Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện "Thỏ con đi học"
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Kiến thức:
• Trẻ nhớ tên truyện “Thỏ con đi học” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh.
• Trẻ hiểu được nội dung truyện, kể lại chuyện theo diễn đạt, biểu cảm của trẻ.
• Trẻ biết được thể loại truyện, các nhân vật có trong truyện.
- Kỹ năng:
• Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ nhất định
• Rèn cho trẻ kĩ năng kể chuyện diễn cảm
• Phát triển tư duy tưởng tượng ở trẻ
• Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua nghe và trả lời câu hỏi.
- Thái độ:
• Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động
• Trẻ biết chú ý, lắng nghe và yêu thích tiết học
B. CHUẨN BỊ
Cô
- Sa bàn truyện “Thỏ con đi học”
- Tranh về hành vi đúng sai của luật an toàn giao thông
Nội dung tích hợp: Âm nhạc bài hát “Đi đường em nhớ”
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG ĐỀ TÀI: TRUYỆN “THỎ CON ĐI HỌC” LỨA TUỔI: 5-6 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện “Thỏ con đi học” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh. Trẻ hiểu được nội dung truyện, kể lại chuyện theo diễn đạt, biểu cảm của trẻ. Trẻ biết được thể loại truyện, các nhân vật có trong truyện. Kỹ năng: Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ nhất định Rèn cho trẻ kĩ năng kể chuyện diễn cảm Phát triển tư duy tưởng tượng ở trẻ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua nghe và trả lời câu hỏi. Thái độ: Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động Trẻ biết chú ý, lắng nghe và yêu thích tiết học CHUẨN BỊ Cô Sa bàn truyện “Thỏ con đi học” Tranh về hành vi đúng sai của luật an toàn giao thông Nội dung tích hợp: Âm nhạc bài hát “Đi đường em nhớ” TIẾN HÀNH NỘI DUNG DỰ GIỜ Hoạt động 1: Gây hứng thú Cô và trẻ hát bài “Đi đường em nhớ” và hỏi trẻ: Các con vừa hát bài gì? Khi tham gia giao thông đường bộ chúng ta phải đi về phía nào? Người đi bộ sẽ di chuyển ở đâu vậy các con? Cô có biết một câu chuyển kể về bạn Thỏ Con thường ngày được ba mẹ đưa đi đến trường. Nhưng hôm nay Thỏ Con tự đi đến trường 1 mình. Để xem tình huống gì sẽ xảy ra với Thỏ Con. Hôm nay lớp chúng ta cùng cô tìm hiểu qua truyện “Thỏ Con đi học”, bây giờ các con hãy chú ý nghe cô kể chuyện nhé! Hoạt động 1: Gây hứng thú Cô và trẻ hát bài “Đi đường em nhớ” và hỏi trẻ: Các con vừa hát bài gì? Khi tham gia giao thông đường bộ chúng ta phải đi về phía nào? Người đi bộ sẽ di chuyển ở đâu vậy các con? Cô có biết một câu chuyển kể về bạn Thỏ Con thường ngày được ba mẹ đưa đi đến trường. Nhưng hôm nay Thỏ Con tự đi đến trường 1 mình. Để xem tình huống gì sẽ xảy ra với Thỏ Con. Hôm nay lớp chúng ta cùng cô tìm hiểu qua truyện “Thỏ Con đi học”, bây giờ các con hãy chú ý nghe cô kể chuyện nhé! Hoạt động 2: Cô kể bé nghe Cô kể diễn cảm lần 1: Tóm tắt truyện: Truyện kể có lần Thỏ Con đi học một mình vì ba mẹ bận. Thỏ Con rất cẩn thận đi đúng luật giao thông như lời mẹ đã dạy. Chó Con thì chơi bóng dưới lòng đường nên va phảo Bác đi xe đạp làm bản thân bị trầy đầu gối. Bác đi xe đạp đã giúp đỡ và khuyên nhủ Chó Con phải cẩn thận. Khi vào lớp Thỏ Con và Chó Con được cô giáo dạy kiến thức về an toàn giao thông nên các bạn đã hiểu và luôn chấp hành tốt. Cô kể lần 2: Kết hợp với đồ dùng trực quan (sa bàn truyện “Thỏ con đi học”) Đàm thoại: Câu truyện cô vừa kể có tên là gì? Tác giả của câu chuyện là ai? Trong truyện cô kể có những nhân vật nào? Vì sao Thỏ con lại đi học một mình? Trước khi đi học Thỏ mẹ dặn Thỏ con điều gì? Trên đường đến trường Thỏ con gặp những ai? Chó con nói gì với Thỏ con? Điều gì đã xảy ra khi chó con chơi bóng trên đường? Bác đi xe đạp đã làm gì khi chó con bị ngã? Vì sao các con không được đùa giỡn, thả diều, chơi bóng trên đường? Chó con đã nói gì với Thỏ con trong giờ ra chơi? Trong câu chuyện cô kể các con thích nhất nhân vật nào? Vì sao? Qua câu chuyện cho chúng ta bài học gì? * Giáo dục tư tưởng: Trẻ biết vâng lời người lớn và luôn thực hiện đúng luật đi đường, không được chơi ở lòng lề đường và con phải biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết nói lời xin lỗi khi con làm sai. 3. Hoạt động 3: Trẻ kể truyện Cho trẻ kể chuyện với sa bàn Hoạt động 4: Trò chơi củng cố *Trò chơi: “Gạch bỏ hành vi sai” - Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội đứng thành hai hàng dọc, phía trước hai đội cô dán một số tranh vẽ hành vi đúng, sai của con người khi tham gia giao thông trên hai bảng. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” trẻ đứng đầu hai đội chạy lên dùng viết lông hoặc màu tô gạch bỏ một hành vi sai trong tranh rồi chạy về cuối hàng đứng, khi trẻ thứ 1 chạy về thì cháu thứ 2 chạy lên chọn và gạch bỏ một hành vi sai tiếp theo - Luật chơi: Mỗi lần chạy lên chỉ được gạch bỏ một hành vi sai và khi bạn thứ 1 chạy về thì bạn thứ 2 mới được chạy lên gạch. Cô và trẻ cùng nhận xét kết quả hai đội làm được, tuyên dương đội thắng cuộc. *Nhận xét – Cắm hoa
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_giao_thong_linh_vuc_phat_trien.docx