Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Trò chuyện về các giác quan và chức năng của chúng - Ngô Thị Toàn

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Trẻ biết gọi đúng tên một số giác quan của con người : Thị giác (mắt), thính giác (tai), khứu giác (mũi), vị giác ( lưỡi), xúc giác (da),

- Trẻ biết được chức năng của các giác quan.

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định.

- Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng các bạn.

- Thông qua hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, đủ câu đủ ý.

3. Thái độ

- Trẻ chú ý, hứng thú tham gia hoạt động và chơi trò chơi

- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các giác quan của cơ thể.

II. Chuẩn bị

1. Đối với cô

- Giáo án chi tiết, rõ ràng.

- Nhạc các bài hát trong chủ đề: “Cái mũi, năm ngón tay ngoan, khuôn mặt cười ”.

- Hình ảnh powerpoint về các giác quan

- Hộp quà, lọ nước hoa, quả cam (Quýt), quả táo, đường, muối, chanh, các loại quả cho trẻ quan sát.

- Đồ dùng chơi trò chơi: bảng cài, bút , tranh ảnh, phấn.

- Tivi, máy tính, .

2. Đối với trẻ

- Quần áo gọn gang, tâm lý thoải mái, vui vẻ

 

docx5 trang | Chia sẻ: trungquanz7 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Trò chuyện về các giác quan và chức năng của chúng - Ngô Thị Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Môn : Khám Phá Khoa Học
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Trò chuyện về các giác quan và chức năng của chúng
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian:
Ngày dạy: 13/10/2020
Giáo viên: Ngô Thị Toàn
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Trẻ biết gọi đúng tên một số giác quan của con người : Thị giác (mắt), thính giác (tai), khứu giác (mũi), vị giác ( lưỡi), xúc giác (da),
- Trẻ biết được chức năng của các giác quan.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng các bạn.
- Thông qua hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, đủ câu đủ ý.
3. Thái độ
- Trẻ chú ý, hứng thú tham gia hoạt động và chơi trò chơi
- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các giác quan của cơ thể.
II. Chuẩn bị
1. Đối với cô
- Giáo án chi tiết, rõ ràng.
- Nhạc các bài hát trong chủ đề: “Cái mũi, năm ngón tay ngoan, khuôn mặt cười”.
- Hình ảnh powerpoint về các giác quan
- Hộp quà, lọ nước hoa, quả cam (Quýt), quả táo, đường, muối, chanh, các loại quả cho trẻ quan sát...
- Đồ dùng chơi trò chơi: bảng cài, bút , tranh ảnh, phấn..
- Tivi, máy tính, .
2. Đối với trẻ
- Quần áo gọn gang, tâm lý thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định, gây hứng thú
- Các con ơi ! Hôm nay lớp chúng mình rất vinh dự khi có các cô trong trường đến tham gia buổi học cùng lớp chúng mình đấy, các con hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào.
- Để buổi học thật là vui vẻ cô mời các con cùng chơi 1 trò chơi nhé, trò chơi “ Các bộ phận trên cơ thể”
+ Các con vừa chơi trò chơi gì? Trò chơi kể về những bộ phận nào trên cơ thể?
- Cho trẻ kể tên và nêu tác dụng?
+ Ngoài những bộ phận đó các con còn biết những bộ phận nào nữa 
 Tất cả các bộ phận trên cơ thẻ chúng mình đều rất quan trọng!
+ Vậy làm thế nào để luôn giữ cho cơ thể và các bộ phận được khỏe mạnh ?
=> Giáo dục : Các con ạ các bộ phận trên cơ thể của chúng mình rất là quan trọng, mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng như mắt dùng để nhìn, miệng để ăn để nói, mũi để ngửi, để thở, tai để nghe, tay để cầm nắm, chân để đi, Vì vậy chúng mình luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để cơ thể được khỏe mạnh các con nhớ chưa. 
Hoạt động 1: Trò chuyện về các giác quan và chức năng của chúng
- Các bộ phận mắt tai mũi miệng chính là các giác quan mà hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu, khám phá đấy
* Trò chuyện về đôi mắt (Thị giác)
- Trời tối rồi, chúng mình cùng nhau nhắm mắt nào. Các con nhắm mắt thì có thấy gì không ?
- Trời sáng rồiBây giờ các con thấy gì ?
- Nhờ có bộ phận nào trên cơ thể mà các con có thể nhìn thấy những đồ vật đó?
- Cô trình chiếu hình ảnh đôi mắt
- Mắt còn được gọi là giác quan gì?
- Cho cả lớp, cá nhân nhắc lại
- Giác quan thị giác có chức năng gì?
=> Mắt có quan trọng không? 
- Làm thế nào để bảo vệ mắt?
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: để bảo về mắt thì chúng mình phải nhỏ mắt thường xuyên, phải đeo kính khi ra ngoài đường, không dụi mắt vì tay ta rất là bẩn, ngồi học đúng tư thế, ăn những thực phẩm giàu vi tamin A để cho mắt sang
* Trò chuyện về mũi (Khứu giác)
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều điều bất ngờ đấy, các con có muốn khám phá cùng cô không?
- Chúng ta sẽ khám phá điều bí mật này bằng cách nào mà không cần bóc ra nhỉ?
- Cho trẻ về các nhóm khám phá, thảo luận thêm các món quà cô đã chuẩn bị.
               (Cô đi từng nhóm bao quát, đặt câu hỏi)
- Mời trẻ về chỗ ngồi.
- Cho trẻ nêu tên các đồ vật mà mình biết qua hoạt động trải nghiệm ngửi mùi đoán tên đồ vật.( quả cam, xà phòng, nước hoa)
- Nhờ đâu mà các con có thể ngửi được các mùi hương khác nhau?
- Cô trình chiếu hình ảnh cái mũi
- Các con có biết mũi còn được gọi là giác quan gì không? 
- Cho trẻ phát âm
- Vậy chức năng của giác quan khứu giác là gì?
- Ngoài ngửi mùi hương thì mũi còn có tác dụng gì?
- Trẻ bịt mũi bằng tay sau đó bỏ tay ra.
- Cho trẻ nêu cảm nhận
- Vậy mũi có quan trọng không?
- Làm thế nào để bảo vệ mũi?
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: Mũi được gọi là giác quan khứu giác, mũi ngoài chức năng giúp chúng ta ngửi mùi thơm còn giúp chúng ta dùng để thở để duy trì sự sống nữa đấy. Vì vậy các con phait vệ sinh sạch sẽ, không được ngoáy mũi, bịt khẩu trang, nhỏ mũi..
- Cho trẻ hát và vận động bài “Cái mũi”
* Trò chuyện về Tai (Thính giác )
- Bây giờ cô và các con cùng nhau chơi 1 trò chơi, đó là lắng nghe âm hanh và đoán xem đó là âm thanh gì nhé
- Cô cho trẻ đoán tiếng trống, tiếng xắc xô, tiếng mèo kêu, tiếng còi xe
- Nhờ đâu mà chúng ta có thể nghe được những âm thanh đó?
- Cô trình chiếu hình ảnh cái tai
- Tai còn gọi là giác quan gì? 
Cho trẻ nhắc 2-3 lần
- Giác quan thính giác có chức năng gì?
- Cho trẻ bịt tai, nêu nhận xét?
- Vậy tai có quan trọng không. Làm thế nào để bảo vệ tai?
=> Cô khái quát và giáo dục trẻ: Tai là giác quan thính giác,giúp chúng ta có thể nghe được tiếng của mọi vật xung quanh mình, tai rất quan trọng nên chúng mình phải biết chăm sóc và bảo vệ tai của mình bằng cách vệ sinh sạch sẽ, không tự ý ngoáy tai hay cho các vật vào trong tai
* Trò chuyện về lưỡi (vị giác )
- Trên tay cô có gì đây? 
- các con cùng đoán xem chanh, muối, đường có vị gỉ?
-Bây giờ các con hãy nếm thử bằng cách dùng thìa lấy 1 ít cho vào trong miệng và cho cô biết thứ con vừa nếm có vị gì nhé?
+ Chanh có vị gì 
+ Đường có vị gì? 
+ Muôia có vị gì? 
- Nhờ đâu mà chúng mình nếm được những vị đó?
- lưỡi là giác quan gì?
- Vậy lưỡi có quan trọng không ? chúng mình phải làm gì để bảo vệ lưỡi?
=> Lưỡi là giác quan vị giác, lưỡi giúp chúng ta nếm ra được những vị khác nhau, vì vậy các con phải thường xuyên đánh rang để bảo vệ miệng tránh những vi khuẩn gây bệnh nhé
* Trò chuyện về da(xúc giác )
- Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa đi vừa hát bài năm ngón tay xinh
- Các con nhìn xem cô có gì trên bàn đây?
- Con đang cầm gì trên tay, con cảm nhận vật con cầm như thế nào?
- Nhờ đâu mà các con biết được chai nước nóng, lạnh, quả nhẵn hay xù xì, mềm hay cứng
- nhờ đôi tay có gì? 
- Vậy da là giác quan gì? 
- Cho trẻ phát âm
- Nhiệm vụ của giác quan xúc giác là làm gì? 
- Chúng mình phải làm gì để bảo vệ da? 
=> Da là giác quan xúc giác, nhiệm vụ là giúp chúng ta cảm nhận được các vật xung quang, để bảo về da chúng mình pải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ bằng xà bông và nước sạch, đi ra trời nắng chúng mình pai mặc áo chống nắng
Hoạt động 2: So sánh
So sánh Thị giác và khứu giác
+ Giống: đều là các giác quan
+ Khác: mắt dùng để nhìn, mũi dùng để ngửi. Mắt thì có 2 mắt, còn mũi thì có 1
So sánh thính giác và vị giác
+ Giống: đều là các giác quan
+ Khác: tai dùng để nghe, lưỡi dùng để nếm mùi vị. Tai thì có 2 tai, còn lưỡi thì có 1
- Củng cố : Trên cơ thể có năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Mỗi giác quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và chúng đều rất quan trọng. Vì vậy các con cần phải giữ gìn sạch sẽ các giác quan bằng cách thường xuyên tắm rửa, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển hài hòa cân đối. Đặc biệt nay đang có dịch covet nên khi ra ngoài đường các con nhớ luôn phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
 Trò chơi 1: Chỉ nhanh nói đúng
- Cô hỏi tên các giác quan, trẻ chỉ vào và nói tên
- Chơi 2 - 3 lần.
Trò chơi 2: cùng thi tài
Cách chơi: 3 tổ cùng thi đua nhau bật qua vòng thể dục lên nối các hình ảnh tương ứng với các giác quan
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào nối được nhiều tranh đúng hơn và không phạm luật sẽ dành chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi (Cô mở nhạc)
- Cô bao quát quá trình trẻ chơi
- Kiểm tra kết quả, tuyên dương trẻ
Kết thúc
- Cho trẻ đọc thơ   “Đôi mắt của em” ra chơi.
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ kể
- Trẻ nêu
- Vệ sinh sạch sẽ
-Vâng ạ
- Trẻ nhắm mắt
- không ạ
- Trẻ kể
- Mắt
- Thị giác
- Nhìn
- Mắt rất quan trọng
- Rữa mặt, vệ sinh sạch sẽ, không được dụi mắt
- Có ạ
 - Trẻ nêu ý tưởng: Nhìn, sờ, ngửi
- Trẻ kể
- Nhờ mũi
- Khứu giác
- Để ngửi
- để thở
- Trẻ thực hiện
- Mũi rất quan trọng
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Nhờ tai
- Thính giác
- Dùng để nghe
- Trẻ trả lời
- chanh, muối, đường
– Chua
– Ngọt
Mặn
- Nhờ lưỡi
- Vị giác
- Trẻ trả lời
- chai nước, quả gấc, bóng
- Trẻ trả lời
– có da
– xúc giác
Tắm sạch sẽ, mặc áo chống nắng,
Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_de_tai_tro_chuyen_ve.docx
  • pptxtrò chuyện về các giác quan.pptx