Giáo án mầm non lớp Chồi - Tuần 4 - Chủ đề giao thông
Thể dục sáng
- Hô hấp : còi tàu
- Tay : Hai tay đưa trước lên cao
- Chân : Đứng đưa một chân ra phía trước
- Bụng : Hai tay đưa lên cao nghiêng sang 2 bên
- Bật : Bật tách chụm chân
- Tập theo nhac QT vào thứ 2, 4, 6
Trò chuyện: Tiếp tục trò chuyện với trẻ về các quy tắc, luật lệ giao thông khi đi đường :
+Khi đi trên đường chúng mình cần phải đi cùng với ai?
+Khi đi đường chúng mình đi bộ ở đâu? nếu không có vỉa hè thì các con đi sát về phía tay nào?
+Gặp các tín hiệu giao thông mọi người phải làm gì ?
+Các chú cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ gì ?
Giáo dục trẻ biết tuân thủ theo luật lệ giao thông
=>Tiêu chí bé ngoan: Biết nghe lời cô giáo và bố mẹ.
Kế hoạch tuần Iv: chủ đề giao thông Từ ngày 21/3/2016 – 25/3/2016 Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thanh Hà Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thể dục sáng Trò chuyện Thể dục sáng - Hô hấp : còi tàu - Tay : Hai tay đưa trước lên cao - Chân : Đứng đưa một chân ra phía trước - Bụng : Hai tay đưa lên cao nghiêng sang 2 bên - Bật : Bật tách chụm chân - Tập theo nhac QT vào thứ 2, 4, 6 Trò chuyện: Tiếp tục trò chuyện với trẻ về các quy tắc, luật lệ giao thông khi đi đường : +Khi đi trên đường chúng mình cần phải đi cùng với ai? +Khi đi đường chúng mình đi bộ ở đâu? nếu không có vỉa hè thì các con đi sát về phía tay nào? +Gặp các tín hiệu giao thông mọi người phải làm gì ? +Các chú cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ gì ? Giáo dục trẻ biết tuân thủ theo luật lệ giao thông =>Tiêu chí bé ngoan: Biết nghe lời cô giáo và bố mẹ. Hoạt động học HĐ âm nhạc -Dạy hát: “Em đi qua ngã tư đường phố” -Nghe hát: -Trò chơi: Điều khiển phương tiện giao thông HĐ pt ngôn ngữ Truyện : “Xe lu và xe ca” HĐ pt thể chất - Di trên vạch lẻ thẳng trên sàn HĐ LQVT Tách gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4 HĐ tạo hình Vẽ tàu hoả HĐ Khám phá Thực hành bé với an toàn giao thông Hoạt động ngoài trời -HĐCMĐ: Trò chuyện về một số tình huống tham gia giao thông -Chơi tự chọn : với đồ chơi ngoài trời, vòng, bóng -HĐCMĐ: Quan sát và đàm thoại về tranh tường ngã tư đường phố - TCVĐ : điều khiển phương tiện GT - Chơi tự chọn : với đồ chơi ngoài trời, bóng, vòng -HĐCMĐ: vẽ phấn các biển báo giao thông bé biết - TCVĐ : Ô tô và chim sẻ - Chơi tự chọn : với đồ chơi ngoài trời, bóng , cà kheo -HĐCMĐ: -Ôn số lượng 5 -TCVĐ : chú tài xế lái xe -Chơi tự chọn : bật vòng -HĐCMĐ: Gấp máy bay TCVĐ: ô tô vào bến - Chơi tự chọn : với đồ chơi ngoài trời, phấn , bóng Hoạt động góc Tổ chức hoạt động đóng chủ đề "giao thông" * Góc văn học : Làm đồ chơi dạy học (các con rối trong tryuện : kiến con đi ô tô , xe lu và xe ca .) - Chuẩn bị : Bìa cứng , giấy đề can , giấy trắng , tranh ảnh ,bút màu sáp ............. Kỹ năng: - Trẻ biết cắt dán tạo ra các con rối để sử dụng khi kể truyện - Biết phối màu cho phù hợp * Góc âm nhạc : Bé biểu diễn các bài về chủ đề phươnng tiện giao thông đã học : đèn xanh đền đỏ, chúng em chơi giao thông - Chuẩn bị : xúc xắc = hộp bia, mích, nhạc các bài hát về chủ đề PTGT Kỹ năng: -Hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề Giao thông * Góc phân vai : Đóng vai bố mẹ trở các con đi học, đi siêu thị mua sắm - Chuẩn bị : ghế để trẻ xếp thành các PTGT, mô hình các phương tiện giao thông, bánh, món ăn hàng ngày, túi, giấy gói hàng, đồ chơi xây dựng ...... Kỹ năng: giao tiếp = ngôn ngữ của vai, thể hiện đúng hành động của vai chơi, giao lưu giữa các góc chơi thể hiện đúng hành động của vai chơi, biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần, biết nghe lời bố mẹ *Góc dân gian: Trẻ có hứng thú khi tham gia vào các trò chơi dân gian: kéo co, ô ăn quan, cắp cua bỏ giỏ Chuẩn bị: dây kéo co , sỏi Kỹ năng: trẻ biết sử dụng các ngón tay, bàn tay để gắp sỏi, kéo dây *Góc khác; Toán, chủ đề, xây dựng, lắp ghép,tạo hình Kỹ năng : Giao tiếp, sử dụng đồ chơi đúng chức năng, lấy cất đồ chơi Hoạt động chiều VĐ sau ngủ dạy Trò chơi : + Chèo thyuền + Hát vận động : Đèn xanh đèn đỏ Chúng em chơi giao thông HĐ có MĐ Cho trẻ chơi trò chơi "bé tập lái ô tô" -Trẻ chơi tự chọn với đồ chơi trong góc. Ôn kỹ năng tự phục vụ (gấp quần áo gọn gàng) -Cho trẻ chơi góc theo ý thích. ôn truyện : Xe lu và xe ca - Cho trẻ chơi tự chọn với đồ chơi trong góc Làmbài tập toán số 19 *Đánh giá chỉ số 18 + 19 -Nêu gương bé ngoan -Mở chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” Kế hoạch ngày thứ 2: 21/3/2016 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Hoạt động âm nhạc - Dạy hát (TT): Nhớ lời cô dặn - Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố. - Trò chơi: Tín hiệu - Kiến thức: + Trẻ biết tên bài hát và nội dung : khi sang đường phải nhìn đường, không được đi 1 mình + Qua giờ học trẻ biết thêm 1 số luật giao thông: gặp đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi, đi bộ trên vỉa hè - Kỹ năng: + Thuộc lời bài hát , hát rõ đúng giai điệu bài hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát. + Trẻ biết chú ý nghe cô hát và hưởng ứng theo cô bằng động tác, hát theo. + Rèn phản xạ nhanh nhẹn, khả năng chú ý - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. - Đèn: xanh-đỏ-vàng - Đàn nhạc bài “Nhớ lời côdặn”, “Em đi qua ngã tư đường phố”, “ Đèn xanh - đèn đỏ” 1. ổn định- vào bài: Trẻ chơi trò chơi: Bắt chước tiếng kêu các PTGT: - Khi đi ngoài đường chúng mình phải chú ý điều gì? 2. Bài mới: * Dạy hát: “ Nhớ lời cô dặn ”: - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát 1-2 lần -> trẻ nói tên bài hát. - Nêu nội dung bài hát : + Cô giáo dặn bé điều gì? + Khi sang đường bé phải chú ý điều gì? -> Khi sang đường phải nhìn đường, không được đi 1 mình. - Cho trẻ hát 2-3 lần. + Mời tổ, tốp. + Hát nâng cao:Hát to nhỏ theo tay đánh nhịp của cô. + Cho trẻ lên biểu diễn : 1-2 nhóm, vài cá nhân. + Cô hướng dẫn trẻ hát + vận động: 1-2 lần. * Nghe hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố” - Trẻ xem băng hình các bạn đang chơi giao thông, hỏi trẻ : các bạn nhỏ đang làm gì ? - Cô giới thiệu bài hát - > hát cho trẻ nghe1 lần. - Cô hát lần 2 + động tác minh hoạ. -> Hỏi trẻ tên bài hát? + Giới thiệu nội dung bài hát: Các bạn đang chơi TC gì? Thấy đèn đỏ thì phải ntn? Đèn xanh bật thì sao? - Cô hát lần 3 : Cho trẻ nghe băng đĩa: 1 lần. * Trò chơi: ” Tín hiệu” - Cô giới thiệu tên và cách chơi: trẻ tham gia giao thông vừa đi vừa hát và nghe lời hát để thực hiện theo tín hiệu đèn : dừng lại, được đi hoặc đi chậm - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần : Trẻ chơi theo tốp- tập thể 3. Kết thúc: nhận xét tuyên dương. Kế hoạch ngày thứ 3: 22/3/2016 Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý HĐPT thể chất Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn TC: Nhảy lò cò *Kiến thức: +Hình thành ở trẻ VĐ đập bắt bang tại chỗ +Phát triển sự khéo léo trong vận động +Trẻ nắm được luật chơi *Kỹ năng: - Trẻ đập bóng mạnh bóng xuống sàn nhà, phía trước mặt, khi bóng nảy lên bắt bang bằng hai tay - Chơi trò chơ: “bánh xe quay” đúng luật *Thái độ : - Trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể có sức khoẻ, - Rổ bóng 10 quả (có đường kính 40-50cm) -Nhạc khởi động bài: “Chúng em chơi giao thông ” -Lô tô các PTGT: xe máy, xe đạp, ô tô, thuyền buồm) Mỗi loại 7 cái Nhà có gắn phương tiên giao thông 1/ Ôn định Hát và vận động theo bài"Đi đường em nhớ" 2/ Bài mới : * * Khởi động : Tập theo nhạc bài hát "Đèn đỏ đèn xanh " : trẻ đi kết hợp các kiểu chân, chạy về đội hình hàng ngang * Trọng động : BTPTC: Trẻ đứng hàng ngang và tập cỏc động tỏc - Tay : Hai tay đưa trước lên cao - Chân : Đứng đưa một chân ra phía trước - Bụng : Hai tay đưa lên cao nghiêng sang 2 bên - Bật : Bật tách chụm chân Động tác chân tập thêm 2lần VĐCB: Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn - Cô giới thiệu tên vận động -> Làm mẫu vận động 2 lần + Lần 1 : Cụ làm mẫu khụng giải thớch + Lần 2 : Cụ vừa làm vừa giải thớch chậm rừ ràng Khi cú hiệu lệnh: “Chuẩn bị”, cô đứng dưới vạch xuất phát, 2 tay dang ngang lòng bàn tay úp Khi có hiệu lệnh “đi ” cô dang tay giữ thăng bằng đi từng bước dẫm lên vạch kẻ trên sàn cứ như thế cho đến khi đi đến cuối đường rồi về cuối hàng đứng -Cho 1 trẻ lên tập thử => Cô nhắc lại một số kỹ năng chính tổ chức cho trẻ luyện tập + Tập lần 1 : Cô cho trẻ lần lượt lên tập theo tốp 2 - 3trẻ-> cụ nhận xột trẻ tập và động viờn trẻ + Tập lần 2 : cho lần lượt 4 trẻ lờn tập, mỗi trẻ tập 2-3 lần +Tập lần 3: Cô cho trẻ yếu, trẻ beó phì lên tập kỹ năng cho trẻ - Cô hỏi trẻ và nhắc lại tên bài tập -> Cho 1 trẻ lên tập lại TCVĐ: Nhảy lò cò Cô nói tên trò chơi và hỏi trẻ cách chơi : -Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 L , khi chơi kết hợp đọc đồng dao đồngđều cùng nhau cho vui Cô khuyến khích, động viên để trẻ hào hứng tham gia trò chơi * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 ' 3/ Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương những bạn tập tốt đúng kỹ năng, mạnh dạn tự tin khi tham gia luyện tập , khuyến khích những trẻ còn nhút nhát Kế hoạch ngày thứ 3: 22/3/2016 Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý HĐ pt ngôn ngữ Truyện : “xe lu và xe ca ” *Kiến thức: Trẻ nhớ được tên chuyện, hiểu được nội dung của câu chuyện : xe ca đã chế diễu xe lu khi thấy xe lu chạy chậm chạp, nhưng khi gặp đoạn đường xấu chính xe lu lại là người giúp đỡ xe ca đi qua được nên xe ca đẫ nhận ra thái độ của mình 2. Kỹ năng - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ biết chia sẻ, yêu thương giúp đỡ mọi người Bộ tranh truyện -Mô hình xe lu và xe ca -Sa bàn xe lu và xe ca 1. ổn định * Cô đưa mô hình hai chiếc xe và hỏi trẻ : + Đây là cái gì ? hình dáng các xe ntn? +Hai chiếc xe này có trong một câu chuyện rất hay các con có muốn biết không ? 2. Bài mới 2.1 Kể diễn cảm. Lần 1 : Cô kể bằng lời , diễn cảm + Cô vừa kể chuyện gì ? +Trong truyện có những ai? Lần 2 : Cô kể cùng tranh minh họa Lời kể nhẹ nhàng , giúp trẻ khác sâu được hình ảnh của nhân vật và ghi nhớ nội dung câu truyện 2.2. Giảng giải, Đàm thoại . trích dẫn + Câu chuyện nói về ai ? +Đang đi trên đường xe ca đã gặp xe gì? thái độ của xe ca lúc đó như thế nào với xe lu? “Trích dẫn đoạn truyện -Thấy vậy xe ca chế nhạo xe lu: Xe lu ơi! Cậu đi chậm như rựa ấy! Hóy xem tớ đõy này!” +Chuyện gì đã xảy ra khi xe ca gặp đoạn đường khó đi? “Trích dẫn đoạn truyện Nhưng tới một quóng đường bị hỏng và lầy lội, xe ca khụng thể đi qua được, đành phải đỗ lại. Người ta đổ đỏ cuội xuống chỗ lầy lội. Bấy giờ xe lu mới tiến lờn, đi lờn đống đỏ và lăn qua lăn lại nhiều lần. Chẳng mấy chốc, mặt đường trở nờn bằng phẳng. Nhờ vậy mà xe ca mới cú thể đi qua được.” +Khi thấy xe lu lăn phẳng con đường để xe ca và các xe khác đi qua thì xe ca cảm thấy như thế nào? “Trích dẫn đoạn truyện Xe ca đó hiểu rằng tuy xe lu đi chậm chạp, dỏng vẻ lự lự, thụ kệch nhưng xe lu làm cho những con đường bằng phẳng để cho cỏc xe khỏc đi lại dễ dàng. Từ đấy xe ca khụng bao giờ chế giễu xe lu nữa” Lần 3 : Cô kể cho trẻ nghe bằng sa bàn Giáo dục: trẻ biết làm những việc tốt giúp đỡ bạn bè, không nên coi thường vẻ bề ngoài của người khác 3. Kết thúc : Nhận xét tuyên dương trẻ tích cực tham gia hoạt động Kế hoạch ngày thứ 4: 23/3/2016 Nội dung yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý HĐ LQVT Tách gộp thành 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4 * Kiến thức: +Trẻ nhận biết nhóm có số lượng 4, và nhóm có số lượng khác nhau khi tách 4 đối tượng làm 2 phần *Kỹ năng: + Rèn kĩ năng tách, gộp nhóm có số lượng 4 + Rèn kĩ năng ghi nhớ, phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ *Thái độ: +Trẻ có ý thức tham gia các hoạt động tập thể -Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có : - Thẻ số: 1 -2- 3 4, 2 - 4 ô tô -4 xe máy - lô tô phương tiện giao thông có số lượng 1, 2, 3 - Bảng gắn làm bến xe màu xanh, đỏ -Nhạc bài hát tập đếm -Bài tập cá nhân: có các nhóm PTGT số lượng 4 1/ ổn định, vào bài : Cho trẻ hát "tập đếm" 2/ Bài mới Phần 1: Ôn đếm, tạo nhóm có số lượng là 4 - Cho trẻ chơi trò chơi đếm nhóm phương tiện giao thông + Cô cho trẻ quan sát và tìm nhóm phương tiện giao thông có số lượng là 4 Phần 2: Dạy trẻ tách gộp trong phạm vi 4 *Hoạt động 1 : Tách gộp theo ý thích : -Cô yêu cầu trẻ hãy xếp tất cả xe ô tô ra và đặt thẻ số -> hãy tách số xe đó về 2 bến đỗ và gắn thẻ số ->Cô hỏi cá nhân trẻ tách như thế nào ? mỗi bến có mấy xe... ->Cô làm mẫu lại từng cách chia mà cô thấy trẻ làm=>Cho cả lớp nhận xét xem các bạn tách có đúng không, kết quả tách 4 xe ô tô làm 2 nhóm như vậy có đúng không ?.. Cô khái quát : Có 4 ô tô tách làm 2 nhóm ta có 2 cách : Cách 1 : 1-3, cách 2 : 2-2. Mỗi cách tách lại cho ta kết quả khác nhau. Vậy có 4 đối tượng tách làm 2 nhóm ta có 2 cách khác nhau đó là 1-3; 2-2 -Cho trẻ gộp số ô tô đó lại Hoạt động 2: Tách gộp theo yêu cầu -Cho trẻ lấy số xe máy xếp theo hàng ngang và đặt thẻ số ->Cô hỏi cá nhân trẻ có bao nhiêu xe máy, cho trẻ đếm cá nhân, tập thể -Lấn 1: Cô nêu yêu cầu : +Đưa 1 xe máy về bến màu đỏ + 3 xe còn lại về bến màu xanh +Hãy gắn thẻ số tương ứng =>Cô hỏi kết quả mà trẻ vừa tách (Cá nhân, tập thể) =>Cô làm mẫu lại cách tách 1-3 gắn thẻ số *Cô khái quát: Từ 1 nhóm có 4đối tượng cô có cách tách 4 đối tượng đó làm 2 phần thì 1 phần có 1 và một phần có 3 đó là cách tách 1-3 *Yêu cầu trẻ gộp 2 nhóm xe máy đó lại: +Trẻ làm và nêu kết quả =>cô làm và khái quát: gộp 1 nhóm có 1 đối tượng với một nhóm có 3 đối tượng ta được nhóm có 4 đối tượng -Lần 2: Cô nêu yêu cầu hãy tách 4 xe máy đó về 2 bến có số lượng mỗi bến là bằng nhau -Trẻ làm =>nêu kết quả -Cô làm mẫu lại => khái quát kết quả: từ một nhóm có 4 đối tượng cô tách làm 2 phần bằng nhau đều mỗi phần đều là 2, vậy ta có cách tách 2-2 =>Cô chốt: Vậy có 4 đối tượng có 2 cách tách 1-3; 2-2 Phần 3: Luyện tập: *TC: Mỗi trẻ 1 bài cá nhân trong đó có các nhóm PTGT có số lượng là 4 , Yêu cầu trẻ dùng bút tách nhóm đó làm 2 phần theo các cách khác nhau *TC: tìm bạn: Mỗi bạn có 1 lô tô có số PTGT là 1;2;3. Yêu cầu hãy tìm bạn để gộp thành nhóm có 4 PTGT 3/ Kết thúc : Nhận xét tuyên dương trẻ Kế hoạch ngày thứ 5: 24/3/2016 Nội dung yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Hđ tạo hình Vẽ tàu hoả (Tiết mẫu) *Kiến thức: +Trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, bố cục của tàu hoả trong tranh vẽ mẫu *Kỹ năng: + Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành tàu hoả theo mẫu có sẵn, vẽ theo trình tự : đầu tàu, toa tàu, ống khói, bánh xe, cửa ra vào và cửa sổ biết tạo thêm cảnh để tạo thành tranh chủ đề (tàu hoả đang đi trên dường ray và tô màu phù hợp) + Thái độ - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra - Trẻ thích thú tham gia hoạt động -Tranh mẫu: tàu hoả đang đi trên đường ray -Sáp mầu vở vẽ cho trẻ 1. ổn định : Tổ chức cho trẻ hát và chơi trò chơi : Một đoàn tàu => Ai đã nhìn thấy tàu hoả? hình dáng của nó như thế nào? 2.Bài mới : 2.1 . Quan sát mẫu: tranh vẽ tàu hoả Đàm thoại : + Tranh vẽ gì? Tàu hoả có những phần nào? từng toa tàu trông giống như hình gì? +Theo con thì vẽ phần nào trứơc? Đuợc vẽ như thế nào? sử dụng nét gì để vẽ? + Tàu hoả đang đi ở đâu ? 2.2 Vẽ mẫu :- Cô vẽ mấu và phân tích cách vẽ theo trình tự : Trước tiên cô vẽ đầu tàu: vẽ đầu tàu là 1 hình chữ nhật nằm và 1 chữ nhật đứng. Sau đó cô vẽ các toa tàu có dạng giống hình chữ nhật, bánh xe giống hình tròn, tiếp đến là cô vẽ các cửa sổ có dạng giống hình vuông *Cho trẻ thực hiện : Hỏi trẻ ý địnhvẽ : Con sẽ vẽ tàu hoả ntn ? con tô màu gì ? 2.3: Trẻ thực hiện : + Cô nhắc trẻ tư thế ngồi vẽ + Trong quá trình trẻ vẽ , cô bao quát quan sát và gợi ý cho trẻ khá, nhắc trẻ xé ước lượng bằng mắt sao cho các toa tàu cân đối, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ yếu. - Khi trẻ làm cô bao quát, quan sát để gợi ý và hướng dẫn cho những trẻ chưa làm tốt (cô vẽ mẫu trước mặt trẻ ) - Lưu ý tới những trẻ có năng khiếu để gợi ý sáng tạo cho trẻ , hướng dẫn trẻ cách phối màu, vẽ thêm những chi tiết phụ trên thân tàu hoả để trang trí cho thêm đẹp 2.4 Nhận xét sản phẩm : -Cô cho trẻ treo bài và quan sát nhận xét bài mình và bài bạn xem bài của ai giống mẫu nhất. -Cho một số trẻ lên giới thiệu bài của mình cho bạn xem tuyên dương trẻ có cố gắng. 3. Kết thúc :Nhận xét chung và cho trẻ nghe băng và hát theo hát " một đoàn tàu " Kế hoạch ngày thứ 6: 25/3/2016 Nội dung yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý HĐ Khám phá Thực hành bé tham gia giao thông *Kiến thức: -Trẻ được thực hành một số luật lệ giao thông qua trò chơi điều khiển các phương tiện khác nhau -Nhận biết tín hiệu đèn giao thông và thực hiện theo *Kỹ năng: - đi đúng luật giao thông đơn giản (theo tín hiệu đèn) -Tham gia hoạt động theo nhóm bạn Đèn giao thông Vạch kẻ đường làm ngã tư đường phố Mô hình một số loại PTGT (ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô) -Nhạc bài "Em đi qua ngã tư đường phố" "Đèn xanh đèn đỏ" 1. ổn định: Cô và trẻ cùng hát bài " Đèn xanh đèn đỏ” 2. Hướng dẫn: HĐ1: Hiểu biết của trẻ * Cô chỉ vào vạch kẻ đường và hỏi trẻ : Hãy xem đây là gì? Thường nhìn thấy ở đâu - Cho trẻ gọi tên của làn đường dành cho phương tiệnb nào? -Khi tham gia giao thông trên đường phố thì mọi người cần chú ý điều gì? *HĐ2: Tìm hiểu về trò chơi : "bé tham gia giao thông" -Cô nói tên trò chơi: cho trẻ cùng chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi: sắp xếp đèn giao thông, bục của chú cảnh sát, -Thử làm người tham gia giao thông: +Thử làm người đi bộ +Làm người điều khiển xe thô sơ +Làm người điều khiển xe máy, ô tô -Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi (nếu con là người điều khiển con sẽ đi ntn, đi ở đâu? *HĐ3 : Tham gia giao thông (mỗi lần chơi 8 bạn) -Cô cho trẻ lựa chọn phương tiện giao thông và đứng về vị trí để tham gia giao thông -Cho 1 bạn làm chú cảnh sát giao điều khiển -Cô hướng dẫn trẻ tham gia giao thông ->Cô nhắc lại yêu cầu, giáo dục trẻ phải chú ý điều khiển PTGT cho đúng luật để tránh gây ra TNGT => và cho từng nhóm lên chơi 3, Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ tích cực tham gia trò chơi
File đính kèm:
- giao_thong_tuan_4.doc