Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Năm học 2020-2021

MT1: Trẻ có thể thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh hay nhịp điệu bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp. + Thể dục buổi sáng.

+ Thể dục phát triển vận động.( Tại phần tập bài tập phát triển chung)

 -Tổ chức giờ thể dục buổi sáng.

-HĐC: Thể dục phát triển vận động.( Tại phần tập bài tập phát triển chung)

MT7:. Trẻ biết phối hợp tay - mắt trong vận động đập, tung- ném bóng

 -Tung bóng lên cao và bắt.

- Ném xa bằng một tay

- Ném trúng đích đứng bằng 1 tay, bằng 2tay)

- Đập bắt bóng tại chỗ.

 *Tổ chức HĐC:

- Ném xa bằng một tay

- Ném trúng đích thẳng đứng

- Tung bóng lên cao và bắt bong

 - Đập và bắt bóng bằng 2 tay.

MT14.Trẻ biết lựa chọn một số khi được gọi tên nhóm - Nhận biết phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm:

+ Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá,.

+Thực phẩm giàu chất vitamin: rau, củ, quả.

+Thực phẩm giàu chất bột: gạo, khoai, sắn.

+Thực phẩm giàu chất chất béo: đậu ,lạc. *Tổ chức HĐC, HĐNT

-Trò chuyện về 1 số loại thực phẩm

 

docx78 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
(4 tuầnTừ ngày 12/10/2020 đến 6/11/2020)
Các lĩnh vực
Mục tiêu mới
Mục tiêu tiếp tục
Mục tiêu chưa đạt
Tổng số
LVPTTC
14, 15, 16, 18, 19
1
6MT
LVPTTC – QHXH
27, 33,34
3MT
LVPTNN
48,60
51,57, 66, 67
6MT
LVPTNT
68, 92, 98
83, 84, 85
6MT
LVPTTM
106, 111
107,108,110
5MT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT1: Trẻ có thể thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh hay nhịp điệu bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp.
+ Thể dục buổi sáng.
+ Thể dục phát triển vận động.( Tại phần tập bài tập phát triển chung)
-Tổ chức giờ thể dục buổi sáng.
-HĐC: Thể dục phát triển vận động.( Tại phần tập bài tập phát triển chung)
MT7:. Trẻ biết phối hợp tay - mắt trong vận động đập, tung- ném bóng
-Tung bóng lên cao và bắt.
- Ném xa bằng một tay
- Ném trúng đích đứng bằng 1 tay, bằng 2tay)
- Đập bắt bóng tại chỗ.
*Tổ chức HĐC: 
- Ném xa bằng một tay
- Ném trúng đích thẳng đứng
- Tung bóng lên cao và bắt bong
 - Đập và bắt bóng bằng 2 tay.
MT14.Trẻ biết lựa chọn một số khi được gọi tên nhóm
- Nhận biết phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm: 
+ Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá,... 
+Thực phẩm giàu chất vitamin: rau, củ, quả...
+Thực phẩm giàu chất bột: gạo, khoai, sắn..
+Thực phẩm giàu chất chất béo: đậu ,lạc...
*Tổ chức HĐC, HĐNT
-Trò chuyện về 1 số loại thực phẩm
MT15.Trẻ kể được tên một số thao tác chế biến món ăn ích lợi và sự liên quan của món ăn
- Làm quen một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống.
- Nhận biết các món ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật(ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì.
- Cho trẻ xem băng hình, nhận xét các món ăn, uống
- Tổ chức cho trẻ thực hành chơi các trò chơi, thực hành 1 số hoạt động vệ sinh, cô quan sát và đánh giá.
- Trò chuyện với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ
MT16.Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Kể các thức ăn, nước uống có hại: Có mùi hôi/chua/có màu lạ. Ví dụ các thức ăn ôi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch 
- Không ăn, uống những thức ăn đó.
- Trò chuyện với trẻ qua các hoạt động hang ngày, mọi lức, mọi nơi.
MT18. Trẻ biết sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
- Sử dụng đồ dùng phụ vụ ăn uống thành thạo: Tự cầm bát thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn
-Quan sát, đánh giá trẻ trong các giờ ăn.
MT19. Trẻ biết một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống
- Một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: 
+ Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn
+ Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn
+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
+ Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường
-Trò chuyện, quan sát, đánh giá trẻ trong các giờ ăn hàng ngày ở lớp, ở nhà.
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
MT27. Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân những điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và không làm được và gia đình;
- Trẻ nói tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại
- Nói điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được
- Thông qua các giờ trò chuyện ( Giờ đón, HĐG, HĐC) cô cho trẻ kể về những việc trẻ có thể làm được. Cô đặt câu hỏi với những việc khó hơn xem trẻ có làm được không, trẻ nêu lời giải thích.
MT34. Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt.
- Quan sát trẻ qua quá trình đàm thoại, trao đổi trong bài thơ, truyện. Cô đưa ra các câu hỏi gợi mở để trẻ nêu ý kiến.
- Xem tranh ảnh, trẻ nêu ý kiến nhận xét.
- Trao đổi với phụ huynh để quan sát khi trẻ ở nhà.
MT33. Trẻ nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác;
- Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi tức giận ,xấu hổ của người khác ( nét mặt, cử chỉ, giọng nói)
- Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về các trạng thái, trẻ nêu ý kiến nhận xét.
- Quan sát trẻ trong quá trình chơi, hoạt động trong ngày. Cô đánh giá biểu hiện của trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ GIAO TIẾP
MT51.Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện dân gian, truyện đọc phù hợp với trẻ.
- Nghe các bài thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, hò,vè phù hợp với trẻ.
- Tổ chức trong hoạt động chung: Văn học.
-Tổ chức trong hoạt động chơi: Hoạt động góc, chơi tự do.
MT48: Trẻ hiểu được các yêu cầu trong hoạt động tập thể
- Hiểu được các yêu cầu liên tiếp trong hoạt động tập thể: VD: các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái T đứng sang bên phải..
- Tổ chức mọi lúc mọi nơi: HĐ chung, Hđ góc, HĐ chơi.
MT57. Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao có trong chủ đề phù hợp với lứa tuổi
- Đọc thuộc, thể hiện biểu cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao có trong chủ đề phù hợp với lứa tuổi
- Quan sát, cho trẻ thực hành đọc trong các giờ HĐC, HĐG và các trò chơi.
MT60. Trẻ biết sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống;
- Sử dụng một số từ chào hỏi , cảm ơn, xin lỗi, thưa và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
- Quan sát, trò chuyện cùng trẻ qua các hoạt động.
MT66. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Nhận dạng được chữ cái A Ă Â trong bảng chữ cái tiếng việt.
- Tổ chức ở HĐChung:Cho trẻ làm quen với chữ cái(A Ă Â)
MT67.Trẻ biết tô các chữ cái, đồ các nét chữ viết và sao chép từ, chữ cái, kí hiệu
- Sao chép các từ theo trật tự cố định trong các hoạt động
- Tô đúng, trùng khít các nét, các chữ cái A Ă Â
Tổ chức ở HĐChung: Tập tô chữ cái(A Ă Â)
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT 83: Trẻ biết thêm bớt so sánh trong phạm vi 10.
- Đếm theo khả năng, đếm trong phạm vi 6
- Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 6
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hang ngày
Tổ chức cho trẻ ở HĐC:. Nhận biết 6. Đếm đến 6
Tổ chức ở HĐchiều.
MT68. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các chức năng, các giác quan và một số bộ phận của cơ thể con người.
- Nhận biết tên gọi, đặc điểm của các giác quan, các bộ phận
- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
- Mối quan hệ giữa các giác quan
*Tổ chức HĐC, HĐNT:
- Trò chuyện về cơ thể bé.
- Trò chuyện về giác quan của bé
MT84. Trẻ biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả
- So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít nhất
*Tổ chức HĐC”:
- Toán: So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 6
MT92. Trẻ xác định được vị trí (trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác. 
-Xác định vị trí của đồ vật(Phía trước- phía sau; phía trên- phía dưới- phía phải- phía trái) so với bản thân trẻ, so với bạn khác và so với một vật nào đó làm chuẩn.
*Tổ chức HĐC”:
- Toán: phía trên- phía dưới- phía phải- phía trái) so với bản thân trẻ
MT98. Trẻ nói được họ tên, tuổi ngày sinh, sở thích, giới tính của bản thân khi được hỏi trò chuyện. 
+ Họ tên, tuổi, giới tính của bản thân.
+ Đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.
-Tổ chức cho trẻ ở HĐC: mtxq
+Trò chuyện về cơ thể bé.
-Tổ chức cho trẻ ở HĐNT:
-Quan sát trong HĐ góc, vui chơi.
MT85 : Trẻ biết tách gộp10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm ( thực hiện trong các chủ đề).
- Gộp các nhóm đối tượng và đếm.
- Tách nhóm 6 đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau.
Tổ chức cho trẻ ở HĐC:
+Ôn so sánh thêm bớt trong phạm vi 6.
+ Tách 6 đối tượng ra làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau.
*Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ.
MT107. Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ....
+ Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ....
Tổ chức HĐC:
(DH: Mừng sinh nhật, Cái mũi, Mời bạn ăn, Đôi bàn tay nhỏ).
NH:Gà gáy, Ru em, Cây trúc xinh, Inh lả ơi
TCAN:Tai ai tinh, Ai nhanh nhất, Đoán tên bạn hát.)
MT106. Trẻ thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình ( về màu sắc, hình dáng, bố cục...) của các tác phẩm tạo hình
- Thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình ( về màu sắc, hình dáng, bố cục...) của các tác phẩm tạo hình
-Quan sát, theo dõi trong HĐC, HĐG.
MT108. Trẻ vận động nhịp nhàng , phù hợp với sắc thái, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc với các hình thức ( vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa).
+ Vận động nhịp nhàng phù hợp theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc.
+ Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu chậm.
Tổ chức cho trẻ vận động bài: Cái mũi, Đôi bàn tay nhỏ(ở HĐC)
-Tổ chức ở HĐChiều, mọi lúc mọi nơi.
MT110. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ nét thẳng, nét xiên, nét ngang,cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa và bố cục cân đối
- Phối hợp các kĩ năng vẽ nét thẳng, nét xiên, nét ngang,cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa và bố cục cân đối.
-Tổ chức cho trẻ ở HĐG, HĐC:
+Vẽ bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt bé.
+Vẽ hoa tặng cô.
MT111. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng xé, cắt dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
- Phối hợp các kĩ năng xé, cắt dánđể tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
-Quan sát, theo dõi trong HĐC, HĐG.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH: Tôi là ai
(1 tuần từ ngày 12 đến 16/10/2020)
 Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Thể dục buổi sáng.
Hoạt động học
*PTVĐ
VĐCB: Ném xa bằng một tay
TCVĐ: Chạy tiếp cờ
*KPKH:
- Trò chuyện về một số đặc điểm riêng của bé
*Tạo Hình:
- vẽ bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt bạn trai bạn gái.
*LQVT:
 Nhận biết số 6
*Văn học:
- Kể chuyện: “Chuyên của dê con
Chơi, hoạt động ở các góc
1.Góc phân vai: - TC: - Gia đình, Bán hàng.
 2. Góc xây dựng: - Xây nhà và xếp đường về nhà bé.
3. Góc nghệ thuật: tô mầu bạn trai, gái, chơi với dụng cụ âm nhạc.
4.Góc Học Tập: - Tô nối số với đồ dung trong pham vi 5, Xem sách tranh truyện về cơ thể của bé
5. Góc thiên nhiên: - Chăm sóc cây lau lá ,tưới cây.
Chơi ngoài trời
Quan sát khuôn mặt khi buồn khi giận.
Quan sát hình dáng bạn gái.
 Quan sát trang phục của bé.
Quan sát cơ thể của bé.
Quan sát bạn gái
Hoạt động chiều
Đọc đồng giao: “ kéo cưa lừa xẻ”
Chơi tự do.
.
-Làm quen chữ cái “A, Ă, Â’’
- Lao động tự phục vụ: Đánh răng.
-Chơi tự do.
-Ôn bài hát “Vui đến trường”.
-Lao động tự phục vụ:
Lau bàn ngế, lau đồ chơi.
 - Dạy hát: “Mừng sinh nhật”
Nghe hát: “ Cây trúc xinh”TCAN: Tai ai tinh
Hoạt động nêugương.
Hoạt động
Mục đích
Tiến hành.
Thể dục sáng
- Hô hấp:
- Tay: Hai tay đưa trước, lên cao.
- Chân: Ngồi khuỵu gối
- Bụng: Cúi gập người.
- Bật: Tách, khép chân.
- Trẻ tập đúng các động tác
- Giúp trẻ có một tinh thần thỏa mái trước khi bước vào các hoạt động khác.
*. Chuẩn bị: 
- Sân tập bằng phẳng
*. Tiến hành: 
- Khởi động:
+ Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, chạy sau đó về hàng ngang theo tổ.
Trọng động:
+ Cô tập mẫu cho trẻ quan sát.
+ Cho trẻ tập theo nhịp đếm của cô
Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân.
Trò chuyện
*. Trò chuyện:
- Cho trẻ hát bài “ Bạn có biết tên tôi”.
- Hỏi trẻ nội dung bài hát.
àGiáo dục trẻ yêu quý bản thân và biết tự mình vệ sinh cá nhân.
- Hỏi trẻ về góc chơi có mấy góc chơi? Là những góc nào ? Chơi những trò chơi gì ?
- Cho trẻ về góc chơi
1.Góc phân vai
- TC: 
- Gia đình.
- Bán hang
- Trẻ biết nhập vào vai chơi của từng nhân vật trong gia đình: bố, mẹ, con.
- Biết công việc của người bán hàng” niềm nở mời chào khách, người mau hàng biết trả giá, trả tiền.
*. Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi ở góc, bác sĩ, đồ nấu ăn, rau củ quả
*. Tiến hành: - Cho trẻ về góc chơi và gợi ý hỏi trẻ.
+ Nhóm chơi mẹ con chơi như thế nào ?
+ Mẹ phải làm những công việc gì ?
+ Còn con con sẽ phải làm gì ?
+ Nếu con bị ốm mẹ sẽ phải làm gì ?
*. Nhận xét buổi chơi.
2. Góc xây dựng.
- Xây nhà và xếp đường về nhà bé.
- Trẻ biết xây dựng lắp ghép các kiểu nhà 1 tầng, 2 tầng...
*. Chuẩn bị: Gạch, các khối chữ nhật, vuông, tam giác, hàng rào, cây
*.Tiến hành
 Cô gợi ý trẻ chơi:
- Hôm nay góc xây dựng làm gì vậy?
- Ai làm chủ công trình (thợ xây)?
- Chủ công trình làm những việc gì?
- Bác đang xây nhà như thế nào?
- Để ngôi nhà được đẹp hơn cần có những gì?
* Cô nhận xét, động viên tuyên dương trẻ.
3. Góc nghệ thuật.
-tô mầu bạn trai, gái.
-Chơi với dụng cụ âm nhạc.
- Trẻ biết kết hợp mầu để tô bạn trai, bạn gái cho phù hợp.
*Chuẩn bị :Bút màu, giấy, tranh vẽ bé trai, bé gái, giấy màu, hồ
*. Tiến hành
Góc nghệ thuật hôm nay làm gì? Tô mầu cái gì?
Còn các bạn đang cầm dụng cụ gì?
*Cô cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ chơi và gợi hỏi trẻ.
- Côn đang tô bạn trai hay gái? Con tô mầu gì?
- Đây là dụng cụ gì? Dùng để làm gì?
4. Góc học tập
- Tô nối số với đồ dung trong phạm vi 5.
-Xem sách tranh truyện về cơ thể của bé
- Trẻ tô và nối số đúng trong phạm vi 5
-Trẻ biết ở sách cơ thể có những bộ phận nào, và cách vệ sinh cơ thể.
*. Chuẩn bị: - Bút màu, giấy, tranh vẽ bé trai, bé gái, giấy màu, hồ
*Tiến hành
Hỏi trẻ:
+Con tô cái gì vậy? Tô số mấy?
+ Trong tranh các bạn đang làm gì vậy?
+ Rửa mặt thế nào?
+ Rửa tay thế nào?
*Cuối buổi chơi cô động viên tuyên dương trẻ.
5. Góc thiên nhiên.
- Chăm sóc cây lau lá ,tưới cây.
- Trẻ hứng thú vào hoạt động chăm sóc cây,lau lá cho cây.
- Phân nhóm cây.
*Chuẩn bị: Xô, khăn lau, gáo.
*Tiến hành:
+ Cô cho trẻ chơi và bao quát trẻ?
+ Con đang làm gì vậy?
+ Con tưới cây thế nào?Lau như thế nào?
-Dùng gì lau?
*Cuối buổi chơi cô động viên tuyên dương trẻ.
Các trò chơi thực hiện trong tuần.
TCVĐ: Chạy tiếp sức.
TCHT: Truyền tin,Tìm bạn.
TCDG:Chi chi chành chành.
 Thứ
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
Thứ 2
12/ 10/2020
LVPT
Thể chất
Thể dục vận động
-VĐCB : Ném xa bằng 1 tay
TCVĐ: Chạy tiếp cờ
- BTPTC
+ Tay : 2 tay dang ngang gập vào vai.
+ Chân: 2 tay dang ngang, về trước, khuỵu gối.
+ Bụng : cúi gập người.
Bật: tách khép chân.
- Trẻ biết dung sức để ném túi cát đi xa về trước
- Trẻ chơi đoàn kết với bạn bè, không xô đẩy nhau.
-Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi của các trò chơi.
I. Chuẩn bị: 10 túi cát, 2 cờ, ghế
II. Tiến hành.
- Cô cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về cơ thể cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.
à Giáo dục trẻ yêu quí bản thân, giữ gìn cơ thể khỏe mạnh.
1, Khởi động.
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi : đi nhanh, đi chậm. đi bằng mũi bàn chân,(kết hợp với ài hát cái mũi, đôi bàn tay nhỏ)sau đó về 3 hàng ngang theo tổ.
2, Trọng động.
* BTPTC.
- Cô cho trẻ tập BTPTC mỗi đông tác 2 lần – 8 nhịp( kết hợp với bài thật đáng yêu)
- Động tác nhấn mạnh: đt tay, chân (tập 3 lần – 8 nhịp).
* VĐCB
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2: phân tích: “cô cầm túi cát đứng chân trước chân sâu dưới vạch xuất phát tay cầm túi cát cùng phía với chân sau khi hô 1 đưa về trước, 2 đưa ra sau, 3 đưa lên cao và túi cát đi xa”
- Cô cho 1,2 trẻ tập thử.
- Từng trẻ thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho cá nhân trẻ thi đua thực hiện.
- Hỏi lại trẻ tên vận động.
*TCVĐ: “Chạy tiếp cờ”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi. 
-Cô cho trẻ chơi, bao quát, động viên trẻ.
3, Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ đi bộ quanh lớp 1, 2 vòng.
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát có mục đích: Quan sát khuôn mặt khi buồn, khi giận.
Trẻ chăm chú quan sát và biết nêu nhận xét về các nét mặt.
I. Chuẩn bị.
Tranh vẽ khuôn mặt bé khi buồn, khi giận.
II. Tiến hành:
- Gợi ý hỏi trẻ nhận xét thời tiết ngày hôm đó.
- Nhắc trẻ giữ gìn cơ thể khi thời tiết thay đổi.
- Trò chuyện với trẻ về bản thân, họ tên, ngày sinh nhật
àGiáo dục trẻ yêu quý bản thân và biết tự mình giữ gìn vệ sinh.
*. Giới thiệu tranh cho trẻ quan sát.
- Cô có bứa tranh gì đây ?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này ?
- Em bé vui có khuôn mặt như thế nào ?
- Còn đây là bức tranh vẽ gì ?
- Ai có nhận xét về khuôn mặt trong tranh ?
- Khi buồn có khuôn mặt như thế nào ?
- Cho trẻ kể về một số nét mặt khác.
àGiáo dục trẻ luôn vui vẻ, ăn đầy đủ các chất để khỏe mạnh.
Hướng dẫn trò chơi mới.
-TCVĐ: Chạy tiếp sức.
-TCAN:Ai đoán giỏi..
- Chơi theo ý thích.
-Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn của trẻ.
-Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi, có ý thức khi chơi.
-Trẻ chơi vui vẻ đoàn kết.
Chuẩn bị.
Chỗ chơi sạch sẽ.
Tiến hành.
* *TCVĐ: Chạy tiếp sức
- Luật chơi: Đội nào chạy hết bạn trước là đội chiến thắng.
- Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 2 đội (xanh, đỏ) với số cháu cân bằng nhau . Cô đã chuẩn bị 2 ống cờ mỗi ống có một lá cờ khi nghe hiệu lệnh của cô thì bạn đứng đầu hang sẽ chạy thật nhanh lên lấy cờ của đội mình chạy mang về cho bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến khi hết bạn thì đội đó chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi (Bao quát, động viên trẻ chơi.)
* TCAN: Ai đoán giỏi
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi, bao quát động viên trẻ.
* Chơi theo ý thích.
Hoạt động chiều.
Đọc đồng giao: “ kéo cưa lừa xẻ”
Chơi tự do.
Trả trẻ
Trẻ tự đọc thuộc bài đồng giao
Cô đọc cho trẻ nghe 1- 2 lần.
Giới thiệu tên bài đồng giao.
Cho trẻ đọc cùng cô 3- 4 lần.
Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc ( cô chú ý sửa sai ).
Thứ 3
13/10/2020 LVPT nhận thức
*MTXQ
Trò chuyện về bản thân bé.
-Trẻ mạnh dạn tự tin giới thiệu về bản thân.
- Trẻ biết thể hiện qua lời nói và những hiểu biết về đặc điểm sở thích của bản thân.
Tiến hành.	
-Cho trẻ xem doạn băng bạn nhỏ tự giới thiệu về mình.
*Cô cho trẻ tự giới thiệu về bản thân.
+Giới thiệu tên, tuổi, giới tính, sở thích.
+Ước mơ sau này của con sẽ làm gì?
àCô khái quát lại.
à cô giáo dục trẻ yêu quý tự hào về bản thân và phải chăm ngoan học giỏi.
* Xem hình ảnh (búp bê) bạn trai – gái và trò chuyện.
- Cho trẻ nhận biết các đặc điểm của bạn trai – bạn gái qua tranh và búp bê, so sánh sự khác nhau về hình dáng, tóc, quần áo
* Trò chuyện về bản thân trẻ, về các bạn trong lớp.
- Cho trẻ tự giới thiệu về bản thân mình :
+ Con tên là gì? Họ tên đầy đủ của con là gì? Con học lớp nào?
+ Con là con trai hay con gái?
+ Ngày sinh nhật của con là ngày tháng năm nào?
+ Sở thích của con là gì?...Cô gợi ý thêm cho trẻ trả lời. Hỏi 4 – 5 trẻ.
- Cho trẻ nhận xét, thảo luận, trao đổi ý kiến cùng với các bạn.
*T/C: “Trốn tìm”
- Cách chơi: Một bạn bịt mắt. Cho trẻ hát bài hát: “trốn tìm” Khi đến câu “Bạn ở đâu” Cô chỉ vào 1 bạn bất kỳ bạn đó hát to “Tôi sẽ ra ngay đây mà, tôi sẽ ra nay đây mà” Cả lớp hát “ Mau chạy đi mau chạy đi” Bạn bi bịt mắt sẽ đoán xem bạn nào ra ngoài và tả hình dáng.
- Cô cho trẻ chơi. (cô quan sát trẻ chơi)
Kết thúc cô cùng trẻ hát bài “Tìm bạn thân”
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát hình dáng bạn gái.
-Trẻ nhận biết và phân biệt được bạn trai, bạn gái.
-Biết được giới tính và hình dáng của bạn.
-Chơi đoàn kết với các bạn.
I.Chuẩn bị.
- Bạn gái cho các bạn quan sát.
II.Tiến hành.
Cho trẻ nhận xét về thời tiết trong ngày.
Nhắc trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
Cho trẻ giới thiệu về bản thân mình : tên tuổi, giới tính, sở thích
- Giáo dục trẻ yêu quý bản thân mình, chăm sóc cơ thể sạch sẽ.
* Cho trẻ xem biểu diễn thời trang nữ.
-Cho cả lớp nhận xét về bạn nữ.
-Hình dáng
-Trang phục
-Trang phục phù hợp hay không?
àCô khái quát lại
Cho 1 số trẻ tự nhận xét về mình.
Sở thích của bạn gái là gì?
à Giáo dục trẻ biết nhường nhịn các bạn gái, chơi đoàn kết.
Tổ chức trò chơi.
-TCVĐ: Chạy tiếp sức.
-TCAN: Ai nhanh nhất.
-TCDG: dung dăng dung dẻ.
-Chơi theo ý thích.
Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi.
Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi.
Chơi vui vẻ đoàn kết
Chuẩn bị.
1 số đồ chơi, xắc xô, vòng, hột hạt, bóng
Tiến hành
*Cô giới thiệu lần lượt từng trò chơi.
Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
Cho trẻ chơi ( bao quát, động viên 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo Án Liên Quan