Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Dạy kỹ năng: Phòng tránh tai nạn bỏng từ đồ dùng trong gia đình

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận thức được những đồ dùng trong gia đình, hành động, việc làm rễ gây tai nạn thương tích cho bản thân.

- Biết một số nguyên nhân đơn giản gây ra bỏng từ các đồ dùng trong gia đình.

- Hứng thú tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi, hào hứng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày.

- Kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi, và biết cách sử lý khi bị bỏng thì cho tay vào nước ngâm hết rát thì thôi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 11020 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Dạy kỹ năng: Phòng tránh tai nạn bỏng từ đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ
Lĩnh vực : Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Dạy kỹ năng: Phòng tránh tai nạn bỏng từ đồ dùng trong gia đình.
Độ tuổi: 5 - 6 Tuổi.
Thời gian: 30 phút.
Ngày dạy: 18/10/2017.
Người soạn và dạy: Tạ Thị Nhớ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận thức được những đồ dùng trong gia đình, hành động, việc làm rễ gây tai nạn thương tích cho bản thân.
- Biết một số nguyên nhân đơn giản gây ra bỏng từ các đồ dùng trong gia đình.
- Hứng thú tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi, hào hứng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi, và biết cách sử lý khi bị bỏng thì cho tay vào nước ngâm hết rát thì thôi. 
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, có hình ảnh những đồ dùng trong gia đình có thể gây bỏng.
- Phích nước nóng, một cốc, một khay.
- Một số đồ chơi trong gia đình có thể gây bỏng.
III. Tổ chức hoạt động
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Sóng sô”
- Cô nói cách chơi và cho trẻ tham gia trò chơi!
Chúng mình đang học chủ điểm gì?
2. Nội dung: Phòng tránh tai nạn thương tích từ đồ dùng trong gia đình “Bài phòng những đồ dùng có nguy cơ gây bỏng”.
HĐ1: Kể tên những đồ dùng trong gia đình!
- Hôm nay ở chủ điểm này chúng ta xẽ học bài phòng tránh tai nạn thương tích từ những đồ dùng trong gia đình. Chúng ta xẽ tìm hiểu những đồ dùng gây bỏng.
- Vậy theo các con trong gia đình thì có những đồ dùng gì có thể gây bỏng?
-Vậy trong gia đình có những đồ dùng nào nóng có nhiệt độ cao có thể gây bỏng?
- Cho trẻ vận động bài nhà mình rất vui.
*Cô đưa ra các bức ảnh về những đồ dùng có thể gây bỏng
- Bếp ga: 
Theo các con nguyên nhân nào có thể gây bỏng từ bếp ga?
Khi mẹ đang nấu cơm, canh hay sào thịt rất thơm thế là các bạn thấy đói quá tò mò chạy đến bên bếp ga với lên để ngó xem đó là món gì thế là lửa liền bén vào tóc, vào quần áo thế là bạn đó sẽ bị làm sao?
Vậy khi mẹ đang nấu thì chúng ta có đựơc sờ tay vào nồi, vào bếp không? Vì sao?
- Bàn là: 
Theo con nguyên nhân nào có thể gây bỏng từ bàn là?
 Khi mẹ đang là quần áo cho phẳng thì bổng nhiên có khách đến chơi nhà mẹ liền ra tiếp khách bạn nhỏ lấy bàn là đưa lên đưa xuống, bàn là rơi xuống đất may mà không rơi vào chân, nếu rơi vào chân thì chúng mình tưởng tượng xem chân chúng mình xẽ như thế nào?Sẽ bị sao? Bị bỏng, sẽ phồng rộp lên rất là đau như vây chúng mình phải đi viện đấy vì vậy khi bàn là đang hoạt động, bàn là đang nóng thì chúng mình có sờ vào bàn là không? 
- Lò vi sóng: 
Nhà bạn nào lớp mình có lò vi sóng?
Lò vi sóng dùng để làm gì?
Theo con nguyên nhân nào có thể gây bỏng từ lò vi sóng?
 Lò vi sóng đang hoạt động nhưng các bạn nhỏ tò mò không biết mẹ nướng món gì thơm thế liền mở lò và thò tay vào để lấy đồ ăn, theo các bạn như vây thì điều gì sẽ sẩy ra?
Vậy chúng mình có đựơc thò tay vào lò vi sóng không?
- Nồi cơm điện: Khi đang nấu cơm, nồi cơm đang sôi ở trên nồi cơm có chỗ thoát khí thì các con nhìn thấy cái gì? Khói đó gọi là gì? Khói đó gọi là hơi và hơi đó thoát ra rất mạnh, rất nóng nếu các con sờ vào thì sẽ như thế nào?
- Cô đưa ra phích nước, một cái cốc. Cô rót nước ra cho trẻ quan sát
- Cô có nước gì đây? 
- Các con nhìn vào cái gì để biết đó là nước nóng? - Nước bốc ra khói gọi là gì?
- Nếu rót nước ra mà thấy nướcc bốc hơi thì các con có uống luôn không? 
Chúng mình phải làm gì trứơc khi uống? 
Để không bị bỏng môi, không bị bỏng lưỡi thì chúng ta phải thổi cho nó nguôi, hoặc để cho nó tự nguội mới đựơc uống, cũng như thức ăn cũng vậy khi mẹ vừa mới nấu canh, hay món sào xong còn bốc hơi nghi ngút thì các con có ăn luôn không? 
- Theo các con nếu không may bị bỏng rồi thì các con sẽ phải làm gì?
- Các con có biết ngâm đến bao lâu nhấc tay trong nước ra không?
MR: Ngoài những đồ dùng này các con còn biết những đồ dùng nào có nguy cơ gây bỏng nữa?
GD: Như vây, trong gia đình nhà mình có rất nhiều đồ dùng rất cần thiết để phục vụ nhu cầu đời sống của gia đình nhưng trong các đồ dùng đó có nhiều nguy cơ tai nạn thương tích có thể xảy ra với chúng ta ở mọi lúc mọi nơi, ở bất kể ở đâu nên chúng ta luôn luôn  phải biết cách phòng tránh để đảm bảo an toàn cho mình và tất cả mọi người nhé?
c. HĐ3: Trò chơi.
TC1: Đội nào thông minh nhất.
Cô nói cách chơi và cho trẻ tham gia trò chơi. 
TC2: Đội nào chọn đúng.
 Cô đưa ra câu hỏi cho cả đôi suy nghĩ và tìm ra câu trả lờì đúng hay sai.
Vd: 
- 1: Cốc sữa đang nóng thổi trước khi uống hành động này đúng hay sai?
- Đội 2: Bàn là đang nóng bạn nhỏ sờ tay vào hành động này đúng hay sai?
- Đội 3: Nồi canh đang sôi bạn nhỏ mở vung nồi ra hành động đó đúng hay sai?
- Cả lớp: Nồi cơm điện đang sôi hơi bốc lên ngùn ngụt bạn nhỏ thò tay vào hơ hành động đó đúng hay sai,
Hôm nay cô dạy các con kỹ năng gì? 
3. Kết thúc
- Trẻ vận động bài “nhà mình rất vui”
- Trẻ chơi
- Chủ đề gia đình.
- Trẻ kể: Bàn là, Bếp ga, nồi cơm, ấm điện...
- Rất cao và nóng.
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời
- Bạn bị bỏng
- Trẻ trả lời.
- Sẽ bị bỏng.
- Trẻ trả lời
- Dùng để hâm thức ăn, dùng để nướng thịt, nứng bánh.
- Sẽ bị nóng bỏng.
- Không ạ.
- Nhìn thấy khói, khói là hơi.
- Rát, bỏng phồng rộp tay.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Phải thổi hoặc để nguội.
- Trẻ trả lời. 
- Báo cho bố mẹ, hoặc cho ngay vào châu, xô nước ngâm cho đỡ rát thì thôi.
- Bếp củi, bếp chấu, diêm, bật lửa..
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe và tham gia trò chơi.
- Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích từ đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ vận động theo bài hát

File đính kèm:

  • docgiao an phong trong tai nan bong cho tre 5 t_12169012.doc