Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ - Phạm Thị Hồng Hảo

NHIỆM VỤ CỦA CÔ

 1. Về nhóm lớp:

- Trang trang trí môi trường lớp học phù hợp với chủ đề

- Vệ sinh phòng lớp, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với thời tiết.

2. Về trẻ:

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ 100%

- 100% Trẻ ăn ngon mệng, ăn hết khẩu phần ăn, có thói quen tốt và vệ sinh trong ăn uống.

- Trẻ có ý thức tốt về giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân

- Trẻ ngủ đủ giấc cú thúi quen tốt trong vui chơi học tập.

- Đến lớp biết giúp cô thu dọn bàn ghế đồ dùng lau chùi giá góc chơi.

3. Về cô:

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi và học liệu cho trẻ hoạt động . Luôn để dạng mở cho trẻ dễ lấy dễ hoạt động

- Tìm tòi sáng tạo cách dạy hấp dẫn để thu hút sử chú ý của trẻ giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và bền vững

 

doc87 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ - Phạm Thị Hồng Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG - ĐÂT NƯỚC - BÁC HỒ
 Thực hiện trong 03 tuần từ ngày 27/4 đến ngày 22/5/2015
L.vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
1. Phát triển thể chất
 *Dinh dưỡng, sức khoẻ:
7. Trẻ biết 1 số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ.
- Nhận biết 1 số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Thực hành khi chơi mọi lúc mọi nơi hoặc chơi ở đu quay, cầu trượt
 * Phát triển vận động :
9. Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- - Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- - Tay: Đưa 2 tay ra phía 
 trước, sang 2 bên 
- - Lưng, bụng, lườn:Quay 
 sang trái, sang phải. 
- - Chân: Đứng, lần lượt từng 
 chân co cao đầu gối.
- Thể dục sáng 
+ Tập kết hợp các động tác: Tay, chân, bụng, bật
+ Tập theo băng nhạcbài “Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng”
 2. Phát triển nhận thức
 * Khám phá khoa học:
41. Biết tên một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
- Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hoá của quê hương, đất nước
- Trò chuyện tìm hiểu đặc điểm nổi bật của quê hương nơi trẻ sinh sống (Di tích Làng vạc)
42. Trẻ kể tên và nói đặc điểm của 1 số ngày lễ hội.
- Kể tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội .
- Trò chuyện tìm hiểu đặc điểm nổi bật của quê hương nơi trẻ sinh sống (Quê hương nghệ an)
Toán
45. Biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
+ Số lượng 8
+ Sô lượng 9
+ Số lượng 10
46. Biết tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
+ Số lượng 8
+ Sô lượng 9
+ Số lượng 10
3.
Phát triển ngôn ngữ
62. Hiểu được nội dung truyện kể truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Truyện: “Sự tích con rồng cháu tiên” 
 4. Phát triển TC- KN xã hội 
84. Kính yêu Bác Hồ 
Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước 
- Hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ. Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước
+ Trò chuyện về Bác Hồ Kính Yêu
+ Trò chuyện tìm hiểu đặc điểm nổi bật của quê hương nơi trẻ sinh sống (Quê hương nghệ an)
+ Quan sát qua tranh ảnh và trò chuyện về đất nước Việt Nam
86. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. 
- Sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. 
- Thông qua hoạt động hàng ngày
5. Phát triển thẩm mỹ
*Âm nhạc:
95. Thích nghe nhạc, nghe hát; chú ý lắng nghe, nhận ra giai điệu quen thuộc, hát đúng, hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích
- Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca).
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
+ Hát: “Ánh trăng hòa bình”
 NH: Ví dặm
+ Hát +VĐ múa “Lá cờ nhỏ”
 NH: Việt nam quê hương tôi + BD: “Em mơ gặp Bác Hồ”
NH: Ai yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng
96. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ.
Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
+ Hát: “Ánh trăng hòa bình”
+ Hát +VĐ múa “Lá cờ nhỏ”
+ BD: “Em mơ.. Bác Hồ”
99.Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa ). 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
+ Hát: “Ánh trăng hòa bình”
 + Hát +VĐ múa “Lá cờ nhỏ”
+ BD: “Em mơ gặp Bác Hồ”
* Tạo hình:
101. Biết sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét.
- Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét.
+ Tô màu tranh biển đảo quê hương
+ Cắt dán lá cờ tổ quốc
+ Vẽ theo ý thích (chủ đề về bác hồ kính yêu)
102. Biết nhận xét sản phẩm tạo hình
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét
- Biết đánh giá sản phẩm sau khi tạo hình xong
CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Thực hiện từ ngày 27/4 đến ngày 15/5/2015
NHIỆM VỤ CỦA CÔ
 1. Về nhóm lớp:
- Trang trang trí môi trường lớp học phù hợp với chủ đề 
- Vệ sinh phòng lớp, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với thời tiết.
2. Về trẻ:
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ 100%
- 100% Trẻ ăn ngon mệng, ăn hết khẩu phần ăn, có thói quen tốt và vệ sinh trong ăn uống.
- Trẻ có ý thức tốt về giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân
- Trẻ ngủ đủ giấc cú thúi quen tốt trong vui chơi học tập.
- Đến lớp biết giúp cô thu dọn bàn ghế đồ dùng lau chùi giá góc chơi.
3. Về cô:
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi và học liệu cho trẻ hoạt động . Luôn để dạng mở cho trẻ dễ lấy dễ hoạt động 
- Tìm tòi sáng tạo cách dạy hấp dẫn để thu hút sử chú ý của trẻ giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và bền vững 
4. Phối kết hợp với phụ huynh 
- Đưa nội dung thông báo với họat động chủ đề lờn bản tin của lơp.
- Thông báo với phụ huynh về thực hiện chủ đề mới 
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm thêm nguyên vật liệu để phục vụ cho các hoạt động của chủ đề mới 
KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH
Chủ đề nhánh: “Quê hương tươi đẹp”
Thực hiện từ ngày 26/04 đến ngày 30/04/2015.
 Ngµy 
Ho¹t ®éng
Thứ 2
 27/4
Thứ 3
 28/4
Thứ 4
 29/4
Thứ 5
30/4
Thứ 6
30/4
ĐÓN TRẺ - TDS.
- Đón trẻ: Cho trẻ xem tranh, ảnh và trò chuyện với trẻ về quê hương xứ Nghệ.
- TDS: Tập kết hợp các động tác.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
PTNT:KPHK
Một số đặc điểm nổi bật, đặc trưng của quê hương em
Nghỉ ngày Giỗ Tổ hùng vương
Học bù ngày thứ 7 /25/4
Nghỉ ngày lễ 30/4, 1/5
Nghỉ ngày lễ 1/5
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: Cửa hàng đặc sản. Hướng dẫn viên du lịch. Cửa hàng lưu niệm.
- Góc âm nhạc - tạo hình: Nghe các làn điệu dân ca xứ nghệ và tập biểu diễn văn nghệ chuẩn bị cho lễ hội. Tô màu tranh về quê hương Nghệ An. 
- Góc sách chuyện: Xem tranh, trò chuyện về Quê hương Nghệ An và tập kể chuyện theo tranh. Làm bộ sưu tập về quê hương em.
- Góc khoa học - toán: Tô màu kích thước theo yêu cầu của cô. 
- Góc xây dựng, lắp ráp: Xây Quảng trờng Hồ Chí Minh; lắp ghép ghế đá, cột cờ
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cá cảnh..
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ:
Q/s: Trang phục dạ hội
- TCVĐ: Kéo co 
Nghỉ ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương
Học bù ngày thứ 7 /25/4
Nghỉ ngày lễ 30/4
Nghỉ ngày lễ 1/5
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Chơi theo ý thích ở góc
- LQBT : Buổi sáng quê nội
Nghỉ ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương
Học bù ngày thứ 7 /25/4
Nghỉ ngày lễ 30/4
Nghỉ ngày lễ 1/5
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Chủ đề nhánh: “Quê hương tươi đẹp”
Thực hiện từ ngày 26/04 đến ngày 29/04/2014.
¶. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được Nghệ an là quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên . Biết một số đặc trưng văn hóa: Truyền thống, phong tục, trang phục, dân tộc, món ăn đặc sản, nghề truyền thống cuả địa phương. 
- Biết được ý nghĩa của quê hương 
- Biết hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, về ngày quê hương nghệ an 
- Biết thể hiện tình cảm của trẻ đối với quê hương mình như: vẽ hoa, vẽ phong cảnh quê hương .
- Biết tạo nhóm có số lượng 8. Nhận biết số 8.
- Biết ném trúng đích nằm ngang, nhảy qua vật cản
2.Kỹ năng: 
- Luyện kỹ năng khéo léo của bàn tay, ngún tay
- Biết tạo ra sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, hài hòa 
- Có thể miêu tả mạch lạc về phong tục tập quán của quê hương 
- Phát triển cho trẻ khả năng vận động cơ tay, cơ chân, toàn thân thông qua các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
3.Thái độ :
- Trẻ biết bày tỏ tình cảm của mình đối với quê hương . Biết yêu quý, kính trọng, biết ơn cô giáo của mình, bố mẹ 
- Biết bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn môi trường xanh- sạch - đẹp
¶.HOẠT ĐỘNG GÓC
 Nội dung
 Yêu cầu
 Chuẩn bị
 Tiến hành
1. Góc đóng vai: 
- Lễ hội làng ta. Cửa hàng đồ mỹ nghệ/tơ lụa. Cửa hàng đặc sản. Hướng dẫn viên du lịch. Cửa hàng lưu niệm
- Trẻ hứng thú chơi,biết đóng vai chơi và thể hiện mối quan hệ giữa các vai chơi
- Biết giao tiếp chào hỏi, mời khách khi bán hàng
- Các loại tranh ảnh về Bác có khung, tượng Bác, tranh ảnh quê Bác, lăng Bác và một số đồ lưu niện khác 
Trao đổi trước khi hoạt động : 
Cô cho trẻ hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề sau đó ngồi quanh cô và trò chuyện về chủ đề quê hương.
Cô cho trẻ kể về quê hương Nghệ An( Đặc sản, các di tích, làng nghề)
Cô giới thiệu về làng nghề, các di tích, đặc sản của quên hương sau đó cô giới thiệu các trò chơi ở các góc chơi.
Cô cho trẻ chọn trò chơi ở các nhóm chơi sau đó lấy kỹ hiệu về nhóm cài lên góc chơi của mình.
Qúa trình hoạt động : Cô đi quan sát trẻ chơi động viên trẻ chơi cô gợi ý hởi trẻ : Con đang chơi gì ? Nhóm chơi của con có mấy người ? Ai làm nhóm trưởng ?
Cô lần lượt đến các nhóm chơi và gợi ý thêm cho trẻ. Cô động viên trẻ chơi đoàn kết và biết liên kết các nhóm chơi để tạo ra nhiều sản phẩm.
Kết thúc hoạt động :
Cô nhận xét các nhóm chơi và chọn nhóm chơi có kết quả tốt nhất hướng trẻ vào đấy để làm nổi bật chủ đề chơi.
Kết thúc cô cho trẻ thu dọn đồ chơi xép vào góc gọn gàng.
2. Góc xây dựng, lắp ráp: - Xây Quảng 
trường Hồ Chí Minh; lắp ghép ghế đá, cột cờ
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành mô hình: Quảng trường Hồ Chí Minh
- Khối xốp hoa cỏ, hàng rào,
thảm cỏ, cây xanh, vòng hoa, cột điện, tượng Bác Hồ, đồ chơi chắp ghép
3. Góc âm nhạc - tạo hình: - Nghe các làn điệu dân ca xứ nghệ và tập biểu diễn văn nghệ chuẩn bị cho lễ hội. Nghe những bài dân ca địa phương. Tô màu, vẽ, xé dán tranh về quê hương Nghệ An. Làm tranh về cảnh đẹp của quê hương bằng nguyên liệu vỏ cây, lá, giấy...
- Trẻ hứng thú biểu diễn và thích nghe hát
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để trang trí ảnh về quê hương, trang trí lớp thật đẹp
- Băng nhạc, nhạc cụ, quạt múa, đàn.
- Các nguyên vật liệu để làm tranh
- giấy bút màu cho trẻ
4. Góc sách chuyện: Xem tranh, trò chuyện về Quê hương Nghệ An và tập kể chuyện theo tranh. Làm bộ sưu tập về quê hương em.
- Trẻ hứng thú xem tranh ảnh và hiểu về quê hương nghệ an
- Trẻ biết chọn các sản phẩm mà nghệ an có
- Tranh ảnh sách các loại có chủ đè về quê hương nghệ an.
5. Góc khoa học - toán: Tô màu kích thước theo yêu cầu của cô. Chọn lô tô sản phẩm mà quê hương em có( lô tô dinh dưỡng).
- Trẻ hứng thú xem trannh ảnh và hiểu về quê hương nghệ an
- Trẻ biết chọn các sản phẩm mà nghệ an có
- Tranh ảnh sách truỵện về quê hương nghệ an
- Tranh lô tô cho trẻ làm bài tập
6. Góc thiên nhiên: 
-Chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cá cảnh..
- Trẻ biết cách chăm sóc cây cảnh vườn hoa, cá cảnh. -Biết thích thú khi cho các ăn
- Cây cảnh, vườn hoa, bể cỏ
¶. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1.Đón trẻ:
- Đón trẻ với thái độ vui vẻ nhẹ nhàng
2. Thể dục sáng
- Tập kết hợp các động tác thể dục
+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân và chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dàn cách đều theo tổ.
+ Trọng động: Bài tập phát triển chung
- Tay: đưa tay ra trước và lên cao
- Bụng: Đưa tay lên cao và cúi gập người xuống	
- Chân: 2 tay đưa ra phía trước rồi khuỵu gối
- Bật: bật chân sáo	
*Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
¶.TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH
 Trò chuyện với trẻ về chủ đề “Quê hương Nghệ an yêu dấu”
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện với trẻ về quê hương
+ Chúng ta đang sống ở vùng quê nào?
+ Quê hương Nghệ an có những danh lam thắng cảnh nào? và có những món ăn gì?
+ Có lễ hội gì?
+ Là quê hương của ai?
- Cô tuyên dương giáo dục trẻ
Thứ 2 ngày 27 tháng 4 năm 2015
¶. ĐÓN TRẺ - CTC – TDS - ĐIỂM DANH
¶. HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỀN NHẬN THỨC: KPKH
 Đề tài: Trò chuyện về quê hương Nghệ an yêu dấu
I. Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được Nghệ An là quê hương của mình và là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khu di tích lịch sử (Quảng trường Hồ Chí Minh, Quê Bác, Cửa lò) và có một số đặc sản nổi tiếng của địa phương.
2.Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh
- Luyện kỹ năng diễn đạt khi trả lời câu hỏi
3.Thái độ:
- Trẻ yêu quê hương Nghệ An. 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng.
II.Chuẩn bị:
Chuẩn bị của cô
+ Tranh về Quảng trường Hồ Chí Minh 
+ Tranh quay về quê hương Bác + Tranh quay về bãi biển Cửa lò	 
+ Hình ảnh về cảnh đẹp của Nghệ an
- Bài hát:Ai vô xứ nghệ, ca dao xứ nghệ
Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thể trẻ thoải mái
- Chiếu cho trẻ ngồi
- Tranh chưa tô màu cảnh quê hương, bút màu, bàn ghế cho trẻ ngồi
- Bài hát Nhớ ơn Bác.Em mơ gặp Bác Hồ
III.Tiến trình hoạt động : 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định: (1-2 phút)
- Cho trẻ đọc Ca dao cùng cô.
2.Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: (2- 3 phút) Giới thiệu bài
+ Các con vừa nghe cô đọc bài ca dao nói về quê hương gì?
- Các con ạ! Quê hương Nghệ an của chúng ta có rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về quê hương Nghề an tươi đẹp của chúng mình nhé.
2.2.Hoạt động 2: (12-15 phút) Trò chuyện về Quê hương nghê An.
* Tìm hiểu quảng trường Hồ Chí Minh
- Cô hát “Ai đi Qua nơi đây. Xin dừng chân xứ nghệ”
- Cô mở hình ảnh về quảng trường Hồ Chí Minh cho trẻ xem.
+ Cô có hình ảnh về ai? Ở đâu?
+ Các con đã bao giờ đến Quảng trường HCM chưa?
+ Hãy kể cho cô và các bạn những điều mình biết về Quảng trường HCM.
- Lần lượt cô cho trẻ xem hình ảnh về Quảng trường HCM 
+ Các con có biết Quảng trường HCM ở đâu không?
+ Khi đến đó người ta thường làm gì?
+ Vào những ngày lễ lớn ở đây thường diễn ra điều gì?
+ Khi các con dạo chơi ở đây các con có cảm nhận điều gì? Các con có được vút rác bừa bãi không? vì sao?
- Cô cho trẻ biết ở TP Vinh chúng ta có một Quảng trường rất lớn đó là Quảng trường HCM ở đây có tượng đài Bác,có thảm cỏ, có cây xanh. quang cảnh ở đây rất đẹp và mát mẻ. Đặc biệt nơi đây thường diễn ra các chương trình lề hội lớn của Nghệ An cũng như của cả nước.
- Sắp đến ngày 19/5 chúng mình sẽ cùng nhau hát bài Nhớ ơn Bác để tặng Bác nhé.
* Tìm hiểu Quê bác
+ Nghệ an quê hương của chúng ta nhưng cũng còn được gọi là quê hương của ai nữa? vì sao? 
- Bây giờ chúng ta lại đến thăm Nam đàn nơi sinh ra Bác Hồ kính yêu của chúng ta nhé. Đường đến đó cũng hơi xa nên chúng ta phải đi bằng xe buýt nào mời các con cùng lên xe. Đã đến Nam đàn rồi nhưng trước khi vào thăm quê Bác cô muốn dặn các con hày quan sát thật kỹ để sau đó còn kể cho mọi ngưòi cùng biết với nhé
- Cô cho trẻ xem hình ảnh quê Bác
+ Đến với quê Bác các con thấy được những gì?
+ Quang cảnh ở que hương Bác Hồ ra sao? 
+ Quê ngoại Bác ở làng gì? 
- Cô cho trẻ biết: Quê hương của Bác Hồ ở làng sen- Kim liên – Nam đàn. Dưới những mái nhà tranh đơn sơ nhưng đầy ắp tình thương và nơi đây đã sinh ra một con người mà tất cả ai ai cũng đều kính trọng đó là Bác Hồ của chúng ta. Hàng ngày có nhiều đoàn ngưòi về đây để viếng thăm và khi đến đây không ai không khỏi xúc động bồi hồi nhớ Bác, còn các con có điều gì muốn bày tỏ khi được đến đây không? các con có nhớ Bác không?
- Cho trẻ múa hát bài “Mơ gặp Bác Hồ”
* Tìm hiểu về biển Cửa lò
+ Chúng ta đang trên đường đi du lịch lại vào ngày nắng nóng như thế này bây giờ các con có muôn đến tiếp một nơi nữa mà nơi đây chúng ta vừa được ngắm cảnh đẹp của nó vừa được tắm mát không? Nơi đó là nơi nào? các con đã được đến chưa? Cô mời tất cả chúng ta cùng xuống tắm biển nào(cô mở bài chiếc phao bơi và cho trẻ vận động giả vờ động tác tắm biển)
+ Các con có thích đi tắm biển không? vì sao?
+ Bây giờ cô cháu mình cùng xem biển có những gì?
- Cho trẻ xem cảnh biển
+ Các con thấy biển như thế nào?
+ Cứ vào đầu mùa hè để chào đón các du khách đến với biển Cửa lò thì ở đây lại diễn ra lễ hội gì? 
+ Không khí ở đây như thế nào?
+ Chúng mình cùng hoà chung không khí của lễ hội Sông nước Của lò nhé (cho trẻ xem cảnh lễ hội) Bây giờ chúng mình có muốn cùng tham gia trò chơi đua thuyền với lễ hội không (cho trẻ xếp 3 hàng dọc chơi đua thuyền).
+ Sau khi được tắm biển, được chơi đua thuyền chúng ta còn được thưởng thức những món ăn gì từ biển mang lại nữa?
- Các con ạ! Mỗi nơi trên quê hương Nghệ an chúng ta đều có những món ăn hay những đặc sản rất nổi tiếng như nhút Thanh chương, tương Nam đàn, cam Xã đoài những món ăn đó đã đi vào lòng ngưòi khắp nơi cũng như đi vào thơ ca hay bài hát nữa mà chúng mình đã được nghe rồi.
- Cô và các con vừa được tham quan các cảnh đẹp của Nghệ an qua màn ảnh nhỏ đó là những nơi nào? Và QH chúng ta còn có rất nhiều cảnh đẹp và khu di tích lịch sử nữa mà có thể trong các con đây có bạn đã được đến rồi. 
+ Các con thấy QH Nghệ an chúng ta có đẹp không? 
+ Các con có yêu quê hương của mình không? vì sao? 
- Các con hãy thể hiện những tình cảm của mình với QH bằng cách vẽ thật đẹp những bức tranh QH nhé.
2.3.Hoạt động 3: ( 4-5 phút) Tô màu tranh quê hương
- Cô cho trẻ về góc tô màu tranh.
- Cô nhận xét tuyên dương
3.Kết thúc : Cho trẻ đinhẹ nhàng ra ngoài.
- Trẻ nghe cô đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem 
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể về những hình ảnh đã được xem và bổ sung
- Trẻ xem
- Trẻ trả lời
- Dâng hoa, dạo chơi
- Các chương trình lễ hội ca nhạc chào mừng
- Trẻ quan sát trò chuyện
- Trẻ hát múa
- Quê hương của Bác
- Trẻ vận động theo bài “nào mình cùng lên xe buýt”
- Trẻ QS thảo luận
- Trẻ kể: có nhà tranh, vườn cây hàng dâm bụt
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ múa hát 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ giả vờ tắm biển
- Trẻ nói lên ý thích của mình
- Trẻ xem 
- Trẻ trả lời
- Lễ hội sông nước Cửa lò
- Trẻ kể 
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ kể (Tôm cua, ghẹ)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cùng cô nhắc lại
- Trẻ trả lời theo cảm xúc của mình
- Về góc tô màu tranh quê hương Nghệ an .
- Trẻ đi ra ngoài 
¶.HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: Cửa hàng đặc sản. Hướng dẫn viên du lịch. Cửa hàng lưu niệm.
- Góc âm nhạc - tạo hình: Nghe các làn điệu dân ca xứ nghệ và tập biểu diễn văn nghệ chuẩn bị cho lễ hội. Tô màu tranh về quê hương Nghệ An. 
- Góc sách chuyện: Xem tranh, trò chuyện về Quê hương Nghệ An và tập kể chuyện theo tranh. Làm bộ sưu tập về quê hương em.
- Góc khoa học - toán: Tô màu kích thước theo yêu cầu của cô. 
- Góc xây dựng, lắp ráp: Xây Quảng trờng Hồ Chí Minh; lắp ghép ghế đá, cột cờ
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cá cảnh..
¶.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: - HĐCMĐ: Quan sát một số đồ trang phục dạ hội
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn
1- Trẻ biết trang phục đặc sắc của quê hương mình 
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú, đúng luật.
- Trẻ thích mặc trang phục của quê hương trong ngày lễ hội
2. Chuẩn bị: 
Chuẩn bị của cô
- Địa điểm: Ngoài sân trường.
- Sân sạch sẽ.
- Một số trang phục dân tộc, dạ hội
Chuẩn bị của trẻ
- Đầu tóc, trang phục trẻ gọn gàng
- Chơi ở khu vực đu quay, đu xít
- Dây thừng
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*.Hoạt động 1: Quan sát một số đồ trang phục dạ hội
- Cô cùng trẻ trò chuyện về quê hương nghệ an và các trang phục dạ hội ở quê hương.
- Cô đưa một số trang phục ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ. 
+ Đây là cái gì?
+ Ai có nhận xét về các bộ trang phục này.
+ Những đồ dùng đó dùng để làm gì?
- Cho trẻ quan sát các loại đồ dùng và nhận xét:
+ Đây là cái gì?
+ Có màu gì?
+ Được làm băng chất liệu gì?
+ Dùng để làm gì?
+ Mặc như thế nào?
+ Đồ dùng này mặc vào mùa nào? Trong lễ hội gì?
+ Vì sao đồ dùng này mặc trong lễ hội?
+ Làm như thế nào để đồ dùng luôn sạch đẹp?
- Giáo dục trẻ giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ, không chơi bẩn và để đồ dùng đúng nơi quy định.
*.Hoạt động 2: TC: Kéo co
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
*.Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- 2-3 Trẻ nhận xét.
- Dùng để mặc
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nhận xét.
- Chất liệu thổ cẩm
- Để mặc
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 3-4 lần
- Trẻ chơi trò chơi
¶. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Chơi theo ý thích ở các góc.
- Cho trẻ chọn góc chơi mà trẻ thích để chơi
- Cô cho trẻ chơi ở góc học tập, góc phân vai và góc xây dựng.
- Cô bao quát trẻ chơi.
2. Làm quen bài thơ: Buổi sáng quê nội
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi Trời tối trời sáng.
- Cô giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc bài thơ 2 lần:
 + Tác giả miêu tả quê nội vào thời gian nào?
 + Buổi sáng bầu trời ở quê nội ra sao?
 + Cảnh vật xung quanh nhà nội như thế nào?
 + Mọi người đang làm gì?

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 5 tuoi_12972784.doc