Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Gia đình của bé - Đề tài: Đồ dùng trong gia đình

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu tái tạo những ấn tượng về gia đình, các đồ dùng trong gia đình mình

- Trẻ phát triển được các quá trình tâm lý tư duy, tưởng tượng.

2. Kỹ năng:

- Trẻ phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động

- Trẻ biết phân vai, nhận vai chơi, giao tiếp, thể hiện hành động vai chơi phù hợp trong các mối quan hệ, kỹ sư trưởng, phó, công nhân, người bán hàng, người mua hàng

- Trẻ phát triển được các kỹ năng sống: hợp tác, chia sẻ, hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Trẻ biết thể hiện tình cảm của bản thân với các nhân vật chơi

- Trẻ có tính đoàn kết không tranh dành đồ chơi của nhau, thực hiện nội quy các góc chơi

- Trẻ biết chơi cùng nhau theo nhóm, thỏa thuận các vai chơi

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Gia đình của bé - Đề tài: Đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG
 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
 GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: Gia đình của bé
Đề tài: Đồ dùng trong gia đình
Đối tượng: 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Số lượng: 25-30 trẻ
Địa điểm: Lớp học
Ngày soạn: 15/05/2016
Ngày dạy: 25/05/2015
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Việt Anh – K36A
Năm học 2015 - 2016
 GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: Gia đình của bé
Đề tài: Đồ dùng trong gia đình
Đối tượng: 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Số lượng: 25-30 trẻ
Địa điểm: Lớp học
Ngày soạn: 15/05/2016
Ngày dạy: 25/05/2015
 Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Việt Anh – K36A
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu tái tạo những ấn tượng về gia đình, các đồ dùng trong gia đình mình
- Trẻ phát triển được các quá trình tâm lý tư duy, tưởng tượng. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động
- Trẻ biết phân vai, nhận vai chơi, giao tiếp, thể hiện hành động vai chơi phù hợp trong các mối quan hệ, kỹ sư trưởng, phó, công nhân, người bán hàng, người mua hàng
- Trẻ phát triển được các kỹ năng sống: hợp tác, chia sẻ, hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của bản thân với các nhân vật chơi
- Trẻ có tính đoàn kết không tranh dành đồ chơi của nhau, thực hiện nội quy các góc chơi
- Trẻ biết chơi cùng nhau theo nhóm, thỏa thuận các vai chơi
 Dự kiến nội dung:
1.Góc xây dựng: 
- Xây dựng cửa hàng nội thất trong gia đình
2.Góc phân vai: 
- TC bán hàng: Bán các loại đồ dùng trong gia đình
- TC nấu ăn: Làm các món ăn trong gia đình trẻ
3. Góc nghệ thuật: 
- Làm các đồ dùng gia đình bằng đất nặn
4. Góc thiên nhiên: 
- Chăm sóc cây
5. Góc học tập:
- Đo độ dài của các đối tượng
- Gạch chân chữ cái a, ă, â có trong tên các đồ dùng gia đình
- Sách truyện:
Xem sách về gia đình, xem tranh ảnh về các đồ dùng có trong gia đình
IV/ Chuẩn bị:
1. Góc xây dựng:
- Các ngôi nhà, bộ xếp hình, một số đồ dùng nội thất (bàn ghế, ti vi, giường, tủ,); Cây, cỏ, hàng rào, gạch
2. Góc phân vai:
- Đồ dùng gia đình, các nguyên liệu để làm món ăn trong gia đình
- Đồ chơi góc bán hàng, bổ sung thêm các đồ dùng gia đình: bát, đũa, đĩa, thìa, mũ, áo
- Đồ dùng nấu ăn
3. Góc nghệ thuật:
- Giấy màu, bút sáp, các vật liệu: đất nặn.
4. Góc thiên nhiên: 
- Dụng cụ chăm sóc cây
5. Góc học tập:
- Đồ dùng để đo độ dài của các đối tượng
- Tranh truyện về gia đình, tranh ảnh về đồ dùng trong gia đình
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
HĐ 2: Hướng dẫn trẻ chơi theo chủ đề:
HĐ 3: Trẻ chơi
HĐ 4: Kết thúc
- Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình
+ Kể tên về một số đồ dùng trong gia đình (bát đũa, bàn ghế, tivi, tủ lạnh, nồi, xoong, giường, tủ,)
- Cô chốt lại
- Hướng trẻ vào chủ đề: Gia đình
- Gây sự chú ý của trẻ đến các góc:
+ Hỏi trẻ “Hôm nay lớp mình có những góc nào? Hãy đếm xem có tất cả mấy góc chơi?”
-> Cô chốt lại: Có góc “Xây dựng”, góc “Nghệ thuật”, góc “Phân vai”, góc “Học tập”, góc “Thiên nhiên”, tất cả là 5 góc chơi.
- Cô hướng cho trẻ ở từng góc sẽ chơi những gì:
VD: 
+ Ở góc xây dựng sẽ xây dựng khu bán đồ nội thất (các đồ dùng trong gia đình) 
+ Ở góc nghệ thuật sẽ sử dụng các nguyên liệu cô chuẩn bị (đất nặn, giấy màu, bút sáp, các vật liệu như vỏ hộp, cốc, bóng nhựa, kéo, băng dính xốp, ) để tạo nên các đồ dùng trong gia đình
+ Ở góc phân vai sẽ chơi trò bán hàng, bán các loại đồ dùng có trong gia đình như nồi, chảo, ti vi, tủ lạnh, bàn, ghế, Và có thể chơi trò nấu ăn
+ Ở góc học tập sẽ chơi trò đo độ dài của các đối tượng (đồ dùng trong gia đình)
+ Ở góc thiên nhiên sẽ chơi trò chăm sóc cây (tưới cây)
- Sau khi đã phổ biến cách chơi ở các góc, cô cho trẻ lựa chọn góc chơi, nhắc trẻ gắn kí hiệu vào góc đã chọn, nhắc trẻ chơi đoàn kết, khuyến khích chơi theo nhóm để thể hiện tinh thần tập thể.
+ Cô đến từng góc chơi cho trẻ phân vai chơi, như góc xây dựng ai là kĩ sư trưởng ai là phó, ai là công nhân,có thể tham gia chơi cùng trẻ
- Cô bao quát, gây hứng thú ở góc ít trẻ tham gia để trẻ hứng thú và sẽ có thêm trẻ tham gia ở góc đó
- Tạo mối liên hệ giữa các nhóm chơi
- Gần hết giờ chơi cô thông báo
- Cô thông báo hết giờ chơi
- Đến từng góc chơi nhận xét, đánh giá theo tiêu chí đặt ra cho các nhóm chơi, sản phẩm đạt được, đưa ra kết quả chơi (Nhóm nào chưa đạt thì cô sửa..)
- Nhóm nào, cá nhân nào chơi đúng theo chủ đề sẽ được giơ mặt cười, nhóm nào chưa đạt sẽ giơ mặt mếu.
- Kết thúc giờ hoạt động góc, cô nhận xét chung, tuyên dương và động viên trẻ. 
- Trẻ kể tên những đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết (2-3 trẻ)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời tên các góc, đếm số góc chơi
(2-3 trẻ trả lời)
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ hứng thú về các góc chơi và gắn kí hiệu của mình vào góc chơi đó
- Trẻ nghe theo sự chỉ dẫn của cô
- Các nhóm chơi giao lưu với nhau
- Trẻ chuẩn bị tinh thần hoàn thiện sản phẩm để kết thúc giờ chơi
- Trẻ ngừng chơi, trưng bày sản phẩm chơi (nếu có)
- Trẻ thực hiện giơ mặt theo chỉ dẫn của cô
- Trẻ chú ý lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_goc.doc
Giáo Án Liên Quan