Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề động vật - Tuần 19: Một số loại côn trùng
I. mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết tập các động tác theo cô, vừa tập vừa nói theo lời bài “Chú gà trống gọi”
- Rèn và phát triển các cơ bắp, rèn sự khéo léo.
- Giáo dục trẻ thích đến trường, yêu thích trường lớp.
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động
- Cô thuộc lời bài hát, các động tác của bài thể dục
III. Tiến hành
HĐ1. Khởi động :
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo vòng tròn nhanh chậm sau đó đứng thành vòng tròn.
HĐ2. Trọng động : Cô tập và cho trẻ tập theo cô từng động tác.
Gồm 4 động tác:
Động tác 1: 2 tay khum trước miệng rồi từ từ đưa ra trước hơi chếch lên cao.
Động tác 2: Kiễng chân 2 nhịp đồng thời hai tay vỗ nhẹ vào 2 bên đùi.
Động tác 3: 2 tay dang ngang, ra trước đồng thời khuỵu gối rồi về tư thế chuẩn bị.
Động tác 4: Dậm chân tại chỗ.
CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT TUẦN 19: Một số loại côn trùng. THỂ DỤC SÁNG: (Soạn cả tuần) - Tập theo nhạc bài hát “Chú gà trống gọi” I. mục đích - yêu cầu - Trẻ biết tập các động tác theo cô, vừa tập vừa nói theo lời bài “Chú gà trống gọi” - Rèn và phát triển các cơ bắp, rèn sự khéo léo. - Giáo dục trẻ thích đến trường, yêu thích trường lớp. II. Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động - Cô thuộc lời bài hát, các động tác của bài thể dục III. Tiến hành HĐ1. Khởi động : - Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo vòng tròn nhanh chậm sau đó đứng thành vòng tròn. HĐ2. Trọng động : Cô tập và cho trẻ tập theo cô từng động tác. Gồm 4 động tác: Động tác 1: 2 tay khum trước miệng rồi từ từ đưa ra trước hơi chếch lên cao. Động tác 2: Kiễng chân 2 nhịp đồng thời hai tay vỗ nhẹ vào 2 bên đùi. Động tác 3: 2 tay dang ngang, ra trước đồng thời khuỵu gối rồi về tư thế chuẩn bị. Động tác 4: Dậm chân tại chỗ. HĐ3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng, kết hợp làm động tác chim bay. . Thứ hai, ngày 5 tháng 01 năm 2015 A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG: 1. Đón trẻ: - Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ. - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 2. Trò chuyện về Một số loại côn trùng. a, Yêu cầu: - Trẻ biết ngày thứ hai là ngày đầu tuần, biết ngoan nghe lời cô giáo hứng thú trò chuyện cùng cô. b, Chuẩn bị: - Nội dung trò chuyện về ngày đầu tuần. c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ - Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện với trẻ về ngày thứ 2 đầu tuần. Hỏi trẻ là ngày thứ 7 chủ nhật thì chúng mình được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu? Hôm nay là thứ 2 thì chúng mình hứa với cô trong tuần phải như thế nào? 3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần) 4. Điểm danh: B. HOẠT ĐỘNG CHUNG Tiết 1: Lĩnh vực phát triển thể chất Thể dục: - Tung bóng. - Trò chơi: Bắt bướm. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết cách tung bóng và bắt bóng bằng 2 tay. - Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ biết khi bắt không ôm bóng vào ngực, biết cách xác định hướng bóng rơi để bắt. - Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật, hứng thú khi chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ 2-3 tuổi: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. - Trẻ 4-5 tuổi: Rèn luyện khả năng định hướng và phản ứng nhanh. Phát triển vận động cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ thoải mái tham gia học tập có nề nếp - Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin khi ném trúng đích nằm ngang 4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô: Sắc xô, 6-8 quả bóng, sân tập bằng phẳng. 2. Trẻ: Sức khoẻ đảm bảo, quần áo gọn gang. III. Nội dung tích hợp. - LVPTTM: Âm nhạc. - LVPTNT: MTXQ. IV. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện. - Hàng ngày đến lớp các em được làm gì? - Với quả bóng này các em chơi ở nhà như thế nào? ở lớp chơi gì ? Hoạt động 2: Rèn luyện sức khỏe. 1: Khởi động - Chúng mình vừa đi vừa chạy giống như quả bóng nhé. - Cho trẻ đi các kiểu, chạy nhanh, chạy chậm theo hiệu lệch của cô. 2: Trọng động a, Bài tập phát triển chung - ĐT tay 1: Hai tay đưa ra trước lên cao - ĐT chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục - ĐT bụng 1: Đưng quay người 900 - Bật: Bật tại chỗ b, Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu bài tập ''Tung và bắt bóng'' * Cô tập mẫu: - Lần 1: không phân tích động tác - Lần 2: phân tích đông tác TTCB: 2 chân đứng rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa tự nhiên phía trước. Khi có hiệu lệch 1 tiếng sắc xô cô tung óng lên cao phía trước mặt nhìn theo bóng, khi bóng rơi đón bằng hai tay, không ôm bóng vào ngực không làm rơi bóng. - Lần 3: cô tập lại cho trẻ xem lần nữa * Trẻ thực hiện: - Cô cho 1 trẻ mạnh dạn nhanh nhẹn lên tập cho lớp xem - Lần lượt cho từng nhóm trẻ lên tập 4-6 trẻ 1 lượt đến hết lớp (cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Hướng dẫn, động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Cho những trẻ tập yếu lên tập lại - Củng cô bài: cho môt nhóm trẻ tập tốt lên tập lại. * trò chơi vận động: “Bắt bướm” - Cách chơi: cô chia lớp ra làm 2 đội chơi, cô treo những con bướm lên cao quá tay với của trẻ, mỗi lượt trẻ lên bắt bướm sẽ nhảy qua một dòng suối nhỏ sau đó nhảy lên cao để bắt được một con bướm về cho đội mình. Thời gian kết thúc trò chơi là một bản nhạc. - Luật chơi: Đội nào bắt được nhiều bướm hơn đội đó thắng cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi cô và các bạn trong lớp cổ vũ cho 2 đội chơi. 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ hát bài ngôi nhà của tôi 1-2 lần đi nhẹ nhàng 1-2 vòng Hoạt động 4: Kết thúc - Cho trẻ đi nhẹ nhàng về lớp. - Được học vui chơi - Trẻ tự trả lời theo ý hiểu - Trẻ vừa đi vừa hát bóng tròn to - Trẻ biết đi theo yêu cầu của cô - Trẻ tâp nhịp nhàng cùng cô - Tập 4 lần x 6 nhịp - Tập 4 lần x 4 nhịp - Tập 4 lần x 4 nhịp - Tập 4 lần x 4 nhịp - Trẻ chú ý nghe và nhớ tên bài - Trẻ chú ýquan sát cô làm mẫu lắng nghe cô phân tích động tác ghi nhớ cách tập. - Cả lớp chú ý xem - Trẻ lần lượt lên tập. biết tung và bắt bóng - Trẻ chú ý sửa sai theo hướng dẫn của cô. - Lớp chú ý xem bạn tập - Trẻ chú ý nghe cô nêu cách chơi và ghi nhớ cách chơi. - Trẻ hứng thú tham gia chơi chơi tốt trò chơi. - Trẻ hứng thú biết đi theo vòng tròn. - Trẻ nhẹ nhàng đi về lớp. Nhận xét: * Trò chơi chuyển tiết: Nu na nu nống. Tiết 2: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Tạo hình: Vẽ côn trùng (ĐT). I. Môc ®Ých: 1. KiÕn thøc: - Trẻ 2-3 tuổi: biết cách cầm bút và vẽ kết hợp các nét đơn giản thành con côn trùng mà trẻ thích. - Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ biết phối hợp các nét vẽ cơ bản để vẽ được các con côn trùng như: “Con ong, con bướm, con ve...”. Biết cách tô màu đẹp, bố cục hợp lý. 2. Kỹ năng: - Trẻ 2-3 tuổi: Rèn kỹ năng cầm bút và kỹ năng vẽ các nét đơn giản. - Trẻ 4-5 tuổi: Rèn cách tô màu và bố cục bức tranh hợp lý. 3. Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và giữ gìn sản phẩm của bạn - Giáo dục trẻ biết bảo vệ những con côn trùng có ích, tránh xa con côn trùng có hại. 4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu. II Chuẩn bị: 1. Đồ dung của cô: - Tranh vẽ một số con côn trùng. - Máy tính, loa, que chỉ. 2. Đồ dung của trẻ: - Vở tạo hình, bút chì, bút màu, giấy A4. III. Nội dung tích hợp: - LVPTM: Âm nhạc. - LVPTNT: Toán. - LVPTNN: Văn học. IV. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Hát về các con côn trùng đáng yêu - Cho cả lớp hát bài "Chị ong nâu và em bé" - Hỏi trẻ vừa hỏt bài gì? - Ngoài con ong ra con còn biết những loại côn trùng gì nữa? Ä Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại côn trùng, các con côn trùng thường nhỏ bé và có màu sắc rất đẹp, cô đã vẽ được những bức tranh về các con côn trùng chúng mình cùng xem nhé. Hoạt động 2: Mình cùng xem tranh - Cô có bức tranh gì đây? - Trong tranh có những con côn trùng gì? - Các con côn trùng được cô vẽ như thế nào? - Những con côn trùng cô vẽ ở đâu? - Cô tô màu như thế nào? - Ngoài ra trên bức tranh cô còn vẽ được gì? Ä Cô khái quát lại bức tranh bằng ngôn ngữ biểu cảm. => Cô trao đổi ý định của trẻ - Hôm nay con định vẽ gì? - Con vẽ như thế nào? - Con tô màu gì? - Cô mở rộng thêm: Con có thể vẽ những con côn trùng khác như con kiến, con ve, con cào cào... Hoạt động 3: Bé nào khéo tay - Hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. - Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát và hướng dẫn trẻ còn yếu, gợi ý trẻ vẽ, tô màu, tạo hình dáng các con vật và đặt tên - Khuyến khích trẻ sáng tạo - Chú ý sửa tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ. Hoạt động 4: Nhận xét trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm - Cô khen động viên trẻ - Cho trẻ lên nhận xét bài của bạn - Hỏi trẻ thích bài nào? Vì sao? Bạn vẽ bố cục bức tranh như thế nào (hỏi 2-3 trẻ) - Cô nhận xét một số bài đẹp, chưa đẹp (cô dùng ngôn ngữ biểu cảm để nhận xét) * Hoạt động 5: Kết thúc - Cho trẻ đọc thơ: "Ong và bướm" - Cả lớp hát - "Chị ong nâu và em bé" - Trẻ trả lời - Tranh côn trùng - Con ong, con bướm, con chuồn chuồn - Vẽ bằng các nét tròn và nét cong... - Cô vẽ ở giữa trang giấy - Tô màu mịn đẹp không lem ra ngoài. - Trẻ trả lời - Trẻ nói cách cầm bút, tư thế ngồi. - Trẻ mang bài lên trưng bày - Trẻ biết nhận xét bài của bạn và chú ý nghe cô nhận xét bài của bạn. - Cả lớp đọc thơ và cất đồ dùng. Nhận xét: ... ... C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung: - HĐCCĐ: Quan sát tranh con ong - TCVĐ: Cò bắt ếch - CTD: Chơi theo ý thích 1. Yêu cầu: - Trẻ nhận xét được một số đặc điểm của một số loại ong, biết được lợi ích của ong đối với môi trường thực vật trong tự nhiên. - Trẻ biết cách chơi, luật chơi, hứng thú chơi trò chơi. - Trẻ chơi có ý thức, nề nếp theo nhóm chơi của mình. 2. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, tranh vẽ một số loại ong, mũ cò, mũ ếch, một số đồ chơi. 3. Cách tiến hành: a. HĐCCĐ: “Quan sát tranh con ong” - Cho trẻ quan sát tranh con ong, gọi tên “Con ong” - Trò chuyện với trẻ về con ong: + Con ong có những đặc điểm gì? + Con ong thường làm nhiệm vụ gì? + Con ong có ích lợi gì? + Nuôi ong để làm gì? => Cô chốt lại và giáo dục trẻ b. TCVĐ: “Cò bắt ếch” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 3-> 4 lần. - Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Nhận xét sau khi chơi. c. Chơi tự do: Chơi theo ý thích. - Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. D. Làm quen tiếng Việt: Cào cào, Châu chấu, Nhảy. 1. Yêu cầu: - Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Cào cào, Châu chấu, Nhảy. 2. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh liên quan để cung cấp từ cho trẻ. 3. Phương pháp: - Cô sử dụng tranh, ảnh một số con côn trùng để cung cấp các từ “Cào cào, Châu chấu, Nhảy” cho trẻ, khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần. E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần) G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Đu quay” 2. Làm quen kiến thức: Làm quen một số con côn trùng. a. Yêu cầu: - Trẻ biết kể tên một số con côn trùng, biết con côn trùng có ích và con côn trùng có hại. b. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh về một số con con côn trùng. c. Phương pháp: - Cô trò chuyện với trẻ những con con côn trùng. 3. Nêu gương - trả trẻ. .......................................................................................................... Thứ ba, ngày 6 tháng 01 năm 2015 A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG: 1. Đón trẻ: - Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ. - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 2. Trò chuyện về Một số con côn trùng. a, Yêu cầu: - Trẻ biết ích lợi và tác hại của các con côn trùng đối với con người . b, Chuẩn bị: - Nội dung trò chuyện. c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ - Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện, gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời: Trong thiên nhiên chúng mình thường nhìn thấy các con côn trùng gì ? đặc điểm nổi bật của các con côn trùng đó là gì ? những con côn trùng đó có ích lợi và tác hại như thế nào đối với con người, động vật và cây cối. 3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần) 4. Điểm danh: B. HOẠT ĐỘNG CHUNG Lĩnh vực phát triển nhận thức MTXQ: Làm quen một số con côn trùng. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ 2 tuổi: Trẻ biết có loại côn trùng có ích và côn trùng có hại. - Trẻ 3-4 tuổi: Trẻ biết tên gọi và nêu được 1 số đặc điểm rõ nét (hình dạng, cấu tạo, vận động) của 1 số loài côn trùng quen thuộc (ong, bướm, muỗi, tằm). - Trẻ 5 tuổi: Trẻ so sánh, nhận xét được điểm khác nhau rõ nét và điểm giống nhau giữa 2 loài côn trùng (con bướm, con tằm). 2. Kỹ năng: - Trẻ 2-3 tuổi: Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng. - Trẻ 4-5 tuổi: Rèn khả năng quan sát và tư duy. Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia trò chơi. 3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp. - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ các loài côn trùng có ích và phòng tránh các loài côn trùng có hại. 4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Máy tính, loa. - Hình ảnh ong, bướm, con tằm, con muỗi. - Hình ảnh 1 số loài côn trùng khác. - Hình ảnh 1 số loài côn trùng có ích và côn trùng có hại. 2. Đồ dung của trẻ: - Lô tô 1 số loại côn trùng. III. Nội dung tích hợp: - LVPTTM: Âm nhạc - LVPTNT: Toán. - Giáo dục BVMT. IV. Cách tiến hành: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát bài "Con chuồn chuồn". Hoạt động 2. Bài mới: a. Khai thác hiểu biết của trẻ: - Các con vừa hát bài gì? - Trong bài hát nói về con vật gì? - Con chuồn chuồn là loài thuộc nhóm gì? - Ngoài ra các con còn biết có những con côn trùng nào nữa? -> Đúng rồi đấy xung quanh chúng ta có rất nhiều loài côn trùng, có loài giúp ích cho con người như con ọng, con tằm.. còn có những con côn trùng là loài có hại đấy! Hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về 1 số loài côn trùng, cô sẽ chia lớp mình ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ quan sát 1 con côn trùng sau đó nêu nhận xét của nhóm mình về loài côn trùng đó nhé! b. Quan sát nhận xét đối tượng: * Đối tượng 1: Con bướm Câu đố: "Con gì mặc áo đẹp Bay rập rờn bên hoa, Suốt ngày chỉ la cà, Không chăm lo làm việc"? Xin mời nhóm quan sát con bướm: - Con có nhận xét gì về con bướm? - Con bướm có màu gì? - Con bướm vận động như thế nào? - Con bướm ăn gì? - Con bướm là loài côn trùng như thế nào? Vì sao? -> Sau khi gợi hỏi trẻ cô chốt lại đặc điểm của con bướm. * Đối tượng 2: Con tằm. Câu đố: Con gì nho nhỏ, Trông giống con sâu, Nó ăn lá dâu, Nhả tơ vàng óng? - Cô đặt câu hỏi tương tự như trên sau đó chốt lại: Con tằm có 2 mắt, có màu xanh, con tằm ăn lá dâu, vận động bằng cách bò, nuôi tằm để lấy tơ dệt vải, con tằm là loài có ích. * So sánh con bướm và con tằm: - Khác nhau: - Giống nhau: *Đối tượng 3: Con muỗi: - Cô đọc câu đố cho trẻ đoán và cho nhóm có con muỗi lên nhận xét theo gợi ý của cô, câu hỏi đàm thoại tương tự như trên. => Cô chốt lại đặc điểm của con muỗi cho trẻ nghe: Con muỗi có đầu, thân, cánh, đuôi, cánh dùng để bay, nó thường sống ở những nơi ẩm thấp, là loài côn trùng có hại vì chúng hay đi hút máu người làm lây lan các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm đến sức khỏe con người và động vật vì thế các con phải giúp đở bố mẹ dọn dẹp nhà cửa sạch cẽ tránh để bẩn để ruồi muỗi không sinh sôi nảy nở được. * Đối tượng 4: Con ong - Cô cho trẻ nhóm quan sát con ong nhận xét theo gợi ý của cô, câu hỏi gợi ý tương tự như trên sau đó cô chốt lại và giáo dục trẻ. c. Kể thêm, xem thêm: - Ngoài những loài côn trùng mà các con vừa được quan sát và tìm hiểu thì con còn biết những loài côn trùng nào nữa? - Khi trẻ kể tên xong cô có thể cho trẻ xem băng hình (nếu có) sau đó cô chốt lại và giáo dục trẻ. d. Luyện tập: * Luyện nhóm: Trò chơi "Thi đội nào nhanh". - Cách chơi: Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội 4 bạn, 1 đội khoanh tròn những loài côn trùng có ích, 1 đội khoanh tròn những loài côn trùng có hại. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. * Luyện cả lớp: Trò chơi "Ai nhanh hơn". - Cách chơi: Trong tay các con mỗi bạn có 1 lô tô về 1 loài côn trùng, các con vừa đi vừa hát khi nghe cô nói đặc điểm hoặc tên gọi của loài côn trùng nào thì bạn có lô tô hình loài côn trùng đó nhanh chân nhảy vào vòng! - Cô tiến hành cho trẻ chơi 2->3 lần và giữa các lượt chơi cô cho trẻ đổi lô tô cho nhau. Hoạt động 3. Kết thúc: - Cô cho trẻ hát bài "Con chuồn chuồn".. - Trẻ hát cùng cô. - Bài hát "Con chuồn chuồn". - Nói về con chuồn chuồn. - Nhóm côn trùng. - Con ruồi, con muỗi, con rán - Trẻ chú ý nghe cô nói. - Trẻ hứng thú chọn loài côn trùng về nhóm mình quan sát. - Con bướm. - Con bướm có đầu, thân, đuôi và chân, có 2 cánh, có chân. - Con bướm có màu vàng. - Con bướm dùng cánh để bay. - Ăn phấn hoa. - Là loài côn trùng có hại vì nó đẻ trứng và nở thành những con sâu có hại. - Trẻ chú ý nghe cô chốt lại đặc điểm của con bướm. - Con tằm. - Trẻ chú ý nghe cô chốt lại. - Con bướm có 2 cánh, có nhiều màu, vận động bằng cách bay, con tằm vận động bằng cách bò, ăn lá dâu, nhả tơ, con tằm là loài côn trùng có ích, con bướm là loài côn trùng có hại. - Đều là côn trùng, có đầu, thân và mắt. - Trẻ nhận xét các đặc điểm của con muỗi theo gợi ý của cô. - Trẻ chú ý nghe cô chốt lại và giáo dục trẻ. - Trẻ nêu nhận xét theo gợi ý của cô và chú ý nghe cô chốt lại và giáo dục. - Trẻ kể tên những loài côn trùng mà trẻ biết. - Trẻ chú ý nghe cô chốt lại và giáo dục. - Trẻ nghe cô nói và hứng thú chơi trò chơi. - Trẻ nghe cô nói luật chơi và hứng thú chơi. - Trẻ hứng thú hát cùng cô. Nhận xét: ... ... C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - HĐCCĐ: Quan sát tranh con bướm - TCVĐ: Bắt bướm - CTD: Chơi theo ý thích 1. Yêu cầu: - Trẻ nhận xét được một số đặc điểm của một số loại bướm, biết được lợi ích của bướm đối với môi trường thực vật trong tự nhiên. - Trẻ biết cách chơi, luật chơi, hứng thú chơi trò chơi. - Trẻ chơi có ý thức, nề nếp theo nhóm chơi của mình. 2. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, tranh vẽ một số loại bướm, một số đồ chơi. 3. Cách tiến hành: a. HĐCCĐ: “Quan sát tranh con bướm” - Cho trẻ quan sát tranh con bướm, gọi tên “Con bướm” - Trò chuyện với trẻ về con bướm: + Con bướm có những đặc điểm gì? + Con bướm thường làm nhiệm vụ gì? + Con bướ có ích lợi gì? => Cô chốt lại và giáo dục trẻ b. TCVĐ: “Bắt bướm” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 3-> 4 lần. - Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Nhận xét sau khi chơi. c. Chơi tự do: Chơi theo ý thích. - Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. D. Làm quen tiếng Việt: Ong, Bướm, Bay. 1. Yêu cầu: - Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Ong, Bướm, Bay. 2. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh về con vật để cung cấp từ cho trẻ. 3. Phương pháp: - Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận của con côn trùng, đồng thời cung cấp cho trẻ các từ: Ong, Bướm, Bay. Khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần. E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần) G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Đu quay” 2. Làm quen kiến thức: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật. a. Yêu cầu: - Trẻ biết nhận biết, gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật qua quan sát, so sánh. b. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tam giác, hình chữ nhật để trẻ so sánh. c. Phương pháp: - Dạy trẻ so sánh, phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật. 3. Nêu gương - trả trẻ. ............................................................................. Thứ tư, ngày 7 tháng 01 năm 2015 A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG: 1. Đón trẻ: - Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ. - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 2. Trò chuyện về Một số con côn trùng. a, Yêu cầu: - Trẻ biết ích lợi, tác hại của các con côn trùng đối với con người . b, Chuẩn bị: - Nội dung trò chuyện. c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ - Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện: Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời : + Hãy kể tên một số con côn trùng hàng ngày chúng ta thường gặp là những con gì ? + Đặc điểm nổi bật của các con côn trùng là gì ? + Ích lợi, tác hại của các con côn trùng đối với đời sống con người, động vật, cây cối? => Giáo dục trẻ biết bảo vệ một số con côn trùng có ích. 3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần) 4. Điểm danh: B. HOẠT ĐỘNG CHUNG Lĩnh vực phát triển nhận thức Toán: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết nhận biết, gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ 4-5 tuổi: Biết gọi tên đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tam giác, hình chữ nhật. Nh
File đính kèm:
- Giao_an_lop_ghe.doc