Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 7: Tết - Mùa xuân

CHỦ ĐỀ 7: TẾT - MÙA XUÂN

THỰC HIỆN 2 TUẦN: TỪ 28/01 ĐẾN 15/02/2019

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: TỪ 28/01 ĐẾN 01/02/2019

1. Đón trẻ, điểm danh: (Cô Thảo + Cô Xinh)

- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, gần gũi với trẻ, tạo tâm thế vui vẻ cho trẻ khi tới lớp.

- Nhắc trẻ thay dép và cất đồ dùng vào nơi quy định.

- Cô cho trẻ ngồi theo hình chữ U. Cô cho trẻ hát 1 bài trong chủ đề "Tết nguyên đán" sau đó cô điểm danh và báo ăn cho trẻ .

2. Thể dục sáng: (Cô Thảo + Cô Xinh)

 

doc24 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 7: Tết - Mùa xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 7: TẾT - MÙA XUÂN
THỰC HIỆN 2 TUẦN: TỪ 28/01 ĐẾN 15/02/2019
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: TỪ 28/01 ĐẾN 01/02/2019
1. Đón trẻ, điểm danh: (Cô Thảo + Cô Xinh)
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, gần gũi với trẻ, tạo tâm thế vui vẻ cho trẻ khi tới lớp. 
- Nhắc trẻ thay dép và cất đồ dùng vào nơi quy định.
- Cô cho trẻ ngồi theo hình chữ U. Cô cho trẻ hát 1 bài trong chủ đề "Tết nguyên đán" sau đó cô điểm danh và báo ăn cho trẻ .
2. Thể dục sáng: (Cô Thảo + Cô Xinh)
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn các hoạt động
Lưu ý
Thể dục sáng.
* Thứ 2, 4, 6:
 Động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp
* Thứ 3, 5:
 Lời ca bài "Mùa xuân đến rồi". 
Thứ 6 tập với vòng
- Biết dãn cách hàng đều nhau.
- Trẻ tập đều và đúng động tác theo cô.
- Không làm rơi vòng
- Sân tập rộng.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
1. Khởi động: Đi theo trống ra sân đứng dậm chân tai chỗ
xếp thành 4 hàng dọc
2. Trọng động:
* BTPTC
+ Hô hấp: Thổi bóng
+ Tay: Đưa 2 tay dang ngang, ra phía trước.
+ Chân: Khụy gối
+ Bụng (lườn): Nghiêng người sang 2 bên
+ Bật: Bật chân trước, chân sau
* Trò chơi: "Gieo hạt"
3. Hồi tĩnh:
 Đi nhẹ nhàng vào lớp.
3. Hoạt động học
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTVĐ
VĐCB: Đi theo đường hẹp-trèo lên ghế thể dục.
TCVĐ: Chuyền bóng
LQVT
1 và nhiều
HĐ Tạo hình
Vẽ, tô màu bánh trưng
LQVTP Văn học
Thơ: Cây đào
HĐ Âm nhạc
Hát + VĐ: Sắp đến tết rồi
NH: Mùa Xuân ơi
TCAN: Ai đoán giỏi
4. Hoạt động vui chơi: (Cô Thảo + Cô Xinh)
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn các hoạt động
Lưu ý
* Chơi trong giờ đón trẻ 
- Trẻ chơi theo ý thích trong các góc, chơi đồ chơi lắp ghép...
- Trẻ chơi đoàn kết hứng thú 
- Sau khi chơi trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định . 
- Đồ chơi dễ lấy dễ cất .
- Khi đón trẻ vào lớp cô giáo hướng dẫn cho trẻ vào góc lấy đồ chơi ra chơi. 
- Trong khi trẻ chơi cô động viên, nhắc nhở trẻ chơi ngoan, khuyến khích động viên trẻ chơi
- Kết thúc giờ đón trẻ cô hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng quy định 
* Hoạt động góc
+ Góc xây dựng – lắp ghép:
 Xây dựng vườn hoa ngày tết 
+ Góc phân vai:
- Chơi Nấu ăn
- Bán hàng
- Chơi với búp bê
* Góc nghệ thuật
- Tô màu bông hoa, vườn hoa.
* Góc học tập :
 * Thư viện của bé:
- Xem tranh truyện, ảnh về ngày tết quê bé
- Kể chuyện sáng tạo theo tranh.
*Bé học toán:Chơi với bảng chun, xếp hột hạt, đan tết 
* KT: 
- Trẻ biết dùng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng công trình
- Trẻ biết chế biến và gọi tên một số món ăn
- Trẻ biết vẽ, tô, cắt dán thành bức tranh đẹp.
- Gọi tên các bức tranh, biết được đó bức tranh vẽ gì?
-Trẻ biết cách chăm sóc cây (Tưới nước cho cây,ngắt lá úa héo cho cây...)
* KN: 
- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi của mình.
- Biết phối hợp với nhóm bạn cùng chơi.
* TĐ: 
- Trẻ chơi tự nguyện và hứng thú,100% trẻ tham gia chơi.
1. Chuẩn bị của cô: Cô chuẩn bị đầy đủ các điều kiện
 (bố trí các góc chơi hợp lí, đồ dùng, đồ chơi...) 
2. Chuẩn bị của trẻ: Các kí hiệu của trẻ , bàn ghế, chiếu ...
1. Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát bài về chủ đề. Sau đó trò chuyện với trẻ rồi dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Nội dung: 
 a. Thoả thuận trước khi chơi: 
- Cô gọi trẻ vào ngồi xung quanh cô, cô trò chuyện với trẻ về chủ đề, đồ chơi và các góc chơi, ai thích chơi gì, rủ bạn về góc chơi đó.
- Mỗi góc chơi cô đã qui định số bạn chơi.
( Cho trẻ lấy ký hiệu về các góc chơi mà mình thích cùng với bạn của mình.)
 b. Quá trình chơi:
- Cô giúp trẻ xoay góc chơi, kê bàn ghế khi cần.
- Trẻ tự phân công vai chơi trong nhóm.
- Trẻ vào chơi, cô theo dõi vai chơi, cách chơi trong các góc.Cô bao quát,gợi ý giúp trẻ hoàn thành vai chơi của mình.
- Cô bổ xung đồ chơi mới nếu trẻ không hứng thú chơi. 
 c. Nhận xét buổi chơi:
- Cô nhận xét từng góc chơi 
- Cho trẻ tự nhận xét bạn chơi, cô nhận xét bổ sung thêm và rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau.
3. Kết thúc 
- Cô bao quát & giúp đỡ trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định .
Hoạt động ngoài trời
* HĐCMĐ 
+ Đọc sách truyện cho trẻ nghe
+Cho trẻ quan sát cây hoa trong vườn trường 
+Trò chuyện về ngày tết 
*TCVĐ: 
+Gieo hạt nảy mầm
+Bắt bướm 
+Cò bắt ếch
+ Đàn ong...
* Chơi tự do: 
+Trẻ chơi với phấn , với giấy, vòng và đồ chơi ngoài sân trường ...
-Trẻ hứng thú với hoạt động. 
-Biết trả lời các câu hỏi cô đưa ra. 
-Trẻ biết cách chơi, luật chơi và chơi hứng thú, đoàn kết. 
-Sân trường bằng phẳng , sạch sẽ , an toàn 
- Cô cho trẻ xếp hàng đi theo cô ra sân trường .
- Cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại cùng trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn kiến thức ...
* Chơi sau giờ ngủ dậy
-TCVĐ:
+Bắt bướm 
+ Con gì kêu
+ Đàn ong...
-TCDG : Bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba rồng rắn lên mây, kéo cưa lửa xẻ ,nu na nu nống...
-T/c Âm nhạc: Ai nhanh nhất, Tai ai tinh, nghe tiếng gõ và đoán tên dụng cụ âm nhạc, 
 - Chơi tự do với đồ chơi sẵn có trong lớp
-Trẻ biết cách chơi, luật chơi và chơi húng thú, đoàn kết. 
-Sàn nhà sạch sẽ ,đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Sau khi trẻ ngủ dậy cô thu dọn phòng ngủ sạch sẽ, ngăn nắp .
 - Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ chơi các trò chơi theo sự hướng dẫn của cô .
(Mỗi trò chơi cho trẻ chơi 2-3 lần,Cô chú ý khuyến khích động viên trẻ chơi )
- Kết thúc cô nhận xét , động viên ,khen ngợi trẻ .
- Cô cho trẻ lấy ghế ngồi vào bàn ăn quà chiều.
* Chơi trong giờ trả trẻ
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về ngày tết.
- Cô đọc sách, truyện cho trẻ nghe.
- Cho trẻ ôn lại hoạt động trong ngày.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
- Trẻ hứng thú nghe cô đọc sách , đọc truyện 
- Trẻ biết được các hoạt động đã diễn ra trong ngày, thuộc và hát, đọc diễn cảm được các bài hát bài thơ...
- Các câu hỏi của cô.
- Sách ở góc thư viện
- Các bài hát đã học.
* Cô cho trẻ ngồi theo hình chữ U . Cô cho trẻ đọc thơ , hát các bài hát trong chủ đề.
 Cô cho trẻ hát, đọc thơ, theo tổ, cá nhân (Cô chú ý sửa sai, động viên trẻ đọc, hát )
 * Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề .
- Cô đọc sách,chuyện diễn cảm cho trẻ nghe 
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện.
5. Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa: (Cô Thảo + Cô Xinh
- Cô cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, biết mời cô, mời bạn ăn cơm.Không làm rơi cơm và không xúc cơm cho bạn và lau miệng ,uống nước sau khi ăn cơm xong.
- Chuẩn bị chu đáo cho giấc ngủ của trẻ ( Đủ phản , chiếu, chăn, gối, phòng ngủ tối, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát).
- Hát ru cho trẻ ngủ
6. Vệ sinh, trả trẻ: (Cô Thảo + Cô Xinh) 
- Vệ sinh ,sửa sang quần áo, đầu tóc cho trẻ trước khi về 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp 
- Nhắc nhở trẻ chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi về. 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Nội dung
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn các hoạt động
Lưu ý
Thứ 2: 28/01/2019
Lĩnh vực phát triển thể chất
PTVĐ:
VĐCB: Đi theo đường hẹp-trèo lên ghế thể dục.
TCVĐ: Chuyền bóng
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động cơ bản
- Trẻ biết trèo lên, xuống ghế không ngã, không đổ ghế.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng thực hiện tốt vận động trèo lên xuống ghế
3. Thái độ
- Giáo dục tính kiên trì, biết tập trung chú ý cao khi tập luyện.
- Nhạc bài hát
- Hai đường hẹp cho trẻ đi,ghế thể dục cho trẻ trèo.
1. Ổn định tổ chức, khởi động (Cô Xinh)
- Cho trẻ hát bài: “Têt đến rồi” 
- Cô mở nhạc “Một đoàn tàu “Kết hợp cho trẻ đi vòng tròn theo các kiểu  đi thường, đi gót chân, đi nhanh, đi thường, đi kiễng cùng chân,đi thường sau đó về đội hình 3 hàng dọc, cho trẻ quay sang trái ( hoặc phải) về đội hình 2 hàng dọc để tập BTPTC.
2. Nội dung, trọng động: (Cô Thảo)
a. Bài tập phát triển chung
+ Tay: Đưa 2 tay dang ngang, ra phía trước.
+ Chân: Khụy gối
+ Bụng (lườn): Nghiêng người sang 2 bên
+ Bật: Bật chân trước, chân sau
b. Vận động cơ bản: “Đi theo đường hẹp, trèo lên, xuống ghế”
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô đi mẫu lần 1: Không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích: Cô đứng trước vạch xuất phát,khi có hiệu lệnh,hai tay cô giang ngang.Cô đi theo đường hẹp,chú ý đi không chạm vạch,tới ghế cô bước lần lượt từng chân lên ghế sau đó lại bước lần lượt từng chân xuống, sau đó cô đi về cuối hàng.
- Cô gọi 2 trẻ lên tập 
-  Trẻ tập: Lần 1 cô cho từng đôi trẻ lên tập. Cô chú ý sửa sai cho trẻ,cô khuyến khích, đông viên trẻ.
-  Lần 2 cô cho 2 tổ thi đua.
- Củng cố : Cô hỏi trẻ nhắc lại tên vận động,mời 1 trẻ lên làm lại
c. Trò chơi “Chuyền bóng” (Cô Xinh)
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi ,luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhật xét , tuyên đương trẻ
3. Kết thúc, hồi tĩnh (Cô Thảo)
-Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 phút
Sinh hoạt chiều : (Cô Thảo)
- Cô thực hiện đọc sách truyện cho trẻ nghe.
Trẻ nhớ tên truyện
Thích nghe cô đọc truyện
Sách truyện
- Cô cho trẻ ngồi quanh cô
- Cô giới thiệu sách truyện và đọc cho trẻ nghe
- Cô hởi trẻ tên truyện và nội dung truyện
Thứ 3: 29/01/2019
Lĩnh vực phát triển nhận thức
LQVT
1 và nhiều
1. Kiến thức:
Trẻ biết được nhóm có một và nhóm có nhiều
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ nhóm có một và nhóm có nhiều đối tượng
3.Thái độ: 
Giáo dục trẻ biết cảm nhận không khí vui tươi, hào hắng của ngày tết
- Đĩa xanh, đĩa đỏ đủ cho cô và trẻ.
- Các loại quả, bánh kẹo, bánh trưng
- Dán tranh hoa, quả, bánh trưng
1. Ổn định tổ chức: (Cô Xinh)
Cô cho trẻ hát bài "Sắp đến tết rồi" cùng trẻ trò chuyện về ngày tết
2. Nội dung: (Cô Thảo)
* HĐ1: Cho trẻ nhận biết “một”, “nhiều”
Sắp đến tết rồi các con nhìn xem cô đẫ chuẩn bị được gì đây? (Hoa quả)
Hoa quả dùng để làm gì? (Bày mâm ngũ quả"
Để bày được mâm ngũ quả ta cần có gi?
Cái đĩa màu gí? Cô có mấy cái đĩa màu xanh?
Cô cho 2-3 trẻ trả lời
Đĩa màu xanh cô để mấy quả? (2-3 trẻ trả lời)
Cô cho cả lớp đếm.
Cái đĩa màu xanh để một quả có gọi là mâm ngũ quả được không? Vì sao?
+ Vậy các con nhìn xem cô có cái đĩa màu gì?
Và con nhìn xem số quả thế nào? (Nhiều loại quả)
Cô sẽ bày nhiều loại quả này lên cái đĩa màu đỏ để làm mâm ngũ quả thờ trong ngày tết nhé.
Cô bày xong và hỏi trẻ: Vậy con nào cho cô biết Đĩa quả màu đỏ thế nào? (Nhiều quả)
(Cô cho lớp, tổ, cá nhân được nhận biết)
* HĐ 2: (Cô Xinh) Trò chơi nhận biết một và nhiều.
Không khí đón tết thật là vui. Ngoài bày mâm ngũ quả ra chúng mình còn chuẩn bị những gì nữa nào?
Nhân ngày tết đến cô tặng cho chúng mình rất nhiều quà. Đó là quà gì? 
Ngày tết mọi người thường đến nhà nhau chúc tết và mời nhau ăn bánh kẹo, hạt bí... Vậy hôm nay cô con mình cùng tập bày bánh kẹo để mời những người thân của mình nhé.
Con có mấy cái đĩa? Cái đĩa màu gì?
Đĩa màu xanh các con bày cho cô 1 cái kẹo 
Cô cho nhiều trẻ trả lời
Đĩa màu đỏ các con bày cho cô nhiều cái kẹo.
(Cô quan sát và hỏi trẻ)
* HĐ3: (Cô Thảo) Trò chơi dán tranh
Cô chia các con thành 3 đội mỗi đội một bức tranh
Đội hoa đào: Dán hoa vào bình
Đội hoa mai: Dán bánh trưng
Đội hoa ban: Dán bánh kẹo
Cô phổ biến luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 2 lần
3 Kết thúc: (Cô Xinh)
Cô cho trẻ hát bài "Chúc xuân" 
Sinh hoạt chiều (Cô Xinh)
Cho trẻ làm vở toán
- Trẻ làm theo cô hướng dẫn
- Đủ vở cho trẻ thực hiện
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện theo yêu cầu trong vở
Thứ 4: 30/01/2019
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
HĐ Tạo hình
Vẽ, tô màu bánh chưng 
1 Kiến thức :
 Trẻ biết vẽ, tô màu bánh chưng đẹp, không nhoè màu.
 2Kỹ năng :
Trẻ ngồi đúng tư thế và biết cách cầm bút.
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ biết ý nghĩa và ích lợi của bánh trư
1 Ổn định tổ chức: (Cô Thảo)
Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày tết.
2. Nội dung: (Cô Xinh)
 * HĐ1: Quan sát tranh
- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại 
- Con thấy bức tranh vẽ gì?
- Bánh chưng có màu gì?
* HĐ2: Cô hương dẫn trẻ thực hiện
- Cô hỏi trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi và cách tô.
- Trẻ thực hiện cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
* HĐ3: Trưng bày sản phẩm (Cô Thảo)
- Trẻ nhận xét bài của mình của bạn.
- Cô nhận xét chung
3. Kết thúc: (Cô Xinh)
Hát bài "Tết đến rồi" ra ngoài
Sinh hoạt chiều : (Cô Thảo )
- Cô thực hiện đọc sách truyện cho trẻ nghe.
Trẻ nhớ tên truyện
Thích nghe cô đọc truyện
Sách truyện
- Cô cho trẻ ngồi quanh cô
- Cô giới thiệu sách truyện và đọc cho trẻ nghe
- Cô hởi trẻ tên truyện và nội dung truyện
Thứ 5: 31/01/2019
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
LQVTP Văn học
Thơ: Cây đào
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tg, biết một số đặc điểm của ngày tết nguyên đán
- Đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm. Cảm nhận bài thơ qua giọng đọc, cử chỉ, điệu bộ. 
- Chăm sóc cây cối xung quanh.
-Tranh ảnh trên máy
1. Ổn định tổ chức: (Cô Xinh)
Cho trẻ xem video hình ảnh ngày têt mọi người đi mua sắm
Cho trẻ quan sát và trò chuyện 
+ C/c biết gì về ngày tết?
+ Gia đình con chuẩn bị đón tết như thế nào?
2. Nội dung: (Cô Thảo)
*HĐ1: Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả. Cô đọc cho trẻ nghe 2L và giảng nội dung.giảng từ khó
*HĐ2: Dạy trẻ đọc thuộc thơ cả bài.
Cho trẻ đọc bằng nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhânXen kẽ đàm thoại với trẻ về tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ: 
Bài thơ nói về ngày tết như thế nào? Em dán tranh gì? Ông làm gì
*HĐ3: Củng cố:  
  TC1:  “Ai tài hơn”
- Cách chơi: Cô chỉ tay về tổ nào thì tổ đó sẽ đọc, phía nào cô không chỉ mà đọc thì sẽ chơi thêm một trò chơi nhỏ với cô.
- Luật chơi: đọc đúng và nhanh
- Trẻ chơi
- Cô nhận xét
3. Kết thúc: (Cô Xinh)
Hát “Chúc tết” 
Sinh hoạt chiều (Cô Xinh)
 Rèn luyện kỹ năng an toàn giao thông: "Đếm bánh xe"
Trẻ nhận biết phương tiện có nhiều bánh xe nhất và tô màu phương tiện đó
Vở, bút màu
- Cô hướng dẫn, gợi ý trẻ cách làm.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Thứ 6: 01/02/2019
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
HĐÂm nhac: 
Hát + VĐ bài:
-Sắp đến tết rồi 
-Nghe hát Bài: "Mùa xuân ơi"
TCAN: Ai đoán giỏi
1. Kiến thức:
- Trẻ hát thuộc bài hát, biết tên bài hát “ Sắp đến tết rồi” của nhạc sỹ Hoàng Vân
- Trẻ hiểu nội dung bài hát: Tết đến sẻ được may áo mới, thêm tuổi mới và được đi chúc tết ông  bà và mọi người
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát thể hiện sự vui tươi theo nhịp bài hát
- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn khi chơi trò chơi “Đoán tên bạn hát”
3. Thái độ:
- Thông qua bài hát giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và mong chờ tết đến
1. Ổn định tổ chức: (Cô Thảo)
 Cô cho trẻ xem một số hình ảnh trên máy chiếu về ngày tết)
- Cô chỉ vào từng hình ảnh và hỏi trẻ:
+ Đây là hình ảnh mọi người đang làm gì?
+ Ngày tết mọi người được đi đâu?
+ Còn các bạ n nhỏ thì được bố mẹ mua sắm những gi?
2. Nội dung: (Cô Xinh)
* Hoạt động 1 : Dạy hát :“Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Vân                                                                          
- Cô giới thiệu bài hát. Tên tác giả nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
+ Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô và các bạn cùng biết cô vừa hát xong bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Giảng nội dung bài hát, hát lại L2
-Cả lớp hát 2-3 L,Tổ hát, cá nhân hát dưới nhiều hình thức khác nhau
* Giáo dục trẻ:Mỗi mùa xuân đến các con được thêm một tuổi, các con được đi chúc tết ông bà, được mặc quần áo mới, nhận bao lì xì vậy thì các con phải ngoan hơn, biết vâng lời và thể hiện tình cảm với ông bà, bố mẹ và mọi người.
* Hoạt động 2: (Cô Thảo)
Nghe hát “ Mùa xuân ơi” Nhạc sĩ Nguyền Ngọc Thiện
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1( Không nhạc)
- Hỏi trẻ:Cô vừa thể hiện xong bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác? Giảng nd bài hát
+Cô hát cho trẻ nghe lần 2 trẻ cùng cô hưởng ứng theo lời bài hát.
*Hoạt động 3: (Cô Xinh)
Trò chơi âm nhạc:“Đoán tên bạn hát”
- Các con ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được múa hát mà chúng ta còn được chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay cô sẻ mang đến cho lớp mình trò chơi mang tên “Đoán tên bạn hát”.
- Để chơi được trò chơi này thì các con hãy lắng nghe cô hướng dẫn nhé!
- Cô nêu luật chơi, cách chơi: tô chức cho trẻ chơi 2-3 L
3. Kết thúc (Cô Thảo)
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ vừa đi vừa hát “Sắp đến tết rồi” nhẹ nhàng đi ra ngoài
Sinh hoạt chiều (Cô Thảo)
- Liên hoan văn nghệ
cuối tuần.
- Nêu gương bé ngoan trong tuần 
- Các cháu múa hát vui vẻ
- Các cháu ngoan
- Cháu năng khiếu
- Bé ngoan
- Đàn
- Cô dạo một đoạn nhạc của bài rồi hỏi trẻ các con vừa được nghe giai điệu của bài hát gì? sau đó cô cho trẻ vui múa hát theo sự hướng dẫn của cô
- Cô cho trẻ nêu gương những bạn ngoan. Cô nhận xét lại và thưởng phiếu bé ngoan cho trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2: TỪ 11/02 ĐẾN 15/02/2019
1. Đón trẻ, điểm danh:
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, gần gũi với trẻ, tạo tâm thế vui vẻ cho trẻ khi tới lớp. 
- Nhắc trẻ thay dép và cất đồ dùng vào nơi quy định.
- Cô cho trẻ ngồi theo hình chữ U. Cô cho trẻ hát 1 bài trong chủ đề "Tết – mùa xuân" sau đó cô điểm danh và báo ăn cho trẻ .
2. Thể dục sáng:
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn các hoạt động
Lưu ý
Thể dục sáng.
* Thứ 2, 4, 6:
 Động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp
* Thứ 3, 5:
 Lời ca bài "Em yêu cây xanh ". 
Thứ 6 tập với vòng
- Biết dãn cách hàng đều nhau.
- Trẻ tập đều và đúng động tác theo cô.
- Không làm rơi vòng
- Sân tập rộng.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
1. Khởi động: Đi theo trống ra sân đứng dậm chân tai chỗ
xếp thành 4 hàng dọc
2. Trọng động:
* BTPTC
+ Hô hấp: Ngửi hoa
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước.
+ Chân: Khụy gối
+ Bụng (lườn): Quay sang trái, sang phải
+ Bật: Bật tách khép chân
* Trò chơi: "Trời tối, trời sáng"
3. Hồi tĩnh:
 Đi nhẹ nhàng vào lớp.
3. Hoạt động học
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTVĐ
Ném trúng đích thẳng đứng
KPXH
Tìm hiểu về mùa xuân
HĐ Tạo hình
Xé dán hoa mùa xuân
LQVTP Văn học
Thơ : Mùa xuân
HĐ Âm nhạc
Biểu diễn các bài đã học trong chủ đề
NH: Chúc xuân
4. Hoạt động vui chơi
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn các hoạt động
Lưu ý
* Chơi trong giờ đón trẻ 
- Trẻ chơi theo ý thích trong các góc, chơi đồ chơi lắp ghép...
- Trẻ chơi đoàn kết hứng thú 
- Sau khi chơi trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định . 
- Đồ chơi dễ lấy dễ cất .
- Khi đón trẻ vào lớp cô giáo hướng dẫn cho trẻ vào góc lấy đồ chơi ra chơi. 
- Trong khi trẻ chơi cô động viên, nhắc nhở trẻ chơi ngoan, khuyến khích động viên trẻ chơi
- Kết thúc giờ đón trẻ cô hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng quy định 
* Hoạt động góc
+ Góc xây dựng – lắp ghép:
 Xây dựng công viên mùa xuân
+ Góc phân vai:
- Chơi Nấu ăn
- Bán hàng
- Chơi với búp bê
* Góc nghệ thuật
- Tô màu hoa mùa xuân
* Góc học tập :
 * Thư viện của bé:
- Xem tranh truyện, ảnh về mùa xuân
- Kể chuyện sáng tạo theo tranh.
*Bé học toán:Chơi với bảng chun, xếp hột hạt, đan tết 
* KT: 
- Trẻ biết dùng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng công viên
- Trẻ biết chế biến và gọi tên một số món ăn.
- Biết sắp xếp hàng, bán và chào mời khách.
- Gọi tên các bức tranh, biết được đó bức tranh vẽ gì?
* KN: 
- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi của mình.
- Biết phối hợp với nhóm bạn cùng chơi.
* TĐ: 
- Trẻ chơi tự nguyện và hứng thú, 100% trẻ tham gia chơi.
1. Chuẩn bị của cô: Cô chuẩn bị đầy đủ các điều kiện
 (bố trí các góc chơi hợp lí, đồ dùng, đồ chơi...) 
2. Chuẩn bị của trẻ: Các kí hiệu của trẻ , bàn ghế, chiếu ...
1. Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát bài về chủ đề. Sau đó trò chuyện với trẻ rồi dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Nội dung: 
 a. Thoả thuận trước khi chơi: 
- Cô gọi trẻ vào ngồi xung quanh cô, cô trò chuyện với trẻ về chủ đề, đồ chơi và các góc chơi, ai thích chơi gì, rủ bạn về góc chơi đó.
- Mỗi góc chơi cô đã qui định số bạn chơi.
( Cho trẻ lấy ký hiệu về các góc chơi mà mình thích cùng với bạn của mình.)
 b. Quá trình chơi:
- Cô giúp trẻ xoay góc chơi, kê bàn ghế khi cần.
- Trẻ tự phân công vai chơi trong nhóm.
- Trẻ vào chơi, cô theo dõi vai chơi, cách chơi trong các góc.Cô bao quát,gợi ý giúp trẻ hoàn thành vai chơi của mình.
- Cô bổ xung đồ chơi mới nếu trẻ không hứng thú chơi. 
 c. Nhận xét buổi chơi:
- Cô nhận xét từng góc chơi 
- Cho trẻ tự nhận xét bạn chơi, cô nhận xét bổ sung thêm và rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau.
3. Kết thúc 
- Cô bao quát & giúp đỡ trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy địn

File đính kèm:

  • docTet mua xuan lop 34 tuoi_12636065.doc
Giáo Án Liên Quan