Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông. Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2017-2018

* Kiến thức: Trẻ nhập vai chơi. Biết thể hiện ngôn ngữ của từng vai chơi khác nhau.

- Biết sắp xếp quầy hàng thuận tiện, hợp lý, sạch sẽ. Biết thể hiện công việc ngư¬ời bán, ngư¬ời mua hàng. Biết giao lưu với nhau bằng các ngôn ngữ giữa người mua và người bán.

- Trẻ biết xây dựng lắp ghép các bến xe và ga ra ô tô, bố trí công trình hợp lý

- Trẻ biết vẽ tô màu, cắt, dán các PTGT, làm bưu thiếp tặng mẹ. Hát các bài hát trong chủ đề.

- Trẻ biết chơi lô tô các PTGT, xem băng hình giao thông. Chơi với chữ cái l

- Trẻ biết cách gấp thuyền, gấp máy bay, thả thuyền.

* Kỹ năng: Rèn kỹ năng thao tác với đồ vật, kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và gọn gàng. Kỹ năng phối kết hợp trong nhóm chơi.

* Thái độ: Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. Trẻ có ý thức chơi đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi, sắp xếp các đồ dùng sau khi chơi.

b. Chuẩn bị:

- Góc phân vai: Đồ dùng bán hàng: Các phương tiện giao thông.

- Góc xây dựng: Cây xanh, gạch, các loại xe ô tô, Đồ dùng lắp ghép

- Góc nghệ thuật: Bút màu, kéo, keo, hồ, giấy A4, giấy màu, giấy làm thiệp

- Góc học tập: Tranh về các loại phương tiện giao thông, họa báo, kéo, keo, sách trắng, băng, ti vi.

- KPKH: Giấy, nước

 

doc89 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông. Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 4 tuần, từ ngày 26/02 đến ngày 23/03/2018
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GT ĐƯỜNG BỘ
Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 26/02 đến ngày 2/03/2018
1. ĐÓN TRẺ 
- Cô đến sớm vệ sinh, thông thoáng phòng nhóm, sân chơi.
- Đón trẻ ân cần niềm nở, nhắc trẻ biết chào hỏi lễ phép, tự cất đồ dùng cá nhân trước khi vào lớp.
- Trao đổi với phụ huynh những vấn đề chung của lớp và tình hình sức khỏe, hoạt động của trẻ.
-Tổ chức cho trẻ chơi tự chọn đoàn kết, nề nếp, chơi xong biết cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định.
 * Trò chuyện sáng
Đề tài: Trò chuyện về chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ. 
+ Mục đích: - Trẻ hiểu nội dung chủ đề nhánh, trò chuyện cùng cô và các bạn.
	 - Trẻ thích thú tìm hiểu về một số phương tiên giao thông đường bộ mà trẻ biết.
+ Chuẩn bị: Mảng chủ đề trang trí phù hợp, tranh ảnh, lôtô về chủ đề.
+ Cách tiến hành:
- Cả lớp cùng vui hát múa bài “Lái ô tô”.
- Trò chuyện giúp trẻ nhận biết chủ đề.
- Cho trẻ cùng đi tham quan quanh lớp, quan sát các bảng biểu cô trang trí.
- Trò chuyện nhận xét về những gì trẻ được quan sát.
- Cô giới thiệu chủ đề mới và giải thích những hình ảnh trẻ được quan sát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô về chủ đề mới.
- Các con thấy lớp chúng mình có gì mới?(Bảng chủ đề mới)
- Các bức tranh về gì?(Các phương tiện giao thông)
- Phương tiện đó có đặc điểm gì? ( Kể 1 số đặc điểm của phương tiện đó)
- Phương tiện đó là phương tiện giao thông đường nào? ( Phương tiện giao thông đường bộ)
- Phương tiện đó dùng để làm gì? ( Dùng để đi lại...)
- Hàng ngày cháu đến trường bằng gì? ( Xe đạp, xe máy...)
- Giáo dục trẻ biết khi đi trên các phương tiện phải biết chấp hành đúng luật lệ giao thông 
* Thể dục sáng: ( Trẻ tập cùng cô) 
Thứ 2. 4. 6: Tập kết hợp theo lời ca bài: Lời chào buổi sáng . 
Thứ 3. 5 tập với các động tác: 
+ Mục đích:
 - Trẻ tập đúng các động tác nhịp nhàng theo lời ca, theo các động tác cùng cô. 
 - Trẻ tham gia luyện tập nhiệt tình, hứng thú, có kỉ luật.
+ Chuẩn bị:
Sân tập(hoặc phòng nhóm) bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo. 
Trang phục Cô và Trẻ gọn gàng thuận tiện cho luyện tập.
+Cách tiến hành:
 * Khởi động:
- Cho trẻ đi thành vòng tròn tập khởi động theo hiệu lệnh xắc xô
- Trẻ chạy về hàng theo tổ, chỉnh đội hình theo hiệu lệnh.
*Trọng động: Thứ 2, 4, 6: - Tập các động tác thể dục theo lời ca bài: “Lời chào buổi 
sáng” cùng cô( 2 - 3 lần)
Thứ 3, 5: - Tập các động tác thể dục ( Tập mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp) 
- ĐT bật: Bật tách khép chân
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bánh xe quay
* Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân thư giãn.
2. CHƠI , HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
 *Nội dung chơi: 
- Phân vai: Bán hàng, người điều khiển GT.
- Xõy dựng: XD – LG các bến xe, ga ra ô tô.
- Nghệ thuật: Vẽ tô màu, cắt, dán các PTGT, làm bưu thiếp tặng mẹ. Hát các bài hát trong chủ đề
- Học tập: Chơi lô tô các phương tiện giao thông, xem băng hình giao thông . Chơi với chữ cái l 
- KPKH: Gấp thuyền, gấp máy bay, thả thuyền.
a. Mục đích- yêu cầu:
 * Kiến thức: Trẻ nhập vai chơi. Biết thể hiện ngôn ngữ của từng vai chơi khác nhau.
- Biết sắp xếp quầy hàng thuận tiện, hợp lý, sạch sẽ. Biết thể hiện công việc người bán, người mua hàng. Biết giao lưu với nhau bằng các ngôn ngữ giữa người mua và người bán. 
- Trẻ biết xây dựng lắp ghép các bến xe và ga ra ô tô, bố trí công trình hợp lý
- Trẻ biết vẽ tô màu, cắt, dán các PTGT, làm bưu thiếp tặng mẹ. Hát các bài hát trong chủ đề.
- Trẻ biết chơi lô tô các PTGT, xem băng hình giao thông. Chơi với chữ cái l
- Trẻ biết cách gấp thuyền, gấp máy bay, thả thuyền.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng thao tác với đồ vật, kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và gọn gàng. Kỹ năng phối kết hợp trong nhóm chơi.
* Thái độ: Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. Trẻ có ý thức chơi đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi, sắp xếp các đồ dùng sau khi chơi.
b. Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Đồ dùng bán hàng: Các phương tiện giao thông....
- Góc xây dựng: Cây xanh, gạch, các loại xe ô tô,Đồ dùng lắp ghép
- Góc nghệ thuật: Bút màu, kéo, keo, hồ, giấy A4, giấy màu, giấy làm thiệp
- Góc học tập: Tranh về các loại phương tiện giao thông, họa báo, kéo, keo, sách trắng, băng, ti vi.
- KPKH: Giấy, nước
c.Tiến hành hoạt động
* Thoả thuận trước khi chơi:
Nồng nhiệt chào đón quí khách đến với bến xe Thanh Hóa. Hôm nay bến xe Thanh Hóa khai trương một cửa hàng bán 1 số phương tiện giao thông. Bến xe chúng tôi đang cần tuyển người bán hàng bán các phương tiện giao thông. Ai muốn tham gia phải trải qua một số câu hỏi phỏng vấn sau đây: Người bán hàng phải làm những công việc gì? (Sắp xếp hàng hoá ngăn nắp, gọn gàng, Khách đến mua hàng phải chào mời, giới thiệu mặt hàng...). Khách muốn mua hàng phải làm sao? ( Phải
 nói tên mặt hàng, trả tiền, nhận hàng...).
 Cửa hàng bán 1 số PTGT. Muốn có những xe tốt, có nơi đậu an toàn cho các chuyến xe khách chúng ta phải làm gì? ( Xây bến xe). Vậy ai khéo tay thiết kế bến xe nơi để xe thuận tiện và đẹp. Xây nơi để xe cần xây những gì? ( Gạch, cây xanh, mái lợp....). Ai chơi ở góc này? ( Trẻ nhận vai chơi)
Các bé đã từng nhìn thấy hay được đi xe ô tô chưa? Cháu biết gì về xe ô tô? (Ô tô có đầu xe, thùng xe, bánh xe...). Vậy muốn vẽ được chiếc ô tô đẹp ta vẽ như thế nào? Bằng các nét gì, hình gì? ( Vẽ bằng các nét thẳng tạo hình chữ nhật làm đầu và thùng xe, vẽ nét cong tròn làm bánh xe). Vậy muốn cắt dán ô tô phải cắt dán như thế nào? ( cắt hình chữ nhật và hình vuông, hình tròn...) .Ai thiết kế những mẫu ô tô đẹp.
Cháu biết những phương tiện giao thông nào? Cùng quan sát với bạn và làm sách tranh các phương tiện giao thông và xem băng hình giao thông trên ti vi 
 Cháu biết gì về thuyền và máy bay, Ai sẽ là người gấp thuyền và máy bay nào? (Trẻ nhận vai)
- Cho trẻ lựa chọn góc chơi theo ý thích.
* Quá trình chơi: 
- Trẻ hát bài: Lái ô tô. Về vị trí góc chơi trẻ đã nhận vai. 
Cô đến từng góc gợi mở để trẻ hình thành vai chơi.
Cháu đang chơi gì vậy? Cháu làm như thế nào? Để cho đẹp cháu phải thiết kế ra sao?
Ví dụ: Góc xây dựng
- Các bác đang giúp bến xe khách làm gì vậy? ( Xây dựng bến xe)
- Xây dựng bến xe là nơi để xe như thế nào? ( gạch, cây xanh, mái lợp,)
Để công trình đẹp khoa học thì các bác phải xây làm sao? ( Xây đều, đẹp, )
- Góc phân vai: Các bác hôm nay bán nhiều các phương tiện giao thông quá! Bao nhiêu tiền 1 xe vậy? ( Trẻ trả lời)....
- Cô bao quát trẻ chơi, cô đến ổn định các góc chơi cho trẻ. Cô nhâp vai chơi vào từng góc trong từng ngày cùng chơi với trẻ cô đóng vai như người bạn của trẻ để dẫn dắt trẻ chơi tốt ở các góc của từng ngày.
 - Khi trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi tạo sản phẩm trong các góc chơi 
* Nhận xét: Kết thúc hoat động: 
- Cô nhận xét từng góc chơi. Hôm nay nhóm chơi của mình chơi như thế nào? Bạn nào chơi tích cực nhất? Nếu lần sau chơi trò chơi này các cháu bổ sung thêm gì cho trò chơi. Sau đó cho trẻ tập chung vào góc chơi đạt hiệu quả nhất trong buổi chơi để cùng nhận xét, giáo dục trẻ, khen, động viên nhắc nhở trẻ về phương hướng buổi chơi sau và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KẾ HOẠCH NGÀY – TUẦN I
Thứ 2 ngày 26 tháng 02 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- NDTT: Hát VĐ: Lái ô tô
 Nghe : Nhớ lời cô dặn
 TCVĐ: Tai ai tinh
- NDKH: KPKH, Trò chơi. 
1. Mục đích- yêu cầu:
*Kiến thức. - Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả và hiểu nội dung bài nghe và dạy hát. Hát thuộc bài hát cùng cô, hứng thú nghe hát cảm nhận được giai điệu.
- Trẻ hiểu cách hướng dẫn của cô và cách chơi trò chơi.
* Kĩ năng
- Luyện kĩ năng hát và vận động theo nhịp bài: Lái ô tô, hưởng ứng khi nghe cô hát, phát triển ngôn ngữ vận động cho trẻ.
*Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ chấp hành đúng luật giao thông. 
2. Chuẩn bị : 
- Đồ dùng của cô: Xắc xô, đầu đĩa, ti vi... 
- Đồ dùng của trẻ: Xắc xô, Mũ chóp kín. 
3. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích.
Hướng dẫn của cô 
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bè chơi trò chơi cùng cô
*Trß ch¬i: Ai nhanh h¬n, ai th«ng minh h¬n.
- C« gi¶ tiÕng kªu cña c¸c phư¬ng tiÖn giao th«ng ®i trªn ®ưêng.TrÎ ®o¸n tªn vµ lµm ®éng tác m« pháng phư¬ng tiÖn ®ã.
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
-Tham gia giao thông trên đường bộ có những phương tiện gì?
- Người điều khiển xe ôtô gọi là gì? 
- Có một bạn nhỏ đang tập lái xe ước mơ sau này lớn lên làm người tài xế lái xe ôtô để đón khách.
Đó là bạn nhỏ trong bài hát : lái ô tô. Nhạc và lời của Đoàn Phi sáng tác các con cùng lắng nghe
* Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm 
a, Cô hát và vận động theo nhịp bài hát: Lái ô tô
 + Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm, cử chỉ điệu bộ.
Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cô hát lần 2: Cô hát kết hợp vận động theo nhịp bài hát. 
- Vừa nghe cô hát bài gì?
- Do ai sáng tác?
* Giảng nội dung:
Bài hát lái ô tô nói về một bạn nhỏ khi nghe tiếng còi ô tô muốn tập lái xe và ước mơ của bạn nhỏ là sau này lớn lên làm người tài xế lái xe ô tô để đón cô.
*Dạy trẻ hát.
-Bài hát Em tập lái ô tô thật là hay các con hát cùng cô nhé.
- Cô cho cả lớp hát cùng cô 1-2 lần cô hát chậm, rõ lời hướng cho trẻ hát đúng.
- Cho cả lớp hát cùng cô 2 -3 lần: Cô động viên trẻ hát nhiệt tình, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ hát vận động minh họa 2-3 lần 
- Tổ chức cho trẻ biểu diễn theo tổ, theo nhóm cá nhân
- Cô nhận xét, đánh giá hoạt động của trẻ.
b, Nghe hát : Nhớ lời cô dặn 
+ Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Nhớ lời cô dặn của nhạc và lời: Hồng Ngọc sáng tác. 
+ Cô hát lần 1:Thể hiện tình cảm, cử chỉ điệu bộ, giao lưu với trẻ.
- Cô vừa tặng các con bài hát gì nhỉ?
- Bài hát của nhạc sĩ nào?	
 + Cô hát lần 2: Kết hợp biểu diễn múa cho trẻ xem.
+ Giới thiệu nội dung : Bài hát nói về cô giáo đã dặn các bạn khi đi trên đường phố phải biết đi đúng phần đường của mình, khi đi bộ phải đi trên vĩ hè, không được dưới lòng đường. Các bạn nhỏ phải biết nghe lời cô giáo và khi tham gia giao thông phải biết chấp hành đúng luật giao thông. 
+ Lần 3 : Cô biểu diễn theo băng, mời trẻ hưởng ứng cùng cô.
 c, Trò chơi vận động: Tai ai tinh
 + Giới thiệu trò chơi : Tai ai tinh
 + Giúp trẻ tìm hiểu cách chơi, luật chơi.
 + Tổ chức cho trẻ chơi: 3- 4 lần, cô bao quát , hướng dẫn trẻ chơi, khích lệ trẻ.
+ Cô nhận xét, đánh giá, động viên trẻ.
+ Củng cố: Trẻ nhắc lại tên trò chơi. 
*Hoạt động 3: Kết thúc: 
Cô cho trẻ hát vận động bài : Lái ô tô 
- Cô nhận xét, tuyên dương, dặn dò
-Trẻ làm còi của các phương tiện giao thông
-Bé biết một số phương tiện GT
-Xe ô tô, xe đạp, xích lô....
- Tài xế
-Trẻ nghe và nhớ tên bài hát tên tác giả. 
-Trẻ lắng nghe cô hát
- Lái ô tô 
- Đoàn phi sáng tác 
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng nội dung.
-Trẻ hát cùng cô
-Trẻ hoạt động theo hướng dẫn của cô
- Trẻ hát vận động minh họa 2 lần.
- Trẻ tham gia hát vận động theo tổ, nhóm, cá nhân. 
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả.
- Trẻ lắng nghe cô hát 
- Bài hát : Nhớ lời cô dặn 
- Của Hồng ngọc sáng tác 
- Trẻ quan sát lắng nghe 
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng nội dung
- Trẻ hưởng ứng cùng cô 
-Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ nhắc tên trò chơi: tai ai tinh
- Cả lớp hát vận động bài: Lái ô tô
- Trẻ lắng nghe 
II. CHƠI , HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
*Nội dung chơi: 
- Phân vai : Chơi người điều khiển giao thông. Bán hàng các PTGT. 
- Xây dựng: XD - LG các bến xe, ga ra ô tô.
- Nghệ thuật: Vẽ các phương tiện giao thông. Hát các bài hát trong chủ đề
- Học tập: Chơi lô tô các phương tiện giao thông, chơi với chữ cái l.
- KPKH: Gấp thuyền, gấp máy bay, thả thuyền
 1. Mục đích-yêu cầu:
* Kiến thức:
 -Trẻ hiểu nhiệm vụ vai chơi, nhập vai chủ động, tự nhiên, thao tác vai phong phú. 
-Trẻ biết phối hợp với các bạn trong nhóm. Trẻ hiểu về chủ đề đang học.
-Trẻ nhận biết công trình chung. Nhận nhiệm vụ và có kĩ năng tạo ra sản phẩm, biết giới thiệu công trình .
-Trẻ có kĩ năng tạo hình, sáng tạo. Giới thiệu ý tưởng của mình với mọi người.
* Kĩ năng: : 
- Rèn kỹ năng thao tác với đồ vật, kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và gọn gàng. Kỹ năng phối kết hợp trong nhóm chơi.
* Thái độ: 
- Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. Trẻ có ý thức chơi đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi, sắp xếp các đồ dùng sau khi chơi.
2.Chuẩn bị.
- Góc phân vai: Đồ dùng bán hàng: các phượng tiên giao thông
- Góc xây dựng: Cây xanh, gạch, ghếĐồ chơi lắp ghép
- Góc nghệ thuật: Giấy A4, bút màu, xắc xô, phách, trống...
- Góc học tập: Họa báo về các loại phương tiện giao thông, kéo, keo, giấy A4...
- KPKH: Giấy
3. Tiến hành hoạt động: 
* Thỏa thuận trước khi chơi: Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề: Bé biết một số PTGT
- Cô giới thiệu lại nội dung các góc chơi. ( Trẻ nhận vai chơi)
* Quá trình chơi 
- Cho trẻ về các góc chơi, cô đến từng góc ổn định các góc chơi, gợi ý lại nội dung chơi trong góc cho trẻ .
- Sau đó cô nhập vai vào góc xây dựng cùng trẻ chơi xây dựng – Lắp ghép các bến xe, ga tàu, cô gợi ý trẻ chơi bố trí công trình hợp lý.
- Còn các góc chơi khác cô bao quát chung.
* Kết thúc chơi: cô đến từng góc nhận xét, tuyên dương, sau đó cô cho trẻ về góc xây dựng cùng thảo luận. sau đó cô nhận xét chung, cất đồ chơi vào nơi quy định.
III. CHƠI NGOÀI TRỜI:
*Nội Dung: QUAN SÁT XE MÁY 
 TCVĐ: Ô tô và chim sẻ. 
1. Mục đích-yêu cầu: 
- Tích luỹ kiến thức cho trẻ về tên gọi, đặc điểm nổi bật, và nơi hoạt động của xe máy. 
- Rèn phản xạ nhanh. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, hiểu chủ đề buổi chơi, cách chơi luật chơi các trò chơi.
- Gd trẻ khi ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, trẻ hoạt động vui chơi kỉ luật, đoàn kết, nghe lời cô.
2.Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, góc quan sát, xe máy. 
-Trang phục phù hợp.
3.Cách tiến hành.
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức cho trẻ tập chung ra sân QS xe máy. 
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề
+ Lớp mình đanh học ở chủ đề gì? 
+ Con hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà trẻ biết? Trẻ kể: xe đạp, xe máy, ô tô
- Cô cho trẻ quan sát xe máy
- Đây là cái gì? ( Xe máy)
- Con biết gì về chiếc xe máy này? Trẻ nói theo hiểu biết. 
+ Xe máy có đặc điểm gì?( 2 bánh, khung, đầu xe)
+ Xe máy dùng để làm gì? ( chở người và hàng hóa)
+ Xe máy là phương tiện GT đường gì?( Đường bộ)
- Hàng ngày các con được bố mẹ đưa đi học bằng phương tiện gì? xe máy, xe đạp
- Khi ngồi trên xe các con phải ngồi như thế nào? Ngồi ngay ngắn. 
- Giáo dục: Cô nhắc nhở trẻ khi ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn không rất nguy hiểm cho bản thân, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. 
- Cô và trẻ hát bài: Lái ô tô” và dạo quanh sân trường
*Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: 1 bạn sẽ làm chú lái xe ô tô, các bạn còn lại sẽ làm nhwungx chú chim sẻ đi kiếm mồi, phía trước là lòng đường, khi nghe tiếng còi ô tô bim bim các con phải chạy nhanh sang 2 bên vỉa hè (Lưu ý: trước khi chơi cô chia ranh giới lòng đường và vỉa hè)
+ Luật chơi: Nếu ái chạy không nhanh sẽ bị ô tô va vào và bạn đó phải nhảy lò cò.
-Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi. 
* Hoạt động 3. Chơi tự chọn:
+ Cô trò chuyện giới thiệu các đồ chơi ngoài trời, cách chơi.
+ Cho trẻ lựa chọn đồ chơi theo ý thích, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau, kỉ luật, an toàn.
+ Kết thúc: Cho trẻ ngừng chơi, tập trung nhận xét buổi chơi, điểm danh vào lớp.
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
* Nội Dung: ÔN BÀI HÁT : LÁI Ô TÔ 
1. Mục đích-yêu cầu:
- KT: Trẻ nhớ tên bài hát,Trẻ biết hát vận động theo lời bài hát “ Lái ô tô”
- KN: Luyện kĩ năng hát và vận động theo nhịp bài hát.
- TĐ: Gd trẻ chấp hành đúng luật lệ giao thông. 
2. Chuẩn bị 
- Nội dung bài hát: Lái ô tô, có trong đầu đĩa, ti vi. 
3. Cách tiến hành 
- Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô 
- Trò chuyện về các PTGT đường bộ. 
- Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung bài học 
- Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2: Kết hợp vận động theo lời bài hát. 
Cho trẻ hát vận động theo đĩa bài : Lái ô tô 3- 4 lần 
Cô cho tổ, nhóm, cá nhân hát vận động. 
Cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện 
Hoạt động 3: Kết thúc 
- Cô nhận xét, tuyên dương, dặn dò.
V. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Thứ 3 ngày 27 tháng 02 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Nội dung chính: KPKH: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG BỘ, 
- Nội dung kết hợp: Âm nhạc, trò chơi
1. Mục đích-yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt giống nhau và khác nhau của các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Biết được đặc điểm các phương tiện giao thông đường bộ: Ôtô, xe máy, xe đạp, xe buýt, xe tải
- Biết được một số qui định giao thông đường bộ: Người đi bộ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, người ngồi trên xe phải đội mủ bảo hiểm
II. CHUẨN BỊ:
- Side bài giảng có hình ảnh: một số phương tiện giao thông 
- Đồ chơi một số phương tiện giao thông.
- Tích hợp: văn học, âm nhạc
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Lớp hát bài: "Em tập lái ô tô"
- Trong bài hát nhắc tới loại xe gì?
- Các con hãy nói cho cô biết các con đang được đội mũ gì?
- Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Ngoài ô tô là phương tiện giao thông đường bộ ra các con còn biết phương tiện nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ nữa?
- Đúng rồi đó các con, ngoài ô tô ra có rất nhiều phương tiện giao thông để giúp chúng ta đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác. Vậy hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về các loại phương tiện giao thông đường bộ nhé! 
HĐ2: Khám phá các PTGT
a, Xe đạp:
- Cô đọc câu đố (Cô đố, cô đố):
“Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ”
- Đó là xe gì?
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Xe đạp gồm có những bộ phận nào?
- Dùng để làm gì?
- Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?
- Tại sao xe đạp lại chạy chậm?
- Ngoài chiếc xe đạp các con vừa thấy cô còn có 1 số loại xe đạp khác các con cùng xem nhé. Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các loại xe đạp.
- Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường nào?
b, Xe máy
- Cô lại có 1 câu đố nữa, các con nghe nhé.
"Xe gì hai bánh
 Tiếng kêu bình bịch
 Chạy bon bon.
- Đố là xe gì?
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì?
- Xe máy có những phần nào?
- Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường nào?
- Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?
- Xe máy chở được mấy người?
- Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải thực hiện những qui định gì?
- Nó nhờ vào cái gì để chạy?
- Tiếng còi của xe máy kêu như thế nào?
- Ngoài ra cô cũng có thêm 1 số hình ảnh các loại xe máy khác đấy.
+ So sánh xe đạp, xe máy. Cô củng cố.
c, Xe ô tô
- Cô điều khiển ô tô đồ chơi chạy từ trong ra, hỏi trẻ cô có gì đây? 
- Đây là ô tô đồ chơi, ngoài ra cô còn chụp được 1 tấm hình 1 chiếc ô tô thật, các con cùng nhìn lên màn hình nhé. 
- Ô tô con có đặc điểm như thế nào?
- Thuộc phương tiện giao thông đường nào?
- Ô tô con dùng để làm gì?
- Ô tô con nhờ vào cái gì để chạy?
- Ngoài ô tô con ra cô còn một loại ô tô khác nữa các con cùng xem nhé ( Xem hình ảnh ô tô tải và đọc tên xe).
- Xe ô tô tải có đặc điểm gì bạn nào biết?
- Còi của ô tô kêu như thế nào?
- Ô tô chạy nhanh hay chạy chậm?
- Người lái ô tô gọi là gì? 
-Thế bác tài xế khi lái xe phải thực hiện qui định gì?
+ Cho trẻ so sánh ô tô con và ô tô tải.
- Xe ô tô con và ô tô tải có đặc điểm nào giống nhau ?
- Khác nhau điểm nào ?
- Hôm nay cô và các con vừa tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường nào?
- Ngoài xe đạp, xe máy, ô tô thuộc phương tiện giao thông đường bộ, con hãy kể cho cô và các bạn biết một số phương tiện giao thông đường bộ mà con biết?
(Trẻ xem hình ảnh mở rộng các ptgt đường bộ)
- Vậy khi đi trên các phương tiện này các con phải đi như thế nào?
- Khi đến ngã tư đường phố thì các con đi như thế nào?
- Khi đi bộ thì các con đi như thế nào?
- Khi đi qua ngã tư đường phố muốn qua đường thì các con đi như thế nào?
* Nhanh tay, nghe rõ
- Cô nói yêu cầu trẻ lấy xe phù hợp với yêu cầu của cô
* Trò ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_giao_thong_chu_de_nhanh_phuong.doc
Giáo Án Liên Quan