Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Hoạt động : Cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Diệp Ái Trâm

I. Mục đích - yêu cầu

 - Trẻ nhận biết các đặc điểm cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận của mình và người khác; biết nguyên nhân gây nên các cảm xúc; biết cách giải tỏa cảm xúc buồn, tức giận.

 - Trẻ phân biệt được các cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận; thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống; chia sẻ cảm xúc với người khác; trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

 - Trẻ có ý thức kiềm chế cảm xúc của bản thân.

II. Chuẩn bị

1. Địa điểm

- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.

2. Đội hình

- HĐ1: “Cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận”: Trẻ ngồi tự do, đứng vòng tròn.

- HĐ2: Trò chơi “Bé thông minh”: Trẻ ngồi 3 nhóm vòng tròn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Hoạt động : Cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Diệp Ái Trâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Chủ đề : Bản thân
 Lĩnh vực : Phát triển tình cảm & kĩ năng xã hội 
 Hoạt động : Cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận
 Thời gian : 30 - 35 phút
 Độ tuổi : 5 - 6 tuổi B
 Người thực hiện: Nguyễn Diệp Ái Trâm
 Ngày thực hiện: Ngày 12 / 10/ 2022
Vạn Ninh, tháng 4 năm 2022
I. Mục đích - yêu cầu
 - Treû nhận biết các đặc điểm cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận của mình và người khác; biết nguyên nhân gây nên các cảm xúc; biết cách giải tỏa cảm xúc buồn, tức giận.
 - Trẻ phân biệt được các cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận; thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống; chia sẻ cảm xúc với người khác; trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
 - Trẻ có ý thức kiềm chế cảm xúc của bản thân.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm
- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.
2. Đội hình
- HĐ1: “Cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận”: Trẻ ngồi tự do, đứng vòng tròn.
- HĐ2: Trò chơi “Bé thông minh”: Trẻ ngồi 3 nhóm vòng tròn.
3. Đồ dùng
3.1. Đồ dùng cho cô
- Hình ảnh cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận.
- Video “Tức giận, hãy biến đi”.
- Hình ảnh một số hoạt động giúp giải tỏa cảm xúc buồn, tức giận.
- Trò chơi “Bé thông minh” trên Powerpoint.
- Một số bông hoa, xắc xô, que chỉ, bàn, tivi.
3.2. Đồ dùng cho trẻ
- Mỗi trẻ 04 thẻ cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận.
- 03 bộ đáp án A, B, C. 
III. Phương pháp - biện pháp
1. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành.
2. Biện pháp : Trò chơi, gợi ý, động viên, khuyến khích.
IV. Tiến hành
Hoạt động,
thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
HĐ1: 
Cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên
tức giận
(23 - 26 phút)
* Tập trung trẻ, cô tạo tình huống để trẻ thể hiện các cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên:
+ Khi vui con có những biểu hiện gì?
+ Khi ngạc nhiên, khuôn mặt con như thế nào?
+ Lúc buồn, con thể hiện cảm xúc ra sao?
+ Con đã từng có cảm xúc tức giận chưa? 
+ Khi tức giận, con biểu hiện như thế nào?
+ Ngoài những cảm xúc này, con còn có những cảm xúc nào khác?
* Cho trẻ lấy thẻ cảm xúc đứng vòng tròn:
- Cô thể hiện khuôn mặt cảm xúc nào thì trẻ sẽ chọn thẻ tương ứng đưa lên và gọi tên cảm xúc.
- Cô nêu các tình huống, trẻ chọn thẻ cảm xúc tương ứng và thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống đó.
* Dạy trẻ kiềm chế cảm xúc của bản thân.
+ Khi buồn hoặc tức giận con muốn làm gì?
- Cho trẻ xem video “Tức giận, hãy biến đi”, hỏi trẻ:
+ Con có nhận xét gì về video vừa xem?
+ Tại sao chúng ta phải kiềm chế cơn tức giận?
+ Làm cách nào để kiềm chế được cơn tức giận?
+ Con biết những cách nào giúp giải tỏa cảm xúc buồn, tức giận? (cho trẻ xem hình ảnh một số hoạt động giúp giải tỏa cảm xúc buồn, tức giận).
+ Ngoài cảm xúc buồn, tức giận thì các cảm xúc khác có cần phải kiềm chế không? Vì sao?
- Cô khái quát và giáo dục trẻ: Tất cả các cảm xúc nếu thể hiện thái quá đều không tốt, sẽ ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh. Vì vậy cần phải biết cách kiềm chế.
* Dạy trẻ chia sẻ cảm xúc với người khác. 
+ Khi thấy người khác có cảm xúc buồn, tức giận thì con sẽ làm gì?
+ Khi thấy người khác có cảm xúc vui, con sẽ làm thế nào?
- Cô khái quát và giáo dục trẻ biết cách chia sẻ cảm xúc với người khác.
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ thực hành nhận biết và thể hiện cảm xúc.
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem video.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ xem hình ảnh.
- Nghe cô nói.
- Trẻ trả lời.
- Nghe cô nói.
HĐ2: 
Trò chơi “Bé thông minh”
( 7 - 9 phút)
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nói cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội ngồi 3 vòng tròn, mỗi đội có các đáp án A, B, C. Khi cô đọc câu hỏi, trên màn hình sẽ xuất hiện các hình ảnh đáp án. 3 đội có thời gian 05 giây suy nghĩ để chọn đáp án đúng nhất và đưa lên.
 + Luật chơi: Các đội khi đã đưa đáp án lên thì không được đổi, đội nào vi phạm sẽ mất lượt chơi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tặng một bông hoa. Kết thúc trò chơi, đội nào nhiều hoa hơn là đội chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét sau mỗi lượt chơi. Kết thúc trò chơi, cho trẻ nhận xét kết quả. 
- Tuyên dương trẻ. 
* Kết thúc: Cô nhận xét chung buổi hoạt động.
- Tuyên dương, cho trẻ thu dọn đồ dùng.
- Nghe cô giới thiệu
- Nghe cô nói cách chơi và luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Nhận xét kết quả chơi cùng cô.
- Nghe cô nói.
- Thu dọn đồ dùng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_hoat_dong_cam_xuc_vui.doc