Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh 2: Một số phương tiện giao thông đường thủy
Cô đến sớm mở cửa lớp cho thông thoáng phòng học, chuẩn bị nước và đồ dùng cho trẻ trong ngày.
- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
* TD sáng:
+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi nhanh, đi chậm. Kết hợp với nhạc bài hát “Thật đáng yêu” Tập với vòng.
- Hô hấp: Hít thở sâu
+ Động tác 1: Tay – vai: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai. ( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 2: Chân: 2 tay đưa ra phía trước, chân khụy gối ( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 3: Bụng: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai, cúi người xuống( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 4: Bật: 2 tay đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách khép chân ( tập 2 lần, 4 nhịp)
-Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG Chủ đề nhánh 2: Một số phương tiện giao thông đường thủy Thực hiện từ ngày: 7/3-11/3 - Giáo thực hiện:. Tên hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ TD sáng - Cô đến sớm mở cửa lớp cho thông thoáng phòng học, chuẩn bị nước và đồ dùng cho trẻ trong ngày. - Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. * TD sáng: + Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi nhanh, đi chậm... Kết hợp với nhạc bài hát “Thật đáng yêu” Tập với vòng. - Hô hấp: Hít thở sâu + Động tác 1: Tay – vai: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai. ( tập 2 lần, 4 nhịp) + Động tác 2: Chân: 2 tay đưa ra phía trước, chân khụy gối ( tập 2 lần, 4 nhịp) + Động tác 3: Bụng: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai, cúi người xuống( tập 2 lần, 4 nhịp) + Động tác 4: Bật: 2 tay đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách khép chân ( tập 2 lần, 4 nhịp) -Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân Điểm danh Điểm danh, báo xuất ăn Hoạt động học ÂM NHẠC - NDTT: DH: "Em đi chơi thuyền” t/g:Trần Kiết Tường - NDKH:NH “Anh phi công ơi” - Nhạc sĩ: Xuân Giao, phổ thơ: Xuân Quỳnh - TCAN: em lái ô tô HĐKP Tìm hiểu về chiếc thuyền buồm Vận Động - VĐCB: “Chuyền bóng qua đầu”. -TCVĐ : Thuyền về bến LQVT Sắp sếp theo quy tắc của 2 đối tượng Văn Học Dạy đọc thơ « Thuyền giấy » Tác giả : Phạm Hổ Tạo hình HÌNH Vẽ thuyền trên biển (Đề tài) Hoạt động góc 1.Góc phân vai Nội dung chơi + Chơi bán hàng: Cửa hàng bán đồ chơi các loại, đóng vai các bác lái đò chở hàng qua sông + Cửa hàng ăn uống: Trẻ biết nấu các món ăn 2. Góc Nghệ thuật: Nội dung chơi: + Tô màu, vẽ, dán một số phương tiện giao thông đường thủy + Trẻ hát múa các bài hát trong chủ điểm 3. Góc học tập: (TT) Nội dung chơi: + Xem sách, tranh, truyện về các loại phương tiện giao thông + Ghép hình các phương tiện giao thông + Chơi lô tô, phân loại PTGT 4. Góc xây dựng/ ghép hình: Nội dung chơi: Xây dựng bến tàu, thuyền bến. Hoạt động ngoài trời - HĐMĐ: Trò chuyện về thời tiết trong ngày - TCVĐ: Đưa thuyền về bến - Chơi với cát và nước - HĐMĐ: Quan sát tranh tàu thủy - TCVĐ: Trèo thuyền - Chơi với đồ chơi ngoài trời - HĐMĐ: Quan sát tranh thuyền về bến - TCVĐ: Ô tô và chim sẻ - Chơi với nước và cát. - HĐMĐ: - Lao động nhổ cỏ vườn rau - TCVĐ : Mèo đuổi chuột - Chơi với đồ chơi ngoài trời HĐMĐ: - Quan sát tranh về các loại thuyền trên biển - TCVĐ: Đưa thuyền về bến - Chơi với nước và cát. Hoạt động chiều - Ôn bài hát: “Em đi chơi thuyền” - Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi "Đưa thuyền về bến” - Cho trẻ chơi ở các góc. - Cho trẻ về góc tạo hình: Tô màu tranh về các loại thuyền . - Cô và trẻ chuẩn bị các đồ dùng cho tiết toán. - Cho trẻ làm quen với bài thơ “Thuyền giấy”. - Cho trẻ xem ti vi, băng đĩa. - Cho trẻ đọc thơ: “Thuyền giấy”. - Cho trẻ vệ sinh các góc cùng cô. - Cho trẻ lau dọ đồ dùng ở các góc - Biểu dương cuối tuần. - Chơi tự chọn ở các góc. Giáo viên thực hiện Duyệt kế hoạch tuần . . Kim An, ngày tháng năm 2016 Hiệu phó CM Thứngày.thángnăm. Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình Vẽ thuyền trên biển ( Đề tài) 1. Kiến thức - Trẻ biết thuyền là phương tiện giao thông đường thuỷ. - Biết cách vẽ các hình để thành hình cái thuyền. - Trẻ biết được luật xa gần: Thuyền ở gần thì to, thuyền ở xa thì nhỏ. 2. Kĩ năng: - Trẻ vẽ được những chiếc thuyền buồm theo ý tưởng của mình - Trẻ biết vẽ nét thẳng nét cong nét xiên để tạo thành các thuyền thêm sinh động. 3. Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm do mình làm ra. - Giao dục trẻ khi đi thuyền không được xô đẩy, đùa nghịch. * Không gian tổ chức - Trong lớp - Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u * Đồ dùng của cô - Tranh mẫu của cô(3 tranh) vẽ về các cảnh thuyền khác nhau - Nhạc bài hát “ Em đi chơi thuyền ” * Đồ dùng của trẻ - Giấy A4 - Bút sáp, bút màu lông, bút màu nước đủ cho trẻ. 1: Ổn định tổ chức. - Hát theo nhạc bài hát: “ Em đi chơi thuyền” + Bài hát nói về phương tiện giao thông gì? + Thuyền đi ở đâu? + Ai đã được đi thuyền và được đi ở đâu? + Các con cùng cô xem tranh vẽ thuyền nhé! 2 : Nội dung a. Quan sát và đàm thoại: * Tranh 1: Đoàn thuyền ra khơi. ( Cô 1 giới thiệu tranh) - Cô có tranh gì đây? - Đây là bức tranh thể hiện đoàn thuyền ra khơi đấy. - Trên biển là những con thuyền gì? - Ai có nhận xét về đặc điểm của những chiếc thuyền buồm? - Thuyền buồm có thân thuyền, cánh buồm. - Con nào phát hiện những con thuyền được làm bằng chất liệu gì? - Làm cách nào để làm được thân thuyền này? Thân thuyền được làm bằng cách dùng 1 chiếc lá và xé làm 2 phần dọc theo sống lá. - Còn thuyền này thì sao? Để làm thân thuyền này cô đã làm như thế nào? xé vát 2 đầu của mảnh lá nón hình chữ nhật. - Thế còn những cánh buồm thì sao? Cánh buồm có dạng hình gì? - Cánh buồm thì có dạng hình tam giác, có cánh buồm được tạo từ nửa hình tròn, cánh buồm này chính là 1 nửa chiếc lá đấy.. - Ồ ! tại sao trong tranh lại có thuyền to, thuyền nhỏ? - Trong tranh có thuyền to, thuyền nhỏ vì những chiếc thuyền to là những chiếc thuyền ở gần bờ, còn những chiếc thuyền nhỏ là những chiếc thuyển ở xa bờ . - Các con có biết đoàn thuyền ra khơi vào thời gian nào không? Vì sao con biết? - Đoàn thuyền ra khơi vào lúc sáng sớm khi ông mặt trời vừa nhô lên từ mặt biển đấy các con ạ. - Từ nguyên liệu thiên nhiên là lá cây, mo tre cô đã tạo lên bức tranh “Đoàn thuyền ra khơi” thật đẹp để dự triển lãm tranh đấy. - Tranh 2 : Đoàn thuyền đánh cá: (Trẻ nhận xét tranh) - Cô thấy bức tranh của họa sỹ này cũng rất đẹp. Các con có nhận xét gì về bức tranh này? - Mời trẻ lên nhận xét về bức tranh “đoàn thuyền đánh cá” - Sau khi trẻ giới thiệu về bức tranh cô khái quát lại. - Đây là bức tranh “đoàn thuyền đánh cá đấy”. Buổi trưa trên biển thật là đẹp, những con thuyền với đủ các màu sắc và hình dáng khác nhau. - Thân thuyền này được làm như thế nào? Thân thuyền được làm bằng cách xé đôi hình tròn. - Thân thuyền này thì sao? Thân thuyền này là hình chữ nhật được xé vát 2 đầu. - Các cánh buồm cũng được sáng tạo từ những hình tam giác, chữ nhật đấy. - Khung cảnh biển vui nhộn hơn khi có hình ảnh các bác ngư dân đang tươi cười kéo những mẻ lưới đầy cá. Xa xa là những dãy núi nhấp nhô, là đàn chim hải âu bay liệng, là lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay giữa vùng biển Việt Nam. - Bức tranh được sử dụng chất liệu là giấy sơn và những tấm lưới là những mảnh màn đã hỏng được nhuộm màu đấy. * Tranh 3: Thuyền về bến: ( Cô 2 giới thiệu) - Còn đây là bức tranh của các anh chị lớp lớn, cô đã giữ lại để dự triển lãm đấy. - Các con thấy bức tranh của các anh chị thể hiện cảnh gì? - Bức tranh này có gì khác với 2 bức tranh trước? - Trên những khoang thuyền các con thấy có gì? - Bạn nào có ý tưởng đặt tên cho bức tranh này ? - Khi ngắm bức tranh này cô tưởng tượng ra một khung cảnh yên bình nơi bãi biển. Sau 1 ngày xa khơi vất vả, những con thuyền chở đầy ắp cá. Các bác ngư dân rất phấn khởi sau 1 ngày làm việc, được trở về bãi cát bình yên có hàng dừa quen thuộc.Và cô đặt tên cho bức tranh này là “ Thuyền về bến” đấy. - Các anh chị đã sử dụng chất liệu giấy sơn để tạo thành bức tranh. - Các con ơi. Phòng triển lãm của chúng ta sẽ phong phú hơn khi có thêm nhiều bức tranh đẹp nữa đấy. Các con dự định sẽ làm gì trong buổi triển lãm hôm nay? - Vậy hôm nay các con sẽ cùng sáng tạo tranh về thuyền trên biển từ những chất liệu giấy sơn, mo tre, và những chiếc lá hôm trước cô con mình đã sưu tầm nhé. - Con dự định làm bức tranh về thuyền trên biển như thế nào ? (hỏi 2-3 trẻ) - Các con sẽ làm gì để tạo thành chiếc thuyền? - Con định dùng chất liệu gì để làm bức tranh? - Thế hôm nay có bạn nào muốn cùng nhau tạo nên bức tranh thuyền trên biển để tham dự triển lãm tranh không? - Những bạn làm chung 1 sản phẩm sẽ bàn nhau xem sẽ làm bức tranh như thế nào sau khi về bàn nhé. - Các con ơi! Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều các chất liệu từ nguyên liệu thiên nhiên như lá nón, mo tre, lá cây, ngoài ra còn có giấy màu được cắt thành các hình. - Những bạn muốn cùng nhau làm chung 1 sản phẩm sẽ về nhóm số 1. - Bạn nào muốn sáng tạo tranh thuyền trên biển từ nguyên liệu là giấy sơn sẽ về nhóm số 2 - Ở nhóm số 3, 4 các con sẽ được sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để làm tranh. - Cô mời các con về chỗ của mình nào. *Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ ngồi vào bàn, cô mở nhạc nhỏ cho trẻ hứng thú, cô gợi ý trẻ vẽ sáng tạo, sạch, đẹp , động viên giúp đỡ những trẻ còn chưa thực hiện được * Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ treo tranh lên giá tạo hình cho trẻ giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn. - Con thích bài nào nhất ? Vì sao ? - Cô nhận xét chung tuyên dương những trẻ có bài đẹp, động viên trẻ chưa hoàn thành bài. 3. Kết thúc - Cô nhận xét chung cả lớp và khen động viên trẻ. Nhận xét trẻ cuối ngày ... Thứngày.thángnăm. Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành KPXH Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông hàng không, đường thủy (Máy bay, tàu thủy) 1 Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, hình dáng của một số phương tiện giao thông đường thủy, đường hang không: Tàu thủy, máy bay.. - Trẻ biết 1 số PTGT đường thủy, đường hang không khác như: Thuyền buồm. thuyền thúng, ca nô, trực thăng. - Trẻ biết tên và hiểu được cách chơi và luật chơi trò chơi “Thử tài bé yêu”, “Chung sức” Kỹ năng - Trẻ phân biệt, so sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa tàu thủy và máy bay - Trẻ diễn đạt mạch lạc các câu hỏi của cô. - Trẻ biết chơi trò chơi thành thạo và đúng luật chơi. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông - Địa điểm tổ chức: Tại lớp học -Đội hình: Ngồi hình chữ U Môi trường học: Có nhiều các loại xe ở các góc. - Đồ dùng của cô: - Video các loại máy bay - Mô hình máy bay - Mô hình tàu thủy - Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có lô tô máy bay, tàu thủy. - 2 rổ đồ dung có lô tô các loại phương tiện giao thông đường thủy, đường hang không. 1. Ổn định - Cô cùng trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết”. - Cô trò chuyện, dẫn dắt vào bài 2. Nội dung a. Cô cùng trẻ tìm hiểu về máy bay - Cô cho trẻ xem vi deo về các loại máy bay ra cho trẻ nhận xét đặc điểm bên ngoài của chiếc máy bay mà trẻ quan sát được Cô đưa mô hình máy bay ra - Con nhìn thấy phương tiện gì đây? - Máy bay dùng để làm gì? - Máy bay thuộc loại phương tiện đường gi? - Cô cho trẻ kể tên một số loại phương tiện đường không khác - Cô củng cố lại b. Cô cho trẻ quan sát tàu thủy - Cô cho trẻ nghe tiếng còi tàu. Hỏi trẻ đó là tiếng gì? - Cô đưa mô hình chiếc tàu thủy cho trẻ quan sát - Trẻ nhận xét đặc điểm , cấu tạo bên ngoài của chiếc tàu thủy - Tàu thủy hoạt động ở đâu? Tàu thủy được dùng để làm gì? - Tàu thủy thuộc loại phương tiện đường gì? + cô cho trẻ kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy khác. - Cô củng cố lại c. so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tàu thủy và máy bay Giống nhau: Đều là phương tiện dùng để chở người và chở hàng. Khác nhau: Tàu thủy chạy trên sông nước Máy bay bay trên bầu trời * Luyện tập * TC1: “Thử tài bé yêu” Cô nói đặc điểm hoặc nơi hoạt động của ptgt nào thì trẻ tìm và giơ ptgt đó lên - Cô nói nơi hoạt động trẻ nói tên phương tiện * TC2: “Chung sức” -Cô chia lớp thành hai đội, nhiệm vụ của hai đội là tìm các loại phương tiện giao thông gắn vào đúng nơi hoạt động của chúng- Trẻ chơi xong cô nhận xét và kiểm tra kết quả 4.Kết thúc: Củng cố, nhận xét, khen trẻ Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành ÂM NHẠC - NDTT: DH: "Em đi chơi thuyền” t/g:Trần Kiết Tường - NDKH:NH “Anh phi công ơi” - Nhạc sĩ: Xuân Giao, phổ thơ: Xuân Quỳnh - TCAN: em lái ô tô * Kiến thức -Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài hát “Em đi chơi thuyền” bài hát nói về một bạn nhỏ được bố mẹ cho đi công viên chơi với các loại thuyền, thuyền con vịt với thuyền con rồng rất vui và bé luôn nhớ lời mẹ dặn ngồi yên khi đi chơi thuyền. - Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi trò chơi “em lái ô tô”. * Kỹ năng -Trẻ hát đúng giai điệu, rõ lời bài hát “Em đi chơi thuyền”. - Trẻ chú ý nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu của bài hát nghe “Anh phi công ơi”. - Trẻ chơi trò chơi “Em lái ô tô” một cách thành thạo. * Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. - Địa điểm tổ chức: trong lớp - Đội hình dạy trẻ: trẻ ngồi trên ghế hình chữ U - Xây dựng MTHT: sắp xếp đồ dùng theo chủ đề “giao thông” Đồ dùng của cô: xắc xô, mũ âm nhạc Đồ dùng của trẻ: - Ghế 1.Ổn định : -Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề. - Hỏi trẻ hôm nay đến lớp bằng phương tiệngì? 2. Nội dung a. HĐ1: Dạy hát: “Em đi chơi thuyền”–Trần Kiết Tường - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 2: Có nhạc đệm Giảng nội dung: Bài hát nói về một bạn nhỏ được bố mẹ cho đi công viên chơi thuyền con vịt với thuyền con rồng rất vui và bé luôn nhớ lời mẹ dặn ngồi yên khi đi chơi thuyền. - Cô hát lần 3 cho trẻ nghe. - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần - Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. - Cô cùng cả lớp biểu diễn lại một lần nữa (cô chú ý sửa sai cho trẻ) * Cách sửa sai - Nếu trẻ hát sai về giai điệu: Cô hát mẫu chọn vẹn câu hát đó rồi bắt giọng cho trẻ hát lại đến hết bài - Nếu trẻ hát sai lời ca: Cô có thể đọc lại lời kết hợp hát mẫu rồi bắt giọng cho trẻ hát lại câu hát sai đễn hết bài - Mời từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên hát có nhạc đệm * Hát nâng cao - Để bài hát được hay hơn, vui nhộn hơn, có thể vừa hát vừa vận động theo nhạc như, dậm chân, nhún chân, lắc mông nữa đấy, chúng mình có thích thử không? - Cho cả lớp hát và thể hiện động tác theo ý thích (Trẻ đứng vòng tròn) hát và thể hiện theo ý thích của mình Cô động viên, khen ngợi trẻ. b. HĐ2: Nghe hát: “Anh phi công ơi”- Nhạc sĩ: Xuân Giao, phổ thơ: Xuân Quỳnh. - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Lần 2: Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát qua băng nhạc: Hỏi trẻ giai điệu của bài hát. - Lần 3: Cô mời trẻ hưởng ứng cảm xúc theo giai điệu bài hátcùng cô. c. TCAN: Em lái ô tô - Cách chơi như sau: Cả lớp chuyển đội hình vòng tròn, tay giả cầm vô lăng lái xe và hát theo bài “Em lái ô tô”, khi nhạc nhanh trẻ hát, vận động nhanh. Khi nhạc chậm, trẻ hát và vận động chậm. - Trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ 3. Kết thúc: - Củng cố - nhận xét- tuyên dương trẻ. Nhận xét trẻ cuối ngày .... Thứngày.thángnăm. Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Văn học: Dạy đọc thơ “Thuyền giấy” Tác giả Phạm Hổ 1 .Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về em bé chơi thả thuyền giấy dưới dòng nước, con thuyền trôi nhanh và bé đã nghĩ như là minh đang ngồi trên chiếc thuyền đó, thuyền trôi qua các đám cỏ và bé đã tưởng tượng ra mỗi đám cỏ là một ngôi làng, bé chạy theo chiếc thuyền mặc cho trời sắp đổ mưa...) 2. Kĩ năng: - Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ. - Trẻ biết ngắt nhịp khi đọc 3 .Thái độ: - Hứng thú tham gia vào hoạt động. * Không gian tổ chức - Trong lớp - Trẻ ngồi hình chữ u, hàng ngang * Đồ dùng của cô: - Máy tính, đầu, đĩa - Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ. - Bài hát : “ Bạn ơi có biết” * Đồ dùng của trẻ Một số thuyền giấy cho trẻ chơi trò chơi 1: Ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng hát bài : “ Bạn ơi có biết” - Cô vừa cho các con hát bài hát gì? 2: Nội dung *Cô đọc cho trẻ nghe + Cô đọc cho trẻ nghe lần 1(đọc diễn cảm). - Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả. + Cô đọc cho trẻ nghe lần 2(dùng hình ảnh minh hoạ). - Cô giảng nội dung bài thơ( Bài thơ nói về em bé chơi thả thuyền giấy dưới dòng nước, con thuyền trôi nhanh và bé đã nghĩ như là minh đang ngồi trên chiếc thuyền đó, thuyền trôi qua các đám cỏ và bé đã tưởng tượng ra mỗi đám cỏ là một ngôi làng, bé chạy theo chiếc thuyền mặc cho trời sắp đổ mưa...) - Cô đàm thoại nội dung bài thơ kết hợp đọc trích dẫn và giải thích từ khó (Băng băng, phăng phăng) - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? của tác giả nào? Bé đang chơi trò chơi gi? Bé đã tưởng tượng như thế nào? -Khi thuyền trôi qua các đám cỏ thì bé đã nghĩ mỗi đám cỏ như là gì? - Bé có thích thuyền giấy không? Bé đã làm gì?... -Cô đọc lần 3 cùng động tác minh họa * Dạy trẻ đọc thơ. - Cô cho trẻ đọc cùng cô nhiều lần, sau đó cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động viên những trẻ đọc bé, chưa thuộc - Các nhóm, cá nhân đọc thi đua. 3: Kết thúc - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Thả thuyền giấy” Nhận xét trẻ cuối ngày .... Thứngày.thángnăm. Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành PTTC - VĐCB: “Chuyền bóng qua đầu”. -TCVĐ : Thuyền về bến 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động, hiểu cách thực hiện vận động “ Chuyền bóng qua đầu” - Biết tên trò chơi và hiểu cách chơi “ Thuyền về bến” 2.Kỹ năng: Trẻ phối hợp chân, tay, mắt để thực hiện được vận động Chuyền bóng qua đầu - Biết chơi trò chơi 3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh * Không gian tổ chức - Trong lớp * Đồ dùng của cô: - Nhạc một số bài hát trong chủ điểm - Sắc xô - Bóng * Đồ dùng của trẻ: - Vạch chuẩn, vạch đích -Bóng cho trẻ thực hiện 1. Ổn định lớp - Cô và trẻ cùng hát bài : Em đi chơi thuyền - Cô hỏi trẻ về nội dung bài hát và dẫn dắt vào bài. 2. Nội dung a/ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân, đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm đi nhanhkết hợp với nhạc bài hát « Đoàn tàu nhỏ xíu » b/ Trọng động: * Bài tập phát triển chung - Đội hình 4 hàng ngang - Tập theo từng động tác. +Tay: 2 tay dơ cao, gập xuống vai.(2 lần 4 nhịp) +Chân: Bước lên trước, khụy gối.(4 lần 4 nhịp) +Lườn: 2 tay chống hông, soay người sang 2 bên(2 lần 4 nhịp) +Bật: Bật tại chỗ.(2 lần 4 nhịp) * Vận động cơ bản: “ Chuyền bóng qua đầu” - Đội hình: 2 hàng dọc cách nhau khoảng 3m - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2 : Phân tích động tác: - Để thực hiện vận động chuyền bóng qua đầu cô thực hiện như sau: - TTCB: Bạn đứng đầu hàng cầm bóng. Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng chuyền bóng bằng hai tay lên cao, ra sau cho bạn đứng sau. Bạn đứng sau đón nhận bóng bằng hai tay chuyền tiếp cho bạn sau mình. Đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy về đầu hàng chuyền bóng cho bạn sau mình cứ như thế cho đến hết. - Các con nhớ đứng chân rộng bằng vai. Khi chuyền bóng bằng hai tay đưa thằng lên cao, ra sau, không xoay người và đưa cho bạn đằng sau mình. - Cho trẻ khá lên thực hiện lại. Cô cho trẻ nhận xét sau đó nhận xét lại - Cho lần lượt trẻ thực hiện, cô chú ý bao quát động viên trẻ. - Cho trẻ thi đua giữa 2 tổ, cô nhận xét khen động viên trẻ. - Hỏi lại trẻ tên vận động và cho trẻ thực hiện lại một lần nữa có thể kết hợp nâng cao khả năng của trẻ. * Trò chơi : Thuyền về bến - Cách chơi như sau : - Luật chơi : HĐ3: Hồi tĩnh. Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân Nhận xét trẻ cuối ngày .... Thứngày.thángnăm. Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQVT Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng là 2, 3 và đếm 1. Kiến thức: - Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng là 2, 3 và đếm -Trẻ biết đếm lần lượt từ 1 đến 5 2. Kỹ năng - Đếm thành thạo từ 1 đến 5. - Xếp đồ dùng theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. - Thực hiện tốt chơi trò chơi 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô * Không gian tổ chức - Trong lớp - Trẻ ngồi hình chữ u * Đồ dùng của cô: - Máy tính có đầu, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm ( Bác đưa thư vui tính, em tập lái ô tô.). - 2 cái xe đạp, 3 cái xe máy cắt bằng xốp * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ đồ dùng giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn - Lô tô cho trẻ chơi trò chơi 1: Ôn định tổ chức Cô cùng trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô” - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài
File đính kèm:
- duong_thuy.docx