc từng câu theo cô đến hết bài. -Hướng dẫn cho trẻ hát luân phiên. -Tổ chức cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, các nhân. -Cô quan sát sửa sai cho trẻ. *Củng cố: Gợi ý cho trẻ nhắc lại tên bài thơ. Tác giả. -Giáo dục trẻ IX. Nêu gương vệ sinh trả trẻ -Cô nhận xét chung nhắc nhở động viên trẻ để ngày sau cháu cố gắng hơn. -Chuẩn bị quần áo, giầy dép gọn gàng cho trẻ. -Trả trẻ tận tay cho các bậc phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
File đính kèm:
- giao_an_loai_qua.docx