Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Năm 2020

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất:

 * Dinh dưỡng sức khoẻ.

- Biết một số kỹ năng tự phục vụ bản thân như: Đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo

- Biết một số nhu cầu cần thiết của bản thân về ăn uống, trang phục.

- Có thói quen vệ sinh thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn.

- Biết ích lợi của giữ gìn sức khỏe thân thể.

 * Phát triển vận động

- Rèn đội hình đội ngũ chơi trò chơi vận động tinh, thô thành thạo

- Phối hợp chân tay nhịp nhàng khi thực hiện các vận động.

- Phối hợp chính xác giữa tay và mắt, biết cách cắt bằng kéo.

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe bản thân.

- Biết đề nghị người lớn khi bị khó chịu, mệt ốm đau.

 

docx122 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN 
	(Thực hiện 4 tuần từ ngày 05/10/2020 đến ngày 30/10/2020)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất:
	* Dinh dưỡng sức khoẻ.
- Biết một số kỹ năng tự phục vụ bản thân như: Đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo
- Biết một số nhu cầu cần thiết của bản thân về ăn uống, trang phục.
- Có thói quen vệ sinh thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn.
- Biết ích lợi của giữ gìn sức khỏe thân thể.
	* Phát triển vận động
- Rèn đội hình đội ngũ chơi trò chơi vận động tinh, thô thành thạo
- Phối hợp chân tay nhịp nhàng khi thực hiện các vận động.
- Phối hợp chính xác giữa tay và mắt, biết cách cắt bằng kéo.
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe bản thân.
- Biết đề nghị người lớn khi bị khó chịu, mệt ốm đau.
2. Phát triển nhận thức.
- Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với bạn khác qua họ, giới tính sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác, xác định phía phải, trái của đối tượng khác
- Có ý thức tự phục vụ cá nhân.
- Có thói quen văn minh trong ăn uống.
3. Phát triển ngôn ngữ
-Trẻ tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân về những người thân, biết biểu đạt suy nghĩ ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng.
- Phát âm đúng chữ cái a,ă,â và chữ cái e, ê, tên gọi một số bộ phận trên cơ thể.
- Mạnh dạn, lịch sự trong khi giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh.
- Đọc diễn cảm bài thơ Chiếc bóng, có thể kể truyện theo cô hoặc tự kể
4. Phát triển tình cảm xã hội.
- Trẻ miêu tả được đặc điểm của bản thân qua nét vẽ, màu sắc.
- Giáo dục kỹ năng sống, giao tiếp với mọi người, ứng sử với mọi người
- Hòa đồng với bạn bè và mọi người
- Chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi khi người lướn cho quà hoặc giúp đỡ một việc gì đó, nghe lời người lớn.
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Trẻ biết kính trọng người lớn, nhường nhịn em bé.
- Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra sản phẩm, mô tả hình ảnh về bản thân, bố cục và màu sắc hài hòa.
- Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động, múa hát, tạo ra sản phảm đẹp trong các hoạt động
 - Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, đồ chơi của bản thân. 
 - Sử dụng các kỹ năng để tạo các sản phẩm tạo hình đẹp, vận động theo nội dung các bài hát theo chủ đề.
II. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐIỂM:
* Môi trường trong lớp, ngoài lớp
- Các góc phù hợp và đủ cho trẻ hoạt động, sưu tầm tranh ảnh về chủ đề
* Đồ dùng, đồ chơi:
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho cô và trẻ trong chủ điểm bản thân.
- Chuẩn bị bài, kế hoạch đầy đủ soạn bài khi lên lớp. Chuẩn bị tranh ảnh về bản thân, đồ dùng của trẻ, các bài thơ, bài hát, truyện trong chủ đề.
III. MẠNG NỘI DUNG:
 CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN 
	(Thực hiện 4 tuần từ ngày 05/10/2020 đến ngày 30/10/2020)
- Cơ thể tôi do nhiều bộ phận khác nhau hợp thành và tôi không thiếu bộ phận nào.
- Tôi có 5 giác quan và mỗi giác quan có một chức năng riêng và sử dụng giác quan để nhận biết thế giới xung quanh.
- Tôi có thể phân biệt được các bạn qua một số đặc điểm cá nhân như ngày sinh, tên tuổi, giới tính. Tôi khác các bạn về hình dạng bên ngoài, trong hoạt động sở thích, tôn trọng và tự hào về bản thân, cảm nhận được cảm xúc yêu, ghét, tức giận, hạnh phúc. Quan tâm đến mọi người, hợp tác tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung.
CƠ THỂ TÔI
TÔI LÀ AI
BẢN THÂN
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
- Tôi sinh ra được bố mẹ, người thân chăm sóc( trong bụng mẹ, biết ngồi, biết đi, đi học trường MN)
- Dinh dưỡng hợp lý ( Ăn uống đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để cơ thể khỏe mạnh.
- Đồ dùng đồ chơi, trang phục, sở thích của bản thân.
IV. HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
	(Thực hiện 4 tuần từ ngày 05/10/2020 đến ngày 30/10/2020)
Thứ tự
LVPT
Tên HĐ
TUẦN 1
Tôi là ai
TUẦN 2
Cơ thể tôi
TUẦN 3 + 4: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
1
PTTC
Thể dục vận động
- Ném trúng đích thẳng đứng
- Bật qua vật cản 15- 20 cm
- Bật liên tục vào 5 đến 7 vòng
- Đi trên dây trên sàn
 2
PTNT
Toán
- Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác
- Phân biệt phía phải, phía trái của bạn khác 
- Dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
KPKH
- Trò chuyện về Bé là ai
- Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể.
- Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm để cơ thể bé khỏe mạnh
- Trò chuyện về trang phục của bé
3
PTNN
Thơ
- Thơ: Chiếc bóng
- Truyện: Củ cải trắng
Chữ cái
- LQCC: 
a, ă, â
- LQ chữ cái : e ê
4
PTTM
Âm nhạc 
* NDTT: 
- Dạy hát: Đường và chân
- NDKH:NH Bàn tay mẹ
- TC: Tai ai tinh
 * NDTT 
VĐ: Đôi mắt xinh 
- NDKH: NH: Em là bông hồng nhỏ
* NDTT: VĐ Tay thơm tay ngoan 
- NDKH: Mẹ yêu
- TC: Ai nhanh nhất
* NDTT: - DH: Cái mũi
- NDKH: Nghe hát Cho con
- TC: Ai đoán giỏi
Tạo hình
- Vẽ bạn trai bạn gái
 (ĐT)
5
PT TC - KNXH
- Trẻ biết về bản thân, tôn trọng và tự hào về bản thân,
- Trẻ biết trên cơ thể do nhiều bộ phận khác nhau tạo thành.
- Trẻ biết để lớn lên và khỏe mạnh thì phải ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Người duyệt kế hoạch Người lập kế hoạch
 Mai Thu Huyền 
IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI	
(Thực hiện 1 tuần từ 5/10 đến 9/10/2020)
* KPKH:
 - Trò chuyện về bé là ai
* Toán: Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác
* DD: - Trẻ biết cơ thể mình cần ăn uống đủ chất để lớn lên và khỏe mạnh.Biết giữ vệ sinh cơ thể.
* TDVĐ: Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
* Văn học: 
- Thơ: Chiếc bóng
Phát triển 
ngôn ngữ
Phát triển
 nhận thức
Phát triển thể chất
TÔI LÀ AI
Phát triển
 thẩm mỹ
Phát triển tình cảm xã hội
- Trò chuyện về bé: Tên, tuổi, giới tính
- Chơi mẹ con, bác sĩ, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng ăn uống.
- Xây dựng: Xây nhà của bé. 
- TCVĐ: Tìm bạn, nhảy xa, nhảy lò cò, trời nắng trời mưa
- TCHT: Chơi với những ngón ta, mắt ai tinh tai ai thính.
- TCDG: Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ, mèo đuổi chuột, nu na nu nống. 
* Lao động: Dạy trẻ: Lau giá đồ chơi, nhặt lá vàng rơi, rửa đồ dùng đồ chơi.
- Dạy trẻ cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định
* Âm nhạc: 
- NDTT: DH: Đường và chân
- NDKH: NH: Bàn tay mẹ
- TCÂN: Tai ai tinh
V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI
(Thực hiện 1 tuần từ 5/10 đến 9/10/2020)
 Thứ
 HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
 Đón trẻ
 Chơi - Thể dục sáng
- Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, biết tên, tuổi và phân biệt giới tính.
- Đón trẻ và dạy trẻ biết tự cởi giày dép và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Cho trẻ chơi các góc theo ý thích, nghe nhạc về chủ đề.
- Thể dục sáng: Tập các động tác: Phát triển các cơ và hô hấp, Tay, chân, lưng bụng(lườn), bật. - Tập với bài:“Bé khỏe bé ngoan”
Hoạt động học
 PTTC: 
* Thể dục: 
Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
PTNT:
*KPKH: - Trò chuyện về bé là ai
PTNN:
* Thơ: Chiếc bóng 
PTNT:
*Toán: 
Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng
PTTM: 
*Âm nhạc: 
- NDTT: DH: Đường và chân
- NDKH: NH: Bàn tay mẹ
- TCÂN: Tai ai tinh
Chơi ngoài trời
- Cho trẻ đi dạo chơi: Khu vực cây hoa giấy, Khu vực vườn rau, Khu vực leo núi, khu vực vui chơi vận động, Khu vực vườn hoa 
- Ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Thực hiện công việc được giao (vệ sinh cá nhân, xếp gọn gàng đồ chơi)
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai: Nấu ăn, người bán hàng, bác sĩ, gia đình
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc nghệ thuật: Vẽ bạn trai, bạn gái. Ca hát về chủ đề
- Góc trò chơi dân gian: Nu na nu nống, thả đỉa ba ba
- Góc học tập: Xếp số, chữ cái đã học bằng các nguyên vật liệu bé thích
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
Ăn, ngủ, vệ sinh
- Tập luyện kỹ năng: Đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng.
+ Không uống nước lã, không ăn quà vặt ngoài đường
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi. 
- Tập trung ngủ, ngủ nhanh( Cho trẻ nghe nhạc nếu có)
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Nhận dạng các chữ cái
- Cho trẻ chơi trò chơi kismart
- Nhận dạng trang phục qua thời tiết
- Trẻ chơi theo ý thích các góc chơi trong lớp 
- Nêu gương nghe các bài hát về chủ đề
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Nhắc trẻ dọn đồ chơi các góc gọn gàng sau khi chơi.
- Nhắc trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về.
 - Nhắc nhở các kỹ năng về biết chào cô, chào bố mẹ và các bạn”
VII. KẾ HOẠCH TUẦN
1. ĐÓN TRẺ – CHƠI - THỂ DỤC SÁNG
Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai
Thời điểm
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
 Tiến hành
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, dạy trẻ biết tự cởi và cất đồ dùng vào nơi quy định
- Trò chuyện về bé là ai
- Trẻ đến lớp biết chào hỏi, tự tháo, cởi cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
- Cô gần gũi với trẻ, thân thiện với phụ huynh, trẻ vui vẻ trò chuyện với cô
- Đồ dùng đồ chơi bày các góc
- Nội dung cần trao đổi với phụ huynh
- Lớp học thông thoáng sạch sẽ
- 1 số câu hỏi đàm thoại
- Cô đón trẻ, nhắc nhở trẻ tự tháo, cởi, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trước khi đến lớp
- Hướng trẻ vào góc chơi, chú ý quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
Chơi
- Cô hướng trẻ vào các góc chơi trong lớp mà trẻ thích, nghe nhạc thiếu nhi theo ý thích
- Trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết với các bạn , trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
- Đồ dùng , đồ chơi các góc trong lớp sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ
- Cô cho trẻ về các góc chơi mà trẻ thích, trong khi trẻ chơi cô chú ý bao quát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, đảm bảo an toàn cho trẻ
Thể 
dục sáng
- Cô hướng dẫn trẻ tập theo cô +Thứ 2, 4 , 6 tập thể dục động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng lườn, bật 
+ Thứ 3, 5 tập thể dục nhịp điệu với bài “Bé khỏe bé ngoan”
- Trẻ tập đúng các động tác theo yêu cầu 
- Trẻ tập đúng nhịp điệu các động tác
- Sân tập sạch sẽ
- Trang phục gọn gàng
- Sắc xô
- Đĩa nhạc
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề, trước khi tập cô kiểm tra sức khoẻ
* Thể dục động tác: Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân 
- Hướng dẫn trẻ tập các động tác:
+ Hô hấp: Tiếng gà gáy
+ Tay: 2 tay sang ngang, lên cao,ra trước
+ Chân: 2 tay lên cao, ra trước , gập gối
+ Bụng lườn: 2 tay sang ngang, 1 tay chống hông, nghiêng lườn
+ Bật: Bật chụm tách chân
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân. Nhận xét củng cố sau mỗi buổi tập
* Thể dục nhịp điệu: Cho trẻ đi theo nhạc ra sân tập theo nhịp điệu bài nhạc cùng toàn trường
	2. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC: 
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
 Tiến hành
Xây dựng
- Xây dựng nhà của bé
- Trẻ xây dựng công trình nhà của theo ý tưởng của trẻ
- Đồ dùng đồ chơi xây dựng: gạch, nắp nút, lắp ghép, thảm cỏ, hoa, ngôi nhà...
- Cô gợi ý cho trẻ 1 số vật liệu cần sử dụng khi chơi góc xây dựng
+ Có những vật liệu gì trong góc xây dựng?
+ Với những đồ chơi này chúng mình sẽ chơi xây dựng những gì? Chơi như thế nào?
+ Khi chơi ở góc chơi xây dựng chúng mình chú ý điều gì?
Phân vai
- Bán hàng, gia đình, bác sĩ, nấu ăn
- Trẻ biết nhập vai chơi, người bán hàng, bác sĩ, nấu ăn, gia đình
- Bộ đồ chơi bác sĩ, gia đình, bán hàng, nấu ăn
- Cô hướng trẻ quan sát những đồ chơi được bày trong góc phân vai và gợi ý trẻ cách chơi:
+ Góc phân vai có đồ chơi gì?
+ Với đồ chơi đó con sẽ chơi trò chơi gì ở góc này? 
+ Khi chơi góc này con chú ý điều gì?
Nghệ thuật
- Tạo hình: Vẽ ,tô màu ngôi nhà
- Âm nhạc: Nghe nhạc, ca hát các bài hát về chủ đề.
- Trẻ biết vẽ , tô màu ngôi nhà
- Trẻ hứng thú, ngẫu hứng khi nghe các bài hát về 
- Giấy vẽ, sáp màu, bút lông, mẹt, giấy màu, hồ dán. 
- Nhạc 1 số bài hát về chủ đề
- Cô cho trẻ về tự kê bàn ghế ngồi thành nhóm vẽ , tô màu ngôi nhà mà trẻ thích và gọi được tên sản phẩm mình vừa làm
- Cô hướng trẻ về góc chơi ngồi thành nhóm , gợi ý trẻ lắng nghe nhạc bài hát và cảm nhận về giai điệu bài hát
Dân gian
- Nu na nu nống, chi chi chành chành
- Trẻ biết chơi trò chơi dân gian nu na nu nống, chi chi chành chành
- Không gian chơi cho trẻ, chiếu ngồi
- Cô hướng dẫn trẻ về nhóm chơi và cho trẻ chơi vui vẻ thoải mái
Học tập
Xếp số, chữ cái đã học bằng các nguyên vật liệu tự nhiên
- Trẻ biết tạo ra chữ cái, số đã học bằng các vật liệu tự nhiên
- Hạt ngô, sỏi, hạt gấc
- Bảng, rổ đựng
- Cô cho trẻ tự chọn vào góc trẻ thích chơi và ngồi theo nhóm tự tạo các chữ cái và chữ số đã học mà trẻ thích
Thiên nhiên
- Chăm sóc cây cảnh
- Giúp trẻ yêu thiên nhiên, biết cách chăm sóc cây
- Nước, khăn lau, kéo, gáo múc nước
- Cho trẻ ra góc thiên nhiên chơi với cây cảnh, quan sát và chăm sóc cây: tưới cây, nhổ cỏ, tỉa bỏ lá khô, lau lá cây bị bẩn
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2020
I. ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ: 
- Cô đón trẻ vào lớp trao đổi nhanh về tình hình của trẻ.
- Hướng dẫn trẻ để đồ dùng đúng nơi quy định.
2. Chơi tự chọn: 
- Cô hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ chơi
3. Thể dục buổi sáng: Cô cho trẻ tập các động tác hô hấp, tay, chân, bụng 
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PTTC
THỂ DỤC:
NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
1. Mục đích – Yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết định hướng hướng ném, ném đúng tư thế, ném trúng đích.
b. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng ném trúng đích thẳng.
c. Thái độ: 
- Biết tập thể dục đều thường xuyên, ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh .
2. Chuẩn bị:
a. Đồ dùng của cô:
- 2 đích thẳng đứng cao 1m. 
- Túi cát cho trẻ.
- Sân tập bằng phẳng.
b. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
3. Tổ chức:
Hoạt động của cô
Dự kiến hđ của trẻ
a. Hoạt động 1: Ổn đinh tổ chức, khởi động
- Xếp trẻ theo đội ngũ vòng tròn làm tàu hoả
- Kết hợp kiễng chân, đi bằng gót chân, đi nghiêng chân, đi thường.
- Nhẹ nhàng về hàng ngang theo tổ để tập bài PT chung.
b. Hoạt động 2: Trọng động
 * Bài tập phát triển chung: 
- Động tác tay: 2 tay đưa cao – sang ngang.
- Động tác chân: 2 tay chống hông – khuỵu gối.
- Động tác bụng: 2 tay đưa lên cao – cúi gập người.
- Động tác bật: bật chụm chân – tách chân.
* Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng.
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 3m, đặt 2 đích giữa 2 hàng.
- Hỏi trẻ cô giáo đã chuẩn bị gì?
- Với đích thẳng đứng này chúng mình nghĩ sẽ thực hiện vận động gì?
- Mời một vài trẻ lên ném thử.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Lần 2 cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác.
- Cô phân tích lại động tác cho trẻ nghe: TTCB đứng chân chân trước chân sau trước vạch chẩun, cầm túi cát bằng 1 tay. Khi có hiệu lệnh tay cầm túi cát đưa lên ngang tầm mắt nhằm trúng đích và ném, sau khi ném xong đi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên thực hiện lại động tác.(Mời trẻ nhận xét)
- Cho trẻ lần lượt cùng thực hiện theo tổ.
( Cô quan sát và hướng dẫn trẻ , chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ thi đua.	
- Cô tuyên bố kết quả.
- Mời cá nhân trẻ lên thực hiện lại động tác.
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Bao quát và làm trọng tài cho trẻ.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục, ăn uống đủ chất và vệ sinh sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh.
c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh 2 vòng sân (lớp), tay đưa cao, hạ xuống hít thở sâu.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập bài tập phát triển chung
- Trẻ đứng thành 2 hàng
- Đích thẳng đứng
- Trẻ đoán
- Trẻ lên ném 
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thi đua.
- Trẻ thi đua nhau chơi
- Trẻ đi vòng tròn làm đàn chim bay nhẹ nhàng.
III. CHƠI NGOÀI TRỜI
CHƠI KHU CÂY HOA GIẤY
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên các khu vực chơi trong khu vực
- Trẻ biết chơi cùng bạn, trẻ biết giao lưu giữa các nhóm chơi
- Trẻ biết cất, giữ gìn đồ dùng đồ chơi ngoài trời
- Đảm bảo an toàn cho trẻ, chơi đoàn kết hòa nhã với bạn bè
2.Chuẩn bị
- Sân bóng sạch sẽ, thoáng mát.
- Khu vực cây hoa giấy: tưới cây, nhổ cỏ, đọc sách, đá bóng
- Trang phục của trẻ gọn gàng thỏa mái.
3.Cách tiến hành
- Cho trẻ ra ngoài sân
- Chúng mình thấy hôm nay thời tiết như thế nào ?
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ
- Cô và chúng mình sẽ cùng đi ra tham quan các khu vực gần trường nhé( Vừa đi vừa đọc bài đồng dao dung dăng dung dẻ): Tham quan khu vực vận động, khu vực sân bóng
- Chúng mình hãy quan sát xem khu vực cây hoa giấy hôm nay có những gì?
- Khu cây đa có rất nhiều khu vực chơi : tưới cây, nhổ cỏ, đọc sách, đá bóng chúng mình thích đến khu vực chơi nào thì chúng mình hãy nhẹ nhàng đến khu vực đó chơi nhé
- Khi chơi chúng mình phải làm gì ?
- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy
- Cô quan sát, bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ giúp đỡ trẻ nếu trẻ gặp khó khăn.
- Kết thúc: Cho trẻ nói về cảm nhận của các con khi tham gia chơi ngoài trời
+ Hôm nay con chơi ở khu vực nào ? Con cảm thấy như thế nào ( hỏi 4 – 5 trẻ)
+ Khen ngợi động viên trẻ.
+ Cho trẻ dọn dẹp cất đồ dùng giúp cô.
- Cho trẻ đi vệ sinh rửa tay, vào lớp .
IV. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc xây dựng : Xây dựng ngôi nhà của bé
- Góc phân vai : Bán hàng, nấu ăn
- Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát trong chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây hoa, cây cảnh
- Góc học tập: Vẽ, tô màu ngôi nhà
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên chủ đề chơi, tên góc chơi, biết nhập vai chơi, thể hiện được vai chơi.
- Trẻ có kỹ năng chơi và giao tiếp với bạn bè, lựa chọn ra quyết định và giải quyết các vấn đề
- Phát triển tư duy óc sáng tạo cho trẻ.
- Biết tạo liên kết các nhóm chơi
- Trẻ đoàn kết khi chơi, tự nguyện và hứng thú tham gia các góc chơi.
- Biết giữ gìn đồ dùng, để đồ chơi đúng nơi quy định.
* Chuẩn bị: 
- Góc phân vai: Cửa hàng tự chọn: Các loại, bánh kẹo đồ ăn, đồ dùng, cây xanh.
- Góc xây dựng: Đồ chơi xây dựng; Gạch, nút ghép, cây hoa
- Góc âm nhạc: Đĩa nhạc các bài hát trong chủ đề, phách, xắc xô, mũ chóp
- Góc họ tập: Các loại đồ dùng học tập, sách, màu, giấy vẽ
- Góc thiên nhiên: Dụng cụ chăm sóc cây cảnh
* Tổ chức: 
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú:
- Tuần này chúng mình học chủ đề gì?
- Với chủ đề này sáng nay đến lớp CM đã chuẩn bị các góc chơi và lựa chọn góc chơi mình yêu thích rồi 
- Có bạn nào muốn đổi góc chơi không?
- Khi chơi chúng mình phải làm gì?
* Hoạt động 2: Quá trình chơi: 
- Cô bao quát các nhóm chơi, phát triển kỹ năng chơi cho trẻ kịp thời động viên giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong khi chơi.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Gọi trẻ lại gần
- Hỏi trẻ về cảm xúc sau khi chơi
- Cô nhận xét động viên trẻ
- Cho trẻ cất đồ dùng
V. TỔ CHỨC ĂN TRƯA
+ Vệ sinh:
- Vệ sinh cá nhân: Cô chuẩn bị nước, xà phòng, khăn ẩm cho trẻ rửa tay, rửa mặt.
- Cô vệ sinh phòng nhóm chuẩn bị bữa ăn cho trẻ
+ Ăn trưa:
- Cô hướng dẫn lao động kê bàn ghế chuẩn bị phòng ăn.
- Cô lấy cơm, chia cơm cho trẻ động viên trẻ ăn hết xuất.
- Sau khi ăn xong nhắc nhở trẻ lao động dọn dẹp phòng ăn, vệ sinh cá nhân
V. ĂN TRƯA , NGỦ TRƯA, ĂN BỮA PHỤ
1. Ăn trưa:
a. Vệ sinh:
- Cho trẻ vệ sinh, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ
b. Ăn trưa : 
- Chuẩn bị: Đĩa đựng thức ăn rơi, khăn ẩm cho trẻ lau tay; bát, thìa
- Khuyến khích, động viên trẻ ăn ngon miệng, hết xuất
2. Ngủ trưa:
a. Chuẩn bị: 	
- Gối, chiếu, chăn
- Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
b. Ngủ trưa:
- Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
- Đắp chăn cho trẻ.
3. Ăn bữa phụ
a. Vệ sinh:
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Thể dục nhẹ nhàng chống mệt mỏi.
b. Ăn bữa phụ : 
- Khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, hết xuất
- Ăn xong vệ sinh răng miệng sạch
VI. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc: Lắp ráp để tạo thành các hình ngôi nhà theo ý thích
- Hướng trẻ đến các góc chơi, hoạt động theo ý thích 
- Đảm bảo cho trẻ chơi an toàn
VII. TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ
- Cô nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Cô nêu gương những trẻ tham gia tích cực, ngoan ngoãn trong ngày.
- Động viên khuyến khích những trẻ chưa thực hiện tốt các hoạt động trong ngày.
- Trả trẻ về: Cô trao đổi nhanh với phụ huynh tình hình học tập, súc khỏe vấn đề đặc biệt sảy ra trong ngày đối với trẻ.
 VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
*Tình t

File đính kèm:

  • docxban than_12932044.docx