Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được tên gọi, công dụng của một số đồ dùng chung, đồ dùng cá nhân trong gia đình (bàn, ghế, tủ, giường, ti vi, nồi son , chén bát, khăn mặt, bàn chải đánh răng).

- Biết cách sữ dụng, bảo quản các đồ dùng trong gia đình.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, chú ý, ghi nhớ cho trẻ

- Phòng tránh một số đồ dùng nguy hiểm (dao, ổ điện, đồ dùng bằng điện)

* Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động

3. Thái độ :

- Biết giữ vệ sinh đồ dùng trong gia đình. Biết sữ dụng đúng chức năng của các loại đồ dùng

- Biết cách tiết kiệm điện khi không sữ dụng điện.

* Sẵng sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn

* Dễ hoà đồng với bạn bè cùng nhóm chơi.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 8233 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
(Thực hiện từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 10 năm 2015)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
 - Biết được tên gọi, công dụng của một số đồ dùng chung, đồ dùng cá nhân trong gia đình (bàn, ghế, tủ, giường, ti vi, nồi son , chén bát, khăn mặt, bàn chải đánh răng).
- Biết cách sữ dụng, bảo quản các đồ dùng trong gia đình. 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, chú ý, ghi nhớ cho trẻ
- Phòng tránh một số đồ dùng nguy hiểm (dao, ổ điện, đồ dùng bằng điện)
* Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động
3. Thái độ :
- Biết giữ vệ sinh đồ dùng trong gia đình. Biết sữ dụng đúng chức năng của các loại đồ dùng
- Biết cách tiết kiệm điện khi không sữ dụng điện.
* Sẵng sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
* Dễ hoà đồng với bạn bè cùng nhóm chơi.
II. MẠNG NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG
* Tên gọi, đặc điểm các đồ dùng trong gia đình
- Xem tranh ảnh về một số đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện tên gọi, của một số đồ dùng trong gia đình
-Tô màu cắt dán đồ dùng trong gia đình
* Công dụng của đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện về công dụng của các loại đồ dùng
- Quan sát tranh về công dụng cuả một số đồ dùng
- Xây siêu thi của bé. 
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
* Cách bảo quản đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện về cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình
- Xem tranh một số công dụng của các đồ dùng
- Trò chơi, Cửa hàng bán đồ dùng trong gia đình
III. KẾ HOẠCH TUẦN 
Tên hoạt động
Thứ 2
	Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
 Trò chuyện, nhắc trẻ chào cô và chào bố mẹ khi đi học.
 * Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
Thể dục buổi sáng
Tập theo nhạc chủ điểm
- Tay, chân, bụng, bật
HĐ ngoài trời
Mở chủ đề
- TC kéo cưa lùa xẻ
TC. Đi chợ
- TC: Chi chi chành chành
- TC: Đi chợ
- TC:Bịt mắt bắt dê
- Gieo hạt
- TC: Con thỏ
- TC:Rồng rắn lên mây.
- TC: Chi chi chành chành
- Nhặt lá sân trường.
Hoạt động học
PTVĐ
Khám phá
LQCC
TOÁN
TẠO HÌNH
Ném xa bằng một tay
Đồ dùng trong gia đình
Làm quen chữ cái E, Ê
Tách gộp trong phạm vi 7
Nặn đồ dùng trong gia đình
Hoạt động góc
* Trò chuyện thỏa thuận vai chơi 
- chọn góc chơi
- nghe kể chuyện Ba cô gái
* Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng gia đình ( Nồi, son, chén bát, bếp.) 
* Góc nghệ thuật: Tô màu, cắt dán tranh ảnh về các đồ dùng trong gia đình ( hình ảnh, Kéo, họa báo, hồ dán, giấy A4, bút màu)
* Góc học tập - sách: Trò truyện, thực hành, tô chữ rỗng .
Sưu tầm hình ảnh về các thực phẩm: làm tranh truyện abum ( Ảnh , kéo, hồ dán).
 (Chuẩn bị: Sách, bút màu, hình, họa báo, hồ dán, kéo, giấy...)
* Góc Xây dựng: Xây siêu thị của bé (gạch, cây xanh, hàng rào, các loại rau, củ, quả...)
* Hoàn thành sản phẩm. Đóng chủ đề. Kể chuyện sáng tạo 
Giờ ăn
Không nói chuyện trong giờ ăn 
Vệ sinh
Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Giờ ngủ
Ngũ sâu giấc, nghe nhạc dân ca
 I. Chuẩn bị :
 1. Chuẩn bị của cô:
	- Một số hình ảnh về đồ dùng trong gia đình.
- Bài hát “Ba ngọn nén lung linh”
2. Chuẩn bị cho cháu:
- Tìm hiểu về các các đồ dùng trong gia đình
	II. Trò chuyện:
1.Kích thích hứng thú
	- Trẻ vận động theo nhạc bài “ba ngọn nén lung linh”
	+ Các con vừa vận động theo bài hát gì?.
	+ Bài hát nói về điều gì?
+ Con thích nhất điều gì ở gia đình mình?
+ Trong gia đình ai chăm sóc con nhiều nhất?
2.Kích thích khám phá
- Tuần này lớp mình tìm hiểu đồ dùng trong gia đình các con muống tìm hiểu về điều gì?
- Tên gọi của một số đồ dùng trong gia đình ?
- Công dụng của mọt số đồ dùng trong gia đình?
- Cách bảo quảng đồ dùng trong gia đình.
- Để hưởng ứng chủ đề mới cô cùng các con chơi với một số trò chơi nhé. TC Đi chợ, Mèo đuổi chuộc.
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015
HOẠT ĐỘNG: PTVĐ
ĐT. NÉM XA BẰNG MỘT TAY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát dùng sức để thực hiện được bài tập ném xa bằng một tay.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng ném xa, quan sát, phán đoán, định hướng
3. Thái độ.
- Biết đoàn kết, giúp đỡ bạn trong khi thực hiện các vận động.
II. Chuẩn bị.
- Nhạc chủ điểm
- Túi cát
- Bóng
III. Tiến trình hoạt động
1. Khởi động .
- Cho trẻ đi các kiểu đi kết hợp với bài hát “Hai con thằng lằng con”
2. Trọng động
A. Bài tập phát triển chung
- Động tác tay: Hai tay lên cao, ra trước, sang ngang (4l x 8 nhịp)
- Động tác chân: Hai tay chống hông đưa chân ra trước, sang ngang, ra sau(4l x 8 nhịp)
- Động tác cơ bụng lườn:Hai tay chống hông xoay người 2 bên (2l x 8 nhịp)
- Động tác bật:Bật tách chụm chân 
B. Vận động cơ bản
- Đố các con cô có gì đây?
- Với túi cát này thì cô cùng các con sẻ thực hiện bài tập ném xa bằng một tay nhé.
- Cả lớp nhắc lại tên vận động 
- Để thực hiện đúng chính xác các con xem cô thực hiện trước 
- Cô làm mẫu.
 + Lần 1: không giải thích.
 + Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cô cầm túi cát, đưa túi cát từ trước xuống dưới lên cao rồi ném mạnh túi cát về phía trước. 
- Cho hai cháu khá lên thực hiện
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ
* Trẻ thực hành:
- Mỗi lần thực hiện 4 cháu
- Cho cháu thực hiện dưới hình thức thi đua giữa hai tổ
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần thực hiện
 C. Trò chơi vận động " Chuyền bóng qua đầu, qua chân " 
- Cô hướng dẫn cho trẻ cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho tẻ chơi từ 2-3 lần
 3. Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân 
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương 
 ..*****..
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015
 HOẠT ĐỘNG. Kh¸m ph¸ 
ĐT: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
(ĐỒ DÙNG NẤU ĂN, ĐỒ DÙNG ĐỂ UỐNG)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết, gọi tên, đặc điểm, công dụng của chén, đủa, ly, cốc và một số đồ dùng trong gia đình
	2. Kĩ năng
- Rèn khả năng quan sat, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc
- Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu
	3. Thái độ
- Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động.. biết đoàn kết trong các hoạt động
- Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng
II. Chuẩn bị:
 - Hình ảnh đồ dùng trong gia đình.
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1. Hướng trẻ vào bài.
- Cho trẻ vận động theo bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Bài hát nói về điều gì?
- Mọi người trong gia đình sống với nhau như thế nào?
- Tình cảm của con đối với gia đình mình như thế nào?
* Hoạt động 2. Cung cấp kiến thức
- Cô tạo tình huốn Cho 1 cháu đóng vai mẹ đi chợ về
- Ai đây các con ?
- Mẹ đi đâu về đáy?
- Vậy đi chợ về mua được những gì?
- Bạn nào lên giúp mẹ lấy đồ trong giỏ ra nào?
+ Đây là gì? Con biết gì về cái bát ?
+ Cái bát này có đặc điểm gì ? (miệng bát tròn, có viền hoa, có chân bát giúp bát đứng được)
+ Cái bát này làm bằng gì ?-
- Cái bát này làm bằng sứ đấy các con ạ. Đồ sứ rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình phải cẩn thận, nhẹ tay nhé !
Ngoài ra, người ta còn làm nhiều lọai bát bằng những chất liệu khác nhau nữa đấy. -> Cô giới thiệu : Bát gốm làm từ đất sét này, bát thủy tinh, bát inox, bát nhựa.
+ Bát dùng để làm gì ? -> Bát để đựng. Bát to để đựng canh, bát vừa để ăn cơm, bát nhỏ để nước chấm.
- Ngoài bát ra mẹ còn mua được gì nữa ? (đũa)
+ Để ăn cơm, gắp thức ăn, người ta phải dùng mấy chiếc đũa ? 2 chiếc đũa tạo thành 1 đôi đũa đấy các con ạ.
+ Đôi đũa này làm bằng gì ? (gỗ)
- Ngoài ra, còn có đũa làm bằng nhựa, bằng inox, bằng tre nữa đấy ( cô giới thiệu từng đôi).
+ Đũa dùng để làm gì ? ( và cơm, gắp thức ăn, xào nấu)
+ Bát và đũa có gì giống nhau ?
Giống : Dùng để ăn
Khác : Bát có miệng hình tròn, đứng được, để đựng thức ăn. Đũa để gắp thức ăn, phải dùng 2 chiếc mới gắp được.
- Ngoài ra, còn rất nhiều đồ dùng để ăn khác nữa : đĩa, chén, vá, thìa...
- Các con ạ ngoài đồ dùng để ăn ra trong gia đình chúng ta còn có rất nhiều đồ dùng khác như nồi, chảo, bếp....
* Đồ dùng để uống.
- Sau khi đi chợ về giờ mẹ thấy khát quá. Thế theo các con khát thì phải làm gì ?
- Vậy dùng gì để uống nước ?
- Nước được đựng trong cái gì ?
+ Chúng mình cùng quan sát xem cái ấm của cô có đặc điểm gì ? ( có vòi, có quai, có nắp, vẽ hoa)
+ Ấm dùng để làm gì ? ( đựng nước, rót nước, pha trà).
+ Cái ấm của cô làm bằng chất liệu gì ? (sứ)
Ngoài ra còn có ấm bằng thủy tinh, bằng đất nung nữa đấy các con ạ.
- Chơi TC : Chiếc hộp bí mật -> trẻ đoán : Cái ly
+ Con biết gì về cái ly?
+ Cái ly này có đặc điểm gì? (Màu xanh, có quai để cầm, miệng tròn).
+ Cái ly dùng để làm gì ? (uống nước, uống trà, uống rượu, đựng nước)
- Ly làm bằng gì ? (sứ)
Ngoài ra, còn có chén bằng thủy tinh, bằng nhựa, bằng inox... nữa đấy.
Chén dùng để uống nước. Chén có thể làm từ sứ, từ thủy tinh, nhựa hoặc inox. Khi sử dụng chén bằng sứ, thủy tinh các con nên cầm bằng 2 tay, đặt nhẹ nhàn kẻo vỡ nhé.
* Cốc, ly, chén đều là những đồ dùng để uống. Ngoài ra, còn rất nhiều đồ dùng để uống khác nữa: ấm, bình nước...Với những đồ dùng để uống bằng sứ, bằng thủy tinh, các con cần chú ý cẩn thận khi sử dụng nhé.
b. So sánh 
Cô và các con vừa cùng tìm hiểu về một số đồ dùng để ăn và để uống rồi. Bây giờ, cô đố các con biết: bát và chén có gì giống và khác nhau?
+ Khác: ly có quai, ly để uống. Bát có chân bát, bát để ăn.
+ Giống: dùng để đựng, đều là đồ dùng gia đình
- Những đồ dùng phục vụ cho việc ăn, uống của mọi người được gọi là đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống đấy các con ạ.
- Ngoài ra, trong GĐ cũng còn rất nhiều đồ dùng khác nữa. Đố các con biết đó là gì nào? ( ti vi, tủ lạnh, đồng hồ, lò vi sóng, máy giặt).
- Để các đồ dùng trong GĐ được bền đẹp, các con nên chú ý khi sử dụng: giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi quy định nhé
* Hoạt động 3. Luyện tập
* Trò chơi 1: Chung sức
- Để các GĐ có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ dùng cho GĐ của mình, chúng ta cùng đến với trò chơi: “Chung sức”
- Trên bàn của các GĐ có rất nhiều đồ dùng khác nhau, khi bản nhạc bắt đầu, các thành viên đầu tiên của 3 GĐ chạy lên lấy một đồ dùng theo yêu cầu của cô, chạy về để vào rổ của đội mình. Người tiếp theo chạy lên lấy tiếp đồ dùng, cứ lần lượt nhu vậy đến hết bản nhạc. GĐ nào lấy được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu của cô nhất được 3 bông hoa. GĐ về nhì được thưởng 2 hoa. GĐ ít nhất được tặng 1 hoa.
- Các GĐ đã nắm được cách chơi chưa? Trò chơi bắt đầu
- Cô kiểm tra kết quả của 3 đội.
* Trò chơi 2: GĐ khéo tay
- Trẻ chọn tô màu đồ dùng để ăn và để uống.
- Cô bao quát chung và nhận xét.
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2015
HOẠT ĐỘNG: LQCC
LÀM QUEN NHÓM CHỮ CÁI E,Ê
I. Mục tiêu
1. Kiến thức. Nhận biết và phát âm được chữ cái e,ê, nhận biết được điểm giống và khác nhau của chữ cái e,ê
2. Kĩ năng. Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tư duy chú ý cho trẻ.
3. Thái độ. Hứng thú trong giờ học, biết đoàn kết giúp đỡ bạn trong các hoạt động.
II. Chuẩn bị.
- Thẻ chữ cái e,ê
- Vở bé làm quen chữ cái
- Tranh tô mẫu của cô, sáp màu
	III. Tiến trình hoạt động
* Hoạt động 1. Trò chuyện
- Cho trẻ vận động theo bài hát “Tổ ấm gia đình”
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Ai đã sinh các con ra?
- Các con xem cô có hình ảnh gì đây?
- Mẹ đang làm gì?
- Đây là hình ảnh mẹ bế bé và dưới tranh có từ mẹ bế bé
- Cho trẻ phát âm
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học và phát âm
- Cô giới thiệu chữ cái e,ê
* Hoạt động 2. Làm quen e,ê
+ Làm quen chữ e
- Cô gắn chữ cái e và phát âm mẫu
- Luyện cho lớp, tổ, cá nhân phát âm
- Cho trẻ nêu cấu tạo chữ cái e
- Chô nhận xét 
- Giới thiệu chữ cái e in thường, in hoa
+ Làm quen chữ ê
- Cô gắn chữ cái ê và phát âm mẫu
- Luyện cho lớp, tổ, cá nhân phát âm
- Cho trẻ nêu cấu tạo chữ cái ê
- Chô nhận xét 
- Giới thiệu chữ cái ê in thường, in hoa
	* Hoạt động 3. Luyện tập
- TC 1. Chọn theo yêu cầu của cô
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi
- TC 2. Thi xem đội nào nhanh
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- TC 3. Thi xem ai khéo tay
- Cho trẻ thực hành trong vở
..%%%%........................................
 Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015
HOẠT ĐỘNG: LQVT
ĐT. TÁCH GỘP CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 7
I/ Mục tiêu 
1. Kiến thức
Nhận biết được 7 đối tượng biết chia số lượng 7 làm hai phần theo các cách khác nhau 1-6, 2-5, 3-4. 
Trẻ biết cách chia 7 đối tượng làm hai phần theo các cách khác nhau và biết gộp hai nhóm số lượng tạo thánh nhóm có 7 đối tượng.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng đếm đến 7, kĩ năng tách, gộp số lượng 7, biết so sánh.
3. Thái độ
Tích cực trong giờ học. biết đoàn kết giúp đỡ bạn trong khi học.
II/ Chuẩn bị
Mỗi trẻ 7 hạt nút áo , các thẻ số từ 1,2,3,4,5,6,7
Phòng học thoáng mát không có chướng ngại vật
III / Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Trò chuyện
Cho trẻ vận động theo bài hát “Cả nhà thương nhau”
Bài hát nói về điều gì?
Vậy gia đình các con có mấy người?
Vậy có 6 người thêm một người khách nửa thì tất cả bao nhiêu người?
Các con xem cô có số gì đây?
Bạn nào lên tìm giúp cô 7 cái chén gắn lên bản
Cho cháu đếm lại số lượng 7 và phát ấm số 7
Hoạt động 2: Dạy trẻ chia 7 đối tượng làm hai phần 
Từ bảy cái chén này cô se chia thành hai nhóm, bạn nào cho cô biết mỗi nhóm có số lượng là mấy? 6 - 1
Vậy bạn nào biết 6 cái chén thì gắn số mấy, 1 thì gắn số mấy?
Lần lượt cô hướng dẫn cho trẻ chia nhóm 5 – 2. 3 – 4
Từ số lượng 7 cô chia ra thành hai nhóm thì có số lượng khác nhau nhưng khi gộp lại thì đều có số lượng là 7.
Cho cháu lên tìm số lượng khác gắn lên bản thành số lượng 7 và tách thành hai nhóm và nói số lượng của mỗi nhóm
Nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần thực hiện
Hoạt động 3: Luyện tập
TC Xếp theo yêu cầu
Cháu nghe nhạc bài “Anh hai” chuyển đội hình chữ u về ngồi theo tổ 
Cho cháu luyện tập xếp số lượng 7 và tách gộp số lượng 7 thành các nhóm 6 – 1, 5 -2, 3 – 4. Cô quan sát sửa sai cho trẻ sau mỗi lần thực hiện
Cho trẻ tách nhóm theo ý của mình và tìm số tương ứng
TC Thi xem đội nào nhanh 
Cách chơi: Cô có các quả cam nhiệm vụ của 3 đội là cắt cho cô 7 quả cam sau đó dán 7 quả cam vào hai cây và cắt số gán vào mỗi cây sao cho tương ứng với số lượng quả trên cây.
Nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi.
Thực hành cắt dán hoa cho cây trong vở toán
 ****.
 Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐT. NẶN ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết phối hợp các kĩ năng đã học để tạo ra được sản phẩm. Trẻ biết nặn được một số đồ dùng gia đình mà mình thích, biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
2. Kĩ năng
- Biết chia đất, biết sử dụng kĩ năng: xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm để nặn một số đồ dùng gia đình.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
3 Thái độ
- Biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn các đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm mình tạo ra.
- GD trẻ ý thức tổ chức kỷ luật.
II Chuẩn bị
-Một số đồ dùng gia đình :bàn ,ghế ,chén .
-Mẫu nặn của cô : chén , đũa , muỗng , đĩa
III. Tổ chức hoạt động
	* Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài “Cả nhà thương nhau”, cùng trẻ trò chuyện về bài hát:
+ Chúng mình vừa hát bài gì? 
+ Bài hát có những ai?
+ Mọi người trong gia đình dành tình cảm cho nhau như thế nào?
* GD trẻ: Biết yêu thương, quý trọng nghe lời ông bà cha mẹ.
	* Hoạt động 2. Nặn đồ dùng trong gia đình.
1: Quan sát mẫu:
- Cho cháu quan sát một số đồ dùng trong gia đình mà cô đã chuẩn bị
- Các con vừa quan sát gì?
- Vậy nhà con có đồ dùng gì?
- Các đồ dùng các con vừa quan sát gọi là đồ dùng gì?
- Hôm nay cô còn nặn được một số đồ dùng trong gia đình nửa đó.
- Cho trẻ quan sát mẫu nặn của cô
- Theo con để nặn được những đồ dùng này cô đã dùng kĩ năng gì?
- Cô nhắc lại một số kĩ năng lăn dài, ấn bẹp, bẻ cong 
- Hôm nay cô cho các con nặn đồ dùng trong gia đình con thích nặn đồ dùng gì?
- Con dùng kĩ năng gì để nặn.
2: Trẻ thực hiện :
- Cho trẻ chuyển đội hình về chổ thực hiện
- Cô nhắc trẻ cách nặn: chia đất, làm mềm, lăn tròn, lăn dọc, ấn bẹt
- Hỏi trẻ: con sẽ nặn gì?, nặn như thế nào?...
- Cho cháu nặn cô theo dõi hướng dẫn cháu lúng túng . khuyến khích trẻ sáng tạo .
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm :
- Cháu nặn xong mang sản phẩm đặt trên bàn .
- Cho cháu nhận xét sản phẩm của bạn
- Cô nhận xét chung
- Cho cháu chọn sản phẩm đẹp trưng bày
- Cho cháu hát ra chơi.
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Trưng bày sản phẩm của trẻ, cho trẻ giới thiệu với mọi người về những điều trẻ hiểu, trẻ thể hiện qua chủ điểm.
- Đàm thoại giúp trẻ nhớ lại những điều đã được khám phá ở chủ điểm “ đồ dùng trong gia đình
- Biểu diễn văn nghệ như: Đọc thơ chia bánh, kể chuyện gấu con bị đau răng, hát, múa bài cả nhà thương nhau, những bài trẻ đã học, sưu tầm trong chủ điểm.
- Trẻ biểu đạt tình cảm của mình về những điều khám phá qua chủ điểm.
NHẬT KÝ SAU CHỦ ĐỀ
PHÒNG GD NGỌC HỒI 
Trường MN Bờ Y
 Lớp Lá 3	 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
 CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG CỦA BÉ
 THỰC HIỆN 4 TUẦN
Thực hiện từ: 15/10/2012 đến 09/11/2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH.HỌ HÀNG GIA ĐÌNH BÉ 
A. KẾ HOẠCH
Thứ Ngày
Thứ hai
15/10/2012
Thứ ba
16/10/2012
Thứ Tư
17/10/2012
Thứ năm
18/10/2012
Thứ Sáu
19/10/2012
Môn
THỂ DỤC
Khám phá
VĂN HỌC
TOÁN
ÂM NHẠC
Đề tài
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13)
Họ hàng gia đình bé
Truyện. 
Ba cô gái
Nhận biết mối quan hệ hơn kem trong phạm vi 6
Nhà của tôi
B. THEO DÕI CHỈ SỐ
Chỉ số
Nội dung chỉ số
Hoạt động 
Thời giang đánh giá
Ngày đánh giá
Ghi chú
CS 19
Kể tên một số món ăn hàng ngày
Giờ sinh hoạt
Giờ ăn 
16/10/2012
CS 40
Thay đổi hành vi thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh
Giờ hoạt động góc
Sinh hoạt ngoài trời
17/10/2012
 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN Giáo viên giảng dạy
 Nguyễn Thị Một
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG CỦA BÉ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: hỌ HÀNG GI ĐÌNH BÉ
Từ 15 đến 19 tháng 10 năm 2012
MỞ CHỦ ĐỀ
I. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của cô:
- Tranh hình ảnh về các thành viên trong gia đình bé. Ông, bà, bố, mẹ, em, anh, chị, cô, dì
- Bảng, giấy rô ki, bút dạ.
- Hệ thống câu hỏi.
2. Chuẩn bị của trẻ.
- Tìm hiểu về các thành viên trong gia gia đình mình.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
	II.TRÒ CHUYỆN:	
1. Câu hỏi tạo hứng thú:
- Con hãy kể về gia đình con ?
+ Ngoài những ngươi thân trong gia đình con thì gia đình con còn có những ai thân thiết
+ Con có biết họ hàng mình có những ai không?
2. Câu hỏi kích thích khám phá:
- Con có thể kể cho cô và các bạn cùng nghe về họ hàng của gia đình con không?
- Họ hàng gia đình con ở đâu, già hay trẻ
- Tình cảm của con dành cho họ hàng gia đình mình như thế nào?
B – KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
	I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết 	gọi tên từng thành viên trong họ hành mình,
- Kể được nơi ở của từng người trong họ hàng bé.
- Trẻ nói lên được tình cảm của mình dàng cho bà con họ hàng
- Giáo dục cháu yêu thương quý trọng bà con họ hàng	
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, tư duy, chú ý.
- Rèn kĩ năng cắt dán, vẽ, tô màu các thành viên trong gia đình bé, sưu tầm cắt dán hình ảnh nói về họ hàng bé.
- Sao chép tên của các thành viên trong họ hàng bé.
3. Thái độ:
- Hứng thú với các hoạt động tìm hiểu về họ hàng của bé.
- Có ý thức yêu thương quý trọng các thành viên trong họ hàng mình.
II. MẠNG NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG.
* Con có thể kể cho cô và các bạn cùng nghe về họ hàng của gia đình con không
- Trò chuyện cùng trẻ về họ hàng bé
- Quan sát tranh họ hàng bé
- Cắt dán, hình ảnh ông, bà, cô, dì, chú, bác
- Sao chép tên ông, bà, cô, dì, chú, bác
Ơ
HỌ HÀNG GIA ĐÌNH BÉ
*Tình cảm của con dành cho họ hàng gia đình mình như thế nào?
- Trò chuyện với trẻ xem tình cảm trẻ dành cho họ hàng mình thế nào?
- Vẽ quà tặng cho họ hàng mà bé yêu thương
- Sao chép tên người họ hàng mà bé yêu thương nhất
* Họ hàng gia đình con ở đâu, già hay trẻ
- Trò chuyện về họ hàng của bé, noi ở của họ, còn trẻ hay đã già.
- Vẽ chân dung người họ hàng mà bé yêu quý. 
- Sao chép tên người họ hàng mà bé yêu thương nhất
III – KẾ HOẠCH TUẦN.
Tên hoạt động
Thứ 2
15/10/12
Thứ 3
16/10/12
Thứ 4
17/10/12
Thứ 5
18/10/12
Thứ 6
19/10/12
Đón trẻ
Đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
Thể dục buổi sáng
Thứ 2,3, 4,5, 6 tập bài đồng diễn toàn trường.
HĐ ngoài trời
Mở chủ đề
Bản thân
Trò chơi: 

File đính kèm:

  • docchu_diem_gia_dinh.doc