Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 4: Nghề nghiệp. Chủ đề nhánh 1: Nghề sản xuất - Năm học 2021-2022

- Trẻ thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài tập thể dục

 - Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp

- Trẻ biết trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất(C1 – CS4)

- Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống:

 

docx60 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 4: Nghề nghiệp. Chủ đề nhánh 1: Nghề sản xuất - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 4: NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện 4 tuần:( từ ngày 29/11 - 24 /12/2021)
 Nhánh 1: Nghề sản xuất(từ ngày 29/11 - 3/12/2021)
 Nhánh 2: Nghề xây dựng(từ 6/12 - 10/12/2021)
 Nhánh 3: Nghề chăm sóc sức khỏe (từ ngày 13/12 - 17/12 /2021)
 Nhánh 4: Nghề quen thuộc địa phương (từ ngày 20/12 - 24/12/2021)
I. Mục tiêu, nội dung của chủ đề:
TTMT
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
a) Phát triển vận động
MT 1
- Trẻ thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài tập thể dục
- Tập các động tác.
 Hô hấp, tay, chân, bụng, bật
- Thể dục sáng.
- Hoạt động học
MT2
 - Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp
+ Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
+ Ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 18m.
+ Bò zích zắc qua 7 điểm.
- Hoạt động học
+ Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
+ Ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 18m.
+ Bò zích zắc qua 7 điểm.
MT3
- Trẻ biết trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất(C1 – CS4)
+ Trèo lên xuống thang. Tung và bắt bóng.
- Hoạt động học
+ Trèo lên xuống thang. Tung và bắt bóng.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
MT4
- Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: 
+ Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn
+ Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
+ Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường.
- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
- Hoạt động giờ ăn
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
2. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
MT5
- Trẻ có thể đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
+ Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 7. Nhận biết số 7.
- Hoạt động học
+ Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 7. Nhận biết số 7.
MT6
- Trẻ biết so sánh số lượng của 2 đến 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất ít hơn, ít nhất.
+ Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7.
- Hoạt động học
+ Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7.
MT7
- Trẻ sử dụng một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
+ Dạy trẻ thao tác đo độ dài một đối tượng.
- Hoạt động học
+ Dạy trẻ thao tác đo độ dài một đối tượng
- Chơi, hoạt động theo ý thích
3. Khám phá xã hội
MT8
Trẻ kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống (C21.CS98).
- Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi.
MT9
- Trẻ biết nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
- Công cụ, sản phẩm,các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Hoạt động học
+ Tìm hiểu về nghề nông.
+ Tìm hiểu về nghề xây dựng.
+ Tìm hiểu về nghề y
+ Tìm hiểu về nghề may.
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Nghe hiểu lời nói.
MT10
Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi (C14.CS63).
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp
- Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa
Hoạt động học
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp
- Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa
Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày
MT11
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nói được tên, hành động của nhân vật, tình huống trong câu chuyện
- Kể lại nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe.
- Nói tính cách nhân vật, đánh giá được hành động
- Hoạt động học:
+ Truyện: Bác sĩ kim.
MT12
- Trẻ nhận dạng được các chữ cái u,ư,i,t,c(C19 – CS91)  
- Nhận dạng các chữ cái và phát âm đúng các âm đó.
- Hoạt động học 
- Làm quen chữ cái: u, ư.
- Làm quen chữ cái: i, t, c.
MT13
- Trẻ thực hiện tô đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình.
- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên mình
- Hướng viết các nét chữ
- Hoạt động học
- Tập tô u, ư.
- Chơi, hoạt động theo ý thích
3. Làm quen với việc đọc và viết.
MT14
- Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường: Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra, vào, cấm lửa, biển báo giao thông
- Nhận biết được các ký hiệu về đồ dựng của trẻ như: khăn mặt, tủ đựng quần áo,
- Biết được kí hiệu về thời tiết,
- Nhận biết được ý nghĩa của các ký hiệu quen thuộc trong cuộc sống (Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra, vào, cấm lửa, bảng hiệu giao thông, quảng cáo, chữ viết, cấm hút thuốc, cột xăng...).
- Nhận biết được các nhãn hàng hóa.
- Chơi, hoạt động góc 
- Mọi lúc, mọi nơi
- Hoạt động học; mọi lúc mọi nơi.
- Hoạt động ngoài trời
- Chơi, hoạt động theo ý thích
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
MT15
- Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ (C9 – CS36)
+ Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. 
- Mọi lúc, mọi nơi.
MT16
-Trẻ biết vâng lời, lễ phép, cư xử đúng mực với những người lớn: Biết chào hỏi cô giáo khi đến lớp, chào hỏi  các cô chú trong trường, lễ phép với ông bà, cha mẹ, biết cảm ơn, xin lỗi
+ Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự: Chế độ sinh hoạt hàng ngày.
- Mọi lúc, mọi nơi.
MT17
- Trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
- Mọi lúc, mọi nơi
V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
2. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé dán, xếp hình)
MT
18
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ
- Hát các bài hát theo chủ đề và các bài hát trong chương trình giáo dục mầm non
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát
- Hoạt động học
+ Cháu yêu cô chú công nhân.
+ Lớn lên cháu láy máy cày
MT
19
- Trẻ biết thực hiện vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát, bản nhạc, với các hình thức (Vỗ tay theo các loại tiết tấu múa)
+ Vận động (vỗ tay, lắc lư...) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc
- Hoạt động học
+ VĐTTC: Cháu yêu cô chú công nhân
- Chơi, hoạt động theo ý thích
MT
20
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, để tạo thành bức tranh có mầu sắc hài hòa, bố cục cân đối
+ Biết phối hợp các kỹ năng vẽ, để tạo thành bức tranh đẹp, mầu sắc hài hòa, cân đối.
- Hoạt động học.
- Vẽ sản phẩm của nghề may.
- Vẽ đồ dùng, dụng cụ của nghề y.
3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
MT
21
- Trẻ biết dán các hình Vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn (C2 – CS8)  
- Bôi hồ đều
- Các chi tiết không chồng lên nhau.
- Dán hình vào bức tranh phẳng phiu.
- Hoạt động học.
-Xé, dán dụng cụ nghề xây dựng.
MT
22
- Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
. - Trẻ biết sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm- Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối 
- Hoạt động học.
- Nặn dụng cụ của nghề sản xuất.
MT
23
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ
- Hát các bài hát theo chủ đề và các bài hát trong chương trình giáo dục mầm non
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát
- Hoạt động học
+ Cháu yêu cô chú công nhân.
+ Lớn lên cháu láy máy cày
MT
24
- Trẻ biết thực hiện vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát, bản nhạc, với các hình thức (Vỗ tay theo các loại tiết tấu múa)
+ Vận động (vỗ tay, lắc lư...) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc
- Hoạt động học
+ VĐTTC: Cháu yêu cô chú công nhân
- Chơi, hoạt động theo ý thích
II. Chuẩn bị 
- Một số hình ảnh, và đồ dùng, sản phảm của các nghành nghề trong xã hội, Đĩa nhạc những bài hát về nghành nghề
+ Tranh truyện: Sự tích quả dưa hấu
- Dụng cụ gõ đệm. Bóng, ghế thể dục.Giấy vẽ, bút màu. Đồ dùng học toán số lượng 7, thẻ số từ 1 – 7 
- Các đồ dùng, trang phục, sản phẩm nghề.
- Giấy vẽ, bút màu
- Bộ đồ dung học toán
III. Mở chủ đề
 - Hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
 - Các cháu có biết trong bài hát nói đến ai không?
 - Các cháu còn biết thêm nghề gì nữa không?
- Vậy cô cháu ta cùng nhau tìm hiểu xem có bao nhiêu nghề trong xã hội 
- Cô giúp cháu biết được những hoạt động chính, công cụ và sản phẩm của một số nghề gần gũi và phổ biến: Giáo viên, bác sĩ, công nhân, nông dân, và một số nghề ở địa phương.
- Trong xã hội có nhiều ngành nghề khác nhau. Lợi ích của các ngành nghề phục vụ cho đời sống con người.
- Biết phân loại so sánh đồ dùng, sản phẩm theo nghề (số lượng, chất liệu hình dáng).
- Minh họa một số nghề thông thạo qua tạo hình, hát thơ, truyện, kể chuyện đồng dao, ca dao.
- Đóng vai thể hiện cử chỉ thái độ, hàng động và giao tiếp của một số nghề khác nhau.
- Tô vẽ, kể chuyện về một số ngành nghề
- Quí trọng người lao động.
- Giữ gìn tôn trọng thành quả (sản phẩm) lao động.
- Ước mơ trở thành nghề nào đó.
TUẦN 11:
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: NGHỀ SẢN XUẤT
Thời gian thực hiện: Từ ngày 29/11 - 3/12/2021
I. MỤC ĐÍCH:
- Trẻ biết: Thợ mộc, thợ xây, thợ may, nông dân.là những người làm nghề sản xuất phục vụ cho cuộc sống của mọi người.
- Trẻ biết nghề sản xuất làm ra một số sản phẩm trong xã hội, phục vụ cho cuộc sống của mọi người.
- Biết công nhân làm việc trong nhà máy, nông dân làm việc trên đồng ruộng
- Biết tên gọi, dụng cụ, sản phẩm của nghề.
- Trong mỗi nghề có nhiều công việc khác nhau.
- Nơi làm việc của một số nghề.
- Mối quan hệ của nghề này với nghề khác.
- Biết minh hoạ một số nghề quen thuộc qua hoạt động tạo hình, múa, đọc thơ, kể chuyện
- So sánh, phân biệt một số điểm giống và khác nhau trong công việc, hoạt động, dụng cụ hoặc trang phục của những người làm trong nghề.
- Quý trọng người lao động, quý trọng các sản phẩm, giữ gìn và tiết kiệm khi sử dụng. 
- Biết vệ sinh thân thể sạch sẽ, Biết rửa tay đúng cách, biết đeo khẩu trang đúng cách để phòng chống dịch bệnh Covid- 19.
- Phân biệt được một số hành vi đúng – sai khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
- Tranh nghề: Xây dựng, mộc, may, nôngvà đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề.
- Các loại sách báo tạp chí cũ.
- Bài thơ, câu chuyện, bài hát về chủ đề.
- Đồ dùng học toán
- Tranh mẫu, trang trí hình tròn.
- Đồ dùng, đồ chơi các góc.
2. Trang trí nhóm lớp và bố trí góc chơi
- Cô dùng tranh ảnh về chủ đề để dán ở bảng chủ đề và dán xung quanh lớp
- Dán ảnh của trẻ ở các góc chơi
- Bổ xung thêm các đồ chơi liên quan đến chủ đề để ở các góc.
- Thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trong tuần
III. KẾ HOẠCH TUẦN
Ngày
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, cất dọn đồ dùng cá nhân, điểm danh trẻ đến lớp.
- Trò chuyện về các nghề sản xuất: Thêu ren, may, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, để trẻ biết được sản phẩm, dụng cụ của các nghề đó.
- Trò chuyện về vai trò của nghề sản xuất đối với đời sống con người.
- Về công việc của người thân trong gia đình.
Thể dục sáng
1. Mục đích:
- Trẻ tập các động tác đều, thành thạo các động tác thể dục
- Rèn kỹ năng quan sát chú ý.
- Giáo dục trẻ luyện tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, trẻ khoẻ mạnh.
3. Tiến hành:
* Khởi động
- Trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn xen kẽ các kiểu chân. Chuyển đội hình 3 hàng ngang
* Trọng động
- BTPTC: 
Hô hấp: máy bay ù ù
Tay: 2 tay đưa ngang lên cao
Chân: Ngồi khuỵu gối( Tay đưa cao ra phía trước)
Bụng: 2 tay song song gập người
Bật: Bật tại chỗ
( Mỗi động tác tập 2 lần x 8 nhịp )
* TC: Kéo co
+ Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân
Hoạt động học
PTNT
PTTC
PTTM
PTNN
PTNT
KPXH
Thể dục
Tạo hình
LQCC
Toán
 Tìm hiểu về nghề nông
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
TC: Ai nhanh hơn
- Nặn dụng cụ của nghề sản xuất.
Làm quen chữ cái u, ư
- Dạy trẻ đo đối tượng bằng 1 thước đo
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ
Quan sát. Khung cảnh quanh trường 
- TCVĐ: Gieo hạt
HĐCMĐ Quan sát: Cây nhãn
TCVĐ: Kéo co
 HĐCMĐ Quan sát
.Làm thí nghiệm về không khí
- TCVĐ: Chuyền bóng
 HĐCMĐ Quan sát
. Thí nghiệm về Các lớp chất lỏng
 - TCVĐ: Thi đi nhanh
HĐCMĐ
Quan sát. Vườn rau của trường
-TCVĐ: Tung bóng.
- Chơi theo ý thích. Cát, nước, lá, hột hạt,..
Hoạt động góc
1. Góc phân vai: Gia đình, cô giáo, bác cấp dưỡng, bán hàng, bác sĩ.
* Mục đích
- Trẻ biết chơi vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi
- Biết tự thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung. Tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã lựa chọn: Biết chăm sóc con, đưa con đi học
* Chuẩn bị
- Búp bê các nghề
- Quần áo, đồ dùng 1 số nghề
- Đồ chơi bán hàng, đồ chơi bác sỹ
- Một số phong bì thư
- Dụng cụ lao động chính của 1 số nghề khác
* Cách chơi.
- Chơi phân vai theo 1 số nghề khác nhau
 2. Góc xây dựng: Doanh trai quân đội
* Mục đích
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình
- Xây dựng doanh trại cùng các chú bộ đội
* Chuẩn bị
- Các loại vật liệu xây dựng: Cây, que, các loại hình khối bằng nhựa, gỗ, thân cỏ, hàng rào.
- Sưu tầm tranh ảnh về nghề
* Cách chơi.
- Xây dựng, lắp ghép cầu.
- Làm lan can cầu.
3. Góc nghệ thuật: + Ca hát các bài hát về các nghề.
 + Vẽ, xé dán về nghề.
 * Mục đích
- Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán các dụng cụ lao động của nghề sản xuất.
- Nghe nhạc và hát các bài hát về nghề
* Chuẩn bị
- Giấy trắng, giấy màu, bút màu, đất nặn.
- Tranh vẽ để trẻ tô màu
- Các loại lá cây, mút, xốp
- Băng nhạc, bài thơ, bài hát về nghề
* Cách chơi.
- Tô vẽ, dán dụng cụ , gấp 1 số dụng cụ lao động chính của nghề sản xuất.
- Hát múa, đọc thơ, đọc các bài ca dao 
 4. Góc sách truyện: Xem sách, truyện về các hoạt động của các nghề trong xã hội
* Mục đích
- Trẻ xem và hiểu được nội dung của các bức tranh
- Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn
* Chuẩn bị
- Lô tô, đômino về các nghề 
- Sách, tranh ảnh có nội dung về các hoạt động của các nghề
* Cách chơi.
- Chơi lô tô, đomino
- Phân biệt các khối hình qua trò chơi
- Xem tranh ảnh về các nghề trong xã hội.
 5.Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, gấp thuyền, tưới cây
* Yêu cầu
- Trẻ biết chăm sóc cây cối trong thiên nhiên
* Chuẩn bị
- Cát, nước, đất nặn, mẩu gỗ
- Các loại rau củ, hạt rau
- Giấy để trẻ gấp thuyền
* Cách chơi.
- Chơi với cát, đào ao thả cá, đắp nhà.
- Thả thuyền, gỗ, đất nặn vào nước xem cái gì nổi, cái gì chìm, tự rút ra nhận xét.
- Gieo các loại hạt, theo dõi sự phát triển của chúng.
- Quan sát các loại cây xanh, hoa có trong trường. Nhận xét về các loại cây, hoa, mùi thơm, hình dáng.
Hoạt động chiều
- Bài học rửa tay bằng xà phòng.
- Vui chơi tự chọn theo góc
- Ôn chữ cái đã học
- Trò chơi dân gian nu na nu nống 
- Vẽ theo ý thích.
- Chơi tự chọn
- Bé tập làm nội trợ: Pha bột đậu
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Trẻ chơi ở các góc
- Nêu gương cuối tuần
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2021
I.Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh.
II. Hoạt động học.
	Lĩnh vực phát triển nhận thức
Bài dạy: KPXH: Tìm hiểu về nghề nông
1.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được sản phẩm làm ra từ nghề nông
- Trẻ biết được công việc của nghề nông, và biết được một số đồ dùng  của nghề nông
2. Kỹ năng:
-Phát triển kĩ năng nhận biết của trẻ, thông qua việc đàm thoại với trẻ.
Quan sát, đàm thoại, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, chú ý,
3.Thái độ: 
 - Giáo dục trẻ. Biết ơn, kính trọng các cô các bác nông dân.
-Trẻ biết yêu nghề nông, biết yêu quý người làm ra sản phẩm nghề nông.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh 1: sự phát triển của cây lúa ( từ khi reo lúa thành mạ, đến khi bông lúa chín)
-Tranh 2: cây ngô (từ khi thành cây bắp đến khi thành quả )
- Tranh 3: cây đậu xanh (từ khi nảy mầm đến khi thành hạt)
 - Một số dụng cụ sản phẩm của nghề nông: Cuốc, liềm ,sẻng,...
 - Video một số công việc của bác nông dân.
 - Tranh lô tô cho trẻ chơi.
3. Tiến hành
DKHoạt động của cô
DKHoạt động của trẻ
DKTG
a.Ổn định tổ chức, gây hứng thú 
1 . Trò chuyện 
- Cô cùng trẻ đọc thơ ‘Đi bừa’
-Các con vừa đọc bài thơ nói về ai ?
-Mẹ dậy sơm để làm gì ?
-Bạn nào có thể kể những công việc mà mẹ đã làm trong bài thơ ?
-Vậy các con có biết công việc của mẹ đang làm đó là công việc của những người làm gì không ?
-Bố mẹ các con làm nghề gì ?
-Các con ạ trong xã hội có rất nhiều ngành nghề đấy (cô đưa tranh tổng hợp về các nghề) cùng đàm thoại với trẻ.
-Và hôm nay để biết được công lao của các bác nông dân đã vất vả làm ra những thức ăn hàng ngày cho chúng ta ăn như thế nào cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về nghề nông nhé !
b. Nội dung
* Quan sát và đàm thoại 
+ Cô đưa tranh cây lúa :
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-A đây là cây lúa cây lương thực chính của nghề nông đấy các con ạ !
-Các con có biết cây lúa cho ra sản phẩm gì không ?
-Cây lúa cho hạt lúa, vậy hạt lúa để làm gì các con ?
-Hạt lúa để xay ra thành gạo để chúng ta ăn hàng ngày đúng không nào ?
-Hạt gạo ngoài nấu ra thành cơm hạt gạo còn dùng để làm gì nữa ? để làm bún , phở và làm ra các loại bánh nữa.
+ Cô đưa tranh cây bắp ngô.
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-Đúng rồi cây ngô cũng là cây lương thực quý của nghề nông đấy
-Vậy cây ngô cho ra sản phẩm gì ? cây ngô cho ra bắp ngô và bắp ngô cho ra nhiều hạt.
-Thế các con có biết ngô để làm gì không ?
-Ngô dùng để nấu nướng, rang ăn, làm kẹo bánh bắp, bung bắp..
-Ngoài ra ngô còn dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm nữa đấy các con ạ.
+ cô đưa tranh cây đậu xanh
-Các con nhìn xem đây là cây gì ? à đây là cây đậu xanh cũng là một cây lương thực quý của nghề nông đấy.
-Các con có biết cây đậu cho ra sản phẩm gì không ?
-Cây đậu cho ra hạt đậu, hạt đậu dùng để làm gì ?
-Hạt đậu dùng để nấu cháo, nấu chè, hoặc làm bánh nữa đấy.
-Các con có biết không cây lúa, bắp, đậu, đều là những cây lương thực quý của nghề nông. Các cô, các bác nông dân đã phảỉ vất vả mới làm ra. Ngoài ra các bác còn làm ra được rât nhiều những sản phẩm khác như: khoai, sắn,..... cũng là những cây lương thực đấy.
-Gd :Các con phải kính trọng và biết ơn cô bác nông dân và biết quý trọng những sản phẩm mà cô bác nông dân đã làm ra nhé.
-Vậy để làm ra được những sản phẩm đó bác nông dân đã phải làm những công việc gì?
+ Cô cho trẻ xem video về công việc của các bác nông dân
-Cùng trò chuyện về công việc của các cô cá bác nông dân.
-Các bác nông dân đã làm những công việc như cày, cấy, cuốc để làm ra những sản phẩm. Do vậy các con phải yêu quý các bác nông dân và công việc của nghề nông nhé!
-Vậy khi cuốc cày các bác cần nhũng đồ dùng gì để làm?
+ Cô đưa một số dụng cụ nghề nông
-Trò chuyện về các dụng cụ của nghề nông. Đây là dụng cụ nghề nông các con phải biết giữ gìn, nhà bạn nào có đồ dùng không được lôi kéo, chơi và phải biết bảo vệ đồ dùng.
* Luyện Tập
- Trò chơi1:
+ Cá nhân :
-Cô mời 2-3 trẻ lên lấy tranh theo yêu cầu của cô và nói được sản phẩm và công việc của nghề nông
- Cả lớp : cả lớp sẽ cùng chơi với cô 1 trò chơi nhé đó là trò chơi “ chọn đồ dùng nghề nông”
-Khi cô nói tên đồ dùng nào cả lớp giơ và đọc đúng tên đồ dùng đó xếp ra trước mặt
-Lần 2 cô giơ đồ dùng trẻ lấy đọc tên và cất vào rổ
- Trò chơi 2:“Chuyển hàng về kho”
+Cô chuẩn bị bao lúa và đường hẹp
+LC : không được nhẫm vào đường hẹp.
+ CC : chia làm 2 đội chơi 2 đội sẽ thia đua giúp bác nông dân chuyển lúa về kho. Khi chuyển lúa phải đi theo đường hẹp đầu đội bao lúa. Yêu cầu không được nhẫm vào đường hẹp , đội nào nhầm vào đường hẹp thì bao lúa đó không được tính. Đội nào chuyển được nhiều lúa hơn đội đó sẽ thắng.
+Cô tổ chức cho trẻ chơi
-Kết thúc cô nhận xét và đếm số lượng bao lúa.
- Cô nhận xét.
c: Kết thúc.
- Hát “Bác nông dân” đi ra.
-Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ trả lời
Trẻ kể
-Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý.
-Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát 
- trẻ trò chuện cùng cô
-Trẻ lên lấy theo

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_4_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_1_n.docx
Giáo Án Liên Quan