Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Cho tôi đi làm mưa với - Nghe hát: Mưa rơi

I/Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 - Trẻ nhớ tên bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với” tác giả Hoàng Hà, thuộc bài hát, hát đúng nhạc.

 -Trẻ hiểu được nội dung bài hát, Trẻ thể hiện được một số động tác minh họa.

2. Kỹ năng:

-Trẻ nắm được các kỹ năng: hát to, hát rõ lời, đúng nhạc.

-Trẻ biết vận động múa các động tác cùng cô.

-Trẻ biết vận dụng các kỹ năng múa, nhún nhảy, lắc lư thân mình.để biểu diễn sáng tạo các động tác theo ý thích.

-Trẻ cảm nhận tốt và hưởng ứng cảm xúc cùng cô trong quá trình nghe cô hát.

- Trẻ ngẫu hứng cùng cô qua bài hát nghe: " Mưa rơi".

3. Thái độ:

-Trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc tham gia hoạt động hứng thú, say mê.

-Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, không vứt rác bừa bãi, không chơi dưới trời mưa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Cho tôi đi làm mưa với - Nghe hát: Mưa rơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
Hội giảng mừng Đảng mừng xuân
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Chủ đề: “ Các hiện tượng tự nhiên”
 Đề tài: “Cho tôi đi làm mưa với”.
Nghe hát: “ Mưa rơi”.
 Đối tượng: 5 – 6 tuổi 
Thời gian: 30 phút
 Số trẻ: 30 trẻ
Giáo viên 1: Hoàng Thị Hợi
 2: Phạm Thị Lý
Đơn vị: Trường Mầm non Dũng Liệt
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với” tác giả Hoàng Hà, thuộc bài hát, hát đúng nhạc.
 -Trẻ hiểu được nội dung bài hát, Trẻ thể hiện được một số động tác minh họa.
2. Kỹ năng:
-Trẻ nắm được các kỹ năng: hát to, hát rõ lời, đúng nhạc.
-Trẻ biết vận động múa các động tác cùng cô.
-Trẻ biết vận dụng các kỹ năng múa, nhún nhảy, lắc lư thân mình.......để biểu diễn sáng tạo các động tác theo ý thích.
-Trẻ cảm nhận tốt và hưởng ứng cảm xúc cùng cô trong quá trình nghe cô hát.
- Trẻ ngẫu hứng cùng cô qua bài hát nghe: " Mưa rơi".
3. Thái độ:
-Trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc tham gia hoạt động hứng thú, say mê.
-Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, không vứt rác bừa bãi, không chơi dưới trời mưa.
II. Chuẩn bị:
1/MTGD:
- Phòng học rộng thoáng.
2/ Đồ dùng của cô:
- Bài giảng Powerpoint có nội dung bài học video về sự hình thành hạt mưa, tiếng mưa rơi tự nhiên.
3/Đồ dùng của trẻ:
- Hoa đeo tay, trang phục, mũ về các hiện tượng thiên nhiên , ô múa, 
4/ NDTH: 
-KPKH, toán, Sức khỏe, TC- KNXH, Thể dục
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Gây hứng thú vào bài: (2 phút)
- GV 1: giới thiệu người tới dự
+ Giới thiệu vị khách đặc biệt
-Cô lý ơi cô có biết bạn này là ai không? Đến từ đâu?
- GV 2: bạn ấy là giọt nước đến từ biển cả đấy! 
- Các con có biết bạn ấy đến đây bằng cách nào không?
- GV 1: Để biết bạn ấy đến đây bằng cách nào chúng mình cùng hướng lên màn hình nào.
KQ: Giọt nước từ biển cả, sông ngòi ,ao hồ đã nhờ ông mặt trời sưởi ấm và chị gió đưa vào đất liền trở thành những hạt mưa tưới mát cho cây cối đấy.
-Các con có muốn trở thành những hạt mưa giúp ích cho mọi người không nào?
- Nào chúng ta hãy cùng nhau gọi chị gió nhờ chị giúp làm mưa cho cây cối tươi tốt nào!
2/ Nội dung: ( 27 phút)
*Hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”.
- Cô cho trẻ hát bài hát: " Cho tôi đi làm mưa với" 2 lần ( Thay đổi đội hình).
- Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác bài hát “cho tôi đi làm mưa với” nói về ước mơ của bạn nhỏ mong muốn mình được làm mưa tưới cho cây cối được xanh tươi khoai, lúa tốt tươi đấy.
-Cô cho trẻ hát lần 2, lần 3( tiếng hát to tiếng hát nhỏ)
 - Bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với” có thể kết hợp với điệu bộ minh họa, Vậy ai có thể lên vận động cho cô và các bạn thưởng thức nào!
* Vận động theo nhạc: “ Cho tôi đi làm mưa với”.
-Cho trẻ kết thành vòng tròn hát vận động 2 lần.
- Bạn gái đứng vòng trong, bạn trai vòng ngoài hát, vận động.
* Vận động sáng tạo:
- Lần lượt các tổ biểu diễn.
- Mời 2 nhóm lên biểu diễn.
- Cá nhân biểu diễn.
- GV 1: Cô Lý ơi cô đã được nghe tiếng mưa rơi bao giờ chưa?
- GV2: Tiếng mưa rơi rất vui đấy lúc mưa to thì kêu“ Lộp bộp lộp bộp” lúc mưa nhỏ lại kêu “tý tách tý tách” rất vui tai.
- Các con hãy làm tiếng mưa rơi cùng cô nào!
* Trò chơi:
 + Lộp bộp lộp bộp”
+ tý tách tý tách”
+ Mưa to.
+ Mưa nhỏ.
- GV 1: Các con cùng lắng nghe xem tiếng mưa rơi ngoài trời như thế nào nhé. 
- Mưa rào thường có vào mùa nào?
* Nghe hát: “ Mưa rơi”.
- " Mưa rơi cho cây tốt tươi búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió..." Đó chính là lời bài hát: " Mưa rơi" - Dân ca xá mà sau đây cô sẽ hát tặng chúng mình đấy!
- Lần 1: Cô hát diễn cảm cùng nhạc.
+ Cô vừa hát tặng chúng mình bài hát gì? đân ca nào?
+ Bài hát nói về điều gì?
Bài hát “ Mưa rơi” dân ca Xá mưa rơi cho cây tốt tươi, trăm hoa đua nở núi rừng trở nên náo nhiệt niềm vui báo hiệu một vụ mùa bội thu của người dân Tây bắc. 
+ Để thấy rõ hơn tác dụng của mưa đối với cuộc sống của chúng ta, đặc biệt đối với núi rừng người dân tây bắc các con cùng lắng nghe lại bài hát " Mưa rơi" một lần nữa nhé! 
- Lần 2: Cô kết hợp múa phụ họa.
- Lần 3: Hát cùng ca sĩ.
ðGiáo dục: Các con ạ! Mưa rất cần thiết cho sự sống của muôn loài, nếu không có mưa cây cỏ sẽ khô héo, đất đai cằn cỗi và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Tuy nhiên nếu mưa nhiều quá cũng có tác hại xấu: gây lũ lụt xói mòn đất. Vì vậy hãy bảo vệ Sự sống của chúng ta bằng cách là luôn giữ gìn nguồn nước sạch không xả rác thải bừa bãi ra ngoài môi trường và các nguồn nước. Đặc biệt các con không được ra ngoài chơi dưới trời mưa sẽ bị ốm đấy.
-Hôm nay trời rất đẹp cô con mình cùng làm các chú thỏ đi tắm nắng nào, khi nào trời mưa nhớ chạy về nhà ngay nhé.
3/Kết thúc: (1 phút)
-Vận động bài trời nắng trời mưa.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Đố các bạn tôi là ai nào?
- Trẻ trả lời 
- Trẻ chú ý lắng nghe.
Và xem video về hiện tượng mưa.
- Trẻ gọi chị gió
- Trẻ hát và thay đổi đội hình.
- 2 ->3 trẻ trả lời
- Trẻ hát.
- Trẻ giỏi lên vận động.
- Trẻ vận động.
- Trẻ hát và thay đổi đội hình.
- Các tổ lần lượt VĐ theo các hình thức khác nhau.
- Nhóm 5 trẻ biểu diễn.
- nhóm 3 trẻ biểu diễn.
- Cá nhân trẻ biểu diễn.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời theo khả năng.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng ghe.
Trẻ trả lời.
- Trẻ ngẫu hứng cùng cô.
Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ chơi hứng thú.

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12553062.doc