Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Bố mẹ, anh chị em của bé

I. MỤC TIÊU:

- Trẻ biết tên và một số công việc hàng ngày trong gia đình.

- Trẻ biết yêu thương mọi người trong gia đình.

- Trẻ biết cách chào hỏi và cách xưng hô lễ phép

- Trẻ biết vâng lời mọi người trong gia đình

- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô dạy và thực hiện đúng với sự hướng dẫn của cô.

II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:

- Giấy vẽ, đồ chơi mô phỏng các đồ vật trong gia đình, búp bê, tranh ảnh gia đình, tranh minh họa, hồ, nhạc, catset ,sân chơi rộng rãi bằng phẳng, sạch sẽ, lô tô , nhạc , catset, tranh( ba, mẹ, con), giấy màu, rổ, vòng, 3 hình khối, tranh quan sát, màu sáp, giấy, lô tô.

 

doc14 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Bố mẹ, anh chị em của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN – NGÀY 
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH (4 Tuần)
CHỦ ĐỀ NHÁNH : BỐ MẸ, ANH CHỊ EM CỦA BÉ ( Tuần 1)
Tuần 7: Từ ngày 02/10/2017 đến ngày 06/10/2017
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết tên và một số công việc hàng ngày trong gia đình.
- Trẻ biết yêu thương mọi người trong gia đình.
- Trẻ biết cách chào hỏi và cách xưng hô lễ phép
- Trẻ biết vâng lời mọi người trong gia đình
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô dạy và thực hiện đúng với sự hướng dẫn của cô.
II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:
- Giấy vẽ, đồ chơi mô phỏng các đồ vật trong gia đình, búp bê, tranh ảnh gia đình, tranh minh họa, hồ, nhạc, catset ,sân chơi rộng rãi bằng phẳng, sạch sẽ, lô tô , nhạc , catset, tranh( ba, mẹ, con), giấy màu, rổ, vòng, 3 hình khối, tranh quan sát, màu sáp, giấy, lô tô.
Thứ,
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định.
- Đàm thoại với trẻ về gia đình mình và công việc của các thành viên trong gia đình. (MT 79)
- Giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người trong gia đình.
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích 
Thể dục sáng: (MT 3)
- Động tác hô hấp: Thổi nơ
- Động tác tay: Hai tay giang ngang, gập khuỷu tay (2l x 8 nhịp)
- Động tác bụng: Hai tay chống hông, quay người sang hai bên (2l x 8 nhịp)
- Động tác chân: Hai tay giơ lên cao kiễng gót,khuỵu gối, đưa tay ra trước (2l x 8nhịp)
- Động tác bật: Bật tách khép chân (2l x 8 nhịp)
Hoạt động học
* HĐPTNT
Trò chuyện gia đình và công việc của ba mẹ trong gia đình bé
(MT 54)
*HĐPTNN
Làm quen chữ cái e, ê
(MT 77) 
*HĐPTTM
Vận động múa bài hát: Bàn tay mẹ
(MT 106)
*HĐPTTC
Đi nối bàn chân tiến lùi
(MT 4)
*HĐPTNT
Đếm đến 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, nhận biết chữ số 6.
(MT 40)
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc đóng vai:Chơi đóng vai mẹ - con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
- Góc thư viện: xem tranh truyện về gia đình
- Góc tạo hình: bé làm sản phẫm chủ đề gia đình từ các nguyên vật liệu khác nhau (MT 107)
- Góc học tập: xếp hột hạt tạo hình chữ cái, phân loại đồ dùng gia đình
Hoạt động chơi ngoài trời
- Cho trẻ nhặt và gom lá rơi, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường. (MT 99)
- Cùng cô trò chuyện về gia đình bé.
- Trò chuyện với trẻ về công việc của mẹ
- Trẻ chơi với các thiết bị ngoài trời.
- TCDG: Rồng rắn lên mây
- TCVĐ: Gia đình Gấu
Ăn, ngủ
- Giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn. (MT 84)
- Giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
- Giáo dục trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện .
- Nhắc nhở trẻ đi tiêu tiểu trước khi ngủ.
- Giáo dục trẻ khi ngủ không nên xé nệm gối bỏ vào miệng hay lỗ mũi.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Cho trẻ ôn lại bài học buổi sáng.
- Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc.
- Trò chơi dân gian : Nu na nu nống
- Ôn lại các bài thơ,câu chuyện cùng trẻ, cho trẻ đóng kịch. (MT 73)
- Nhận xét, nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cho lớp học luôn sạch sẽ .
- Trao đổi với phụ huynh về tình trong ngày của trẻ
- Trẻ biết chào hỏi người thân khi đến đón (MT 93)
THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhằm giúp trẻ phát triển về thể lực, rèn luyện cho trẻ tác phong biết xếp đội hình đội ngũ di chuyển từ dọc sang ngang, thành hình tròn.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập bằng phẳng , rộng
- Băng đĩa tập thể dục sáng
- Cô thuộc động tác.
III. TIẾN HÀNH:
1. Khởi động:
- Cho lớp đi thành vòng tròn, đi làm theo người dẫn đầu : chim bay, cò bay, đứng một chân, chạy nhanh, chạy chậm,...(Khoảng 3 phút).
- Sau đó chuyển đội hình kết hợp bài hát, xếp thành 3 hàng ngang tập bài phát triển chung.
2. Trọng động :
- Động tác hô hấp: Thổi nơ
- Động tác tay: Hai tay giang ngang, gập khuỷu tay (2l x 8 nhịp)
- Động tác bụng: Hai tay chống hông, quay người sang hai bên (2l x 8 nhịp)
- Động tác chân: Hai tay giơ lên cao kiễng gót,khuỵu gối, đưa tay ra trước (2l x 8nhịp)
- Động tác bật: Bật tách khép chân (2l x 8 nhịp)
3. Hồi tĩnh : 
Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
ĐÀM THOẠI CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA MẸ
TRÒ CHƠI DÂN GIAN : RỒNG RẮN LÊN MÂY
TCVĐ: GIA ĐÌNH GẤU
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết nội dung quan sát,nhiệm vụ quan sát trong giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát nhà,chơi trò chơi vận động,chơi tự do với cát và nước.
- Trẻ biết được kiểu nhà phổ biến ở nông thôn : nhà một tầng.
- Trẻ được hít thở bầu không khí trong lành của buổi sáng.
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động “ Mèo đuổi chuột” và chơi tốt trò chơi.
- Trẻ được chọn nội dung chơi theo ý thích,trẻ nắm được cách chơi với cát và nước,biết cách chăm sóc cây,tưới cây.
- Phát triển óc tìm tòi,khám phá về thế giới xung quanh cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ,cách diễn đạt mạch lạc cho trẻ qua bài đồng dao và trò chuyện cùng cô.
- Phát triển vận động thô,kĩ năng chạy có sự định hướng qua trò chơi vận động
- Trẻ có ý thức giữ gìn,bảo vệ,cất  đồ chơi sau khi chơi xong.
- Trẻ yêu quý và bảo vệ ngôi nhà mình đang ở.
- Trẻ chơi ngoan,đoàn kết với các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Môi trường chơi cho trẻ chơi: sân sạch sẽ, thoáng mát
- Môi trường cho trẻ quan sát.
- Đồ dùng cho trẻ chơi vận động
- Các đồ dùng đồ chơi trong sân trường: cầu trượt, xích đu
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:  Ổn định – tổ chức
- Cho trẻ hát bài hát: “ Nhà của tôi”
- Các con vừa hát xong bài hát gì? 
- Bài hát nói về gì?
- Hôm nay cô sẽ cùng các con trò chuyện về ngôi nhà nhé!
2. Hoạt động 2: Tổ chức thực hiện
* Quan sát ngôi nhà xung quanh trường (Thứ 2)
- Cô nhắc trẻ đội mũ nón,cùng cô ra ngoài trời,vừa đi cô và trẻ vừa hát các bài hát về chủ đề,cô trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày.
+ Con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
- Đến địa điểm quan sát,cô hỏi trẻ:
+ Con nhìn thấy gì?
- Đây chính là ngôi nhà của bác nông dân đấy.
+ Chúng mình thử đoán xem bác nông dân đi vắng hay ở nhà?
+ Vì sao con biết?
 	+ Ngôi nhà của bác nông dân là nhà mấy tầng? 
+ Ngôi nhà được sơn màu gì?
+ Ngôi nhà được xây bằng gì?
+ Xung quanh ngôi nhà có gì?
 	+ Nhà bác nuôi con gì?
 	+ Bác trồng  cây gì?
 	ð    Cô chốt lại: Đây là ngôi nhà một tầng,một kiểu nhà phổ biến ở nông thôn đấy các con ạ.Nhà có mái bằng,được sơn màu xanh,xung quanh nhà có sân,vườn và hàng rào bảo vệ,nhà bác nông dân nuôi chó,nuôi gà,chúng đều là những vật nuôi có ích đấy,nhà bác trồng cây bòng,cây chuối đây là những cây ăn quả đấy các con ạ.
ð    Giáo dục trẻ yêu quý,bảo vệ ngôi nhà mình đang ở.
* Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột” (Thứ 3,4)
- Cô dẫn trẻ quay trở về khu vực sân trường,cô giới thiệu trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Cho trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn.
- Cô hởi trẻ đã biết cách chơi trò chơi chưa, nếu trẻ chưa biết chơi, cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi, nếu trẻ biết rồi,cô cùng trẻ nhắc lại.
- Cho  trẻ chơi trò chơi
- Cô bao quát,động viên,khuyến khích trẻ.
* Trò chơi vận động : Có bao nhiêu đồ vật(Thứ 5, 6)
+ Chuẩn bị: Tranh lô tô các đồ vật dùng trong gia đình.Vẽ 5-6 vòng tròn lên sàn, trong mỗi vòng tròn đặt 1 lô tô, 1 đồ vật có số lượng khác nhau.
+ Cách chơi:Cô cho 1 trẻ lên.Trẻ nhảy bật chân vào một vòng tròn bất kì và nói tên đồ vật ,số lượng đồ vật đó. 
- Lần lượt từng trẻ lên chơi
* Chơi tự do
 - Cho trẻ chơi tự do ở các nhóm ngoài sân: chơi trò chơi tưới cây, làm bánh bằng cát, chơi với lá cây,bập bênh, xích đu, cầu tuột,...
 - Cô bao quát trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ và cô chú ý gợi ý cách chơi và khen cháu chơi tốt. Đổi nhóm chơi nằm tạo hứng thú cho trẻ.
Thứ hai, ngày 18 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH VÀ CÔNG VIỆC 
CỦA BA MẸ TRONG GIA ĐÌNH BÉ. (MT 54)
I. MỤC TIÊU :
- Trẻ biết được trong gia đình có những thành viên nào, biết được tình cảm, trách nhiệm của bố mẹ với các con. Trẻ biết gia đình có 1, 2 con là gia đình ít con, gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con.
- Luyện cho trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ đích.
- Trả lời các câu hỏi của cô, đủ câu, đủ từ.
- Trẻ yêu quý kính trọng những người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh vẽ gia đình bố mẹ và 1-2 con, 3 con.
	- Lô tô tranh vẽ các gia đình trên.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc : Cháu yêu bà, Cả nhà thương nhau, Múa cho mẹ xem, Bàn tay mẹ...
- Văn học: Thơ “Làm anh”, “ Mẹ của em”...
- Giaó dục biến đổi khí hậu
- Lồng ghép chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1 :Trò chuyện gây hứng thú.
- Cho cả lớp hát bài: “ Cháu yêu bà”.
- Trò chuyện đàm thoại về chủ đề gia đình.
2. Hoạt động 2: Bé cùng khám phá.
* Tìm hiểu gia đình ít con và gia đình đông con
+ Quan sát và đàm thoại:
- Treo tranh vẽ bố mẹ và 1 con.
- Bức tranh vẽ gì?
- Trong tranh có những ai?
- Gia đình trong bức tranh có mấy người?
- Có mấy người con?
- Gia đình có 1 con là gia đình đông con hay ít con?
- Cô cho trẻ biết gia đình có bố mẹ và các con, gia đình có 1-2 con là gia đình ít con.
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ gia đình 2 con, 3 con và gia đình có 3 thế hệ. Cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự.
* So sánh: 
- Cô treo 2 bức tranh gia đình có 1 con và gia đình có 3 con.
+ Giống nhau:
+ Khác nhau.
	- Cô chốt lại.
	- Cô cho trẻ nhắc lại.
* Tìm hiểu công việc của những người thân trong gia đình:
	- Cho trẻ xem hình ảnh công việc của ba và đàm thoại: 
	+ Khi quan sát hình ảnh trên con thấy ba làm gì?
+ Công việc của ba như thế nào? Tại sao con biết?
+ Các con có thương ba không? Vậy các con phải làm gì?
	- Cho trẻ xem hình ảnh công việc của mẹ và đàm thoại: 
+ Vậy con biết công việc hàng ngày của mẹ là gì? (cho trẻ kể)
+ Ở nhà những lúc con bệnh như vậy ai là người chăm sóc cho con? Chăm sóc như thế nào?
+ Ngoài những công việc hàng ngày mẹ làm chăm sóc chúng ta, mẹ còn làm việc nào khác nữa hay không? 
+ Vậy những việc đó mẹ không làm có được không?Vì sao vậy?
+ Con nghĩ gì về những công việc mẹ làm hàng ngày?
- Ba mẹ thương chúng ta nhiều như vậy chúng ta phải làm sao?
 - Gd cháu thương yêu vâng lời ba mẹ, và giúp mẹ những công việc hàng ngày bằng những việc nhỏ nhất như tự múc cơm ăn, tự lấy cất quần áo, nhặt rau... và như vậy là các con đã thực hiện theo lời Bác Hồ dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình”
3. Hoạt động 3: Bé cùng vui chơi.
+ Trò chơi: Thi xem ai nói nhanh.
- Giới thiệu và cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi.
+ Trò chơi: Về đúng nhà.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho cháu ôn lại hoạt động học buổi sáng
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Nu na nu nống
- Cho trẻ đọc lại chữ cái đã học 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Nhận xét, nêu gương cuối tuần.
TRẢ TRẺ
- Động viên trẻ đi học không khóc nhè.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cho lớp học luôn sạch sẽ .
- Trao đổi với phụ huynh về tình trong ngày của trẻ 
- Đóng cửa sổ tắc đèn, tắc quạt
*Đánh giá các hoạt động trong ngày:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 03 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LÀM QUEN CHỮ CÁI E, Ê (MT 77)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
-Trẻ nhận biết  các đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tên gọi, cách phát âm của chữ cái e,ê.
-Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau của 2 chữ cái e,ê.
-Trẻ biết chơi các trò chơi.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng đọc, phát âm đúng các chữ cái.
- Rèn kỹ năng  nhận biết, so sánh, và phân biệt giữa 2 chữ cái.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.Thái độ.
- Trẻ hứng thú tạo trong hoạt động
- Biết giữ gìn vệ sinh, biết cất dọn đồ dùng gọn gàng và sạch sẽ sau khi học bài.
	II. CHUẨN BỊ:
 	- Thẻ chữ cái e, ê 
 	- Máy tính được kết nối với ti vi
 	- Các hình ảnh gia đình bé An, mẹ bế bé
 	- Bảng, bút màu, 2 bài thơ " Yêu mẹ " viết to để trẻ chơi trò chơi
 	- Các trò chơi trên máy chiếu
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- MTXQ: Trò chuyện về gia đình, những người thân trong gia đình.
- Âm nhạc: Cả nhà thương nhau, múa cho mẹ xem, nhà của tôi
- Văn học: Thơ “Yêu mẹ” “Ông bà”, “Mẹ của em”
- Toán: Đếm số lượng kết quả của trò chơi.
- Giáo dục BVMT: Không vẽ bậy lên tường nhà, trồng nhiều cây, hoa
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:Ổn định tổ chức gây hứng thú : 
- Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- Bài hát nói về gì?
- Trong gia đình có những ai?
- Các con có yêu gia đình của mình không? Vậy các con làm gì để thể hiện tình yêu đó?
- Giáo dục trẻ phải biết thương yêu, kính trọng những người trong gia đình, biết giúp đỡ mọi người, ngoan ngoãn, chăm học để không phụ lòng ông bà, cha mẹ
- Hôm nay, cô sẽ dẫn các con đi đến nhà Bạn An chơi, các con có thích không? Vậy khi đi trên đường chúng ta phải đi như thề nào?
Đúng rồi! Các con phải đi sát lề đường bên phải, không đùa giỡn, xô đẩy nhau.
2. Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái e, ê.
- Cô và trẻ đọc thơ “Mẹ gọi” rồi về ngồi 3 hàng ngang trước máy chiếu
* Làm quen với chữ “e”:
- Cô chiếu hình ảnh bức tranh và dưới bức tranh có từ : “Gia đình bạn An” (in thường).
- Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh. Cô đọc : “ Gia đình bạn An”
- Cho trẻ đọc từ “ Gia đình bạn An”. Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong băng từ và đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- Hôm nay, cô có chữ cái mới giới thiệu cho các con. Đó là chữ “e”
- Cô phát âm chữ e (3 lần)
- Cô cho cả lớp đọc, tổ đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc 
- Sau đó cô cho trẻ chuyền tay nhau xem chữ e.
- Các con vừa được xem chữ e xong, vậy các con có nhận xét gì về chữ e?
- Cô chốt lại: chữ “e” gốm có 1 nét gạch ngang và 1 nét cong hở phải.
- Cô cho cả lớp nhắc lại cấu tạo của chữ e
- Ngoài chữ e in thường các con vừa được làm quen, cô còn có chữ e in hoa, e viết hoa thường thấy ở các tờ báo và tạp chí, còn đây là chữ e viết thường thường thấy trong các cuốn tập tô và khi nào vào lớp một các con sẽ được học .
* Làm quen với chữ “ê”:
- Cho trẻ đứng dậy vận động bài “ Múa cho mẹ xem” rồi ngồi xuống.
- Ở nhà mẹ các con thường làm những việc gì?
- Cô có bức tranh nói về công việc của mẹ.
- Cô chiếu tranh lên màn hình và dưới bức tranh có từ : “ Mẹ bế bé” (in thường).
- Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh. Cô đọc : “Mẹ bế bé”
- Cho trẻ đọc từ “ Mẹ bế bé”. 
- Các con nhìn kĩ xem băng từ “mẹ bế bé” có chữ cái nào chúng ta mới học? Đúng rồi! Đó là chữ e
- Hôm nay, cô có thêm chữ cái mới giới thiệu cho các con. Đó là chữ “ê”
- Cô phát âm chữ ê (3 lần)
- Cô cho cả lớp đọc, tổ đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc 
- Sau đó cô cho trẻ chuyền tay nhau xem chữ ê.
- Các con vừa được xem chữ ê xong, vậy các con có nhận xét gì về chữ ê?
- Cô chốt lại: chữ “ê” gồm có 1 nét gạch ngang , 1 nét cong hở phải và có dấu nón ở trên đầu
- Cô cho cả lớp nhắc lại cấu tạo của chữ ê
- Ngoài chữ ê in thường các con vừa được làm quen, cô còn có chữ ê in hoa, ê viết hoa thường thấy ở các tờ báo và tạp chí, còn đây là chữ ê viết thường thường thấy trong các cuốn tập tô và khi nào vào lớp một các con sẽ được học .
* So sánh chữ e và ê:
- Đây là chữ gì? (Cô đưa chữ e lên)
- Còn đây là chữ gì?
- Các con có nhận xét gì về chữ e và chữ ê ?
- Cô chốt lại :
+ Giống nhau: Cùng có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong hở phải.
 	+ Khác nhau: Chữ “e” không có nón, chữ “ê” có cái nón đội xuôi.
	- Cô cho trẻ nhắc lại điểm giống và khác nhau của chữ e và ê
3. Hoạt động 3: Trò chơi 
- Cô cho trẻ đọc đồng dao ‘Dung dăng dung dẻ’ về 2 hàng dọc
* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội chơi, trên bảng cô có bài thơ chứa rất nhiều chữ cái e và ê. Nhiệm vụ của hai đội là bật qua vòng chạy lên gạch chân chữ cái e, ê có trong bài thơ. Đội nào tìm được nhiều, đúng sẽ chiến thắng. Trò chơi diễn ra trong vòng một bài hát.
- Luật chơi : Mồi bạn trong đội mỗi lần lên chỉ gạch một chữ cái, trong khi chơi không được xô đẩy, chen lấn nhau.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
- Nhận xét kết quả chơi.
- Cho trẻ đọc thơ bài : Ông bà rồi về 3 tổ hình chữ U chơi trò chơi 
* Trò chơi 2: Bánh xe quay
- Trên màn hình của cô có một cái bánh quay, bây giờ cô sẽ mời các con lên quay bánh. Nếu mũi tên dừng lại ở chữ nào thì hãy đọc to chữ đó.
- Cô cho trẻ chơi.
- Hát : Cháu yêu bà về ngồi 3 hàng ngang chơi trò chơi
* Trò chơi 3: Tìm chữ cái còn thiếu.
Nhìn xem ! Nhìn xem !
- Xem trên màn hình có những cái gì đây ?
- Các con hãy nhìn thật kĩ các băng từ ở phía dưới đồ dùng. Sau đó tìm chữ cái còn thiếu điền vào chỗ trống.
- Cô cho trẻ chơi.
NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho cháu ôn lại hoạt động học buổi sáng
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Nu na nu nống
- Cho trẻ đọc lại chữ cái đã học 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Nhận xét, nêu gương cuối tuần.
TRẢ TRẺ
- Động viên trẻ đi học không khóc nhè.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cho lớp học luôn sạch sẽ .
- Trao đổi với phụ huynh về tình trong ngày của trẻ 
- Đóng cửa sổ tắc đèn, tắc quạt
*Đánh giá các hoạt động trong ngày:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 04 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
VẬN ĐỘNG MÚA MINH HỌA BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ
NGHE HÁT: CHO CON
TCAN: HÁT THEO HÌNH VẼ (MT 106)
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết hát kết hợp múa minh hoạ nhịp nhàng theo giai điệu bài bát “Bàn tay mẹ”. Cảm nhận giai điệu bài hát “Cho con” và thể hiện cảm xúc cùng cô trong quá trình nghe hát
- Qua trò chơi âm nhạc trẻ đoán và hát được các bài hát trong chủ đề 
- Phát triển khả năng vận động khéo léo khi múa 
- Giáo dục tình cảm yêu quý những người trong gia đình.
II CHUẨN BỊ :
- Máy vi tính 
- Một số slide hình ảnh về mẹ
- Một số hình ảnh về gia đìnhđể trẻ chơi trò chơi 
- Nhạc không lời các bài hát “ Bàn tay mẹ”; “Cho con”; 
- Nơ đeo tay cho trẻ múa.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Trò chuyện về mẹ, về gia đình
- Thơ: Mẹ của em, Yêu mẹ
- Giáo dục biến đổi khí hậu
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ổn định
- C« vµ trÎ ®äc bµi th¬: Yªu mÑ.
- C« vµ c¸c con võa ®äc bµi th¬ bµi th¬ g×?
- Trong bµi th¬ nãi vÒ ai?
- B¹n nµo giái kÓ cho c« nghe vÒ mÑ cña m×nh nµo?
- T×nh c¶m cña m×nh dµnh cho mÑ nh­ thÕ nµo?
- §Ó thÓ hiÖn t×nh c¶m cña m×nh ®èi víi bè mÑ, chóng m×nh ph¶i lµm nh­ thÕ nµo?
- C« gi¸o dôc trÎ: Bè mÑ chóng m×nh ®· rÊt vÊt v¶ ®Ó nu«i d¹y, ch¨m sãc chóng m×nh v× vËy chóng m×nh ph¶i yªu th­¬ng, gióp ®ì bè mÑ nhÐ.
	- Cô cho trẻ biết: Ở nhà các con có mẹ, mẹ đã mang nặng sinh các con ra, mẹ đã làm biết bao nhiêu công việc chăm sóc các con...Đó cũng là nội dung của một bài hát, c/c có biết đó là bài hát gì không? 
- Cô mở đoạn nhạc không lời cho trẻ đoán tên “Bàn tay mẹ” Tên tác giả bài hát? 
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
- Cô cho trẻ hát với nhạc không lời 1 lần bài hát: Cô giáo
- Để bài hát hay hơn, sinh động hơn cô sẽ múa minh họa cho bài hát
- Cô giới thiệu vận động múa và múa cho trẻ xem:
+ Cô múa lần 1: không giải thích

File đính kèm:

  • doclop_5_tuoi.doc