Giáo án mầm non lớp lá - Biện phát tạo môi trường cho trẻ hoạt động

BIỆN PHAT TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG

- Chỉ đạo xây dựng nhóm, lớp điểm.

 Chỉ đạo các nhóm, lớp điểm là đòn bẩy thúc đẩy phong trào, chuyện môn và chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Từ đó để nhân ra diện rộng về chất lượng giáo dục trong toàn trường. Trong năm học 2013-2014, tôi chỉ đạo lớp mẫu giáo lớn, lớp bé điểm về tạo môi trườngcho trẻ hoạt động trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm, ngay từ đầu năm học, chúng tôi chỉ đạo về cơ sở vật chất, về tạo môi trường, đồ dùng trang thiết bị dạy học, đồ chơi. Công tác chỉ đạo trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các hoạt động cho trẻ cho trẻ trải nghiệm, đề từ đó nhân điển hình ra các nhóm, lớp khác.

 * Thông qua các cuộc thi:

- Thi tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm.

 Tạo môi trường trong và ngoài lớp hoc là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Môi trường hoạt động chủ đạo của trẻ, việc phát động phong trào thi tạo môi trường trong và ngoài lớp học, là một việc làm thường xuyên, mỗi tháng,mỗi chủ đề một giáo viên thiết kế cách tạo môi trường hoạt động theo chủ đề, ngoài ra chúng tôi còn phát động phong trào nhân các ngày lễ như 20/11, 8/3. và tổ chức hội thi tạo môi trường cấp trường. Do đó cách tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm ngày một phong phú và đa dạng hơn đã kích thich trẻ tìm tòi khám phá, ngoài ra qua các chủ đề, chủ điểm nhà trường còn tổ chức chấm cách tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động trải nghiệm thông qua các giờ hoạt động

 

docx4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Biện phát tạo môi trường cho trẻ hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHAT TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
Chỉ đạo xây dựng nhóm, lớp điểm.
 Chỉ đạo các nhóm, lớp điểm là đòn bẩy thúc đẩy phong trào, chuyện môn và chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Từ đó để nhân ra diện rộng về chất lượng giáo dục trong toàn trường. Trong năm học 2013-2014, tôi chỉ đạo lớp mẫu giáo lớn, lớp bé điểm về tạo môi trườngcho trẻ hoạt động trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm, ngay từ đầu năm học, chúng tôi chỉ đạo về cơ sở vật chất, về tạo môi trường, đồ dùng trang thiết bị dạy học, đồ chơi. Công tác chỉ đạo trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các hoạt động cho trẻ cho trẻ trải nghiệm, đề từ đó nhân điển hình ra các nhóm, lớp khác.
 * Thông qua các cuộc thi: 
- Thi tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm.
 Tạo môi trường trong và ngoài lớp hoc là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Môi trường hoạt động chủ đạo của trẻ, việc phát động phong trào thi tạo môi trường trong và ngoài lớp học, là một việc làm thường xuyên, mỗi tháng,mỗi chủ đề một giáo viên thiết kế cách tạo môi trường hoạt động theo chủ đề, ngoài ra chúng tôi còn phát động phong trào nhân các ngày lễ như 20/11, 8/3. và tổ chức hội thi tạo môi trường cấp trường. Do đó cách tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm ngày một phong phú và đa dạng hơn đã kích thich trẻ tìm tòi khám phá, ngoài ra qua các chủ đề, chủ điểm nhà trường còn tổ chức chấm cách tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động trải nghiệm thông qua các giờ hoạt động
- Thi hoạt động góc 
Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, đó là chơi mà học,học mà chơi, thông qua hoạt động vui chơi để trẻ thể hiện được tính sáng tạo, giao tiếp , được thể hiện được chính mình, một cách có hiệu quả nhất vì khi trẻ chơi trẻ được trải nghiệm khấm phá, tự tay trẻ sự dụng các nguyên vật liệu để tái tạo ra các sản phẩm theo trí tưởng tượng của trẻ và trong khi chơi trẻ được nhận vai mình thích trẻ thể hiện và tái tạo lại mọi diễn biến của cuộc sống thường ngày mà trẻ nhìn thấy nên khi nhập vai chơi bắt buộc trẻ phải thể hiện lại hoàn toàn bằng lời nói chinh vì thế mà ngoài các cô tổ chức cho trẻ hoạt động góc hàng ngày chúng tôi thường xuyên tổ chức thi hoạt động góc từng chủ đề sau mỗi cuộc thi ban giám hiệu góp ý từ hình thức tổ chức cách, cung cấp kiến thức, kỹ năng, đồ dùng đồ chơi cho giáo viên rút kinh nghiêm và có giải thưởng cho cô và cháu thể hiện vai chơi và giao tiếp tích cực rõ ngàng, mạch lạc, lưu loát và trả lời được các câu, và nêu lên được ý tưởng của mình khi trải nghiệm cũng như khi hoàn thành một sản phẩm khi ban giám hiệu chúng tôi hỏi. Ví dụ: hôm nay bạn Khánh Ly nhập vai ai? “Nghệ sỹ tý hon” Và vì sao con lại thích nhập vai đó? “Vì cháu thích làm những đồ dùng của nghề truyền thông đặc trưng của dân tộc” với hình thức hỏi đáp trực tiếp như thế gây nhiều hứng thú cho cô và trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.Trẻ biết tự nêu lên nhận xết suy nghĩ và bổ sung ý kiến cho bạn trong quá trình khám phá trải nghiệm
- Thi làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu của đia phương và cách sắp xếp.
 Ngoài hai cuộc thi tập thể trên chúng tôi còn tổ chức thi cá nhân đó là cuộc thi cô và trẻ lầm đồ dùng đồ chơi vì như chúng ta biết qua các cuộc thi là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát huy tính tích cực mạnh dạn tự tin để bước vào cuộc thi.
Đây là một trong những hình thức thi đua có hiệu quả nhất. Qua các hội thi giáo viên được học tập, được trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường để tích luỹ kinh nghiệm của bản thân áp dụng vào lớp mình. Bên cạnh đó nhà trường luôn khích lệ giáo viên bằng các hình thức thi đua khen thưởng sau mỗi đợt phát động. Nên đã phát huy được những khả năng, ý tưởng sáng tạo của giáo viên trong việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm như: vải vụn, len, dạ, rơm, rạ, tre, nữa, các loại cành khô, hột hạt, quả khô, lá khô, các loại giấy báo cũ, hộp bìa cát tông với bàn tay khoé léo , óc sáng tạo, tính thẩm mỹ giáo viên và trẻ được thực hành trải nghiệm làm cùng cô giáo đã may cắt, tạo ghép các sản phẩm quần áo, con rối, đồ chơivà các đồ dùng giáo viên tạo được các sản phẩm theo từng chủ đề và được thay đổi các hình thức, vị trí sắp xếp thuận tiện cho việc lấy cất và sử dụng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Chính sự sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, vị trí các góc phù hợp, khoa học, trang trí lớp đẹp, có tính thẩm mỹ, phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với từng độ tuổi và đặc biệt giáo viên luôn có những ý tưởng độc đáo trong cách tạo mảng chủ đề, chủ điểm, góc tuyên truyền, trang trí các góc mở, tổ chức được nhiều hoạt động, cung cấp kiến thức kỹ năng phù hợp với lứa tuổi, kích thích được sự khám phá, tìm tòi và rèn luyện các thao tác, kỹ năng theo mục tiêu chủ đề. Do vậy trường chúng tôi mỗi lớp có một hình thức trang trí, sắp xếp không trùng lặp, không rập khuôn. Môi trường trong lớp và ngoài lớp đa dạng, luôn kích thích được tính tò mò, hứng thú, kích thích trẻ chủ động sáng tạo, tự nguyện tham gia vào các hoạt động sáng tạo, giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về mọi mặt.
 - Tăng cường công tác kiểm tra
Kiểm tra tạo môi trường của giáo viên là một việc làm thường xuyên vì tránh tình trạng “đầu voi đôi chuột” Khi phát động phong trào thì giáo viên tham gia đầy đủ, còn sau các đợt phát động phong trào thi đua một số giáo viên lại chây lười, hoặc là các cô chỉ trang trí, chứ không cho trẻ hoạt động, không chăm lo tìm tòi các hình thức linh hoạt đê khuyến khích trẻ sáng tạo không thay đổi theo từng chủ đề, vì thế công tác kiểm tra là của ban giám hiệu nhà trường là thúc đẩy giáo viên cần chú ý thường xuyên liên tục, chúng tôi kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Kiểm tra dự giờ giáo viên dự đầy đủ các hoạt động trong ngày của trẻ, dự hoạt động vừa quan sát trẻ hoạt động trải nghiêm vừa kiểm tra khảo sát trẻ sau mỗi chủ đề theo 5 lĩnh vực, theo bộ chuẩn. Nhằm thúc đẩy giáo viên phải chăm lo tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiêm,hàng tháng sau một chủ đề chúng tôi có tổ chức chấm tạo môi trường cho trẻ hoạt đông,ở nhóm lớp, và đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên, tạo sự thi đua trong các nhóm lớp, các cô tích cực, sáng tạo linh hoạt, hình thức tổ chức các hoạt động trên tiết học cũng như mọi lúc,mọi nơi để trẻ được thực hành hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên.
 Thông qua kiểm tra, đã uốn nắn một số giáo viên trong công tác tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Từ đó giúp cho giáo viên tích cực hơn trong công tác giảng dạy, giáo viên thường xuyên có kế hoạch bổ sung đồ dùng đồ hơi
5. Biện pháp 5. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền để nâng cao nhân thức của các bậc phụ huynh . 
Việc phối hợp để làm tốt công tác tuyên truyền giữa nhà trường với các bậc phụ huynh là một việc hết sức quan trọng, để thay đổi nhận thức của các bậc phụ 
huynh về bậc học mầm non, về tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để làm trẻ hoạt ra một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các cháu chơi và tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm là một quá trình hết sức khó khăn và vất vả, với nhận thức của các bậc phụ huynh vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế họ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc môi trường cho con em mình hoạt động chính là cung cấp mọi kiến thức cho trẻ một cách trọn vẹn và cũng chính là phát triên toàn diện cho trẻ mà họ chỉ cần cho con đi học có quần áo mặc, biết hát, đọc thơ là được còn đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu thiên nhiên... là trách nhiệm của nhà trường, các cô, nên bước vào năm học ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh ngoài nội dung cần truyền đạt chúng tôi còn tổ chức tuyên truyền vận động phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của nguyên vật liệu thiên nhiên để động đối với trẻ mầm non không thể thiếu được,không những trong các cuộc họp mà chúng tôi còn phân công các cô đến tận từng xóm bản để truyên truyền vế cách lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên và tầm quan trọng của việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm vì đối với trẻ mầm non các nguyên liệu đó trẻ được tự tay làm ra các đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn và từ những cái trẻ làm ra được cô giáo đưa vào phục vụ các hoạt động có chủ đích trang trí, chơi ở các góc là đem đền cho trẻ hứng thú chú ý tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng thoải mái, và trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hơn, và chỉ có đồ dùng mới giúp trẻ ghi nhớ có chủ đích, và tiếp thu bài một cách dễ dàng. Thông qua cuộc họp phụ huynh ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho phụ huynh cô và trẻ ở các nhóm, lớp, trưng bày các nguyên vật liệu thiên nhiên mà phụ huynh thu gom tập trung lại sau đó cho giáo viên, phụ huynh, trẻ các nhóm lớp ngồi làm đồ chơi tự làm như ống tre để làm bộ lồng hộp, vỏ con trai làm thành những con rùa, quả dừa già làm chum rượu cần (chủ điểm Quê hương) vở cây làm bộ cồng chiêng, tận dụng các mẫu gỗ nhỏ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, rơm rạ để bện thành con tôm, con gà.... Vừa an toàn đối với trẻ,vừa thường xuyên thay đổi theo từng chủ đề, chủ điểm, ngoài ra cô còn cho trẻ cùng làm với cô một số chi tiết nhỏ trang trí thông qua các hoạt động nên trẻ thích thú khi được tạo ra các sản phẩm, chúng tôi còn xây dựng một số hoạt động có sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tự làm cho phụ huynh dự được thấy con mình vừa học vừa chơi mà tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng thoải mái từ đó phụ huynh thích thứ và có ý thức thu gom đưa đến cho các cô. Qua lời nói việc làm của các cô phụ huynh đã tin tưởng và đồng tình ủng hộ thu gom nguyên vật liệu thiên nhiên và cùng giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi,tạo môi trường cho trẻ hoạt động đã trở thành thói quen. Thiết kế các hệ thống biểu bảng ngoài lớp, đặc biệt là bảng tuyên truyền những điều phụ huynh cần biết, chỉ đạo giáo viên thông báo chương trình giảng dạy của lớp theo từng độ tuổi. Giáo viên luôn thường xuyên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh các nội dung giáo dục và kết quả học tập, sự tiếp thu của trẻ khi tham gia các hoạt động học tập ở trường cung cấp cho phụ huynh những kiến thức cơ bản trong việc tạo môi trường và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường để phụ huynh có kế hoạch phối hợp với nhà trường giáo dục trẻ.
 Trên các bảng thông tin của lớp qua các hoạt động cũng như quá trình giảng dạy của cô. Nắm được từng bộ môn, hoạt động theo từng chủ đề từ đó cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường có những hình thức giáo dục con mình.
Xây dựng các góc học tập trong lớp, ngoài lớp và tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động theo hướng đổi mới được các lớp trong trường bố trí, sắp xếp đẹp mắt, gây được sự chú ý của phụ huynh.

File đính kèm:

  • docxbien_phap_tao_moi_truong.docx
Giáo Án Liên Quan