Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Tập tô chữ cái e, ê - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Mùa

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến Thức:

- Trẻ nhận biết chữ cái “e, ê”. Phát âm đúng chữ cái “e, ê”

- Biết tô chữ “e, ê” theo yêu cầu của cô.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.

2. Kỹ Năng:

- Trẻ có kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng.

- Trẻ có kỹ năng tô trùng khít lên chấm mờ chữ “e, ê”.

- Trẻ có phản xạ nhanh khi tìm chữ trong từ.

- Phát âm to, rõ ràng, chuẩn các chữ “e, ê”.

3. Thái Độ:

- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tập tô chữ “e, ê”.

- Trẻ có ý thức giữ gìn sách vở .

-Trẻ thể hiện tình yêu thương gia đình của mình.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Tập tô chữ cái e, ê - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Đề tài: Tập tô chữ cái e, ê
 Chủ đề: Gia đình
 Đối tượng trẻ: Mẫu giáo 5 - 6 tuổi
 Thời gian dạy: 30-35 phút
 Ngày soạn: 6/11/2022
 Người soạn và dạy: Trần Thị Mùa
 Đơn vị: Trường mầm non Cương Chính
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến Thức:
- Trẻ nhận biết chữ cái “e, ê”. Phát âm đúng chữ cái “e, ê” 
- Biết tô chữ “e, ê” theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
2. Kỹ Năng:
- Trẻ có kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng.
- Trẻ có kỹ năng tô trùng khít lên chấm mờ chữ “e, ê”.
- Trẻ có phản xạ nhanh khi tìm chữ trong từ.
- Phát âm to, rõ ràng, chuẩn các chữ “e, ê”.
3. Thái Độ:
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tập tô chữ “e, ê”.
- Trẻ có ý thức giữ gìn sách vở .
-Trẻ thể hiện tình yêu thương gia đình của mình.
II. Chuẩn bị
1/ Đồ dùng của cô:
- Giáo án, loa, tranh hướng dẫn, 
- Hộp ảo thuật, kẹo, thẻ chữ cái e, ê, tranh gia đình Đôrêmon
- Nhạc bài hát :Bố ơi mình đi đâu thế, Gia đình nhỏ hạnh phúc to không lời,Baby shark 
2/ Đồ dùng của trẻ
- Vở tập tô, bút sáp màu, bút chì
- Logo của 3 đội Đôrêmon, Nôbita, Xuka
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức, ôn
- Xin nhiệt liệt chào mừng các cô giáo về dự giờ lớp học ngày hôm nay.
-Xin trân trọng giới thiệu 3 đội chơi :
+ Đội gia đình Nôbita
+Đội gia đình Đôrêmon
+ Đội gia đình Xuka
- Các bé ơi, ngày hôm nay bạn Đôrêmon đã gửi tới lớp của chúng ta một món quà rất đặc biệt đấy. Không biết đó là quà gì nhỉ? 
-Cô cùng trẻ khám phá hộp thần kỳ của Đôrêmon
-Cô và trẻ đọc câu thần chú Úm ba la xì bùamở
-Lần 1 cả lớp đọc câu thần chú: Biến ra kẹo sắc màu
-Lần 2 đội gia đình Đôrêmon đọc câu thần chú: Biến ra ảnh gia đình Đôrêmon 
-Lần 3 đội gia đình Nôbita đọc câu thần chú: 
Biến ra thẻ chữ e 
Lần 4 đội gia đình Xuka đọc câu thần chú : 
Biến ra thẻ chữ ê
*Trò chơi: Tạo dáng
Cách chơi: 3 đội sẽ cùng nhảy theo điệu nhạc, khi có hiệu lệnh của cô hô “tạo dáng, tạo dáng” chữ gì thì chúng mình sẽ nhanh tạo dáng chữ đó.
Luật chơi: Đội nào tạo dáng sai, sẽ phải tạo dáng lại cho đúng
- Cô cho trẻ nhảy theo nhạc Baby shark 
- Lần 1: Tạo dáng chữ e
- Lần 2: Tạo dáng chữ ê
- Ở mỗi lần trẻ tạo dáng, cô sẽ cho trẻ đọc to chữ cái mà trẻ đã tạo dáng, hoặc hỏi trẻ đội bạn tạo nhóm chữ gì?
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
Trẻ cùng cô khám phá
-Trẻ thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- Đội gia đình Đôrêmon thực hiện
- Đội gia đình Nôbita thực hiện
- Đội gia đình Xuka thực hiện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ nhảy theo nhạc
- Trẻ tạo dáng chữ e
-Trẻ tạo dáng chữ ê
-Trẻ đọc
Hoạt động 2: Tập tô chữ cái e, ê.
Cô tặng cho mỗi bạn một bộ đồ dùng, chúng mình hãy nhẹ nhàng về bàn và xem đó là gì nhé.
- Chúng mình đã nhận được gì nhỉ các con?
- Các con cùng mở vở bài chữ e, ê và cùng quan sát 
- Cô hỏi trẻ chữ gì đây?
Ba chữ e này có cách viết khác nhau nhưng cùng đọc là e đấy
- Cô cho trẻ đọc: e, e, e
- Các con nhìn xem phía dưới chữ e là hình ảnh gì đây?
- Cô mời cả lớp đọc to nào “ bé tập bò”
- Bạn nào giỏi hãy tìm trong cụm từ “ bé tập bò” có chữ cái gì mà chúng mình vừa đọc nhỉ.
- Cả lớp đọc chữ “ e ”
- Cô chỉ chữ ê và hỏi trẻ: Chữ gì đây các con
Ba chữ ê này có cách viết khác nhau nhưng cùng đọc là ê
- Cô cho trẻ đọc ê, ê, ê
- Hình ảnh gì đây các con?
- Cả lớp đọc to nào “ mẹ bế bé”
- Bạn nào giỏi tìm trong cụm từ “ mẹ bế bé” có chữ cái e, ê? 
- Cô mời cả lớp đọc chữ: e, ê, e trong cụm từ “ mẹ bế bé ”
- Các con ơi ngoài những kiểu chữ e, ê ở trên thì còn có chữ gì đây? 
-À đó là chữ E in hoa rỗng và chữ ê in thường rỗng, nát nữa chúng mình sẽ tô màu thật đẹp các chữ in rỗng này nhé.
Ngoài ra còn có chữ e, ê in hoa do các bạn nhỏ tạo dáng nữa đấy
*Chữ e
- Chúng mình cùng quan sát đây là chữ gì? 
- Đây là chữ e viết thường. Chữ e được tạo thành từ nét xiên phải và nét cong hở phải đấy
Để có thể tô chữ e viết thường, cả lớp hãy cùng quan sát lên cô nhé:
- Lần 1: Cô cho trẻ quan sát cô tô
- Lần 2: Cô tô và phân tích: Cô dùng tay phải cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, từ điểm đặt bút là dấu chấm đậm cô tô nét xiên phải theo chiều đi lên rồi lượn theo nét cong hở phải sao cho trùng khít với nét chấm mờ. Cứ như vậy cô tô đến điểm dừng bút thì dừng lại. Vậy là cô đã tô xong chữ cái e rồi đấy.
- Bạn nào có thể giúp cô nhắc lại cách tô chữ cái e không nhỉ?
- Bạn nào giỏi nhắc lại giúp cô tư thế ngồi và cách cầm bút nào.
(Cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay, ngón cái ngõn trỏ giữ hai bên thân bút, ngón giữa giữ bút. Tư thế ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi. Còn tay trái đặt nhẹ giữ vở)
- Cô tô chữ trên không cùng trẻ. Vừa tô vừa cho trẻ nhắc lại cách tô chữ e như trên.
- Sau cô cho trẻ thực hiện tô chữ e vào vở của mình.
 Cô bao quát và giúp đỡ trẻ
- Khi trẻ tô xong cô mời 2-3 trẻ nhận xét bài bạn tô
- Cô nhận xét chung
- Sau cho trẻ thực hiện phút thể dục: Trẻ vừa đọc vừa làm theo động tác của bài sau:
Viết mãi mỏi tay
Ngồi mãi mỏi lưng
Thể dục thế này
Thế là hết mỏi
*Chữ ê
- Chúng mình vừa tô xong chữ cái gì nhỉ?
À cô đố các bạn nhé, chữ e thêm dấu mũ trên đầu thành chữ gì?
-Ai giỏi hãy cho cô biết chữ e và chữ ê khác và giống nhau ở điểm gì?
(Khác nhau Chữ ê có mũ còn chữ e thì không
Giống nhau Chữ ê thì đều viết giống e là một nét xiên phải và nét cong hở phải)
- Để tô chữ ê viết thường thì chúng ta sẽ tô như chữ e và tô thêm dấu mũ nữa
-Bạn nào giỏi cho cô biết dấu mũ xuôi được cấu tạo từ nét gì nhỉ?
- Các con hãy cùng quan sát xem tô dấu mũ xuôi nhé
Cô tô lần 1: Cô tô cho trẻ quan sát.
Cô tô lần 2: Tô và phân tích: Cô cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay. Từ điểm đặt bút là dấu chấm đậm cô tô nét bút từ dưới lên trên tạo thành nét xiên phải, sau đó cô đưa nét bút theo dấu chấm mờ từ trên xuống dưới tạo thành nét xiên trái. Như vậy là cô đã tô xong dấu mũ xuôi rồi đấy. Và cứ như thế các con sẽ tô các dấu mũ xuôi còn lại.
Các con chú ý khi tô mình sẽ tô lần lượt các dấu mũ từ trái sang phải nhé.
-Cô mời trẻ nhắc lại cách tô dấu mũ xuôi
-Như vậy khi tô chữ ê chúng mình sẽ tô như nào nhỉ
-Cô mời 2-3 bạn nói lại cách tô và cô thực hiện tô chữ ê theo trẻ nói
(Cầm bút bằng tay phải và cầm bằng 3 đầu ngón tay, đặt bút ở dấu chấm đậm tô nét xiên phải theo chiều đi lên rồi lượn theo nét cong hở phải, khi tô chứ ý tô chùm khít nét chấm mờ, không chệch ra ngoài, đến điểm dừng bút thì dừng lại.
 Sau đó tô dấu mũ: đặt bút ở dấu chấm đậm tô nét xiên phải từ dưới lên trên, sau đó là nét xiên trái từ trên xuống dưới. Như vậy là đã tô xong chữ ê)
-Tay phải của chúng mình đâu nhỉ? Chúng mình cầm bút nào cô mời chúng mình sẽ cùng tô chữ ê trên không nhé
-Bây giờ cô mời các con hãy thực hiện tô dấu mũ và chữ ê trong vở của mình nào.
Cô bao quát, nhắc nhở, động viên và giúp đỡ trẻ tập tô
-Sau cô cho trẻ nhận xét bài bạn
-Cô tổng quát nhận xét bài của trẻ
-Trẻ về bàn ngồi
-Vở tập tô, bút chì,
sáp màu ạ
-Trẻ quan sát
- Chữ E in hoa, e in thường, e viết thường.
-Trẻ đọc e, e, e
-Trẻ trả lời
-Bé tập bò
-Trẻ tìm chữ e
-Trẻ đọc e
-Chữ Ê in hoa, ê in thường, ê viết thường
- Trẻ đọc ê, ê, ê
-Trẻ trả lời
-Mẹ bế bé
- e, ê, e
-chữ E in hoa rỗng, ê in thường rỗng.
-Vâng ạ
-Chữ e ạ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ quan sát
-Trẻ nhắc lại
-Trẻ nhắc lại
-Trẻ tô trên không
-Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện phút thể dục
-Chữ e ạ
-Chữ ê ạ
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Nét xiên phải và nét xiên trái
-Trẻ quan sát
-Trẻ nhắc lại
-Tô giống chữ e, thêm dấu mũ
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện tô chữ ê trên không
-Trẻ thực hiện tô
-Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
Hoạt động 3: Trò chơi 
Trò chơi 1: Tìm chữ cái
- Cô sẽ là gà mẹ, các con sẽ là gà con
Gà mẹ và gà con sẽ cùng đi kiếm mồi nào
Cô và trẻ vừa đi vừa làm động tác gà mẹ gà con vừa đọc thơ: Chú gà con chân cứng
Chạy theo mẹ một hồi
Bỗng nhiên nhớ vỏ trứng
Vội tìm về tận nơi...
 Sau đó trẻ về ghế ngồi
Cách chơi: Các con hãy cùng cô đọc đoạn thơ sau đó tìm và gạch chân chữ cái e, ê có trong đoạn thơ:
Chú gà con chân cứng
Chạy theo mẹ một hồi
 Bỗng nhiên nhớ vỏ trứng
 Vội tìm về tận nơi...
 (Vương trọng)
Luật chơi: Chúng mình chú ý phải gạch chân đúng, nếu bạn nào gạch sai thì phải tìm và gạch lại nhé
- Cô bao quát trẻ thực hiện trong vở
-Sau đó cô mời 1 trẻ lên tìm và gạch chân 
-Con đã tìm được mấy chữ e, ê
-Các bạn ai tìm được 2 chữ e và 2 chữ ê giơ tay nào
Trò chơi 2: Nối chữ cái
-Các con xem cô còn có hình ảnh gì đây?
-Cả lớp đọc cùng cô nào “ bé yêu bà”
-Và bên cạnh hình ảnh bé yêu bà cô còn có hình ảnh gì nữa?
-Cả lớp cùng đọc to với cô nào “bố và bé chơi thả diều”
-Vậy chúng mình hãy nhìn xem trong vòng tròn là chữ gì kia?
Cách chơi: Bây giờ các con hãy tìm chữ cái e, ê ở trong hai cụm từ dưới hình ảnh để nối vào chữ cái e, ê ở trong vòng tròn trong vở của mình nhé.
Luật chơi: Bạn nào nối sai sẽ phải tìm và nối lại
Cô cho trẻ thực hiện và bao quát, giúp đỡ trẻ 
-Sau mời 1 trẻ lên nối chữ ở tranh trên bảng.
- Hôm nay cô và chúng mình đã cùng tập tô chữ cái gì nhỉ?
Chơi tìm chữ gì? 
-Cô nhận xét và tuyên dương một số bạn thực hiện tốt, động viên và khích lệ một số bạn thực hiện chưa tốt
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc bài thơ cùng cô
-Trẻ thực hiện 
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
-Bé yêu bà
-Trẻ trả lời
-Bố và bé chơi thả diều
- chữ e, ê ạ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Chữ e, ê
-Trẻ lắng nghe
Hoạt động 4. Kết thúc:
Các con ơi hôm nay bố của bạn Nôbita nói rằng nếu bạn Nôbita chăm học và tô bài giỏi bố bạn ấy sẽ cho bạn ấy đi chơi đấy. Nhưng bạn ấy chưa biết là bố sẽ cho bạn ấy đi đâu cả. Chúng mình cùng giúp bạn Nôbita đi hỏi nhé. Chúng mình cùng đi nào! 
-Cô cho trẻ hát và vận động “Bố ơi mình đi đâu thế” và kết thúc.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ cùng cô vận động theo bài hát.
 Cương Chính, ngày 06 tháng 11 năm 2022 
 Người soạn 
 Trần Thị Mùa

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_tap_to_chu_cai.doc
Giáo Án Liên Quan