Giáo án mầm non lớp chồi năm học 2014 - Chủ đề: Thế giới động vật

- Theo dõi sức khỏe cháu khi đến lớp.

- Trò chuyện với cháu về các loại chim và côn trùng, cho cháu xem tranh dán ở các góc.

- Hướng dẫn cháu chơi tự chọn ở các góc.

Khởi động: Cho cháu hát “Chim mẹ chim con”

Bài tập số 5:

- Hô hấp 5: Máy bay “ ù.ù ”

- Tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.

- Chân 4: Bước khuỵu một chân ra phía trước, chân sau thẳng.

- Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên.

- Bật 3: Bật chân sáo.

 

doc23 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi năm học 2014 - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VỊ THANH
TRƯỜNG MẦM NON HOA TRÀ MI 
š¶›
GIÁO ÁN 
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
(Từ ngày 09/12/2013 – 10/01/2014)
TUẦN IV: CÔN TRÙNG VÀ CHIM
( Từ ngày 30/12/2013- 03/01/2014)
	Giáo viên: BÙI THỊ PHƯỢNG LOAN
	Lớp: LÁ 2
Năm học: 2013 - 2014
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CHIM VÀ CÔN TRÙNG
Từ ngày 30/ 12/ 2013 đến ngày 03/ 01/ 2014
- Tên gọi 1 số loài chim.
- Đặc điểm, thức ăn, môi tường sống.
- Tên gọi 1 số côn trùng
- Đặc điểm giống nhau khác nhau của côn trùng có lợi, có hại.
Côn trùng
Chim
CHIM VÀ CÔN TRÙNG
 Lợi ích và cách chăm sóc 
- Lợi ích của chim và côn trùng đối với đời sống con người.
- Cách chăm sóc bảo vệ côn trùng có lợi, loài chim. Cách tránh côn trùng có hại.
MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN IV
 CĐ: CHIM VÀ CÔN TRÙNG
Từ ngày 30/12 Đến ngày 03/01/2014
- Đọc truyện “ Nghệ sĩ của rừng xanh”. Đọc câu đố về côn trùng- chim.
- Làm quen chữ i, t, c
- Chơi ghép từ, tìm chữ trong tên con vật.
- Làm quen một số loại côn trùng qua tranh ảnh.
- Phân loại con vật theo 2-3 dấu hiệu.
- Phân nhóm đếm số lượng con vật.
- Chơi chim bay cò bay.
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển nhận thức
 CHIM VÀ CÔN TRÙNG
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển thể chất
- Bật liên tục vào 5 vòng.
- Chơi bay nhanh như chim.
- Giáo dục cháu giữ an toàn khi tiếp xúc với côn trùng có hại. Giữ vệ sinh ăn uống.
 - Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Con chuồn chuồn”. 
- Nghe hát ‘ Em như chim bồ câu”
- Chơi “ Tai ai tinh”
- Biểu diễn văn nghệ.
Phát triển tình cảm- xã hội
- Cho cháu dạo ngoài trời quan sát ong, bướm,..
- Làm động tác, tiếng kêu của côn trùng, chim..
- Giáo dục cháu chăm sóc bảo vệ chim- côn trùng có lợi.
KẾ HỌACH TUẦN IV
Từ 30/12/2013 đến 03/01/2014
Thời điểm
Nội dung giáo dục
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Theo dõi sức khỏe cháu khi đến lớp.
- Trò chuyện với cháu về các loại chim và côn trùng, cho cháu xem tranh dán ở các góc.
- Hướng dẫn cháu chơi tự chọn ở các góc.
Thể dục sáng
Khởi động: Cho cháu hát “Chim mẹ chim con” 
Bài tập số 5: 
- Hô hấp 5: Máy bay “ ù..ù”
- Tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
- Chân 4: Bước khuỵu một chân ra phía trước, chân sau thẳng.
- Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên.
- Bật 3: Bật chân sáo.
Họat động học
- Khám phá chủ đề “Chim và côn trùng”
Bật liên tục vào 5 vòng. 
- Phân loại con vật theo 2- 3 dấu hiệu.
- Làm quen i, t, c.
- Hát múa “ Con chuồn chuồn”
Dạo chơi ngoài trời
- QS: Chim bồ câu.
- TCDG: Chim bay cò bay.
Dung dăng dung dẻ.
- TCVĐ: Mèo và chim sẻ
- Cho cháu chơi tự do.
- QS: Con chuồn chuồn.
- TCDG: Chim bay, cò bay.
Thả đỉa ba ba.
- TCVĐ: Bắt bướm.
- Cho cháu chơi tự do.
- QS: tranh một số loại chim.
- TCDG: Chim bay cò bay.
Dung dăng dung dẻ.
- TCVĐ: chim sổ lồng.
 - Chơi tự do.
- QS: Con bướm.
- TCDG: rồng rắn lên mây.
chim bay cò bay.
- TCVĐ: Bắt bướm 
- Chơi tự do.
- QS: Tổ chim trên cây.
- TCDG: Chim bay cò bay. 
Dung dăng dung dẻ.
- TCVĐ: mèo và chim sẻ.
- Chơi tự do.
Chơi và họat động góc
Chơi và hoạt động góc. (tiếp theo)
- Phân vai: bác sĩ thú y
+ Chế biến các món ăn . 
- Xây dựng: vườn bách thú.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, xé dán tranh con vật.
+ Hát các bài hát nói về động vật.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh , kể chuyện sáng tạo, đọc thơ về chim, côn trùng.
+ Tô hình có chữ đã học và tô chữ rỗng a, ă, â, e,ê.
+ Tìm số tương ứng , đếm số lượng trong phạm vi 8.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây, bảo vệ côn trùng có lợi.
- Phân vai: bác sĩ thú y
+ Chế biến các món ăn . 
- Xây dựng: vườn hoa
- Nghệ thuật: Tô,vẽ, xé dán tranh con vật.
+ Hát các bài hát nói về động vật.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh , kể chuyện sáng tạo, đọc thơ về chim, côn trùng.
+ Tô hình có chữ đã học và tô chữ rỗng a, ă, â, e,ê.
+ Tìm số tương ứng, đếm số lượng trong phạm vi 8.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây,bảo vệ côn trùng có lợi
- Phân vai: bác sĩ thú y
+ Chế biến các món ăn . 
- Xây dựng: vườn bách thú.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, xé dán tranh con vật.
+ Hát các bài hát nói về động vật.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh , kể chuyện sáng tạo, đọc thơ về chim, côn trùng.
+ Tô hình có chữ đã học và tô chữ rỗng a, ă, â, e,ê.
+ Tìm số tương ứng , đếm số lượng trong phạm vi 8.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây, bảo vệ côn trùng có lợi
- Phân vai: bác sĩ thú y
+ Chế biến các món ăn . 
- Xây dựng: vườn hoa
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, xé dán tranh con vật.
+ Hát các bài hát nói về động vật.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh , kể chuyện sáng tạo, đọc thơ về chim, côn trùng.
+ Tô hình có chữ đã học và tô chữ rỗng a, ă, â, e,ê.
+ Tìm số tương ứng, đếm số lượng trong phạm vi 8.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây, bảo vệ côn trùng có lợi
- Phân vai: bác sĩ thú y
+ Chế biến các món ăn . 
- Xây dựng: vườn bách thú.
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, xé dán tranh con vật.
+ Hát các bài hát nói về động vật.
- Học tập: 
+ Xem sách, tranh ảnh , kể chuyện sáng tạo, đọc thơ về chim, côn trùng.
+ Tô hình có chữ đã học và tô chữ rỗng a, ă, â, e,ê.
+ Tìm số tương ứng , đếm số lượng trong phạm vi 8.
- Thiên nhiên: chăm sóc cây, bảo vệ côn trùng có lợi
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng.
- Cho cháu rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chải răng sau khi ăn.
- Động viên cháu ăn hết phần, ngủ thức đúng giờ.
Họat động chiều
- Ôn luyện.
- Giáo dục nha khoa bài 5
- Sinh họat nêu gương.
- Ôn luyện.
- Đọc truyện.
- Sinh họat nêu gương.
- Ôn luyện.
- Chơi " Chim đổi lồng"
- Sinh họat nêu gương.
- Ôn luyện.
- Chơi ai nhanh nhất
- Sinh họat nêu gương.
- Ôn luyện.
- Biểu diển văn nghệ
- Sinh họat nêu gương.
Trả cháu
Trao đổi với phụ huynh về tình hình cháu ở lớp.
 Giáo viên
 	 Bùi Thị Phượng Loan
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
TUẦN 4: CHIM và CÔN TRÙNG
( Từ 30/12/2013 đến 03/01/2014)
I.Chuẩn bị:
1. Xây dựng: Các loại côn trùng, chim bằng nhựa; các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa.
2. Đóng vai: Gia đình (các đồ chơi gia đình); bán hàng ( rau, củ, quả, mỹ phẩm, các loại chai thuốc diệt trừ côn trùng có hại, một số con chim bằng nhựa); bác sĩ ( đồ chơi góc bác sĩ).
3. Thư viện: Sách truyện có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, bút màu, hồ dán để làm album về hình ảnh côn trùng - chim.
4. Nghệ thuật: Trống lắc, mũ mão, giấy, bút màu, hồ dán, giấy màu
5. Học tập: Tranh lô tô về côn trùng - chim, chữ số để trẻ so sánh và tìm số tương ứng, thẻ chữ cái, tranh côn trùng - chim.
II. Phân công:
Thời điểm
PHÂN CÔNG
Cô Loan
Cô Thủy
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Tập trung dặn dò nề nếp chơi.
- Chuẩn bị nơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn dễ lấy.
Giữa giờ
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc trọng tâm trong ngày.
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc khác
Kết thúc
- Tập hợp trẻ để nhận xét cuối buổi chơi.
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng trẻ.
- Thụ dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
III. Nhiệm vụ - phương pháp hướng dẫn:
TCĐV: 
Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: Ba mẹ sẽ làm gì?, cô bán hàng bán những thứ gì?....Cô cùng tham gia chơi với cháu.
TCXD: 
Cùng với trẻ chuẩn bị vật liệu để xây.
TCHT:
Thực hiện các bài tập góc theo chủ đề: So sánh, đếm số lượng về côn trùng, tìm số tương ứng; xếp chữ cái theo tranh.
Các loại sách theo chủ đề, sách có nhiều hình ảnh đẹp để gây hứng thú cho trẻ.
NGHỆ THUẬT:
Gợi ý trẻ vẽ, xé dán, tô màu một số côn trùng chim.
Hát múa và nghe những bài hát về côn trùng - chim.
TCVĐ:
Mèo và chim sẽ, cáo ơi ngủ àvà một số trò chơi dân gian khác.
Trọng tâm quan sát: Nề nếp khi cháu tham gia chơi, thỏa thuận phân vai trước khi chơi.
Đánh giá:
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ: CHIM VÀ CÔN TRÙNG
I. Giới thiệu chủ đề:
- Cô sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc có liên quan đến chủ đề để cho trẻ thấy.
- Trong tuần này cô cháu mình sẽ thực hiện chủ đề “Côn trùng – chim”.
II. Trò chuyện với trẻ về các đề tài:
- Đến với chủ đề này các con sẽ được cùng cô khám phá.
- Các con được xem tranh, nghe cô kể chuyện, dạy hát, đọc thơ,
- Qua chủ đề này các con sẽ biết được tên gọi, đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển, lợi ích, tác hại của cá loài côn trùng và chim, biết chăm sóc bảo vệ loài có ích, diệt trừ loài có hại, có ý thức bảo vệ môi trường.
III. Hoạt động khám phá:
- Ngày thứ 2: Khám phá – Cháu được khám phá chủ đề.
- Ngày thứ 3: Lĩnh vực thể chất: Bật liên tục vào 5 vòng.
- Ngày thứ 4: Lĩnh vực nhận thức: Phân loại con vật theo 2- 3 dấu hiệu.
- Ngày thứ 5: Lĩnh vực ngôn ngữ: Làm quen chữ cái i, t, c.
- Ngày thứ 6: Lĩnh vực thẩm mĩ: Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm " Con chuồn chuồn” 
IV. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến chủ đề.
- Làm đồ dùng phục vụ cho chủ đề.
- Thông báo với phụ huynh về chủ để phụ huynh hỗ trợ tranh ảnh, nguyên vật liệu.
 	 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Từ ngày 30/12/2013 đến 03/01/2014
HOẠT ĐỘNG GÓC
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nêu được tên góc chơi ở lớp, tự chọn góc chơi mình thích
- Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi
- Cháu thực hiện chơi ở các góc, thể hiện đúng vai chơi nhiệm vụ của mình trong khi chơi.
- Cháu chơi liên kết, không tranh đồ chơi và biết thu dọn đồ chơi gọn gàng.
II- Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Đóng vai “bác sĩ thú y-chăm sóc con vật”, bán chim cảnh, búp bê, đồ dùng, nấu ăn, quần áo búp bê.
- Góc xây dựng: Khối gỗ, hàng rào, cây xanh bằng nhựa, xốp. Con vật các loại.
- Góc nghệ thuật: Dụng cụ âm nhạc, giấy vẽ, chì màu, giấy màu, hồ dán.
- Góc học tập: Sách, Album về động vật tranh truyện về con vật.
- Góc thiên nhiên: Cây kiểng, nước, cát đá, bình tưới, khăn lau.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: Cho cháu hát “Chim mẹ chim con”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về gì?
- Tại sao con chim bay được?
- Loài động vật nào cũng bay được nữa?
- Lợi ích của các con vật này là gì?
*Họat động 2: 
- Các con có biết đã đến giờ hoạt động gì rồi?
- Giờ hoạt động góc các con sẽ làm gì?
- Ở lớp mình có những góc chơi nào?
*Cô giới thiệu nội dung ở các góc chơi.
- Góc phân vai: Bác sĩ thú y, mẹ và con: nấu ăn, chế biến các món ăn từ tôm cá...
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa, vườn cây cho chim làm tổ và cho côn trùng bay đến..
- Góc nghệ thuật: Hát bài hát về con vật, vẽ côn trùng, chim.
- Góc học tập: Xem Album động vật, tô chữ cái đã học, tìm chữ qua tranh, tìm số lượng chữ số tách nhóm trong phạm vi 4- 5- 6- 7.
- Góc thiên nhiên: Cho chăm sóc chim cảnh, cây, trồng cây.
- Góc khám phá khoa học: Bướm lớn lên như thế nào.
* Hoạt động 3: Cho cháu chọn góc chơi, đeo thẻ và thỏa thuận trước khi chơi, cô nhắc nhở cháu chơi liên kết không chạy mất trật tự.
- Cho cháu vào góc chơi cô quan sát bao quát.
*Hoạt động 4: Nhận xét: Cô cho tập trung cháu và hỏi cháu ở góc xây dựng, góc thiên nhiên đã làm gì?
Nhận xét buổi chơi
Nhận xét ............
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Từ 30/12/ 3013- 03/01/2014
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I- Mục đích yêu cầu
- Cháu nói được tên, đặc điểm bộ phận nơi sống, lợi ích của con vật : Chim- côn trùng.
- Cháu chơi trò chơi hứng thú không xô đẩy bạn
II- Chuẩn bị:
- Đồ chơi ngoài trời, con vật, tranh con vật cho cháu quan sát.
- Nước, cát, thuyền giấy, lá cây, phấn.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Chim mẹ chim con”.
- Tại sao con chim bay được? kể tên những con chim mà con biết?( chim bồ câu, chim công, chim yến, họa mi, sáo, diều hâu, đại bàng..)
- Loài chim có cánh bay được nhưng có loài động vật khác cũng có cánh bay được? 
- Cô có mang đến lớp cho các con xem 1 loại động vật biết bay các con có muốn xem đó là con gì không nào?
Hoạt động 2:
- Đây là con gì? 
- Con chuồn chuồn là loại động vật gì?
- Con chuồn chuồn này có đặc điểm gì? 
- Có những bộ phận nào? Chuồn chuồn ăn gì?
- Chuồn chuồn có lợi ích như thế nào?
- Các con vừa quan sát con gì?
*Họat động 3: Trò chơi
+ Cho cháu chơi trò chơi vận động: Bắt bướm
Cô giải thích cách chơi: Cô vẽ 1vòng tròn to giữa sân làm nhà của bướm, 1 bạn làm người bắt bướm ở ngoài vòng tròn. Các bạn còn lại làm bướm. Khi bướm bay vào vườn hoa chơi, người bắt bướm xuất hiện cầm vợt đuổi bắt, vợt chạm vào con bướm nào thì con bướm đó sẽ bị bắt và ra ngoài 1 lần chơi. 
Luật chơi: bướm chỉ bị bắt khi bay chậm không kịp về nhà( vào vòng tròn).
Tổ chức cho cháu chơi.
Nhận xét kết quả chơi.
- Các con chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi dân gian: chim bay cò bay.
+ TCDG: Thả đĩa ba ba.
nhận xét kết quả chơi.
Hoạt động 4: Cho cháu chơi tự do trên sân
Cô giới thiệu các đồ chơi, trò chơi có trên sân, nhắc nhở cháu khi chơi không chen lấn giành đồ chơi.
+Hết giờ chơi cho cháu tập trung lại nhận xét buổi chơi
Nhận xét: ................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2013
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “ CHIM- CÔN TRÙNG”
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu biết được 1 số con vật có cánh biết bay.
- Cháu biết được nơi sống, thức ăn, đặc điểm của con vật.
- Giáo dục: Cháu biết yêu quí con vật và bảo vệ con vật có lợi.
II- CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh trên máy về động vật biết bay( chim, bướm, ong, chuồn chuồn..). Cho cháu sưu tầm tranh ảnh côn trùng và chim mang vào lớp.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Hoạt động 1: Mở nhạc cho cháu hát " Con chuồn chuồn"
- Các con thường thấy con chuồn chuồn ở đâu?
- Các con hãy kể cho cô biết tên những con vật biết bay?
Hoạt động 2: Cho cháu xem trên máy những con vật biết bay.
* Côn trùng: Chuồn chuồn, bướm, ong, cào cào, muỗi, ruồi, ve, dế..
Cô và cháu trò chuyện về đặc điểm chung của côn trùng là không có xương, có cánh biết bay, nhiều chân, đẻ trứng.
+ Cho cháu nhận biết côn trùng có lợi: chuồn chuồn, bướm, ong, ve, dế. Và côn trùng không có lợi: ruồi, muỗi; côn trùng nguy hiểm; ong, rết..
Cô hỏi cháu về lợi ích như thế nào của côn trùng có lợi và cách phòng tránh côn trùng nguy hiểm, không có lợi.
* Chim: bồ câu, chim sẻ, công, đà điểu, đại bàng.. Đặc điểm chung là có 2 chân, lông vũ, có cánh biết bay, làm tổ trên cây, đẻ trứng..
- Lợi ích của chim là gì?
+ Giáo dục cháu không bắn phá tổ chim.
Hoạt động 3: Cô đọc câu đố về côn trùng- chim cho cháu giải đáp.
+ Cho cháu hát các bài hát về côn trùng, chim.
Hoạt động 4: Cô chia 2nhóm cho cháu cắt dán hình ảnh côn trùng và chim để dán ở chủ đề và album.
Cô nhận xét.
Nhận xét tiết học: .
.. 
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ ba ngày 31 tháng 12 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Bật liên tục vào 5 vòng
 I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu thực hiện vận động của đúng tư thế, bật nhẹ nhàng rơi xuống bằng mũi chân. 
- Cháu biết phối hợp nhịp nhàng thực hiện động tác thể dục. Rèn luyện sự phát triển cơ chân.
- Cháu tham gia vận động tích cực và hứng thú. Cháu mạnh dạn thực hiện được vận động.
II- Chuẩn bị: : 5 vòng, vạch mức, sân bãi sạch.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động: 
Cho cháu đi vòng tròn hát “ Con chuồn chuồn” đi kết hợp các kiểu chân.
Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
Hô hấp: gà gáy 
Tay : 2 tay ra trước lên cao( 1 lần x 8 nhịp)
Chân : Đứng đưa 1 chân ra trước.( 2 lần x 8 nhịp)
Lưng bụng: Đứng cúi gập người về trước( 2 lần x 8 nhịp)
Bật: Bật tiến về trước (1 lần x 8 nhịp)
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản: 
Cô giới vận động Bật liên tục vào 5 vòng, lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng.
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 giải thích rõ ràng
TTCB: 2 tay chống hông 2 chân khép đứng trước vạch mức khi bật nhún người bật tiến về trước liên tục vào 5 vòng trước mặt sao cho mũi chân rơi chạm đất nhẹ nhàng.
+ Cho 1 cháu thực hiện
Bạn và cô đã thực hiện vận động gì?
Bây giờ cô cho các bạn thực hiện các vận động này nhé!
+ Cho mỗi lần thực hiện 2 bạn đến hết lớp
Cô quan sát sửa sai
Cô cho cháu khá thực hiện lại
Cô gọi cháu yếu thực hiện
Các con vừa thực hiện vận động gì?
Các con siêng năng tập thể dục để cơ thề luôn được khỏe mạnh nhé!
* Hoạt động 3: Trò chơi " Kéo co"
Cô giới thiệu TC. Giải thích cách chơi: Các con sẽ chia 2 đội mỗi đội sẽ giữ 1 phần dây, khi hiệu lệnh bắt đầu thì mỗi đội sẽ dùng sức kéo làm sao cho nút thắt trên dây qua vạch chuẩn giữa 2 đội để về phía đội của mình là thắng cuộc.
+ Tổ chức cháu chơi.
- Các con chơi trò chơi gì?
Nhận xét lớp
* Hoạt động 4: Hồi tỉnh- Cho cháu đi nhẹ nhàng
Nhận xét:.................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư, ngày 01 tháng 01 năm 2014 
 Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Phân loại côn trùng theo 2 - 3 dấu hiệu
 I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu gọi đúng tên, nhận biết được đặc điểm, đặc tính 1 số loại côn trùng: ong, bướm, chuồn chuồn, gián, muỗi, kiến 
- Cháu biết so sánh và phân loại được côn trùng, rèn luyện khả năng ghi nhớ, nhận biết so sánh của cháu.
- Cháu có ý thức phòng tránh côn trùng có hại, bảo vệ côn trùng có lợi. Cháu hứng thú tham gia hoạt động.
II- Chuẩn bị: 
Đồ dùng của cô: Bài giảng, hình ảnh một số loại côn trùng.Đồ dùng của trẻ: tranh lô tô, bút sáp, giấy vẽ.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Chim mẹ chim con"
Chim làm tổ ở đâu vậy các con? Nó có đặc điểm nổi bật là gì?
- Ngoài loài chim thì còn có loại động vật nào cũng có cánh bay được?
- Côn trùng nhiều loại và rất đa dạng vì vậy hôm nay cô sẽ cho các con đi đến khu 1 khu vườn bí mật để tìm hiểu về côn trùng nhé!
* Hoạt động 2: Cho cháu quan sát và đàm thoại.
* Con chuồn chuồn: - Con chuồn chuồn có những bộ phận nào?( đầu, ngực, bụng; mắt, cánh, chân) Đặc điểm của chuồn chuồn ( không có xương, có cánh mỏng bay được, ăn cỏ, đẻ trứng.) là loại côn trùng có lợi giúp con người dự đoán được thời tiết.
* Con muỗi: - Bộ phận và đặc điểm của con muỗi như thế nào?
- Thức ăn của con muỗi là gì? Nó sinh sản ở đâu?( đẻ trứng trong dụng cụ chứa nước → lăng quăng→ muỗi). - Muỗi có tác hại như thế nào?( đốt- hút máu người có thể gây bệnh sốt xuất huyết( muỗi vằn). - Phòng tránh tác hại của muỗi thì các con phải làm gì?
* Con ong: Cô đọc câu đố.
- Con ong có bộ phận nào? đặc điểm ra sao? Thức ăn của ong? Ong sinh sản như thế nào? Ong là loại côn trùng như thế nào?
* Con kiến: Cô cho cháu nói đặc điểm của con kiến vàng( không có cánh, làm tổ trên cây, là loại côn trùng có lợi đối với nhà vườn vì giúp xua đuổi những con sâu hại cây)
* Con bướm: Cô đọc câu đố.
- Đây là con gì? Môi trường sống của bướm ở đâu? Nó có đặc điểm gì? Bướm có những bộ phận nào? Quá trình lớn lên của bướm như thế nào? ( trứng → sâu con → sâu trưởng thành → kén → bướm ).
- Bướm là loại côn trùng có lợi hay có hại?.
+ Cho cháu quan sát tiếp hình ảnh con rết, bò cạp, ruồi, nhện, con gián, bọ rùa và hỏi tổng quát về đặc điểm.
* Cho cháu kể tên côn trùng có hại( muỗi, ruồi, rết, nhện, bò cạp), gián và tên côn trùng có lợi( chuồn chuồn, ong, bướm, bọ rùa, kiến vàng). Giáo dục cháu bảo vệ côn trùng có lợi.
* Cho so sánh con muỗi và con ong
- Khác nhau: con muỗi nhỏ hơn con ong, con muỗi đốt bằng kim phía trước đầu, con ong có kim đốt phía sau bụng. Con muỗi có hại truyền bệnh sốt xuất huyết. Con ong có lợi cho mật ngọt.
- Giống nhau: Đều là côn trùng có cánh biết bay, có thể gây nguy hiểm cho người và động vật ( có kim đốt )
* So sánh con kiến với con bọ rùa.
 + Cô hỏi lại đề tài
* Giáo dục: Cháu cẩn thận với những loại côn trùng có hại, phải thường xuyên làm vệ sinh môi trường sạch sẽ là vừa giữ sức khỏe, vừa giúp loại trừ được côn trùng có hại
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Cho chơi xem ai chọn đúng. Cho cháu thực hiện với rổ đựng tranh lô tô.
+ Cho chơi " Thi xem đội nào nhanh". chia 2 đội. Cô giải thích tổ chức cho cháu chơi.
+ Cho cháu chơi " Ai tinh mắt". Cho cháu chơi trên máy. 
* Hoạt động 4: Tích hợp
Cho cháu và

File đính kèm:

  • docGIAO AN_12176953.doc
Giáo Án Liên Quan