Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

I. Mục đích , yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, số điện thoại 114.

- Trẻ biết một số nguyên nhân và cách phòng tránh hỏa hoạn.

- Trẻ biết dấu hiệu khi xảy ra cháy.

- Trẻ biết cách ứng xử khi gặp nguy hiểm.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra.

- Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu

- Rèn sự tập trung, chú ý.

- Rèn sự tự tin, bình tĩnh cho trẻ.

3. Thái độ :

- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Phóng sự về các vụ cháy; Hình ảnh về cách phòng tránh hỏa hoạn

- Sa bàn minh họa; Mô hình bình cứu hỏa; Biển báo lối thoát hiểm.

- Máy phun khói

- Trang phục lính cứu hỏa

- Âm nhạc

2. Đồ dùng của trẻ

- Khăn ẩm, điện thoại; Trang phục, đầu tóc gọn gàng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Lĩnh vực Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội.
Chủ đề: Bản thân
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
GDKNS: Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
Người dạy: 
I. Mục đích , yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, số điện thoại 114.
- Trẻ biết một số nguyên nhân và cách phòng tránh hỏa hoạn.
- Trẻ biết dấu hiệu khi xảy ra cháy.
- Trẻ biết cách ứng xử khi gặp nguy hiểm.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu
- Rèn sự tập trung, chú ý.
- Rèn sự tự tin, bình tĩnh cho trẻ.
3. Thái độ :
- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Phóng sự về các vụ cháy; Hình ảnh về cách phòng tránh hỏa hoạn
- Sa bàn minh họa; Mô hình bình cứu hỏa; Biển báo lối thoát hiểm.
- Máy phun khói 
- Trang phục lính cứu hỏa
- Âm nhạc
2. Đồ dùng của trẻ
- Khăn ẩm, điện thoại; Trang phục, đầu tóc gọn gàng.
III. Tiến hành tổ chức.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gợi mở tạo hứng thú
 - Chào tất cả các bạn. Các bạn ơi chúng mình thấy hôm nay trang phục của cô có gì đặc biệt?
Vậy các con có biết vì sao hôm nay cô lại mặc trang phục này không?
Vì cô vừa tham gia một lớp học về phòng cháy, chữa cháy, cô đã được học rất nhiều điều bổ ích mà hôm nay cô sẽ dạy cho lớp chúng mình và trong buổi học còn có rất nhiều thông tin quan trọng, để biết đó là thông tin gì cô mời cả lớp cùng hướng mắt lên màn chiếu.
*Hoạt động 2: Trò chuyện về nguyên nhân và cách phòng tránh hỏa hoạn. 
Cho trẻ xem phóng sự về các vụ cháy
- Các con vừa được xem đoạn phóng sự nói về điều gì?
Các con có biết hỏa hoạn là gì không?
- Hỏa hoạn là một đám cháy rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người lẫn về của cải đấy.
- Các con thấy hỏa hoạn có đáng sợ, có nguy hiểm không?
+ Qua đoạn phóng sự vừa rồi thì các con thấy có những nguyên nhân nào gây nên hỏa hoạn?
> Cô chốt lại: Các con ạ có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy nổ: Hàn cắt kim loại, sử dụng điện không đúng cách dẫn đến chập cháy, thắp hương, đốt nến, sử dụng vận chuyển ga không đúng quy định 
- Từ những nguyên nhân đó theo các con chúng ta phải phòng tránh hỏa hoạn bằng cách nào?
-> Giáo dục trẻ: Không tự ý sử dụng bếp ga, không nghịch lửa, diêm, ổ điện (kết hợp hình ảnh) nhắc nhở người lớn khóa ga, tắt bếp, ngắt nguồn điện khi không sử dụng  để phòng tránh hỏa hoạn 
* Hoạt động 3: Dạy trẻ các kĩ năng thoát khỏi hỏa hoạn
Các con ạ hỏa hoạn rất nguy hiểm tới tính mạng con người cũng như tài sản, Vì vậy phòng cháy chữa cháy hiện nay là vấn đề rất cần thiết, đòi hỏi mỗi người phải trang bị cho mình kĩ năng thoát khỏi hiểm. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình các kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
+ Kĩ năng phát hiện đám cháy
Kĩ năng đầu tiên là phát hiện đám cháy.Việc phát hiện ra đám cháy sớm sẽ giúp chúng ta có đủ thời gian để thoát ra ngoài một cách an toàn đấy. Vậy theo các con những gì sẽ xuất hiện khi xảy ra cháy?
-  Dấu hiệu nhận biết có một vụ hỏa hoạn khi đó ở khu vực cháy có rất nhiều khói, lửa, mùi khét và nếu cháy xảy ra ở trung cư cao tầng còn có cả tiếng còi báo cháy ( cho trẻ nghe tiếng còi báo cháy)
- Xem 2 bạn nhỏ trong mẩu truyện ngắn phát hiện đám cháy và đã làm gì khi xảy ra cháy ( Cô kể mẩu truyện ngắn có sa bàn minh họa)
Nào bây giờ chúng mình chia thành nhóm nhỏ và cô cho chúng mình một phút để thảo luận xem chúng mình vừa được nhìn thấy gì trong mẩu truyện ngắn vừa rồi.
Cô đặt các câu hỏi: 
- Khi 2 bạn đang chơi thì phát hiện ra điều gì?
- Khi cháy xảy ra bạn Bo có ý định làm gì? 
- Chúng mình có được tự ý chữa cháy không?
- Vì sao?
- Các bạn đã gọi sự trợ giúp của ai?
- Vì sao con biết?
Các con đã trả lời rất xuất sắc các câu hỏi của cô, cô khen tất cả các con. 
+ Kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn:
- Nếu trường hợp là các con ở nhà một mình mà phát hiện ra đám cháy các con sẽ làm gì?
- Cách kêu cứu: Việc đầu tiên khi phát hiện hỏa hoạn các con phải thật bình tĩnh để có thể thoát khỏi nơi có hỏa hoạn nhé.
- Trường hợp nếu có cháy nhỏ, chúng mình chạy thật nhanh ra ngoài và ngay lập tức hô thật to “Cháy rồi ! Cháy rồi ! Cứu cháu với” Để mọi người cùng biết.
+ Giáo viên hô mẫu: “Cháy rồi ! Cháy rồi ! Cứu cháu với”
+ Cho cả lớp hô ( 2 – 3 lần)
- Gọi điện cho lính cứu hỏa.
Ngoài kêu cứu thì các con làm gì?
Số điện thoại của lính cứu hỏa là bao nhiêu? Cả lớp đọc to: 2 lần
-Trẻ cùng làm thao tác bấm số và gọi cho chú lính cứu hỏa nào: - Alo, có cháy ở số nhà... Phường... cứu cháu với. (2-3 trẻ thực hiện)
- Cả lớp thực hiện.
- Kỹ năng tìm đường ra ngoài.
- Khi có cháy các con thoát ra ngoài theo lối nào?
- Kết hợp hình ảnh: Các con chú ý những lối thoát hiểm có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn thường là những biển báo màu xanh có chữ EXIT.
- Không đi cầu thang máy.
- Khi có cháy nếu đang ở tòa nhà cao tầng theo các con chúng mình sẽ di chuyển theo lối cầu thang nào? Vì sao?
- Khi sảy ra cháy các con đi theo biển chỉ dẫn di chuyển bằng cầu thang bộ không chen lấn, xô đẩy, tuyệt đối không đi cầu thang máy. Vì thang máy khi có hỏa hoạn có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện.
- Cách dùng khăn ẩm che mũi, miệng, hạ thấp trọng tâm tránh khí độc.
- Trường hợp nếu có đám cháy lớn chúng mình sẽ thực hiện theo các bước sau để có thể thoát khỏi nơi có hỏa hoạn nhé.
- Vừa thực hành, vừa phân tích cho trẻ hiểu: Khi cháy có rất nhiều khói độc , không chỉ lửa mà khói và hơi độc cũng có thể làm nguy hiểm đến tính mạng chúng mình. Để thoát ra ngoài an toàn mà không hít phải khói độc, các con tìm ngay lấy khăn mặt, hoặc một mảnh vải rồi dấp nước. Sau đó dùng khăn hoặc mảnh vải để che kín mũi và miệng để tránh hít phải khói độc. Có thể khoác thêm một chiếc áo hoặc khăn to dấp nước nếu có thể. Lưu ý không cần mang theo bất cứ tài sản gì trong nhà, phải ưu tiên bảo vệ tính mạng trước. Sau đó các con đi khom lưng, cúi thấp người hoặc bò men theo tường theo lối ra có ánh sáng để thoát hiểm ra ngoài an toàn. Trong quá trình thoát hiểm phải bình tĩnh tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người chỉ huy,hoặc nhân viên hướng dẫn thoát hiểm của tòa nhà. Và nhớ là dù có chuyện gì cũng không được quay đầu lại vị trí cũ.
Các con có biết vì sao phải đi khom cúi thấp người không?
Vì lúc này khói và khí độc ở phía trên, nếu các con chạy hoặc đi sẽ hít phải khói độc và rất dễ bị ngạt thở
- Các con lưu ý: Trên thực tế sẽ không có sẵn khăn và nước đâu, vì vậy khi có hỏa hoạn sảy ra, chúng mình sẽ tìm thật nhanh khăn mềm, vải mềm để dấp nước và thoát hiểm theo các bước mà cô đã hướng dẫn để đi ra ngoài nhé. Và nhớ là sau khi thoát ra ngoài an toàn phải tập trung ở một nơi để kiểm tra lại xem còn ai bị kẹt lại trong đám cháy không .
- Chúng mình cùng đi khom lưng giống cô nào ( Cho trẻ đi vòng tròn)
- Ai sẽ lên đây cùng cô diễn tập kĩ năng thoát hiểm khỏi nơi hỏa hoạn nào.
Trẻ thực hành theo nhóm, cá nhân.
- Cách lăn dập lửa khi bị lửa bén vào người .
- Khi thoát hiểm ra ngoài mà bị lửa bén vào người làm cháy tóc, quần áo thì các con phải làm gì?
=> Kết hợp với hình ảnh: Khi thoát hiểm ra ngoài mà lửa bén vào người phải ngay lập tức dừng lại và nằm xuống lấy tay che mặt lăn qua lăn lại cho lửa tắt, không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy bùng thêm.
- Cho trẻ thực hành theo nhóm.
*Hoạt động 4: Thực hành kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
- Cô giới thiệu dẫn trẻ đến khu vui chơi trẻ em.
- Mở chuông báo cháy, mở máy tạo khói.
+ Cô và trẻ thực hiện cách thoát hiểm khi có cháy (kêu cứu, gọi điện thoại 114, dùng khăn hoặc lấy áo che mũi, đi men tường, nằm lăn qua lăn lại khi lửa cháy bén vào áo, chạy thoát ra bên ngoài).
+ Sau khi thoát ra ngoài cô tập hợp và điểm danh trẻ.
* Kết thúc:
- Cho trẻ hít thở sau khi thoát khỏi đám cháy.
Trẻ trả lời
Trẻ hướng mắt lên màn chiếu.
Trẻ quan sát .
1-2 trẻ
1-2 trẻ
Trẻ lắng nghe
-2-3 trẻ trả lời
-2-3 trẻ trả lời
Trẻ nghe cô
-2-3 trẻ trả lời
Trẻ nghe cô
Trẻ nghe cô
-2-3 trẻ trả lời
Trẻ nghe 
Trẻ quan sát
Chia thành 3 nhóm nhỏ
2-3 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời
1-2 trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đứng lên hô to
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện thao tác
Trẻ trả lời theo hiểu biết
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
1-2 trẻ
Trẻ đi khom lưng thành vòng tròn
Trẻ thực hành
Trẻ trả lời
Trẻ thực hành
Trẻ đi đến khu vui chơi
Trẻ thực hành
Trẻ điểm danh
Trẻ hít thở và đi lại nhẹ nhàng .

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_de_tai_ky_nang_thoat.doc
Giáo Án Liên Quan