Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 3: Gia đình ngày 20 / 11

I. MỤC TIÊU.

1.Phát triển thể chất.

* Dinh dưỡng và sức khỏe.

- Biết tên một số món ăn quen thuộc.(CS8) .

- Biết ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.

- Biết gọi tên trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau. (CS11)

- Làm được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn (Đánh răng , rửa mặt, rửa tay).

- Biết giữ gìn sức khỏe, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

* Vận động

- Biết thực hiện các vận động: Đi kiễng gót , chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh , bò chui qua cổng, trèo lên xuống thang, bật nhảy về phía trước,bật tách khép chân.

- Thực hiện một số vận động khéo léo của bàn tay, bàn chân, biết chơi TCVĐ, TCDG.

 

doc71 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 3: Gia đình ngày 20 / 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH – 20/11.
(Thực hiện 4 tuần từ ngày 31/10/2016 đến ngày 25/11/2016)
I. MỤC TIÊU.
1.Phát triển thể chất.
* Dinh dưỡng và sức khỏe.
- Biết tên một số món ăn quen thuộc.(CS8) .
- Biết ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Biết gọi tên trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau. (CS11)
- Làm được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn (Đánh răng , rửa mặt, rửa tay).
- Biết giữ gìn sức khỏe, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
* Vận động
- Biết thực hiện các vận động: Đi kiễng gót , chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh , bò chui qua cổng, trèo lên xuống thang, bật nhảy về phía trước,bật tách khép chân. 
- Thực hiện một số vận động khéo léo của bàn tay, bàn chân, biết chơi TCVĐ, TCDG.
2. Phát triển nhận thức.
- Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
- Biết công việc của các thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố , mẹ.
- Nhu cầu của gia đình( Nhà ở, đồ dùng, nhu cầu ăn , ngủ, vui chơi, giải trí, dược quan tâm và chăm sóc lẫn nhau)
- Nhận ra đặc điểm nổi bật và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. (CS 17) 
- Chọn được và gọi tên đúng hình tròn , hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. (CS 15)
- Nhận biết điểm giống và khác nhau của một số đồ dùng trong gia đình.
- Biết tên, đặc điểm, chức năng, chất liệu và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi ở gia đình, phân loại đồ dùng trong gia đình theo 1-2 dấu hiệu cho trước.
- Biết nhận ra số lượng, chữ số và số thứ tự trong phạm vi 3.
- Biết xác định vị trí đồ vật so với bản thân .
- So sánh to – nhỏ, so sánh chiều cao của 2 đối tượng và nói được cao - thấp ( CS18). 
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Biết lắng nghe, đặt và trả lời các câu hỏi đơn giản. CS20.
- Thích nghe đọc thơ , kể chuyện,xem tranh ảnh về gia đình: Kể về sự kiện gia đình dựa theo câu hỏi gợi ý của cô.(CS21).
- Đọc một số bài thơ đã được nghe ( có nội dung về gia đình ) rõ ràng.
- Biết chào hỏi xưng hô lễ phép với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.(CS24).
- Nhận biết ký hiệu nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra vào.
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Biết yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
- Có một số kỹ năng ứng xử phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam ( lễ phép với người lớn, nhường nhịn em bé, yêu thương, quan tâm đến mọi người trong gia đình và người thân.)
- Nhận biết cảm xúc của người thân và thể hiện cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình (thông qua lời nói, cử chỉ, hành động ).
- Biết thực hiện một số quy tắc trong gia đình : tắt nước trước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Biết giữ gìn đồ dùng,đồ chơi của bản thân trong gia đình sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.(CS26). ..
5. Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh gia đình.
- Biết vẽ, nặn, xé, tô màu, dán, xếp hình về các đồ dùng, đồ chơi, các thành viên trong gia đình.
- Thích nghe hát vận động theo các bài hát, bản nhạc. (CS29). 
II. CÔNG TÁC KHÁC
STT
Nội dung
Kết quả
Thời gian hoàn thành
1
Tuyên truyền: 
100% phụ huynh học sinh tham gia.
2
Thao tác vệ sinh: Rèn thao tác “ Rửa mặt”.
Hằng ngày
3
Kỹ năng nội trợ: Tẽ ngô
15/ 26 trẻ thực hiện tốt.
Hằng ngày
4
Làm đồ dùng đồ chơi:
- Bàn ghế
- Cốc 
-Nồi
- 3 bộ
- 5 cái
- 5 cái
Tuần 1-4
5
Bồi dưỡng chuyên môn:
- Tham khảo tài liệu chương trình giáo dục mầm non mới.
- Tham khảo tài liệu “ Tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet.”
- Dự giờ đồng nghiệp: 2 giờ
- Tuần 2-3
IV. MẠNG NỘI DUNG
- Biết trong gia đình có những đồ dùng gì? Phương tiện đi lại của gia đình.
- Biết tên gọi , đặc điểm, công dụng của các đồ dùng trong gia đình.
- Cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.
- Biết họ tên và sở thích các thành viên trong gia đình : Bố, mẹ, ông , bà, anh chị em .
- Công việc của các thành viên trong gia đình.
- Biết họ hàng nội ngoại : Cô , dì, chú ,bác.
- Biết gia đình đông con, gia đình ít con.
Đồ dùng gia đình
Gia đình tôi
GIA ĐÌNH – 20/11
Ngày hội các thầy các cô
Ngôi nhà gia đình ở
- Biết địa chỉ của gia đình :Tên xóm, xã, huyện , tỉnh.
- Ngôi nhà là nơi gia đình cùng chung sống , Biết giữ gìn, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ như quét nhà, lau nhà
- Có nhiều kiểu nhà khác nhau như: Nhà sàn, nhà xây, nhà cấp 4, nhà cao tầng
- Những vật liệu làm nên ngôi nhà, đặc điểm của ngôi nhà.
- Một số nghề làm ra nhà: Kiến trúc sư, Thợ xây, thợ mộc
- Biết ngày 20/11 là ngày hội của các thầy cô giáo( Ngày nhà giáo Việt Nam)
- Biết ý nghĩa của ngày 20/11.
- Biết thể hiện tình cảm với các thầy cô giáo, tỏ lòng biết ơn thầy cô.
- Biết vâng lời cô giáo, ông bà, bố mẹ.
MẠNG HOẠT ĐỘNG.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH:
- TC về gia đình của bé
- TC về một số đồ dùng gia đình.
- TC về ngày 20/11.
TOÁN:
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2
- Nhận biết to- nhỏ.
- So sánh rộng hẹp
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 THỂ DỤC
 - Bò theo hướng dic dắc
 - Ném xa bằng 1 tay
 - Bật xa 20 – 25cm
 Dinh dưỡng
-Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm 
GIA ĐÌNH – 20/11
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH:
- Tô màu ngôi nhà , tô mạu bông hoa
ÂM NHẠC
- Cháu yêu bà
- Cả nhà thương nhau.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Yêu mến bố mẹ ,anh chị em ruột
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VĂN HỌC:
-Thơ: Yêu mẹ , thăm bà
- Truyện : Thỏ con không vâng lời , cô bé quàng khăn đỏ
-
 KẾ HOẠCH THÁNG 11 / 2016
Nội dung
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Đón trẻ
 - Trẻ hoạt động tự chọn
 -Nghe nhạc thiếu nhi
 - Trẻ biết sử dụng một số từ để chào lễ phép
Trò truyện sang
- TC về Gia đình bé, 
- TC về Ngôi nhà của bé
-TC về ngày 20/11
Hoạt động học
- KPKH : Trò chuyện về gia đình bé
- TOÁN : Đếm trong phạm vi 2
-VĂN HỌC : Thơ : Yêu mẹ
-ÂM NHẠC : Hát : Cháu yêu bà
 THỂ DỤC :
 Bò theo hướng díc dắc
- KPKH : Trò chuyện về một số đồ dùng gia đình
- TOÁN : Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2
-VĂN HỌC : Thỏ con không vâng lời
-TẠO HÌNH : Tô màu ngôi nhà 
THỂ DỤC
Ném xa bằng 1 tay
- PTTCKNXH: Yêu mến bố mẹ chị em ruột
- TOÁN : So sánh to nhỏ
-VĂN HỌC : Truyện : Cô bé quàng khăn đỏ
-ÂM NHẠC : Vỗ tay theo nhịp bài cả nhà thương nhau
 THỂ DỤC : 
Bật xa 20 – 25cm
- KPKH : Trò chuyện về ngày 20 / 11
- TOÁN : So sánh rộng hẹp
-VĂN HỌC : 
Thơ : Thăm nhà bà
-TẠO HÌNH 
Tô màu bông hoa
DINH DƯỠNG
Nhận biết và cách phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
Vệ sinh
- Biết lau mũi- Tự cởi giầy dép
- Đi vệ sinh đúng chỗ
Ăn trưa
- Không xúc cơm sang bát của bạn
- Nhặt cơm rơi vào đĩa
-Cất gọn bát, thìa sau khi ăn
- Kể tên các loại thức ăn hôm nay
-Ăn gọn gàng, ăn hết xuất
Ngủ trưa
Cho trẻ lên giường ngủ
 Đi vệ sinh trước và sau khi ngủ dậy
 Thích nghi với việc ngủ trưa ở lớp
Hoạt động chiều
 - Tô tập chủ dề
- Tô tập tạo hình
- Tô vở toán
- Tô sách vận động
- Nêu gương bé ngoan
- Tô tập chủ dề
- Tô tập tạo hình
- Tô vở toán
- Tô sách vận động
- Nêu gương bé ngoan
- Tô tập chủ dề
- Tô tập tạo hình
- Tô vở toán
- Tô sách vận động
- Nêu gương bé ngoan
- Tô tập chủ dề
- Tô tập tạo hình
- Tô vở toán
- Tô sách vận động
- Nêu gương bé ngoan
Vệ sinh trả trẻ
-Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ
-Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ
-Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ
-Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Tuần 1
Hoạt động học
Thứ 2
31/10/2016
KPKH
- TC về gia đình của bé.
Thứ 3
1/11/2016
- TOÁN
Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2
Thứ 4
2/11/2015
 VĂN HỌC
- Thơ: Yêu mẹ
Thứ 5
3/11/2016
-ÂM NHẠC
+ Hát: Cháu yêu bà.
+ Nghe hát: Cả nhà thương nhau 
+ TCÂN : Tai ai tinh
Thứ 6
4/11/2016
-THỂ DỤC
Bò theo hướng dích dắc
Hoạt động chiều
- Tô tập chủ dề
- Tô vở tạo hình
- Tô vở toán.
- Tô vở chủ đề
-Nêu gương bé ngoan
- Phát phiếu bé ngoan.
Điều chỉnh
Tuần 2
Thứ2
7/11/2016
Thứ 3
8/11/2016
Thứ 4
9/11/2016
Thứ 5
10/11/2016
Thứ 6
11/11/2016
Hoạt động học
-KPKH
+ Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình
- TOÁN
Đếm trên đới tượng trong phạm vi 2
 VĂN HỌC
Truyện : thỏ con không vâng lời
TẠO HÌNH
- Tô màu ngôi nhà.
THỂ DỤC
Ném xa bằng 1 tay
Hoạt động chiều
- Tô tập chủ dề
- Tô vở tạo hình
- Tô vở toán.
- Tô tập chủ đề
-Nêu gương bé ngoan
- Phát phiếu bé ngoan.
Điều chỉnh
Tuần 3
Thứ2
14/11/2016
Thứ 3
15/11/2016
Thứ 4
16/11/2016
Thứ 5
17/11/2016
Thứ 6
18/11/2016
Hoạt động học
KNTCXH
Yêu mến bố mẹ anh chị em ruột
- TOÁN
+ So sánh to nhỏ
 VĂN HỌC
Truyện : cô bé quàng khăn đỏ
ÂM NHẠC + Vân động: Cả nhà thương nhau
 + Nghe hát:Gia đình nhỏ hạnh phúc to
+ TCÂN: Ai nhanh nhất
-THỂ DỤC
Bật xa 20 – 25 cm
Hoạt động chiều
- Tô tập chủ dề
- Tô vở tạo hình
- Tô vở toán.
- Tô tập chủ đề
-Nêu gương bé ngoan
- Phát phiếu bé ngoan.
Điều chỉnh
Tuần 4
Thứ 2
21/11/2016
Thứ 3
22/11/2016
Thứ 4
23/11/2016
Thứ 5
24/11/2016
Thứ 6
25/11/2016
Hoạt động học
KPKH
+ TC về ngày 20/11.
- TOÁN
Nhận biết rộng hẹp
VĂN HỌC
- Thơ ; thăm nhà bà
TẠO HÌNH
- TH: Tô màu bông hoa
D D và SK
Nhận biết và cách phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
Hoạt động chiều
- tô tập chủ đề
- Tô tạo hình
- Tô vở toán
- Tô tập chủ đề
Nêu gương bé ngoan.
Điều chỉnh
 Ý kiến chuyên môn 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Xếp loại :...............
 Người duyệt kế hoạch Người lập kế hoạch
 Phó hiệu trưởng
 Linh Thị Thúy Hoàng Diệu Linh
 THAO TÁC VỆ SINH: RỬA MẶT.
I/ Mục đích – Yêu cầu	
* Kiến thức:
- Trẻ biết rửa mặt theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết rửa mặt để tránh được một số bệnh về da
- Biết thời điểm rửa mặt: Buổi sáng sau khi ngủ dậy, rửa mặt vào bất kỳ khi nào mặt bẩn.
* Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng rửa mặt theo đúng trình tự
* Thái độ:
- GD trẻ có thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày 
II/ Chuẩn bị
- Nước sạch, Khăn mặt, chậu đựng khăn bẩn.
- NDTH: Âm nhạc.
III/ Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô gọi trẻ lại gần cô: Hát múa “ Vì sao mèo rửa mặt ”
Chúng mình vừa hát bài hát về bộ phận gì trên cơ thể chúng mình?
Muốn cho khuôn mặt luôn sạch sẽ thì chúng mình phải làm gì?
- Bạn nào cho cô biết vì sao chúng mình phải rửa mặt?
- Chúng mình phải rửa mặt vào khi nào?
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách rửa mặt theo trình tự nhé!
* Hoạt động 2: Rửa mặt theo trình tự
Bước 1:
Trước khi rửa mặt chúng mình phải rửa tay sạch theo trình tự.
- Trải rộng khăn sạch đã vắt nước khô ra 2 lòng bàn tay. Rửa từng mắt: Rửa từ trong ra ngoài, rửa mí mắt trên, mí mắt dưới.
Bước 2:
Dịch khăn, lau mũi ( lau từ trên sống mũi xuống)
Bước 3:
Dịch khăn, lau miệng - cằm
Bước 4:
Dịch khăn, lau trán má trái, trán má phải.
Bước 5: 
- Gấp đôi khăn, lau gáy cổ trái, gáy cổ phải
Bước 6:
Gấp đôi khăn 1 lần nữa lau lỗ tai, vành tai ( phải, trái )
Bước 7:
Rũ khăn, vê 2 đầu góc khăn ngoáy 2 bên lỗ mũi
 (TH từng bên một). Khi rửa song để khăn gọn gàng vào chậu.
- Cô đã thực hiện song rồi, các con có nhận xét gì khi cô rửa mặt song ?
- Cô rử lần lượt cho trẻ!
* GD trẻ: Các con ạ! hàng ngày để có khuôn mặt sạch đẹp, thơm tho và cơ thể khoẻ mạnh thì chúng mình phải rửa tay, rửa mặt đúng thao tác, đúng thời điểm và biết giữ gìn vệ sinh cho cơ thể nhé!
- Cô tuyên dương trẻ bằng 1 tràng vỗ tay to./. 
- Trẻ hát múa cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát cô thực hiện
- Trẻ chú ý quan sát cô thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe và tiếp thu ý kiến
- Trẻ vỗ tay.
Thứ 2. Ngày 31/10/2016
 A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH:
 - Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, niềm nở 
 *Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình :
- Các con hãy kể về các thành viên trong GĐ của mình cho cô và các bạn nghe nào? 
- Nhà con có những ai? Có tất cả là bao nhiêu người ?
- Bố con tên là gì? Mẹ con tên là gì ?
- Mọi người trong gia đình sống với nhau như thế nào ?.....
 - Điểm danh
B. HOẠT ĐỘNG HỌC
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
 KPKH : Trò chuyện về gia đình bé
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết kể về gia đình mình: gia đình có những ai, gia đình gồm mấy người? là những ai.
- Công việc của từng người, nghề nghiệp chính của từng người.
* Kỹ năng:
 - Rèn khẳ năng làm việc theo nhóm
- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, nói đủ câu..
* Thái độ: 
- Trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ người lớn và những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bi:
- Tranh gia đình của bé
- NDKH: Âm nhạc , toán
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện gây hứng thú
- Cô và trẻ hát : Cả nhà thương nhau
- Cho trẻ đi tham quan gia đình nhà bạn Nam và trò chuyện về các thành viên trong gia đình nhà bạn Nam
2. Nội dung
 Hoạt động 1 : Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé
- Các con hãy kể về gia đình của mình cho cô và các bạn cùng nghe nhé !
+ Gia đình con có những ai ? Có tất cả bao nhiêu người cùng chung sống trong một gia đình ?
+ Gia đình con là gia đình đông con hay gia đình ít con ?
+ Bố con tên là gì ? Mẹ con tên là gì ?
+ Bố ( mẹ ) con làm nghề gì ? ở đâu ? ....
+ Số điện thoại của gia đình con như thế nào ?
+ Còn công việc của các con bây giờ là gì?
- Ước mơ của con sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì ? Tại sao ?
- Các thành viên trong gia đình sống với nhau phải như thế nào ?
- GD trẻ về cách sống trong gia đình : phải đoàn kết , yêu thương chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.....
* Hoạt động 2 : Trò chơi Tìm người thân
- Cách chơi : Mỗi bạn 1 đồ chơi có mầu sắc khác nhau. vừa đi vừa hát, khi cô nói Tìm người thân thì bạn nào có đồ chơi nhau về mầu sắc thì chạy nhanh lại với nhau thành một nhóm.
- Luật chơi : Bạn nào nhầm phải nhảy lò cò hoặc hát một bài.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét 
- Trẻ hát
- Trò chuyện về GĐ bạn Nam 
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ đọc sđt nhà mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói lên ước mơ của mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát
Hoạt động chiều : Hoạt động với vở chủ đề
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết trong tranh vẽ về gì và biết làm đúng theo yêu cầu của cô đưa ra trong bài tập chủ đề
2. Kĩ năng
 - Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 - Phát triển tư duy ghi nhớ cho trẻ
 - Rèn kĩ năng cầm bút
3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ giữ gìn sách vở
II.CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô: Sách chủ đề
ĐD của trẻ : Sách chủ đề
Địa điểm : trong lớp.
NDTH: Âm nhạc.
III.CÁCH TIẾN HÀNH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định tổ chức gây hứng thú
-Cho trẻ ngồi hình chữ U
-Cho cả lớp hát bài hát “Că nhà thương nhau”
Trò chuyện về bài hát
Nội dung
*Phát sách và trò chuện về bài
-Trẻ giở bài cô yêu cầu
-Trò chuyện về bài 
*Hướng dẫn trẻ thực hiện bài
Cô nhắc trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi
*Trẻ thực hiện 	
-Cô bao quát quan sát và giúp đỡ trẻ và hướng dẫn trẻ làm bài
 3. Kết thúc
Trẻ hát
Trẻ thực hiện
*Tình trạng của học sinh.
..
*Thái độ	
.
 * Kiến thứ kỹ năng
* Tồn tại
..
Thứ 3 . Ngày 1/11/2016
 A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH:
- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, niềm nở
- Điểm danh
B. HOẠT ĐỘNG HỌC 
 Lĩnh vực PT nhận thức
 Toán : Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức
- Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 2 đối tượng.
Kỹ năng
- Rèn cho trẻ một số thao tác sắp xếp đối tượng và cách đếm đối tượng.
- Thông qua các trò chơi trẻ nhận biết được các nhóm có 2 đối tượng, nhận biết số 2.
- 90% - 95% trẻ nắm được bài và thực hiện đúng yêu cầu của cô.
Giáo dục
- Trẻ hào hứng học môn làm quen với toán.
- Trẻ thích đi học..
II. Chuẩn bị
- Lô tô
- Lô tô 
- tích hợp: Môi trường xung quanh, âm nhạc.
III. Tiến hành
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện – gây hứng thú
- Trẻ hát bài “ Cá vàng bơi ”
+ Hôm nay cô cháu mình cùng thăm quan nhà của bạn Hà Anh nhé .
2. Hoạt động 2: Nội dung
a. Ôn trong phạm vi số lượng 1
- Các con ơi đã đến nhà bạn Hà Anh rồi đấy,các con thấy nhà bạn có những đồ dung gì? ?
+ Có mấy cây cảnh? ( trẻ cùng đếm)
+ Có mấy con gà? ( trẻ cùng đếm)
+ Tương tự cô hỏi trẻ và đếm các đồ vật khác
- Để các con vật nhanh lớn chúng mình phải làm gì ?
- Đã đến giờ chúng mình phải về lớp rồi gia đình bạ Hà Anh tặng chúng mình rổ quà các con lấy rổ quà về chỗ ngồi nào .
b. Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 3
- Các con cùng nhìn xem các gia đình bạn gửi tặng cô rổ quà gì đây ?
- Chúng mình cùng xem cô xếp các bạn mèo ra nhé
- Co đếm mèo . 
- Trẻ xếp mèo ra và đếm
- Tặng cho mỗi bạn mèo 1 bông hoa 
- Trẻ đếm hoa . cả lớp đếm . tổ đếm , cá nhân đếm
3 Luyện tập củng cố:
* Trò chơi tìm đúng nhà
: Cô nói cách chơi- luật chơi.
4. Kết thúc:
- Hát “ Cháu yêu bà”
- Trẻ lại gần cô và hát theo bài hát . 
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi tham quan
- Trẻ đếm 
- Trẻ trả lời
-
- Trẻ chơi
Hoạt động chiều : Tô vở tạo hình
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết trong tranh vẽ về gì và biết làm đúng theo yêu cầu của cô đưa ra trong vở tạo hình
2. Kĩ năng
 - Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 - Phát triển tư duy ghi nhớ cho trẻ
 - Rèn kĩ năng cầm bút
3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ giữ gìn sách vở
II.CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô: Sách tạo hình
ĐD của trẻ : Sách tạo hình
Địa điểm : trong lớp.
NDTH: Âm nhạc. 
III.CÁCH TIẾN HÀNH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định tổ chức gây hứng thú
-Cho trẻ ngồi hình chữ U
-Cho cả lớp hát bài hát “Că nhà thương nhau”
Trò chuyện về bài hát
Nội dung
*Phát sách và trò chuện về bài
-Trẻ giở bài cô yêu cầu
-Trò chuyện về bài 
*Hướng dẫn trẻ thực hiện bài
Cô nhắc trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi
*Trẻ thực hiện 	
-Cô bao quát quan sát và giúp đỡ trẻ và hướng dẫn trẻ làm bài
 3. Kết thúc
Trẻ hát
Trẻ thực hiện
 Đánh giá hằng ngày
*Tình trạng của học sinh.
..
*Thái độ	
.
 * Kiến thứ kỹ năng
* Tồn tại
..
Thứ 4 . Ngày 2/11/2016
 A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH:
- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, niềm nở
- Điểm danh
B. HOẠT ĐỘNG HỌC 
 Lĩnh vực PT ngôn ngữ
 Văn học : Thơ : yêu mẹ
 I Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu của bài thơ.
- Biết thẻ hiện tình cảm của mình qua nhịp điệu bài thơ.
- Biết trả lời và bộc lộ cảm xúc cá nhân 1 cách chân thực, hồn nhiên qua cách đọc thơ
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và rõ ràng mạch lạc.
- Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tưởng tượng
3. Thái độ:
- Trẻ yêu quí gia đình mình
II. Chuẩn bị
- Máy tính
- Tranh gia đình
III Tiến hành 
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức – gây hứng thú
- Hát : Cả nhà thương nhau
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tre đoc thơ : Yêu mẹ
+ Đọc diễn cảm
- Bạn nào đã thược bài thơ yêu mẹ đọc cho cô và các bạn cùng nghe
- Cô thấy chúng mình đã thuộc bài thơ nhưng mà chúng mình đọc chưa diễn cảm. Chúng mình cùng nghe cô đọc lại nhé
- Cô đọc diễn cảm
+Đàm thoại 
Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
Bài thơ nói về ai?
GD: ngoan nghe lời bố mẹ.
+ Trẻ đọc
Cả lớp đọc ( 2 – 3 lần )
Tổ , nhóm đọc
Cá nhân đọc
Cô động viên khuyến khích trẻ đọc
Cô và trẻ cùng đọc
Hoạt động 2: Tìm người thân
Cho trẻ chơi 2-3 lần
Cô động viên khk trẻ chơi
Kết thúc
Trẻ hát
Trẻ đọc
- Trẻ đọc
- Trẻ chơi
 Hoạt động chiều : Hoạt động với vở toán
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết trong tranh vẽ về gì và biết làm đúng theo yêu cầu của cô đưa ra trong vở toán
2. Kĩ năng
 - Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 - Phát triển tư duy ghi nhớ cho trẻ
 - Rèn kĩ năng cầm bút
3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ giữ gìn sách vở
II.CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô: Sách chủ toán 
ĐD của trẻ : Sách toán
Địa điểm : trong lớp.
NDTH: Âm nhạc.
III.CÁCH TIẾN HÀNH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT Đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_gia_dinh.doc