Giáo án Mầm non lớp lá - Chủ đề: Giao thông

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Thực hiện các vận động cơ bản: ném xa bằng 1 tay, trèo lên, bước xuống 2,3 bậc, chạy nhanh, chậm.

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua các tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động.

Phân nhóm phươn tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.

Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ.

Nhận biết được một số biển báo giao thông đường bộ đơn giản.

Nhận biết số lượng trong phạm vi 7.

Nhận biết được các hình khối qua tên gọi, đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép các hình để tạo hình mới.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 3530 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non lớp lá - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ:
Giáo viên cùng trẻ chuẩn bị và treo những bức tranh về phương tiện giao thông quen thuộc trang trí môi trường lớp học.
Chuẩn bị giấy khổ to để vẽ bức tranh về chủ đề giao thông, cho trẻ tô màu.
Chuẩn bị các biển báo giao thông, bản đồ giao thông.
Chuẩn bị một số băng ghi âm thanh của một số phương tiện giao thông.
Lựa chọn một số bài hát, bài thơ, câu chuyện có liên quan đến luật giao thông; Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo, đồ chơi, lôtô, tranh ảnh...về các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông.
Giáo viên lựa chọn nội dung và hoạt động, tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được tham gia khám phá chủ đề:
Kích thích trí tò mò của trẻ bằng cách cho trẻ quan sát trực tiếp các phương tiện giao thông quen thuộc có ở xung quanh ( quan sát xe cộ chạy qua trường, tranh ảnh, đồ chơi).
Trò chuyện, đàm thoại, đưa ra những câu hỏi gợi mở, khuyến khích trẻ kể về các phương tiện giao thông mà trẻ biết.
Cho trẻ nghe, hát múa, bài thơ, câu đố về các phương tiện giao thông.
Đưa ra những câu hỏi: “ vì sao?”, “ như thế nào?” để khuyến khích trẻ biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc.
Cho trẻ tham gia các hoạt động tạo hình, tạo sản phẩm theo mục đích chủ đề.
Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các phương tiện giao thông, các biển báo giao thông. So sánh, phân biệt màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ của từng phương tiện.
Giáo viên lựa chọn những nội dung tích hợp nhẹ nhàng phù hợp với nội dung của chủ đề.
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thực hiện các vận động cơ bản: ném xa bằng 1 tay, trèo lên, bước xuống 2,3 bậc, chạy nhanh, chậm.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua các tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động.
Phân nhóm phươn tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.
Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ.
Nhận biết được một số biển báo giao thông đường bộ đơn giản.
Nhận biết số lượng trong phạm vi 7.
Nhận biết được các hình khối qua tên gọi, đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép các hình để tạo hình mới.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đặt và trả lời câu hỏi về các phương tiện giao thông như: tại sao? có gì giống nhau? Có gì khác nhau?
Biết kể chuyện, đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm có nội dung về các phương tiện giao thông.
Biết được những từ khái quát “ phương tiện giao thông”: giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không. 
PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
Trẻ hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc, bài hát.
Biết sử dụng các vật liệu phối hợp với các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đa dạng có tỉ lệ, kích thước, bố cục cân đối về các phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI.
Nhận thấy được những việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các chú công an điều khiển giao thông, giữ gìn trật tự an thông.
Biết được một số quy định dành cho người tham gia giao thông đường bộ, tuân theo quy định đèn báo.
Biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, an toàn khi đi xe.
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Biết tập lái xe đạp mini vừa sức trẻ.
Biết mô phỏng một số động tác khi điều khiển một số phương tiện giao thông đường bộ.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Biết tên gọi, đặc điểm, động cơ, cách sử dụng một số phương tiện giao thông đường bộ.
Biết so sánh đặc điểm của các loại phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Biết dùng ngôn ngữ để miêu tả phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ biết.
Mô phỏng tiếng động cơ, tiếng còi của một số phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Biết giữ gìn phương tiện giao thông trong gia đình.
Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Biết mô tả vẻ đẹp của phương tiện giao thông.
Làm đồ chơi, làm các phương tiện giao thông bằng các nguyên vật liệu mở : hộp sữa, lon sữa...
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
(Thứ 2 ngày 2/3/2009)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Quan sát chiếc xe đạp.
Trò chơi vận động: kéo co.
Chơi tự do:
Xếp xe bằng các loại vỏ cây khô, hột hạt.
Tìm hiểu cấu tạo, động cơ của xe đạp.
Chơi đúng luật chơi.
Biết tạo dáng các loại xe mà bé thích.
Chiếc xe đạp.
Sân chơi.
Nhiều vỏ cây khô, hột hạt.
Cho trẻ trực tiếp sờ vào các bộ phận của chiếc xe đạp.
Trò chuyện về cấu tạo, các bộ phận của chiếc xe, công dụng của xe. Nhờ đâu mà xe giữ được thăng bằng?
Chia lớp thành hai hay nhiều nhóm
Chơi cùng với trẻ 
Hướng dẫn trẻ chơi và cho trẻ xem mẫu.
Trẻ chơi, cô quan sát và gợi ý.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU (Thứ 2 ngày 2/3/2009)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Ôn bài cũ: 
Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5-6 hộp cách nhau 60cm.
Biết tham gia trò chơi vui, đúng kĩ thuật khi bò dích dắc.
Phòng thể dục.
10 hộp khối hình chữ nhật.
Khởi động: đi các kiểu kiễng chân.
Cô giới thiệu trò chơi: bò dích dắc lấy cờ.
Chia làm 2 đội cùng bò dích dắc, đội nào bò nhanh và không phạm qui, mang về được nhiều cờ nhất là đội thắng cuộc.
Cô lần lượt giới thiệu luật chơi và cho trẻ bò đúng kic thuật.
Lần lượt cho hai đội thi đua với nhau, chơi khoảng 2-3 lần.
Hồi tĩnh: đi dạo, hít thở nhẹ nhàng.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ 3 ngày 20/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Quan sát xe máy.
Trò chơi vận động: trò chơi kéo co.
Chơi tự do: xích đu, cầu tuột.
Biết tên gọi, đặc điểm của xe máy.
Chơi vui, đúng luật chơi, an toàn.
Phát triển thể lực cho trẻ.
Rèn cho trẻ khéo léo, tự tin.
Xe máy
Dây thừng, sân sạch mát.
Kiểm tra xem đồ chơi có đảm bảo an toàn cho trẻ không.
Cho trẻ tự do khám phá, sờ, nắm...
Đàm thoại:
Đây là xe gì?
Xe chạy bằng nhiên liệu gì?
Xe máy khác xe đạp như thế nào?
Con biết những bộ phận nào của xe máy?
Chia trẻ thành nhiều đội cùng chơi.
Giáo viên quan sát trẻ chơi.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU( thứ 3 ngày 20/3/2009)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Làm quen bài mới: “Dán hình ôtô chở khách”.
Biết dán ôtô từ những hình chữ nhật, hình tròn, vuông.
Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ.
Giúp trẻ kĩ năng khéo léo khi tạo hình.
Biết phối hợp màu sắc phù hợp.
Giấy màu.
Keo.
Giấy vẽ.
HĐ1: 
Trò chuyện về phương tiện giao thông mà trẻ biết.
HĐ2:
Cho trẻ xem tranh mẫu.
Hướng dẫn cho trẻ cắt dán. Tạo nhiều xe khách khác nhau, chú ý cách phối hợp màu sắc giữa cửa sổ, bánh xe, thân xe.
Trẻ hoạt động theo nhóm trên giấy A3.
Sau đó từng cá nhân tạo sản phẩm riêng cho mình.
HĐ3:
Trưng bày tranh cắt dán.
Chọn tranh đẹp trưng bày ở các góc.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
(thứ 4 ngày 11/3/2009)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Quan sát xe ôtô đang chạy trên đường.
Nhặt lá cây trong sân trường.
Trẻ vui chơi tự do.
Chú ý quan sát xe chạy.
Lắng nghe tiếng động cơ của nhiều xe khác nhau: xe du lịch, xe tải...
Nhặt tất cả những lá khô, lá vàng bỏ vào thùng rác.
Trẻ chơi không đùa nghịch.
Chỗ đứng ở cổng trường phải mát mẻ, dễ nhìn thấy các xe chạy qua.
Thùng rác
Cầu tuột, xích đu.
Cho trẻ đếm những xe chạy qua cổng trường.
Trò chuyện với trẻ về các loại xe, những xe nào là xe ôtô, những xe nào là xe môtô, gắn máy..
Những xe ôtô khác những xe còn lại như thế nào? Ôtô chạy ở đâu? Chúng ta gọi chung những loại xe chạy trên đường là gì?
Hướng dẫn trẻ cùng nhặt lá với các bạn.
Tuyên dương những trẻ tích cực hoạt động.
Trẻ chơi với sự quan sát của cô.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 -Thứ 4 ngày 11/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Vệ sinh răng miệng: “Đánh răng đúng phương pháp
Trẻ biết cách chải răng đúng phương pháp và có thói quen đánh răng sau khi ăn giúp bảo vệ răng.
Mô hình răng giả.
Bàn chải to.
 Trò chuyện với trẻ vào những thời điểm nào thì nên đánh răng để bảo vệ tốt cho răng không bị đau, sâu răng.
Con có biết chải răng như thế nào là đúng không?
Cô chải răng trên mô hình vừa chải vừa giải thích cách đánh răng: chải mặt ngoài, mặt trong, hàm trên, sau đó chải hàm dưới.
Mời trẻ lên thực hiện.
Mời trẻ nhắc lại phương pháp.
Phát cho mỗi trẻ một bàn chải 
để trẻ tập đánh thử.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ 5 ngày 12/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Quan sát xe tải đang chạy qua trường.
Trò chơi vận động: “ Kéo co”.
Biết đặc điểm của xe tải.
So sánh sự khác nhau giữa xe tải và các xe khác.
Chơi đúng luật và an toàn.
Nơi đứng xem mát.
Cho trẻ đếm xe chạy ngang qua cổng trường, chú ý quan sát xe tải.
Xe tải như thế nào?
Xe tải chở gì vậy con?
Xe tải khác những xe du lịch, xe máy chỗ nào?
Chia trẻ làm nhiều nhóm nhỏ.
Quan sát trẻ chơi.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU (t5)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Bé làm nội trợ: “Pha bột đậu”.
Biết quy trình pha bột đậu.
Biết giữ vệ sinh khi làm xong.
Biết những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thau.
Xô
Khăn
Chổi lông gà.
Nước
Hướng dẫn trẻ đong nước chín đun sôi, để nguội với mức độ vừa đủ.
Cho bột đậu - đường vào - khuấy đều - trở thành nước hơi đặc, thơm, dịu ngọt.
Trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi pha bột. Khi pha không để bột rơi vãi.
Cả lớp cùng thưởng thức.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ sáu ngày 13/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Trò chơi vận động: “ chơi giao thông”.
Cùng cô chăm sóc các cây kiểng trong sân trường.
Trẻ tạo dáng giống những phương tiện giao thông và cùng chơi trò chơi.
Biết nhổ cỏ, lau lá, nhặt lá vàng.
Còi
Thùng rác, khăn lau, vòi nước sạch.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. 
Mời trẻ mô phỏng bắt chước những phương tiện giao thông mà bé thích: xe đạp, xe máy, xe tải...
Cả lớp cùng vận động, chạy xe quanh sân trường với sự điều khiển của cô.
Cô hướng dẫn và phân công nhiệm vụ theo từng nhóm.
Quan sát và giúp đỡ trẻ.
Tuần 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
Thứ sáu ngày 13/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
NÊU GƯƠNG
Trẻ thuộc tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
Trẻ cố gắng thực hiện tốt tiêu chuẩn bé ngoan.
Bảng bé ngoan.
Cờ
Trẻ hát cùng cô: “Hoa bé ngoan”.
Trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan tuần vừa rồi.
Cô mời từng tổ đứng lên cho các bạn nhận xét.
Trẻ ngoan cắm cờ.
Cô nhắc nhở động viên bé chưa ngoan.
Cô đưa tiêu chuẩn cho bé tuần sau. Trẻ nhắc lại.
Hát “Cả tuần đều ngoan”.
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Biết tự giác giữ gìn và rèn luyện cơ thể.
Biết được một số môn thể thao dưới nước: bơi lội.
Hoàn thiện các kĩ năng vận động cơ bản.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Trẻ biết tên gọi, chức năng, cấu tạo và đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường thủy ( ghe, tàu, thuyền...)
Biết được ích lợi của giao thông đường thủy, nghề thủy thủ.
Biết so sánh các phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Biết dùng ngôn ngữ để miêu tả các phương tiện giao thông đường thủy.
Dùng ngôn ngữ mạch lạc, Kể lại chuyến đi tham quan về biển mà trẻ biết.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Quan tâm và bảo vệ môi trường biển.
Biết chia sẻ với bạn về những chuyến đi chơi với gia đình, người thân.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Biết yêu vẻ đẹp nhiên nhiên qua tranh ảnh về biển, tàu thuyền trên biển.
Tập xếp giấy làm tàu thuyền.
Vẽ tô màu các loại phương tiện giao thông đường thủy.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ hai ngày 16/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Xếp thuyền thả xuống nước ở vườn cổ tích.
Chơi tự do với cầu tuột, xích đu
Biết xếp thuyền, thả nổi trên nước.
Giúp trẻ phát triển kĩ năng xếp giấy và tưởng tượng.
Vườn trường
Trò chơi vận động.
Cho cháu tham quan xung quanh khu vườn cổ tích.
Giới thiệu khu vực mới được vẽ và tu sửa trong vườn trường.
Gợi ý cho trẻ lên sân khấu trong vườn và trình diễn.
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Bác đưa thư vui tính”.
Cho cháu vui chơi tự do với đồ chơi trong vườn
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU (thứ 2)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Ôn bài cũ: 
Một số phương tiện giao thông phổ biến.
Trẻ biết tên, đặc điểm cấu tạo, cách hoạt động của một số phương tiện giao thông.
Sưu tầm một số hình ảnh về phương tiện giao thông đường thủy.
Lôtô về các phương tiện giao thông đường thủy.
HĐ1:Trò chuyện - hát “ Đường em đi”.
Hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông mà con biết?
Phương tiện nào chở được nhiều người nhất?
Khi đi trên phương tiện ấy chúng ta phải làm gì để giữ an toàn?
HĐ2:
Cho trẻ cắt dán các phương tiện giao thông mà trẻ thích.
Xếp chúng về bến đỗ theo yêu cầu.
Phân nhóm những loại phương tiện theo từng nhóm: giao thông đường bộ, giao thông đường thủy.
Trò chơi vận động: “tàu cập bến”
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ 3 ngày 17/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Làm bè bằng thân chuối thả trên ao ở vừờn cổ tích.
Vẽ các phương tiện giao thông bằng phấn.
-Biết ghim các thân chuối làm thành chiếc thuyền.
Thả nổi và quan sát sự chuyển động.
-Vẽ theo trí tưởng tượng của trẻ.
Nhiều bẹ chuối, tăm.
Ao trong vườn cổ tích.
Phấn
Cô hướng dẫn trẻ cách ghim các bẹ chuối để thành các tàu thuyền.
Quan sát trẻ thực hiện.
Cùng chơi với trẻ, thả cho các bè nổi trên mặt nước.
Trò chuyện với trẻ: vì sao bè lại nổi được trên mặt nước? Trẻ giải thích theo cách hiểu của trẻ.
Trò chuyện về những loại phương tiện giao thông mà trẻ biết.
Cho trẻ vẽ lại những phương tiện mà trẻ thích lên sân.
Cô quan sát và cùng nhận xét sau khi hoàn thành.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
Thứ 3 ngày 17/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Làm quen bài mới: “Em đi qua ngã tư đường phố”
Hát đúng giai điệu bài hát.
Biểu lộ tình cảm của bài hát.
Giáo dục luật giao thông đơn giản.
Đàn.
Máy đĩa.
Mô hình ngã tư đường phố.
HĐ1: Trò chuyện về luật đơn giản khi tham gia giao thông.
Khi đi trên đường, ở những ngã tư đường, con thấy gì?
Qua ngã tư chúng ta phải đi như thế nào?
Con biết gì về tín hiệu đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ.
HĐ2: Dạy hát
Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
Trẻ hát tập thể 2 lần.
Chia 2 nhóm trai và gái hát đối đáp với nhau.
Mời các nhóm, cá nhân hát theo nhạc và vận động theo đúng nhịp.
HĐ3:Cô hát cho trẻ nghe bài hát: “ Anh phi công ơi”
HĐ4:Trò chơi: “ Tham gia giao thông”
Chia trẻ làm 4 nhóm, làm các loại xe mà trẻ thích, sau đó nhìn tín hiệu đèn để tham gia giao thông cho đúng luật.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ 4 ngày 18/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Quan sát thí nghiệm vật chìm và nổi.
Chơi tự do
Biết những vật nào nổi trên mặt nước, những vật nào chìm.
Chơi vui an toàn.
Bè bằng chuối
Đá, túi cát, bong bóng.
Ca nhựa.
Chơi an toàn.
Cả lớp cùng thả bè và cho những hòn đá lên, bè sẽ chìm, vì sao vậy?
Thả ca nhựa, bong bóng, bỏ vào nước, giải thích hiện tượng nổi lên của các sự vật.
Bỏ cát vào ca nhựa, bỏ xuống nước, ca nhựa có nổi không? Vì sao vậy?
Kiểm tra độ an toàn của đồ chơi.
Quan sát khi trẻ chơi.
Nhận xét sau khi chơi.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
Thứ 4 ngày 18/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Vệ sinh răng miệng: “Thói quen xấu gây lệch răng hàm”.(tiết 2).
Biết rèn luyện cách chải răng đúng phương pháp.
Có thói quen đánh răng để bảo vệ răng miệng.
Bộ răng giả và bàn chải to.
Búp bê.
Bàn ghế, đồ chơi bác sĩ.
Ôn lại cách chải răng đúng phương pháp.
Vì sao chúng ta phải chải răng? Nếu chúng ta chải răng không đúng cách thì sao?
Cả lớp cùng mô phỏng thực hành chải răng đúng trên cá nhân trẻ.
Trò chơi: “ Phòng khám nha khoa”
Cô giới thiệu vai chơi, cách chơi. Trẻ sẽ chọn vai.
Trẻ đóng vai mà trẻ thích để tham gia trò chơi.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ 5 ngày 19/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
TCVĐ: Rồng rắn lên mây.
Lau lá cây trong sân trường.
Trẻ thuộc đồng dao, ca dao.
Chơi đúng luật, vui chơi an toàn.
Sân rộng, mát.
Ôn lại các bài đồng dao “Rồng rắn lên mây”, và cách chơi.
Cô chơi cùng trẻ (đóng vai thầy thuốc). Chia nhóm nhỏ cho trẻ tự chơi.
Quan sát khi trẻ chơi.
Hướng dẫn trẻ lau lá. Nhặt những lá vàng bỏ vào thùng rác.
Quan sát khi trẻ lao động và nhận xét tuyên dương.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thứ 5 ngày 19/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
CẮT CHUỐI THÀNH LÁT
Trẻ biết cách cầm dao bằng tay phải.
Cắt chuối thành lát.
Trẻ biết sử dụng dao an toàn.
Dao
Thớt
Dĩa
Chuối
Tranh vẽ
Trò chuyện về công việc nấu ăn hằng ngày của mẹ.
Trẻ kể một số dụng cụ nấu ăn mà trẻ biết.
Cô giới thiệu tranh vẽ.
Hướng dẫn cách cắt chuối thành từng lát.
Trẻ cùng thực hiện
Cô quan sát và giúp đỡ.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ 6 ngày 20/3/09
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Trò chơi: “ Thỏ đổi chuồng”
Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Trẻ bật đổi vòng khi nghe tín hiệu trống lắc.
Rèn luyện các kĩ năng vận động.
Vòng.
Đồ chơi ngoài trời.
Cô giới thiệu luật chơi, khi cô lắc trống và nói: “Thỏ đổi chuồng”. Tất cả những trẻ đóng vai thỏ phải nhảy qua những vòng khác. Nếu ai vi phạm sẽ bị băt.
Cô và trẻ cùng chơi.
Cô quan sát trẻ chơi, nhắc nhở các cháu chơi an toàn.
Nhận xét sau khi chơi.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thứ 6 ngày 20/3/09
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
NÊU GƯƠNG
Trẻ thuộc tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
Trẻ cố gắng thực hiện tốt tiêu chuẩn bé ngoan.
Bảng bé ngoan.
Cờ
Trẻ hát cùng cô: “Hoa bé ngoan”.
Trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan tuần vừa rồi.
Cô mời từng tổ đứng lên cho các bạn nhận xét.
Trẻ ngoan cắm cờ.
Cô nhắc nhở động viên bé chưa ngoan.
Cô đưa tiêu chuẩn cho bé tuần sau. Trẻ nhắc lại.
Hát “Cả tuần đều ngoan”.
CHỦ ĐỀ NHÁNH: 
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Biết vận dụng những bài tập phát triển sự dẻo dai, bền bỉ cho cơ thể.
Rèn cho trẻ thói quen thích lao động, tập thể dục thể thao.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng, nơi hoạt động của một số PTGT đường hàng không ( máy bay, trực thăng, phi thuyền)
Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số PTGT hàng đường hàng không.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Biết dùng ngôn ngữ mạch lạc để giải thích, miêu tả , so sánh các phương tiện giao thông.
Phát triển ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Mở rộng mối quan hệ với mọi người xung quanh, biết hợp tác với bạn khi chơi.
Biết yêu quý và bảo vệ môi trường.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Biết gấp máy bay, tàu bay. Yêu quý những sản phẩm do mình tạo ra.
Thả thuyền bè vào bể nước.
Hát, múa, biễu diễn về các bài hát theo chủ đề.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ hai ngày 23/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Gấp giấy làm máy bay.
Chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
Chơi tự do.
Biết xếp và thả máy bay vào không trung.
Trẻ chơi theo sự lựa chọn.
Giúp trẻ phát triển toàn diện.
Nhiều loại giấy cho trẻ xếp.
Sỏi, ô quan.
Đồ chơi ngoài trời.
Hướng dẫn trẻ xếp.
Cùng trẻ chơi với những chiếc máy bay trẻ vừa làm.
Trò chơi: “Bắn tàu”.
Quan sát trẻ chơi.
Giới thiệu tên trò chơi và cách chơi.
Chơi cùng trẻ.
Quan sát khi trẻ chơi.
Nhận xét sau khi chơi.
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
Thứ 2 ngày 23/3/2009.
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Ôn bài cũ: “Chiếc cầu mới”.
Thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
Trẻ đọc diễn cảm
Bài thơ có chữ to.
Tranh thơ chiếc cầu mới.
HĐ1: Cả lớp cùng chơi trò chơi: “Ghép hình”.
Bức tranh con ghép có giống nội dung bài thơ nào mà mình đã học?
Trẻ nhớ lại và đọc tên bài thơ.
HĐ2: Cô ôn lại cho trẻ bài thơ.
Cô mời nhóm, tổ, cá nhân đọc theo.
Cô sửa sai và giải thích những từ khó mà trẻ chưa hiểu.
Đàm Cầu xây ở đâu?
Những loại phương tiện nào chạy trên cầu?
Ai đã xây nên chiếc cầu cho chúng ta đi?
Tuần 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Thứ 3 ngày 24/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Chơi thả diều.
Vẽ PTGT bằng phấn.
- Biết cách nâng diều, cách giữ cho dây không bị vướng.
Trẻ vẽ sáng tạo, vẽ theo ý thích.
Diều bằng nhựa.
Dây thả diều.
Phấn, sân sạch ch

File đính kèm:

  • docgiaothong-chieu.doc