Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân

I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

1. Phát triển thể chất:

+ Vận động:

- Cháu thực hiện đúng bài tập thể dục, thể dục buổi sáng, thuần phục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh, hoặc theo nhịp bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng động tác đúng nhịp các bài vận động như sau: Đi trên ván dốc; Đi nối bàn chân tiến lùi, đi thăng bằng trên ghế thể dục, đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.

- Kiểm soát được vận động, thể hiện sự nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp.

+ Dinh dưỡng và sức khoẻ:

- Lựa chọn được một số thực phẩm khi gọi tên nhóm.

- Thực hiện được một số việc đơn giản: Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng. Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn để vào nơi quy định.

- Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống.

- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh.

 

docx52 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
( Thời gian thực hiện 4 tuần, từ ngày 28/9/2020 đến ngày 23/10/2020)
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
1. Phát triển thể chất:
+ Vận động:
- Cháu thực hiện đúng bài tập thể dục, thể dục buổi sáng, thuần phục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh, hoặc theo nhịp bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng động tác đúng nhịp các bài vận động như sau: Đi trên ván dốc; Đi nối bàn chân tiến lùi, đi thăng bằng trên ghế thể dục, đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Kiểm soát được vận động, thể hiện sự nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp. 
+ Dinh dưỡng và sức khoẻ:
- Lựa chọn được một số thực phẩm khi gọi tên nhóm.
- Thực hiện được một số việc đơn giản: Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng. Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn để vào nơi quy định.
- Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống.
- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh.
2. Phát triển nhận thức:
- Cháu biết ngày tết trung thu là ngày tết của trẻ em, trẻ được chơi rước đèn, phá cỗ, ăn bánh trung thu
- Cháu nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
- Biết nhận xét trạng thái cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. Phân loại được một số đồ dùng cá nhân theo chất liệu công dụng.
- Cháu biết tuân thủ một sô quy định về luật giao thông, biết nhắc nhở người thân đỗ xe đúng quy định khi đưa rước các cháu.
- Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi bao nhiêu? Đây là mấy? Thêm bớt trong phạm vi 6. 
- Nhận biết đúng chữ cái a, ă, â, e ,ê
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối diện.
- Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được.
- Biết tự tin giao tiếp với mọi người. Biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý kiến của mình. Biết nói lời hay ý đẹp, biết kể về ngày tết trung thu
- Trẻ được phát triển vốn từ mạch lạc rõ ràng qua các bài thơ, câu chuyện, bài hát trong chủ đề.
- Trẻ biết một số câu đố, bài thơ, câu chuyện trong chủ đề, biết đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
- Trẻ phát âm đúng chữ cái: a, ă, â, e, ê
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm)
- Đóng được vai của các nhân vật trong truyện.
- Tiếp xúc với chữ, sách, truyện.
4. Phát triển thẩm mĩ:
- Biết yêu thích cái đẹp, có khả năng cảm nhận cái đẹp 
- Hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và bạn tạo ra một số sản phẩm về đồ dùng của bản thân, lồng đèn, trang trí lớp học
- Tạo ra được các sản phẩm đẹp từ các nguyên vật liệu địa phương.
- Phối hợp các kỹ năng để tạo ra sản phẩm khác nhau.
- Hát thuộc và đúng giai điệu, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và những việc bé không làm được.
- Cháu cảm nhận được không khí vui tươi khi đến lớp, các hoạt động khác ở trường, biết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc ngày tết Trung thu
- Biết chào hỏi lễ phép, biết tự phục vụ bản thân giúp đỡ bạn và cô những công việc vừa sức. Biết được hành vi đúng sai. Lắng nghe ý kiến của người khác.
- Biết giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ, cất giữ đồ dùng cá nhân gọn gàng.
- Biết nhường nhịn lẫn nhau, biết chờ đến lượt mình khi tham gia các hoạt động.
II. NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ:
1. Phát triển vận động:
- Cháu thực hiện đúng bài tập vận động: Đi trên ván dốc, Đi nối bàn chân tiến lùi, đi thăng bằng trên ghế thể dục, đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Cháu tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong 30 phút. Tham gia tích cực vào hoạt động thể dục sáng.
- Cháu được phát triển các nhóm cơ và hô hấp thông qua bài tập thể dục buổi sáng.
- Cháu biết tự rửa mặt, chải răng, biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng
- Cháu biết tên các món ăn hàng ngày, biết lợi ích của các chất đối với cơ thể để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh, biết và không ăn uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe.
- Không chơi các đồ vật có thể gây nguy hiểm, biết tránh những nơi nguy hiểm và tránh tiếp xúc với điện.
2. Phát triển nhận thức:
- Cháu biết ngày tết trung thu là ngày tết của trẻ em, trẻ được chơi rước đèn, phá cỗ, ăn bánh trung thu
- Cháu nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện, nói được các nhu cầu cần thiết của cơ thể lớn lên và khỏe mạnh, các đồ dùng phục vụ bản thân
- Biết nhận xét trạng thái cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. Phân loại được một số đồ dùng cá nhân theo chất liệu công dụng.
- Cháu biết tuân thủ một sô quy định về luật giao thông, biết nhắc nhở người thân đỗ xe đúng quy định khi đưa rước các cháu.
- Cháu biết định hướng trong không gian của một vật so với vật khác. Biết thêm bớt trong phạm vi 6. 
- Nhận biết đúng chữ cái a, ă, â, e, ê
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh và bạn bè trong trường, thuộc các bài thơ, bài hát trong chủ đề, biết kể về tết trung thu
- Cháu có thể nghe, hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ, bài hát trong chủ đề.
- Cháu biết bày tỏ nhu cầu mong muốn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô, cho trẻ tập nói tròn câu.
- Nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â, e, ê
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
- Thực hiện công việc được giao, thực hiện tốt nhiệm vụ cùng người khác
- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các trường hợp giao tiếp khác nhau
- Có thói quen chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn và 
- Một số quy định ở lớp và gia đình và nơi công cộng
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự
- Phân biệt hành vi đúng sai, tiết kiệm điện, nước
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt
5. Phát triển thẩm mĩ: 
- Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát.
- Lựa chọn, phối hợp các nguyên liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
- Kết hợp các kỹ năng vẽ, xé dán, cắt, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét và bố cục.
- Nhận xét sản phẩm về màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét và bố cục
- Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của cô:
- Giới thiệu chủ đề mới đến trẻ và phụ huynh: Bản thân.
- Lập kế hoạch chủ đề.
- Sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, tranh, các bài hát về chủ đề bé học.
- Bổ sung đồ chơi ở các góc.
- Các nguyên vật liệu: lục bình, hộp thuốc, dĩa mũ, chai nhựa, giấy, hình, hộp.
- Các loại tranh ảnh về chủ đề bản thân, đồ dùng, các món ăn.
- Giáo viên, trẻ chuẩn bị trang trí môi trường trong và ngoài lớp
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Kích thích lòng ham muốn và thích khám phá chủ đề
- Nguyên vật liệu cho trẻ tạo sản phẩm.
- Các kiến thức về chủ đề.
- Tranh ảnh, đồ dùng của chủ đề.
3. Chuẩn bị của phụ huynh:
- Vận động phụ huynh mang nguyên vật liệu: tranh, ảnh, báo, bìa tập tranh, lục bình, vỏ ly nhựa.
- Vận động phụ huynh quan tâm, cung cấp thêm kiến thức cho trẻ trong chủ đề mọi lúc mọi nơi.
- Bài thơ, câu đố, truyện, sáng tác, sưu tầm theo chủ điểm.
- Các bài tuyên truyền. Nguyên vật liệu hỗ trợ cho lớp.
IV. NỘI DUNG KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ, THẤP CÒI SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ:
* Tình hình trẻ:
- Số trẻ béo phì:  .nữ chiếm .%
- Số trẻ thừa cân: ....... nữ, chiếm .%
* Biện pháp khắc phục:
- Phối hợp cùng y tế nhà trường cân đo theo dõi trẻ, chấm biểu đồ hàng tháng, cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn.
- Cô giáo dục cháu ăn đầy đủ các chất, ăn hết suất.
- Tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ tập những bài tập thể dục đơn giản ở nhà.
- Tuyên truyền phụ huynh những loại thực phẩm phù hợp với trẻ.
- Phối hợp phụ huynh đưa ra những biện pháp khắc phục.
• Chỉ tiêu: giảm béo phì, thừa cân thấp hơn so với tháng trước
V. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
* Đồng diễn
1. Hướng dẫn:
- Cháu tập từng động tác theo cô
- Cháu có ý thức tập thể dục vào mỗi buổi sáng giúp phát triển cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ biết chia sẻ nhường nhịn
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 chiếc nơ.
- Sân rộng, thoáng mát, sạch sẽ
3. Hướng dẫn:
- Cô cho trẻ xếp 2 hàng dọc ngay ngắn, tay cầm nơ tập thể dục
- Nghe nhạc cháu ra sân khởi động nhẹ nhàng theo nhạc
- Cháu nghe nhạc tập từng động tác theo cô
* Động tác tay:
- Hai tay thẳng ra trước, lên cao, như nhịp 1, về tư thế chuẩn bị
* Động tác chân:
- Hai tay chống hông, chân trái bước lên, rút chân về tư thế chuẩn bi, bước lên đổi chân
* Động tác lườn:
- Hai tay chống hông, xoay người sang trái, như nhịp 1, về tư thế chuẩn bị
* Động tác bụng:
- Hai tay thẳng lên cao, cúi người 2 tay chạm mũi chân, như nhịp 1, về tư thế chuẩn bị
* Động tác bật
- Hai tay đưa ngang hông, hai chân khép lại, bật tại chỗ
 MẠNG NỘI DUNG
Thực hiện 4 tuần từ ngày 28/9/2020 đến 23/10/2020
Nhánh 1: CƠ THỂ VÀ CÁC GIÁC QUAN
- Cháu có một số hiểu biết về bản thân, biết tên mình, tên bạn, cháu phân biệt được giới tính: nam, nữ.
- Cháu biết ý nghĩa ngày tết Trung thu, biết rước đèn, phá cỗ
- Biết nhận xét các trạng thái cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. Nói được khả năng và sở thích riêng của mình.
- Cháu nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, qua đó cháu biết cách chăm sóc, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, biết chức năng của các giác quan trên cơ thể
- Nhận biết đúng chữ cái a, ă, â.
- Nghe, hiểu, thuộc bài hát, bài thơ cô dạy 
- Cháu biết kể một số món ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ của cháu qua đọc thơ, khám phá .
 	Nhánh 2: NHU CẦU CỦA BÉ
- Cháu biết được một số nhu cầu cần thiết cho cơ thể như: Nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu tình cảm, nhu cầu nghỉ ngơi.
- Cháu biết định hướng trong không gian; xác định vị trí các đồ vật (phía trên, dưới, trước sau, phải trái) soi với bản thân trẻ, với bạn khác 
- Cháu biết thêm bớt trong phạm vi 6
- Cháu biết các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày.
- Nghe, hiểu nội dung, bài hát, câu chuyện cô dạy.
- Rèn phát triển thể lực cho trẻ qua hoạt động thể dục, trò chơi vận động.
- Cháu biết cách phòng tránh một số bệnh cho bản thân như: Bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, phòng chống Covid
- Cháu mạnh dạn, tự tin, khi giao tiếp với người lớn.
 Nhánh 3 + 4: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ
- Cháu biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng cá nhân của bé.
- Cháu nhận biết chữ cái e, ê, biết tách gộp trong phạm vi 6
- Nghe, hiểu nội dung bài thơ, bài hát trong chủ đề
- Phát triển cơ thể qua các hoạt động: Thể dục, trò chơi vận động.
- Cháu biết tự phục vụ bản thân, cất giữ đồ dùng đúng nơi quy định
- Cháu mạnh dạn, tự tin, khi đi tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết tô màu cho các bức tranh, biết vẽ một số hình ảnh liên quan đến đồ dùng của bé.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ dùng.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Nhánh 1 : CƠ THỂ VÀ CÁC GIÁC QUAN
Thực hiện từ ngày 28/9/2020 đến 2/10/2020
1. THỂ CHẤT
- Thực hiện đúng, thuần phục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc bản nhạc
- Thực hiện đúng bài thể dục: Đi trên ván dốc
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn .
- Cháu biết vận động nhẹ nhàng theo nhạc, tham gia các trò chơi vận động tập thể
- Rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay, đôi bàn chân, biết cách ăn mặc để phù hợp với thời tiết
2. NHẬN THỨC
- Cháu tìm hiểu về bản thân: Biết giới thiệu về bản thân như (tên, giới tính, sở thích riêng của mình)
- Biết ngày tết Trung thu là ngày tết của trẻ em; trẻ em được rước đèn, được phá cỗ
- Biết phân biệt giới tính dựa vào đặc điểm bên ngoài của cháu .
- Biết nhận xét các trạng thái cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác, biết các chức năng của các giác quan
- Biết tự rửa tay, rửa mặt, chải răng hàng ngày. 
- Trẻ nhận biết chữ cái a, ă, â
3. THẨM MĨ
- Cháu biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch đẹp.
- Cháu biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân: Chải đầu, mặc quần áo.
- Cháu biết phân biệt đẹp, xấu.
- Cháu cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ nội dung của bài thơ, câu chuyện.
- Tạo được sản phẩm: làm lồng đèn, vẽ được đồng hồ, khuôn mặt vui, buồn..
4. NGÔN NGỮ
- Cháu biết dùng ngôn ngữ để giới thiệu về mình, giới tính, sở thích riêng, .
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt. 
- Cháu đọc thuộc bài thơ, kể chuyện. 
- Cháu biết dùng từ để miêu tả bản thân mình và bạn.
- Cháu nói rõ ràng, tăng vốn từ mới cho trẻ.
5. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Cháu biết giao tiếp với mọi người; biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn. 
- Biết nhường nhịn khi chơi cùng bạn. 
- Cháu biết thể hiện tình cảm của mình qua các bài thơ, câu chuyện, tham dự lễ hội
- Cháu hồn nhiên, mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể.
KẾ HOẠCH TUẦN 1: CƠ THỂ VÀ CÁC GIÁC QUAN
Từ 28/9/2020 đến 2/10/2020
Thứ
Thứ hai
28/9/2020
Thứ ba
29/9/2020
Thứ tư
30/9/2020
Thứ năm
01/10/2020
Thứ sáu
02/10/2020
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
Chơi các đồ vật trong lớp.
Thể dục đồng diễn buổi sáng.
Hoạt động học
Tìm hiểu về 
Cơ thể bé
Lễ hội 
Trung Thu
Đi trên ván dốc
Bé với chữ cái a, ă, â
Bạn có biết tên tôi
Hoạt động chơi ngoài trời
- Tắm hồ bơi
- Nhà banh
- Dân gian
- Bé chơi tự do
- Lao động
Chơi hoạt
động ở các góc
- Tập tranh của bé
- Công trình của bé
- Bé chơi góc nghệ thuật
- Bé làm ca sĩ
- Thư viện nhí	
Ăn, ngủ
Có một số hành vi tốt trong ăn uống như: Mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, không đùa nghịch khi ăn, không làm đỗ thức ăn
Chơi, hoạt động chiều.
- Ôn các kiến thức đã học.
- Thực hiện học phẩm.
- Thực hiện học phẩm.
- Nha học đường
- Ôn các kiến thức đã học.
Trả trẻ
 - Rèn cho cháu thói quen cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
NHA HỌC ĐƯỜNG
TẠI SAO RĂNG QUAN TRỌNG?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp trẻ hiểu được chức năng (nhiệm vụ) của răng.
- Tầm quan trọng của răng, biết cách giữ gìn luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo cụ trực quan, các hình vẽ: Bé ăn ngon mienegj, bé hát, bé cười. 
- Tranh bé có hàm răng đẹp, hàm răng sâu.
- Mẫu hàm và bàn chải
III. Tiến hành hoạt động
- Cho trẻ xem tranh vẽ “Nàng công chúa” và hỏi trẻ đây là tranh gì? Có xinh đẹp không? Hôm nay cô sẽ kể câu chuyện về nàng công chúa, có tên là “Một cô công chúa”. 
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1, lần 2 tóm tắt nội dung và giải thích từ khó cho trẻ nghe.
- Đàm thoại: 
+ Câu chuyện cô vừa kể nói về ai? (Kể về cô công chúa xinh đẹp nhưng rất lười chải răng). 
+ Cô công chúa đã bị đau gì? Tại sao (Cô công chúa bị đau răng vì ăn vặt, kẹo bánh ngọt mà không chải răng) 
+ Nếu các bạn có thói quen xấu giống như công chúa các sẽ thế nào? Răng có cần cho chúng ta không? Răng dùng để làm gì? (Răng giúp ta ghiền nát thức ăn, ăn dễ tiêu hóa, giúp cơ thể mau lớn, giúp ta có gương mặt đều đặn, xinh đẹp với nụ cười dễ thương). Cho các bé xem hàm răng xấu.
- Bác sĩ khuyên công chúa cần phải chăm sóc răng như thế nào? Chải răng đúng cách (Cô chải răng mẫu cho các cháu xem) Chải răng vào lúc nào? (Sau khi ăn, trưa, chiều và tối trước khi đi ngủ). 
- Nên khám và điều trị sớm khi có vết đen hay mới cảm thấy đau răng.
HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI
BÉ TẮM HỒ BƠI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cháu thích thú khi được tắm hồ bơi, biết cách xuống nước, biết vịn vào thành hồ, nghe lời cô hướng dẫn.
- Nhường nhịn lẫn nhau, không chen lấn nhau
II. Chuẩn bị:
- Hồ bơi cho bé
III. Tiến hành hoạt động
- Cô dẫn cháu đến hồ bơi, trò chuyện với cháu những điều cần lưu ý khi đến hồ bơi
- Cháu tắm theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên
- Cho cháu thay quần áo, và trở về lớp. 
BÉ CHƠI NHÀ BANH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cháu hứng thú tham gia vào trò chơi
- Cháu biết hợp tác với bạn trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Nhà banh thoáng mát, sạch sẽ
- Các bài hát trong chủ đề.
III. Tiến hành hoạt động:
- Cô giới thiệu các cháu về góc chơi 
- Cô hỏi cháu thấy gì ở các góc chơi? Cháu kể? 
- Cho cháu tham gia trò chơi cùng cô và bạn
- Cô quan sát, hướng dẫn cháu chơi tốt, chú ý rèn cách phát âm cho các cháu
- Cô giáo dục cháu không xen lấn, xô đẩy bạn.
BÉ VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi.
- Cháu hứng thú tham gia trò chơi, biết nhường nhịn lẫn nhau.
II. Chuẩn bị:
- Sân thoáng mát, sạch sẽ.
III. Tiến hành hoạt động:
- Cô giới thiệu góc chơi, cô giới thiệu cháu tên trò chơi: Kết bạn
- Cô nêu luật chơi: các bạn sẽ đi thành vòng tròn và cùng nhau hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” khi kết thúc bài hát, các bạn sẽ kết bạn lại với nhau theo yêu cầu của cô, bằng cách nắm tay lại theo nhóm. Bạn nào chưa kết bạn được sẽ mất lượt chơi.
- Cô cho các cháu chơi, cô quan sát và hướng dẫn các cháu.
CHƠI TỰ DO
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu chơi ngoan, đoàn kết khi chơi cùng bạn và biết cách chơi trò chơi.
- Rèn kĩ năng hợp tác cùng bạn, chơi theo nhóm, biết nhường nhịn bạn khi chơi.
- Cháu hứng thú tham gia chơi.
II/ Chuẩn bị: 
- Đồ chơi ngoài trời.
- Sân chơi sạch sẽ thoáng mát
III. Tiến hành hoạt động:
- Cho cháu đọc thơ về chủ đề
- Cô giới thiệu và hướng dẫn cách chơi với những đồ chơi ngoài trời
- Cho cháu thực hiện chơi các đồ chơi ngoài trời.
- Cô quan sát cháu chơi, nhắc nhở cháu cẩn thận
BÉ VẼ TRÊN SÂN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cháu biết cách vẽ, biết vẽ bạn trai bạn gái theo suy nghĩ.
- Cháu biết nhận xét, so sánh các sản phẩm khác nhau.
- Biết cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nhường nhịn lẫn nhau.
II. Chuẩn bị:
- Phấn vẽ
- Sân rộng, thoáng mát sạch sẽ.
III. Tiến hành hoạt động:
- Cô ổn định trẻ, cho trẻ ngồi theo nhóm, mỗi bạn là 1 viên phấn.
- Cô cho cháu vẽ bạn trai, bạn gái tùy theo suy nghĩ, trí nhớ của trẻ.
- Cô cho cháu vẽ, quan sát hướng dẫn hỗ trợ các cháu.
- Cho cháu giới thiêu về sản phẩm của mình.
- Cô nhận xét sản phẩm.
- Cô nhận xét giờ chơi, cho cháu vệ sinh. 
HOẠT ĐỘNG CHƠI GÓC
TẬP TRANH CỦA BÉ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cháu biết cách chơi, nhường nhịn lẫn nhau
- Cháu nhận biết những hình ảnh quen thuộc của bản thân bé, dán được tập tranh theo yêu cầu của cô.
- Hướng dẫn cháu sử dụng hồ tiết kiệm, thu dọn sau khi chơi
II. Chuẩn bị
- Đồ chơi cho cháu.
III. Tiến hành hoạt động:
- Cô giới thiệu góc trọng tâm ngày hôm nay.
- Cô có nhiều hình ảnh về các hoạt động của bé, cô nhờ các bạn phân loại và dán thành tập tranh giúp cô.
- Khi dán các con chú ý sử dụng tiết kiệm hồ dán.
- Cô cho cháu thực hiện, cô quan sát sửa sai cho các cháu
- Cô và cháu cùng nhận xét sản phẩm
- Thu dọn góc chơi.
BÉ XÂY CÔNG VIÊN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cháu biết thể hiện vai chơi của mình, biết cùng bạn xây dựng hàng rào, cây xanh, đồ chơi.
- Hướng dẫn cháu biết giữ gìn bảo quản, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi cho các bé ở góc xây dựng
III. Tiến hành hoạt động:
- Cô giới thiệu góc trọng tâm ngày hôm nay.
- Cô có nhiều đồ chơi, vật liệu khác nhau ở góc xây dựng, các bạn có thể làm gì với những đồ chơi này. Cháu trả lời.
- Cô cho cháu thực hiện, cô quan sát, gợi mở, sửa sai cho các cháu
- Cô và cháu cùng nhận xét sản phẩm.
- Thu dọn góc chơi.
TÔ MÀU BẠN TRAI BẠN GÁI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cháu biết các kỹ năng khi tô màu: cách cầm viết, tô màu không lem ra ngoài
- Tạo được sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi cho các bé.
III. Tiến hành hoạt động:
- Cô trò chuyện với trẻ về bức tranh vẽ bạn trai, bạn gái, nhưng chưa được tô màu. Cô hỏi cháu để bức tranh đẹp hơn chúng ta phải làm gì? Cháu trả lời.
- Cô hướng dẫn mẫu cho các cháu, cháu thực hiện, cô quan sát hướng dẫn và sửa sai
- Chú ý giáo dục c

File đính kèm:

  • docxchủ đề BẢN THÂN. docx.docx
Giáo Án Liên Quan