Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 4 - Chủ đề: Tết Trung thu của bé - Năm học 2018-2019

- Quan sát một số bức tranh gia đình. Chơi đồ chơi ngoài trời, vẽ trên sân.

- Trò chơi vận động: Gia đình gấu, Tìm đúng nhà mình.

- Cho trẻ chơi học tập: Thỏ đổi chuồng.

1/Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé,xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.

2/Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .

3/Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình

4/ Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé

5/Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì

6/ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé

 

docx21 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 4 - Chủ đề: Tết Trung thu của bé - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 4
(TỪ NGÀY 24/9/2018 ĐẾN 28/9/2018) 
Hoạt động
Thứ 2
24/9/2018
Thứ 3
25/9/2018
Thứ 4
26/9/2018
Thứ 5
27/9/2018
Thứ 6
28/9/2018
Chủ đề
Tết Trung Thu Của Bé
Đón trẻ
-Tăng vốn từ
- Nhận biết và gọi tên một số loại thức ăn thông thường hàngngày
TDBS
Các bài tập: HH1, T3, C3, L2, B2.
Trò chuyện sáng
- -Trò chuyện chủ đề
- Tăng vốn từ cho trẻ.
- - Nói rõ ràng, mạch lạc để người khác hiểu được.
Giờ học
Thể dục:
Chạy theo hướng dích dắc theo hiệu lệnh cách nhau 7 điểm
Khám phá: 
Khám phá về các loại đèn trung thu 
Toán
Số 6 (T2)
Chữ cái:
Làm quen chữ cái ô, x
Tạo hình
Nặn bánh trung thu
Ngoài trời
- Quan sát một số bức tranh gia đình. Chơi đồ chơi ngoài trời, vẽ trên sân.
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu, Tìm đúng nhà mình. 
- Cho trẻ chơi học tập: Thỏ đổi chuồng.
Chơi góc
1/Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé,xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
2/Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .... 
3/Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình 
4/ Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé 
5/Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì
6/ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé
Vệ sinh
-Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
Sinh hoạt chiều
* TDCMM
HĐP Kistmast: Lớp Lá 1
Mở chủ đề
* TDCMM 
HĐP
Kistmast:
Lớp Lá 2
 * Cô cho trẻ hoạt động góc
* TDCMM 
HĐP
Kistmast:
Lớp Lá 3
*Thực hiện vở làm quen với toán
* TDCMM 
HĐP
Kistmast:
Lớp Lá 4
* TDCMM 
*đóng chủ đề
Trả trẻ
- Hiểu được khái niệm về thời gian ngày mai.
- Nhắc nhở trẻ cách ứng xử trong gia đình (khi người thân đau ốm biết thăm hỏi, ăn cơm xong mời tăm ông bà, bố mẹ)
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 1 – TAY 3 – CHÂN 3 – BỤNG 1 - BẬT 2
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuân bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “Trời sáng rồi”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
- Hô hấp1: Gà gáy
TH 
- Tay vai 3: Đánh xoay tròn 2 tay ( cuộn len)
 CB 1.2 3 4
 - Trẻ tập 2 lần – 8 nhịp
 - Chân 3: Đưa chân ra phía trước
 Trẻ TH 2 lần – 8 nhịp
 TH 2 lần – 8 nhịp 
- Bật 2: Bật tách chân khép chân
 TH 2 lần- 8 nhịp
- Trò chơi : Uống nước chanh.
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
GIỜ HỌC THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ NHANH CHẬM
I. Mục đích yêu cầu:
 - Dạy trẻ nắm được cách chạy theo hướng dích dắc theo hiệu lệnh cách nhau 7 điểm
 - Dạy trẻ phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
 - Trẻ chạy không chạm ngại vật.
II. Chuẩn bị:
 - Kẻ sàn tập
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
 Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khom khoảng 2 phút. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
2. Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ tập cô theo nhạc “Cả nhà thương nhau”
*Động tác hô hấp 1: Gà gáy
*Động tác tay – vai 3: 
Quay tay dọc thân (có thể tập với cờ hoặc nơ)
*Động tác chân 3:
Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao, ra trước ( có thể tập với cờ hoặc nơ)
*Động tác bụng – lườn 2:
Quay người sang bên 90o.
*Động tác bật 2: 
Bật tách chân, khép chân ( có thể tập với khối gỗ, vòng).
Cho trẻ tập như thể dục buổi sáng
* Vận động cơ bản:
 - Cho trẻ đứng thành hai hang ngang quay mặt vào nhau
€ € € € € € € € € € € € € €
€ € € € € € € € € € € € € € €
- Cô làm mẫu: 
 + Lần 1
 + Lần 2: Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị cô bước ra trước vạch xuất phát. 
 - TTCB: Chân trước chân sau, mắt nhìn về trước. Khi có hiệu lệnh "chạy " thì chạy kết hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn phía trước, cô chạy theo tốc độ chậm theo hướng dích dắc và về cuối hàng đứng. Hiệu lệnh của cô có thể dùng bằng lời nói, có thể dùng âm thanh tiếng vỗ xắc xô hay vỗ tay.
- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện
* Trẻ thực hiện:
 - Cho lần lượt trẻ lên thực hiện
 - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ
 *Trò chơi: “Chim bay cò bay”
3. Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
	Thứ ba ngày 25 tháng 09 năm 2018
GIỜ HỌC KHÁM PHÁ 
CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI ĐÈN TRUNG THU
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
GIỜ HỌC TOÁN
SỐ 6 TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đếm và nhận biết số lượng 6
- Làm quen chữ số 6.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ của trẻ.
- Biết tạo các nhóm có số lượng 6, bằng các cách khác nhau.
- Rèn luyện và phát triển các giác quan.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi có số lượng 6 đủ cho cô và trẻ, chữ số 5, 6.
- 3 ngôi nhà có số lượng chấm tròn 4, 5 ,6 và thẻ chữ số 4, 5, 6 cho trẻ tương ứng. 
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú:
- Cho lớp hát bài “Tập đếm”.
- Hôm trước cô cho lớp mình làm quen với số mấy nào? 
- Hôm nay Cô sẽ cho lớp mình làm quen một số mới nhé. 
- Bây giờ cô nhờ 3 bạn tổ trưởng lên phát rổ cho các bạn nào.
- Các con xem trong rổ của mình có gì nào?
2.Nội dung:
*Ôn kĩ năng đếm đến 5:
- Lớp mình lắng nghe cô vỗ bao nhiêu tiếng xắc xô nào?( Cô vỗ 5 tiếng ).
- 5 tiếng xắc xô tương ứng số mấy. Các con tìm chữ số đưa lên nào.
- Cho trẻ đọc số 5, số 5, số 5.
- Các con hãy lấy quả táo trong rổ đặt tương ứng với chữ số và xếp theo hàng ngang nhé. 
- Cô cho cả lớp đếm lại 1, 2, 3, 4, 5, - 5 quả táo, Số 5
- Bây giờ các con nhặt chữ số 5 bỏ vào rổ và đọc. 
- Trẻ nhặt số táo bỏ vào rổ và đếm ngược.
* Tạo nhóm có số lượng 6, đếm đến 6
- Bây giờ các con chú ý lên bảng xem cô có gì nào?
- Cô gắn 6 quả táo, cho lớp đếm 1, 2, 3, 4, 5, – 5 quả táo
- Bây giờ cô thêm 1 quả táo nữa, các con xem cô có mấy quả táo. 
- Cả lớp đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, – 6 quả táo
-Vậy 5 thêm 1 là mấy các con? Cho lớp đọc.
- Cho lớp đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, – 6 quả táo
- Cho lớp đếm từ trái qua phải, từ phải qua trái.
- Cô 6 quả táo tương ứng với chữ số mấy?
- Cô gắn chữ số 6 lên bảng và nói đây là chữ số bí mật hôm nay cô cho lớp mình làm quen đó là chữ số 6.
- Cô đọc số 6, số 6, số 6.
- Cô cho lớp, tổ, cá nhân đọc vài lần.
- Bây giờ các con hãy xếp ra bàn cho cô 6 quả táo.
- Cho trẻ đếm, 6 quả táo tương ứng chữ số mấy cả lớp
- Cháu tìm chữ số 6 xếp ra bàn tương ứng 6 quả táo 
- Cho lớp đếm, cho lớp nhặt số 9 bỏ vào rổ và đọc.
- Cho đếm số quả táo ngược lại và lấy bỏ vào rổ.
- Cô xếp 6 quả táo thành hàng dọc và đếm, 6 quả táo tương ứng với chữ số mấy ? Cho lớp đếm và đọc số tương ứng.
- Cháu xếp 6 quả táo ra bàn và số tương ứng.
- Cho lớp nhặt số 6 bỏ vào rổ và đọc
- Đếm ngược quả táo cất vào rổ.
Cô xếp 6 quả táo thành đường dích dắt và cho lớp đếm, đặt số tương ứng. 
- Cho trẻ xếp và đặt chữ số tương ứng.
- Cho lớp nhặt số 6 bỏ vào rổ và đọc.
- Cho cháu đếm ngược lại nhặt bỏ vào rổ. 
- Cô xếp 6 quả táo thành hình tròn, và đặt số tương ứng.
- Cho cháu đếm táo ngược lại và lấy bỏ vào rổ.	
- Các con xếp 6 quả táo thành hình tròn và cho lớp đếm, đặt chữ số tương ứng.
- Cho trẻ xếp, đọc số tương ứng.
- Cho lớp nhặt số 6 bỏ vào rổ và đọc
- Cho trẻ đếm táo ngược lại nhặt bỏ vào rổ. 
- Cho trẻ xếp theo ý thích đếm và đặc chữ số tương ứng.
* Luyện tập:
- Cô cho trẻ tìm đồ dùng trong lớp có số lượng 6.
* Trò chơi: Trò chơi về đúng nhà.
- Cô gắn 3 ngôi nhà ở 3 góc có số lượng chấm tròn 4, 5, 6 cô phát cho mỗi cháu 1 thẻ chữ số và hát đi vòng tròn hết bài hát cho cháu về nhà đúng theo số lượng chấm tròn và chữ số của trẻ. Sau đó cho trẻ đổi thẻ và chơi lại.
3. Kết thúc: 
 - Cho trẻ hát 1 bài ra chơi.
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018
GIỜ HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI
LÀM QUEN CHỮ Ô, X
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ hứng thú muốn biết chữ.
 - Trẻ nhận hình dáng và biết chữ ô, x
 - Phát triển khả năng tập trung chú ý, lắng nghe.
 - Dạy trẻ không ngắt lời, không nói leo.
II.Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị của cô: Tranh “cái ô” “Búp bê”, thẻ chữ ơ, p các từ chứa chữ ơ, p. 
 - Chuẩn bị của trẻ: các từ chứa chữ ơ, p cho trẻ gạch chân, bút chì, hột hạt cho trẻ xếp chữ ơ, p. 
III.Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài "cả nhà thương nhau"
2. Nội dung:
- Các con vừa hát bài hát tên là gì? 
- gia đình chúng ta gồm có nhiều thành viên, mỗi người đều có công việc riêng, nhưng chúng ta phải biết yêu thương nhau, biết chăm chỉ học tập vâng lời bố mẹ, cô giáo như vậy mới là em bé ngoan đấy.
Làm quen chữ ô
+ cô đố: 
 “Cái gì che nắng, che mưa
Giúp em đến trường khỏi ốm, khỏi đau”?(cái ô)
Đúng rồi đó là cái ô. 
Vậy cái ô để làm gì? 
Cho cháu đọc từ “cái ô”
- Trong từ “cái ô” có thanh gì các con đã học?
Cô cất những chữ cái chưa học để lại chữ ô
Cô phát âm “ô”, sau đó cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm chữ “ô”
Trò chơi: thị giác
- Cô gắn tranh xung quanh lớp, cho trẻ tìm tranh có từ chứa chữ o.
Trò chơi: thính giác
- cô cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô
* Làm quen chữ cái “x”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “máy xúc”
- Cô đọc từ dưới tranh
- Cho trẻ đọc từ “máy xúc”
- Cô có thẻ từ “máy xúc”
- Cô cho trẻ lấy thanh đã học trong từ máy xúc.
- cô cất các chữ đã học để lại chữ “x”
- Giới thiệu chữ cái “x” và phát âm mẫu “x”
- Cho trẻ phát âm “x” (cả lớp, tổ, cá nhân) +sửa sai cho trẻ
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần
Trò chơi: thị giác
- Cô gắn tranh xung quanh lớp, cho trẻ tìm tranh có từ chứa chữ x
Trò chơi: thính giác
- cô cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô
Trò chơi: chiếc túi kì diệu
- Cô cho trẻ lên chơi trò chơi, sờ chữ đoán là chữ gì.
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- giáo dục: các vật dụng trong gia đình, cũng như các loại máy móc giúp đỡ chúng ta rất nhiều, rất có ích vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn cẩn thận nhé.
3. Kết thúc: 
Cho các cháu hát bài "nhà của tôi" và ra chơi.
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
GIỜ HỌC TẠO HÌNH
NẶN BÁNH TRUNG THU 
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nặn bánh trung thu.
- Biết sử dụng các kỹ năng nặn: xoay tròn, ấn dẹt.
- Biết nhận xét sản phẩm theo tiêu chí: cách nặn bánh trung thu 
- Cung cấp vốn từ: trung thu, bánh dẻo
- Phát triển khả năng khéo léo của đôi tay .
II.Chuẩn bị:
 - Khuôn bánh trung thu
 - Một vài cái bánh mẫu cô nặn.
 - Bảng để đất nặn, đất nặng.
 - Bàn để sản phẩm của trẻ.
 - Trẻ ngồi đúng tư thế
III. Tổ chức hoạt động:
Ổn định tổ chức: 
 - Cho trẻ chọn hát bài, hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
+ Bài hát nói về gì?
Tết trung thu vừa rồi các con đã được cha mẹ mua gì nào?
- Cô khái quát lại: Trung thu có rất nhiều lồng đèn và bánh trung thu. Hôm nay, cô sẽ cho các bạn nặn bánh trung thu nhé!
 2. Nội dung:
Cho trẻ quan sát bánh trung thu thật.
+ Các con nhìn xem cô có cái gì đây?
Cho trẻ đọc từ bánh trung thu.
+ Bánh trung thu có dạng hình gì?
- Cô khái quát lại: Bánh trung thu có nhiều loại, bánh dẻo và bánh trung thu và màu sắc cũng có bánh màu vàng có bánh màu trắng.
- Cho trẻ quan sát bánh trung thu cô nặn mẫu.
+ Cô có bánh trung thu làm bằng gì đây?
Để có thật nhiều bánh trung thu để bỏ vào đĩa tối trung thu chúng mình cùng phá cỗ. Hôm nay cô cho lớp mình nặn bánh trung thu nhé.
* Cô nặn mẫu:
Cô lấy đất màu trắng cô nặn bánh dẻo, đầu tiên cô làm mềm đất, cô vo tròn, sau đó cô ấn bẹt, cô dùng dao nặn cô khứa trên mặt bánh các đường để trang trí thành bánh trung thu.
- Cô hỏi lại trẻ cách nặn bánh trung thu.
- Phát đồ dùng cho trẻ để trẻ thực hiện
* Trẻ thực hiện:
 - Cô để vài mẫu cho trẻ quan sát.
 - Cô cho cháu nhắc lại cách đất nặn và tư thế ngồi.
 - Tay đâu? Tay đâu?
 - Hộp đâu? Hộp đâu? 
 - Cô vỗ lần 1 cho cháu chọn đất nặn.
 - Cô vỗ lần hai cho cháu cầm đất nặn và thực hiện.
 - Cô đi quan sát nhắc lại cách cầm đất nặn và tư thế, động viên cháu nặn thật đẹp. 
 - Cho cháu dừng tay khi đã hoàn thành xong sản phẩm của mình.
 * Nhận xét sản phẩm:
 - Cô cho cháu đưa sản phẩm lên trên bàn. 
 - Cho lớp nhận xét sau đó cô nhận xét lại.
3. Kết thúc: 
 - Cho cả lớp đọc bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến”.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
MẠNG NỘI DUNG
Rước đèn trung thu
Ngày tết của thiếu nhi
TẾT TRUNG THU
Các loại thực phẩm vào ngày tết trung thu
Đồ chơi ngày tết trung thu
Giữ vệ sinh, bảo vệ đồ dùng đêm trung thu
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Ngày tết của thiếu nhi
Quan sát
Trò chuyện
Rước đèn trung thu
Quan sát
Trò chuyện
Đồ chơi ngày tết trung thu
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
Các loại thực phẩm vào ngày tết trung thu
Quan sát
Trò chuyện
Giữ vệ sinh, bảo vệ đồ dùng đêm trung thu
Quan sát
Trò chuyện
MỞ CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU CỦA BÉ
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được điểm đặc biệt của tết trung thu
- Trẻ mạnh dạn, tự tin
- Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô.
II.Chuẩn bị :
- Một số câu hỏi để gợi ý trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định trò chuyện : 
Cô cho các trẻ hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”
- Các con có biết hôm nay là ngày gì không ?
- Hôm này thứ hai là cũng là rằm tháng tám, là ngày các bạn nhỏ trên cả nước rất háo hức để tối nay được đi rước đèn đấy.
2. Nội dung : 
- Cô đố các con vào ngày hôm nay thì mọi người làm gì? 
- Đúng rồi mọi người cùng nhau đi rước đèn, ngắm thả đèn hoa đăng.
- Ông trăng hôm nay thế nào?
- Các bạn nhỏ được bố mẹ mua cho gì nào?
- Vào ngày này các bạn nhỏ được nhận cái gì?
- Đúng rồi được nhận quà trung thu. Không thể thiếu được đó là bánh trung thu đấy. Đó là điều không thể thiếu của tết trung thu.
3 Kết thúc :
 Giáo dục trẻ yêu trường mến lớp, thân ái đoàn kết với bạn bè. Biết bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi.
Cho trẻ hát một bài
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- Để cho ngày mai lớp mình có bánh kẹo và đồ chơi, bài hát tết trung thu lớp chúng mình bàn bạc xem chuẩn bị những gì nhé.
- Cho trẻ bàn bạc xem cần chuẩn bị những gì: Bánh kẹo, lồng đèn, bút màu, giấy vẽ, giấy bìa, kéo, hồ dán, đất nặn.
GIỜ HỌC KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI ĐÈN TRUNG THU
(Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát, trò chuyện)
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết 1 số loại bánh kẹo trung thu.
- Trẻ biết 1 số loại lồng đèn trung thu và cách sử dụng. Biết giữ gìn lồng đèn trung thu.
- Trẻ biết được các hoạt trong ngày Tết trung thu.
- Trẻ biết 1 vài bài hát về trung thu.
II.Chuẩn bị :
- Đèn ông sao và lồng đèn, máy ảnh, bút màu, giấy vẽ, giấy bìa, đất nặn, kéo, hồ dán, bài hát, hệ thống câu hỏi.
III.Tổ chức hoạt động:
 1.Ổn định tổ chức:
 - Cho trẻ chọn hát bài, hát bài “Rước đèn tháng 8”
+ Bài hát nói về gì?
+Gần đến Trung thu rồi các con đã được cha mẹ mua gì cho chưa?
2. Nội dung:
* Khám phá 1 số lồng đèn trung thu.
- Cho trẻ quan sát xem đồ chơi đèn ông sao và lồng đèn.
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện.
- Cô gợi ý để hướng trẻ quan sát.
- Quan sát đèn ông sao và lồng đèn
- Màu sắc nguyên liệu của đèn ông sao và lồng đèn.
- Các con xem đèn ông sao và lồng đèn màu gì?
- Đèn ông sao và lồng đèn làm bằng nguyên liệu gì?
- Cách sử dụng như nào?. 
- Để lồng đèn khỏi phải hỏng thì các con làm gì?
- Giáo dục trẻ biết giữ lồng đèn.
 * Trải nghiệm:
- Cho trẻ dán và làm lồng đèn trung thu bằng giấy.
- Chụp hình lưu niệm
- Đưa ra bảng kết luận về những điều vừa khám phá : thẻ lô tô, chữ số
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU CỦA BÉ
 (Thực hiện cho cả tuần)
Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé, xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .... 
Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình 
Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé 
Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì
Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết chơi xây vườn cây nhà bé, xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai, Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .... 
- Biết hát múa, đọc thơ về gia đình 
- Biết đếm phân biệt số người trong gia đình bé 
- Biết xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì
- Biết chăm sóc vườn cây nhà bé
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Khối gổ lắp ghép, hàng rào, nhà cửa
- Một số đồ cây xanh, chậu hoa
- Các loại tranh ảnh về chủ đề
- Hình ảnh các thành viên trong gia đình
- Các dụng cụ để chăm sóc góc thiên nhiên
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ôn định tổ chức: 
Cho trẻ hát 1 bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuần bị như tranh ảnh,cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “tết trung thu của bé”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẩn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gơi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Vật liệu xây dựng, xây hàng rào, với các loại cây xanh, mô hình về vườn cây
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai gia đình, mẹ con nấu ăn.
- Biết hát múa đọc thơ về gia đình
- Biết chăm sóc vườn cây nhà bé
* Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự gới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài thơ “trăng ơi từ đâu đến” 
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
I.Mục đích, yêu cầu :
- Cháu biết giới thiệu các sản phẩm của mình đã thực hiện được trong tuần.
- Cháu tự tin thể hiện bản thân, biết nhận xét sản phẩm
- Cháu ngoan, chú ý
II.Chuẩn bị :
- Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện trong tuần
- Nhạc
- Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan
III.Tổ chức hoạt động :
- Hỏi trẻ tuần này học chủ đề gì?
- Giới thiệu các sản phẩm mà trong tuần trẻ làm được
- Tuyên bố lý do
- Cho cả lớp hát : rước đèn dưới ánh trăng
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm
- Biểu diễn văn nghệ hát, đọc những bài thơ nói về trung thu
- Biểu diễn thời trang
- Cô nhận xét, khen trẻ
- Tuyên bố buổi tổng kết chủ đề đến đây là kết thúc.

File đính kèm:

  • docxTUAN 4 TET TRUNG THU CUA BE - sáng.docx