Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Cô và các bác trong trường mầm non

 1. Phát triển thể chất :

 * Dinh dưỡng sức khỏe :

 - Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau .

 - Biết sử dụng một số đồ sinh hoạt ở trường Mầm non : Khăn, cốc uống nước, thìa xúc ăn cơm.

 - Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm, lớp nhà trẻ ,trường Mầm non.

 * Phát triển vận động:

 - Biết đi, chạy, nhanh, chậm, theo hiệu lệnh của cô.

 - Thực hiện một số thao tác vận động tỉnh : Bóp đất, xâu vòng, xếp hình

 2. Phát triển nhận thức:

 - Biết tên cô bác gần gũi chăm sóc giáo dục trẻ .

 - Biết một số công việc của cô, bác trong nhóm lớp nhà trẻ.

 - Nhận biết một số đồ dùng quen thuộc của các cô, bác trong nhóm

 

doc106 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Cô và các bác trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 27/10/2014 - 14/11/2014)
CHỦ ĐỀ: “CÔ VÀ CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
(Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 27/10/2014 - 14/11/2014)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHỦ ĐỀ: CÔ VÀ CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 1. Phát triển thể chất :
 * Dinh dưỡng sức khỏe :
 - Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau .
 - Biết sử dụng một số đồ sinh hoạt ở trường Mầm non : Khăn, cốc uống nước, thìa xúc ăn cơm.
 - Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm, lớp nhà trẻ ,trường Mầm non.
 * Phát triển vận động:
 - Biết đi, chạy, nhanh, chậm, theo hiệu lệnh của cô.
 - Thực hiện một số thao tác vận động tỉnh : Bóp đất, xâu vòng, xếp hình 
 2. Phát triển nhận thức: 
 - Biết tên cô bác gần gũi chăm sóc giáo dục trẻ .
 - Biết một số công việc của cô, bác trong nhóm lớp nhà trẻ.
 - Nhận biết một số đồ dùng quen thuộc của các cô, bác trong nhóm 
 3. Phát triển ngôn ngữ :
 - Nói được tên cô, gần gũi chăm sóc dạy dỗ trẻ trong nhóm.
 - Biết trả lời câu hỏi về một số công việc của các cô,bác trong nhóm.
 - Biết lễ phép : chào, có ạ, vâng ạ.
 - Biết đọc thơ cùng với cô giáo.
 - Thích xem các loại tranh , ảnh, báo vè công việc của các cô, bác trong nhà trẻ. 
 4. Phát triển tình cảm, kỷ năng xã hội và thẩm mỹ: 
 - Thích hát vận động đơn giản theo bài hát.
 - Thích tô màu, chơi với đất nặn, xé giấy xếp hình. 
 - Thích đến lớp, chơi cạnh bạn.
 - Biết làm theo một số yêu cầu của cô.
 ----------– & —---------- 
MẠNG NỘI DUNG THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: CÁC CÔ BÁC TRONG NHÀ TRẺ
(Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 27/10/2014 - 14/11/2014)
 1. Phát triển thể chất:
 - Cô giáo trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm và các món ăn ở nhà trẻ.
 - Cô giáo thường xuyên nhắc nhở, động viên trẻ ăn hết suất ăn của mình
 - Cô giáo thực hiện vệ sinh hàng ngày cho trẻ như sau: Sau khi ngủ dậy rửa mặt, chải tóc gọn gàng cho trẻ , hướng trẻ tập rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn sau khi đi vệ sinh , tự xúc thức ăn bằng thìa, tự cầm cốc uống nước gọn gàng..
 - Biết mời cô và người lớn trước khi ăn, trong giờ ăn không nói chuyện, mỗi khi hắt hơi hoặc ngáp phải lấy tay che miệng , hoặc quay đi chỗ khác .
 - Cô giáo hướng dẫn và tập luyện cho trẻ phát triển vận động nhằm phát triển toàn diện cơ thể trẻ, tạo cho trẻ có tâm trạng vui, khỏe, thoái mái để thực hiện các hoạt động trong ngày .
 - Cô giáo hướng dẫn trẻ thực hiện một số kỷ năng vận động : Đi trong đường hẹp, Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng, bò chui qua cổng, Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh lời cô, Đi theo hiệu lệnh của cô nhanh, Chậm, chậm, nhanh, tung bóng hai tay, tung bắt bóng cùng cô, trườn dưới vật .
 - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động “ Bóng tròn to”, “Chạy đuổi bắt cô”, “Đuổi bắt cô”, “ Con muỗi”, “Về đúng nhà”,..
 - Tập cho trẻ phối hợp cử động tay qua các trò chơi “Tay ai khéo, chiếc túi kỳ diệu”
 2. Phát triển nhận thức:
 - Cô giáo trò chuyện với trẻ về các cô ở lớp nhà trẻ : Tên gọi của các cô, quần áo các cô thường mặc, công việc hàng ngày của cô, đồ dùng, đồ chơi hàng ngày các cô dùng để dạy các cháu.
 - Cô giáo hướng dẫn trẻ quan sát, xem tranh, ản , nhận biết về công việc của các cô trong nhóm lớp nhà trẻ.
 - Tổ chức, hướng trẻ chơi các trò chơi: Đố bé, Bé thích ai nhất? Cái gì đây? Cái gì biến mất? Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
 3. Phát triển ngôn ngữ:
 - Cô giáo tiếp tục giáo dục lễ giáo cho các cháu như: Đến lớp chào cô, chào bố mẹ, đi học không khóc nhè , biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết nhận đồ vật bằng hai tay ..
 - Trò chuyện với trẻ về công việc của cô trong một ngày ở nhà trẻ như: Buổi sáng đến lớp cô thường làm gì? Trưa cô làm gì? chiều cô làm gì?. Giúp trẻ trả lời thành thạo nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Biết chơi những trò chơi theo sự hướng dẫn cùng cô và các bạn.
 - Cô giáo hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi đóng vai “Bé bế búp bê”, “Bé ru búp bê ngủ”, “Bé cho búp bê ăn”, “ Bé làm cô cấp dưỡng”
 - Cô giáo dạy trẻ đọc các bài thơ , cậu chuyện như : Bài thơ Bài tay cô giáo, Đôi bạn nhỏ, hoa mào gà.
 4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ:
 - Cô giáo tổ chức hướng dẫn cho trẻ ca hát theo cô một số bài hát : “ Con chim hót trên cành cây”, “Cháu yêu bà”. 
 - Cô giáo hát cho trẻ nghe, nghe nhạc một số bài hát : Bài cô giáo, Trống cơm ..
 - Cô giáo hướng dẫn trẻ kỹ năng vận động minh họa nhịp nhàng theo nội dung bài hát cho trẻ chơi các trò chơi âm nhạc : Ai đoán nhỏ, Tai ai tinh, vỗ tay to, nhỏ, băng nhạc , hãy lắng nghe, hãy bắt chước , nghe âm thanh tìm nơi phát âm thanh .
 - Tổ chức , hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi : “Chi chi chành chành” “Dung dăng dung dẻ”, “Ai nhanh hơn”, “Ai lấy đúng”, “Đồ vật của bé”, “Hãy bắt chước”, “Thi ai giỏi”, “Hãy lắng nghe”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”, “ Kéo cưa lừa xẻ”, “Lộn cầu vồng”. 
 - Tổ chức hướng dẫn trẻ xếp bàn, nghế, gường búp bê, xếp hàng rào, vườn hoa, xếp tàu, xếp ô tô, máy bay
 - Tổ chức hướng dẫn trẻ: Chơi với đất nặn, xâu vòng, hột hạt để tặng cô giáo và các bạn trong lớp, xếp hình, xé giấy
 - Hướng dẫn trẻ làm một số công việc đơn giản cùng cô: biết lấy và cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng vào nơi qui định sau khi chơi.
 ----------– & —----------
MẠNG CHỦ ĐỀ: CÁC CÔ, CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ
(Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 27/10/2014 - 14/11/2014).
Tuần 1:
Cô giáo thân yêu của bé
Tuần 2:
Cô giáo thân yêu của bé
Tuần 3: 
Trẻ biết công việc của các bác trong nhà trẻ
1. Phát triển nhận thức:
+ NBTN: Bé nhận biết tên cô giáo.
2. Phát triển vận động:
+ TDBS: Tập bài: Tập với bóng
- BTPTC: Tập với bóng
- VĐCB: Tung bóng bằng hai tay
- TCVĐ: Bắt bướm
3. Phát triển ngôn ngữ:
+ Thơ: Bàn tay cô giáo.
4. Phát triển tình cảm xã hội thẩm mỹ:
+ Âm nhạc: Dạy hát con chim hót trên cành cây.
- Nghe: cô giáo.
+ HĐVĐV: Nặn viên phấn
+ HĐNT: Trò chuyện với trẻ các cô, các bác trong nhà trẻ, quan sát sân trường.
+ TCDG: Bịt mắt bắt dê.
+ HĐVC: TCVĐ: Cái chuông nhỏ
+ TCDG: Dung dăng dung dẻ.
+ TCHT: Xếp nhà trẻ của bé.
+ TCST: Xếp nhà trẻ của bé. 
+ TCPV: Chơi đóng vai các cô, các bác trong nhà trẻ. 
- Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần
1. Phát triển nhận thức:
+ NBTN: Bé nhận biết tên cô giáo.
2. Phát triển vận động:
+ TDBS: Tập bài : Tập với bóng
- BTPTC: Tập với bóng
- VĐCB: Tung bóng bằng hai tay
- TCVĐ: Bắt bướm
3. Phát triển ngôn ngữ:
+ Thơ: Bàn tay cô giáo
4. Phát triển tình cảm xã hội thẩm mỹ:
+ Âm nhạc: Hát con chim hót trên cành cây.
- TCVĐ: Chim mẹ chim con.
+ HĐVĐV: Nặn viên phấn .
+ HĐNT: Trò chuyện với trẻ các, cô các bác trong nhà trẻ, quan sát sân trường.
+ TCDG: Bịt mắt bắt dê.
+ HĐVC: TCVĐ: Cái chuông nhỏ. 
+ TCDG: Dung dăng dung dẻ.
+ TCHT: Xếp nhà trẻ của bé.
+ TCST: Xếp nhà trẻ của bé. 
+ TCPV: Chơi đóng vai các cô, các bác trong nhà trẻ. 
- Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần
1. Phát triển nhận thức:
+ NBTN: Cô giáo củabé
2. Phát triển vận động:
+ TDBS: Tập bài : Tập với bóng
- BTPTC: Tập với hoa
- VĐCB: Bò trong đường hẹp.
- TCVĐ: Bác cấp dưỡng và chim sẽ
3. Phát triển ngôn ngữ:
+ Kể chuyện: Hoa mào gà
4. Phát triển tình cảm xã hội thẩm mỹ:
+ Âm nhạc: Dạy hát cháu yêu bà.
- Nghe Hát: Cô và mẹ
+ HĐVĐV: Nặn hình tròn, hình vuông.
+ HĐNT: Trò chuyện với trẻ các cô, các bác, trong nhà trẻ, quan sát thiên nhiên.
+ TCDG: Dung dăng dung dẻ.
+ HĐVC: TCVĐ: Đuổi nhặt bóng
+ TCDG: Dung dăng dung dẻ.
+ TCHT: Lớp của bé
+ TCST: Cô giáo bán hàng.
+ TCPV: Cô giáo dạy học, bác cấp dưỡng nấu cơm.
- Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần
------------ @&-? -------------
KẾ HOẠCH TUẦN I: CÔ GIÁO THÂN YÊU CỦA BÉ
(Từ ngày: 27/10 đến 31/10/2014)
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Dạy cháu đến lớp biết chào cô, các bác trong nhà trẻ, biết để cặp vào nơi qui định.
TDBS -
HĐNT
- Tập bài: Tập với bóng.
- Dạo chơi quan sát sân trường –Trò chuyện cô giáo thân yêu của bé .
- Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê.
CHƠI TẬP CÓ CHỦ
ĐÍCH
* PTVĐ:
- BTPTC:Tập với bóng.
- VĐCB: Tung bóng bằng hai tay.
- TCVĐ: Bắt bướm.(Tiết 1)
* THƠ:
Bàn tay cô giáo.
(Tiết 1)
*NBTN
Bé nhận biết tên cô giáo.
(Tiết 1)
* ÂM NHẠC:
- Dạy hát : Con chim hót trên cành cây.
- Nghe: Cô giáo
(Tiết 1)
* NBPB:
(NẶN)
Nặn viên phấn.
(Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc học tập: xem tranh ảnh về cô giáo, các bạn, tranh về hoạt động của cô và cháu.
- Góc phân vai: Chơi tập làm cô giáo.
- Góc thư viện: Xem tranh truyện tô màu cô giáo và các bạn .
- Góc nghệ thuật: Hát kết hợp vận động theo nhạc bài: “Chim mẹ, chim con, con chim hót trên cành cây”.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vệ sinh ăn xế.
- TCHT: Bé và những người thân xung quanh (Thứ 2).
- TCVĐ: Cái chuông nhỏ TCDG: Dung dăng dung dẻ. (Thứ 3).
- TCST: Xếp nhà trẻ của bé. (Thứ 4).
- TCPV: Chơi đóng vai các cô, các bác trong nhà trẻ. (Thứ 5)
- Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần. (Thứ 6)
TRẢ TRẺ
Cho cháu ôn lại các hoạt động có chủ đích.
Chuẩn bị quần áo cho trẻ ra về.
------------ @&-? -------------
TUẦN I: CÔ GIÁO THÂN YÊU CỦA BÉ
(Từ ngày: 27/10 đến 31/10/2014)
THỂ DỤC BUỔI SÁNG: 
TẬP BÀI TẬP: “TẬP VỚI BÓNG”.
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 * Kiến thức: - Giúp trẻ tập phát triển cơ bắp.
 - Trẻ biết tập theo cô các động tác.
 - Trẻ tập theo cô các động tác nhịp nhàng.
 * Kỷ năng: - Rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
 - Trẻ làm quen với nhịp điệu âm nhạc trong khi tập thể dục.
 * Giáo dục: - Cháu thường xuyên luyện tập thể dục. 
 II. CHUẨN BỊ:
 * Cô giáo: - Lớp sạch sẽ gọn gàng không có chướng ngại vật.
 - Hướng dẫn rõ ràng. Các động tác.
 - Máy cát sét, đĩa nhạc bài “Bóng tròn to”.
 * Cháu: Mỗi cháu một quả bóng. Quần áo gọn gàng.
 * Nội dung tích hợp : Giáo dục sức khỏe, GDÂN, Vui chơi
 III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Khởi động: 
 - Cô cho trẻ đứng dậy đi theo cô, cho cháu đi thành vòng tròn. Kết hợp cho cháu hát bài một đoàn tàu.
 - Cho cháu đi 2 vòng rồi cho cháu dừng lại đứng tại chỗ cháu nọ cách đều cháu kia để tập được dễ dàng.
 2. Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung tập theo nhạc bài bóng tròn to: Tập với bóng
 + Động tác 1: (Tập 3 lần 2 nhịp) 
 - TTCB : Cháu đứng tự nhiên hai tay cầm bóng
 - Nhịp1 : Giơ bóng lên cao, kiểng gót, mắt nhìn theo bóng.
 - Nhịp 2: Về TTCB.
 + Động tác 2: (Tập 3 lần x 2 nhịp).
 - TTCB: Cháu ngồi trên sàn nhà, hai chân khép, hai tay cầm bóng để lên đùi .
 - Nhịp 1: Quay người đặt bóng cạnh sườn.
 - Nhip 2 : Về TTCB.
 + Động tác 3: (Tập 3 lần x 2 nhịp).
 - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng xuôi về trước.
 - Nhịp 1 : Ngồi xổm chạm bóng xuống đất.
 - Nhịp 2 : Về TTCB.
 + Động tác 4: Bật nhảy (Tập 3 lần)
 - TH: Nhảy bật như quả bóng nẩy. Đặt quả bóng xuống trước mặt, nhảy bật tại chỗ 4 lần
 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. 
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 2 tay làm chim bay rồi cho cháu nghỉ.
	 - Dặn dò cháu thường xuyên tập thể dục cho người khỏe mạnh.
HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
 * Góc bé tập phân vai: Chơi tập làm cô giáo. Chơi đóng vai cô bán hàng.
 * Góc bé yêu nghệ thuật: Hát kết hợp vận động theo nhạc bài: “Chim mẹ, chim con, con chim hót trên cành cây”. Hát kết hợp vận động theo nhạc bài: Chim mẹ chim con, Cháu yêu bà.
 * Góc bé chăm học tập: Xem tranh ảnh về cô giáo, các bạn, tranh về hoạt động của cô và cháu. Xếp đường đi tới lớp.
 * Góc thư viện của bé: Xem tranh truyện tô màu cô giáo và các bạn. Xem tranh cô giáo, các bác cấp dưỡng trong nhà trẻ.
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 * Kiến thức: 
 + Góc học tập : Giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định. Xem tranh ảnh về cô giáo, các bạn, tranh về hoạt động của cô và cháu. Xếp đường đi tới lớp.
 + Góc phân vai : Trẻ tích cực tham gia trò chơi: Tập làm cô giáo. Chơi đóng vai cô bán hàng.
 + Góc thư viện: Cháu biết giở sách xem tranh ảnh, tranh truyện tô màu cô giáo và các bạn. Xem tranh cô giáo, các bác cấp dưỡng trong nhà trẻ.
 + Góc nghệ thuật : Trẻ biết hát kết hợp vận động theo nhạc bài: “Chim mẹ, chim con, con chim hót trên cành cây”. Chim mẹ chim con, Cháu yêu bà.
 * Kỹ năng: Cháu biết dùng các đồ chơi trong mỗi góc để chơi.
 * Giáo dục: Dặn dò cháu phải biết giữ gìn cẩn thận đồ chơi khi chơi. Khi chơi phải đoàn kết. 
 II. CHUẨN BỊ:
 * Cô giáo: - Chuẩn bị các đồ chơi ở các góc phù hợp, phong phú, sắp xếp đồ chơi vừa tầm tay của trẻ để trẻ dễ lấy khi chơi.
 - Hướng dẫn cách chơi rõ ràng
 * Cháu: - Quần áo gọn gàng. Hứng thú tham gia vui chơi.
 * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc, GDLG, GDVS, Vui chơi
 III. TIẾN HÀNH: 
 1. Giới thiệu hoạt động chơi: 
 - Cô cho trẻ đọc đồng dao: “Dung dăng dung dẻ”
 - Cô gợi hỏi: Ở nhà ai chăm sóc cho các con?
 - Các con đến lớp ai thay mẹ chăm sóc cho các con?
 - Cô nói thêm cho trẻ biết trẻ đi học được cô chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, dạy cho các cháu học, chơi cùng các cháu...
 - Giáo dục cháu biết vâng lời cô, vâng lời người lớn
 - Cô trò chuyện và dẫn dắt vào góc chơi
 2. Phát triển hoạt động chơi:
 * Hoạt đông 1: Thỏa thuận trước khi chơi.
 - Cô giới thiệu cho trẻ biết tên các góc chơi, có tất cả 4 góc chơi, cô giải thích cách chơi ở mỗi góc, nhiệm vụ cụ thể của mỗi góc chơi. Cô hỏi cháu thích chơi ở góc nào sẽ vào góc lấy ký hiệu đeo vào và vào góc chơi mà cháu thích.
 - Cô cho các cháu tự thoả thuận vai chơi với nhau ở các góc.
 * Gợi ý các góc chơi : 
GÓC PHÂN VAI (Góc chủ đạo)
 - Cô hướng cháu vào góc chơi.
 - Trẻ tích cực tham gia trò chơi: Tập làm cô giáo. Chơi đóng vai cô bán hàng.
GÓC NGHỆ THUẬT
 + Cô giới thiệu góc chơi và cho trẻ chơi
 - Trẻ biết hát kết hợp vận động theo nhạc bài: “Chim mẹ, chim con, con chim hót trên cành cây”. Chim mẹ chim con, Cháu yêu bà.
GÓC HỌC TẬP 
 - Cô giới thiệu góc chơi và cho trẻ tự vào góc chơi, lấy đồ dùng học tập ra tiến hành hoạt động góc.. 
 - Xem tranh ảnh về cô giáo, các bạn, tranh về hoạt động của cô và cháu. Xếp đường đi tới lớp.
GÓC THƯ VIỆN
 + Cô giới thiệu góc chơi và cho trẻ vào góc thư viện .
 - Cháu biết giở sách xem tranh ảnh, tranh truyện tô màu cô giáo và các bạn. Xem tranh cô giáo, các bác cấp dưỡng trong nhà trẻ.
 * Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi.
 - Khi trẻ chơi cô quan sát, động viên đôn đốc cháu chơi hứng thú, đoàn kết, không tranh dành đồ chơi.
 * Hoạt động 3: Nhận xét giờ chơi.
 - Dựa vào kết quả chơi, cô nhận ở các góc, cách chơi của cháu ở từng góc. Đến góc cuối cùng là góc chủ đạo trong ngày cô nhận xét kỹ hơn. 
 3. Kết thúc hoạt động chơi : 
 - Giáo dục cháu biết giữ gìn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng đồ chơi trong khi chơi và sau khi chơi. Chơi xong rửa tay sạch sẽ để phòng bệnh tay, chân miệng.
------------ @&-? -------------
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC : PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
TÊN HOẠT ĐỘNG : + BTPTCT : TẬP VỚI BÓNG
+ VĐCB :TUNG BÓNG BẰNG HAI TAY; +TCVĐ : “BẮT BƯỚM ” (Tiết 1)
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 * Kiến thức: - Trẻ biết tung bóng bằng hai tay.
 - Chơi trò chơi vận động hứng thú cùng cô. Giúp trẻ phát triển cơ tay
 * Kỹ năng: - Rèn trẻ sự nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ. 
 * Giáo dục: - Cháu thường xuyên luyện tập để cơ thể khỏe mạnh. Mạnh dạn tự tin
 II. CHUẨN BỊ:
 *Chuẩn bị của cô: - Bóng đủ cho cô và trẻ. 
 - Một con bướm bằng xốp buộc vào que.
 - Tranh mẫu, lớp sạch sẽ gọn gàng không có chướng ngại vật, trống lắc.
 * Chuẩn bị của trẻ: - Mỗi cháu 1 quả bóng, quần áo gọn gàng
 * Nội dung tích hợp: Trò chơi, Âm nhạc bài: Một đoàn tàu, bóng tròn to.
 III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Dự kiến hđ của trẻ
 * Hoạt động 1: Khởi động
 - Cô cho trẻ xếp 3 hàng dọc, chuyển đội hình và tập theo bài đoàn tàu nhỏ xíu.
 - Cho cháu tập đi thành vòng tròn đi chậm, đi nhanh rồi cho cháu đứng tại chỗ cách đều nhau.
 * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: 
 + Động tác 1: (Tập 3 lần 2 nhịp) 
 - TTCB : Cháu đứng tự nhiên hai tay cầm bóng
 - Nhịp1 : Giơ bóng lên cao, kiểng gót, mắt nhìn theo bóng.
 - Nhịp 2: Về TTCB.
 + Động tác 2: (Tập 3 lần x 2 nhịp).
 - TTCB: Cháu ngồi trên sàn nhà, hai chân khép, hai tay cầm bóng để lên đùi .
 - Nhịp 1: Quay người đặt bóng cạnh sườn.
 - Nhip 2 : Về TTCB.
 + Động tác 3: (Tập 3 lần x 2 nhịp).
 - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng xuôi về trước.
 - Nhịp 1 : Ngồi xổm chạm bóng xuống đất.
 - Nhịp 2 : Về TTCB.
 + Động tác 4: Bật nhảy (Tập 3 lần)
 - TH: Nhảy bật như quả bóng nẩy. Đặt quả bóng xuống trước mặt, nhảy bật tại chỗ 4 lần
 * Hoạt động 3: Vận động cơ bản: Tung bóng bằng hai tay
 - Đội hình: Hai hàng ngang quay mặt vào nhau.
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x
 - Cô cho cháu xem tranh và dẫn dắt vào bài.
 * Cô thực hiện lần 1:
 - Cô tập không giải thích.
 * Lần hai: Vừa làm vừa giải thích.
 - TTCB: Cô đứng tự nhiên chân rộng bằng vai.
 - TH: Cầm bóng bằng hai lòng bàn tay ngửa ra phía trước, hơi cúi người xuống đưa thẳng hai tay hất mạnh bóng về phía trước. Tung bóng xong cô nhặt bóng về cuối hàng đứng.
 - Cô chọn 2 cháu lên làm mẫu lại.
 * Trẻ thực hiện: 
 - Cô mời 2 cháu lên làm mẫu, cô nhận xét bổ sung 
 - Lần lượt mỗi lần cô cho 2 cháu lên tập đến hết lớp.
 - Cô cho cháu lên tung bóng lần hai, lần hai cho 2 cháu tung bóng 1 lần để thi đua hết cả lớp.
 - Khi cháu thực hiện cô chú ý quan sát sửa sai và động viện cháu kịp thời.
 - Cô chọn một cháu giỏi lên tung bóng lại để kết thúc.
 * Hoạt động 4: Trò chơi vận động “Bắt bướm.”
 + Luật chơi: Chỉ cần chạm tay vào con bướm, coi như bắt được bướm.
 + Cách chơi: Cho trẻ đứng xung quanh cô. Cô cầm con bướm và nói: “Các cháu xem này: Có con bướm đang bay (cô giơ lên và hạ xuống). Bây giờ các cháu hãy nhảy lên cao để bắt được bướ

File đính kèm:

  • docCo va cac bac trong truong mn - CA SANG.doc
Giáo Án Liên Quan