Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

*Các trò chơi thực hiện trong tuần:

 TCDG: Nhảy qua suối nhỏ.

- Đọc bài thơ “ gió”

- Lớp mình vừa đọc bài thơ gì?

- Trong bài thơ nhắc đến hiện tượng tự nhiên gì?

- Trong thiên nhiên có rất nhiều hiện tượng xảy ra vậy các bạn có biết được những hiện tượng đó không?

- Hôm nay cô sẽ thử tài các con qua trò chơi “ nhảy qua suối nhỏ nhé”.

+ Luật chơi: ai hái được nhiều hoa thì thắng cuộc, ai thua cuộc phải hát hoặc đọc 1 bài thơ trong nhóm yêu cầu.

+ Cách chơi : cô có vẽ 1 con suối. Phía bên kia suối có rất nhiều bông hoa đẹp, cô cho trẻ đi nhẹ nhàng trong nhóm nhảy qua suối hái hoa rừng.

Khi nghe hiệu lệnh “ nước lũ tràn về” các bạn sẽ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Nhận xét sau mỗi lần chơi.

- Nhận xét trò chơi. Cho trẻ hát 1 bài chuyển đội hình vào 3 hàng ngang.

- TC: Mưa rơi.

- Luật chơi: Làm đúng theo lời quản trò hướng dẫn

 

docx29 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 3
CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC MÙA TRONG NĂM
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 12/04-16/04/2021
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
12/04
THỨ BA
13/04
THỨ TƯ
14/04
THỨ NĂM
15/04
THỨ SÁU
 16/04
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
Thể dục sáng
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở nhà.
- Trò chuyện về sở thích của trẻ - hướng dẫn cất đồ dùng theo qui định.
- Trò chuyện về chủ đề thiên nhiên
*Thể dục sáng
 Tập kết hợp bài hát “mùa hè đến”
1. Khởi động:
Cho trẻ đi các kiểu đi theo đội hình vòng tròn kết hợp chạy chậm, chạy nhanh sau đó di chuyển thành 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2.Trọng động: Bài tập phát triển chung 
- Hô hấp: Thổi nơ
- cô hỏi nơ đâu, trẻ nơ đây, cô nói thổi nơ đi nào, thì trẻ Hai tay đưa trước miệng giả làm động tác thổi nơ.
- Tay : đánh chéo tay ra phía trước.
+ TTCB: Đứng thẳng hai chân ngang vai.
+ Nhịp 1: hai tay dang ngang
,Nhịp 2 : 2 đánh chéo trước ngực
,Nhịp 3: về nhịp 1 
+ Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị
- Bụng : 2 nghiêng người sang 2 bên
+ TTCB: Đứng thẳng hai tay thả xuôi.
+ N1: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau 
+ N2: Nghiêng người sang trái.
+ N3: Nghiêng người sang phải.
+ N4: Về TTCB.
- Chân: Đứng khuỵu gối
+ TTCB: Đứng thẳng, hai chân ngang vai
+ Nhịp 1: 2 tay chống hông 
+ Nhịp 2: khuỵu gối
+ Nhịp 3: về nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Bật: Bật tiến về trước
+ TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay chống hông
- Bật tiến về trước.
3. Hồi tĩnh
 Đi và hít thở nhẹ nhàng quanh lớp.
Hoạt động học
PTNT: KPXH
Các mùa trong năm
PTTC:
Bò theo hướng thẳng và đường dích dắc.
PTTM:
Vẽ cảnh trời mưa
PTNN:
Thơ “nắng bốn mùa”
PTTM:
Dạy hát: Mùa hè đến
- Nghe hát : ánh trăng hòa bình
- T/C: nghe tiết tấu đoan tên nhạc cụ.
Hoạt động ngoài trời
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ được chơi các trò chơi, hứng thú tham gia trò chơi, chơi tự do.
- Trẻ biết quan sát chơi trò chơi đúng luật, không tranh giành đồ chơi với nhau.
 -  Giáo dục trẻ biết tôn trọng các ngành nghề trong xã hội. 
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Giáo án, trống lắc, dây, 
- Đồ dùng của trẻ:
+ Cát, đá, hạt, Chong chóng, vòng, bóng, phấn....
- Thời gian: 30-35phút
- Địa điểm: Ngoài sân
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
*Các trò chơi thực hiện trong tuần:
 TCDG: Nhảy qua suối nhỏ.
Đọc bài thơ “ gió”
Lớp mình vừa đọc bài thơ gì?
Trong bài thơ nhắc đến hiện tượng tự nhiên gì?
Trong thiên nhiên có rất nhiều hiện tượng xảy ra vậy các bạn có biết được những hiện tượng đó không?
Hôm nay cô sẽ thử tài các con qua trò chơi “ nhảy qua suối nhỏ nhé”.
+ Luật chơi: ai hái được nhiều hoa thì thắng cuộc, ai thua cuộc phải hát hoặc đọc 1 bài thơ trong nhóm yêu cầu.
+ Cách chơi : cô có vẽ 1 con suối. Phía bên kia suối có rất nhiều bông hoa đẹp, cô cho trẻ đi nhẹ nhàng trong nhóm nhảy qua suối hái hoa rừng.
Khi nghe hiệu lệnh “ nước lũ tràn về” các bạn sẽ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà.
Tổ chức cho trẻ chơi.
Nhận xét sau mỗi lần chơi.
Nhận xét trò chơi. Cho trẻ hát 1 bài chuyển đội hình vào 3 hàng ngang.
- TC: Mưa rơi.
- Luật chơi: Làm đúng theo lời quản trò hướng dẫn.
- Cách chơi: Người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt
TC: Vật chìm vật nổi.
Luật chơi: ai chọn đúng sẽ được cô khen.
Cách chơi: 
- Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào?
- Cô và chúng mình cùng hát bài “Thế giới diệu kỳ”
Các con ạ! Thế giới xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kỳ lạ có những điều mà chúng ta đã biết nhưng cũng có những điều mà chúng ta chưa khám phá ra. Hôm nay, trong buổi học này cô Trang sẽ cùng các con tìm hiểu, nhau khám phá một số điều kỳ diệu xung quanh chúng ta nhé! Chúng mình có thích không nhỉ?
- Cô mời các con hãy ra đây để cùng cô khám phá những điều kỳ diệu đó nào! Các con xem hôm nay cô Trang mang đến gì cho các con này!
- Đây là gì nhỉ?
- Trong hộp quà bí ẩn này của cô Trang có những gì nào? Cô giơ từng đồ vật ra cho trẻ quan sát và hỏi về chất liệu, tác dụng của mỗi loại đồ vật)
- Những đồ chơi này khi thả vào nước thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Cô cháu mình cùng nhau khám phá điều đó nhé!
- Cô và trẻ lần lượt thả những vật đó vào nước
- Cho trẻ quan sát xem khi thả những vật đó vào nước thì điều gì sẽ xảy ra.
- Cho trẻ phán đoán trước ?
- Lần lượt cô cho trẻ cùng nhau thí nghiệm với từng đồ vật: Sỏi, xốp, nam châm, đĩa sứ, mẩu gỗ, thìa.
- Con vừa thả vật gì vào nước? Nó chìm hay nổi? Vì sao con biết ? (vì nó nổi trên mặt nước – chìm xuống đáy chậu). vì sao vật này nó nổi còn vật kia nó lại chìm được nhỉ? - Hôm nay chúng mình đã làm thí nghiệm gì nhỉ?
- Vật nổi là gì? Ngoài ra còn có vật gì có thể nổi khi thả vào nước nữa nhỉ? ( Lá cây, giấy, một số đồ vật làm từ nhựa ,...)
- Còn ngoài những vật chìm mà hôm nay chúng mình khám phá ra thì còn có những đồ vật gì nữa có thể chìm trong nước nhỉ? ( Ổ khóa, gạch, đá,..)
- Các con ơi! như vậy các con đã biết được xung quanh chúng ta có những vật khi thả vào nước thì nó sẽ nổi và có những vật sẽ chìm dưới nước. Nhưng có một điều bí ẩn nữa đó là có những vật nó chìm mà có thể nổi được được có sự tác động của bàn tay con người đấy như chiếc thuyền sắt có thể nổi được ở trên sông là do các nhà khoa học đã nghiên cứu và sáng chế ra để cho chiếc thuyền có thể nổi được đấy các con ạ. Và ngược lại có những vật nổi nhưng cũng có thể chìm khi có sự tác động khác như chiếc chai nhựa khi cho sỏi, cát vào trong rồi thả xuống thì chiếc chai đó sẽ chìm đúng không.
- Các con ạ! Còn rất nhiều điều mà chúng mình muốn khám phá nữa nhưng để buổi sau cô và chúng mình sẽ thực hiện sau nhé!
- TC: lộn cầu vồng.
- Luật chơi: Trẻ đọc thuộc lời đồng dao và đung đưa theo đúng nhịp của bài. 
- Cách chơi : Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau tay đu đưa sang hai bên theo nhịp, mỗi lần đưa tay sang là ứng dụng với một tiếng:
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng.
Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc hai lần, cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu.
 * Chơi tự do
- Cô cho trẻ chơi tự do với một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như: Chong chóng, quả bóng, phấn, vòng...
- Cô nhắc nhở trẻ khi chơi với các đồ chơi phải cẩn thận, khi sử dụng đồ chơi này cũng như phòng tránh một số bệnh khác thường gặp ở trẻ và khi chơi không chen lấn, không đánh bạn mà phải biết nhường nhịn nhau trong khi chơi và biết giữ môi trường sạch sẽ....
- Trẻ chơi cô bao quát lớp chơi, sau đó cô hỏi trẻ chơi gì? (Trẻ chơi....)
- Cô bao quát lớp chơi.
Hoạt động góc
I. MỤC TIÊU :
- Cháu biết chơi được ở tất cả các góc, biết thỏa thuận vai chơi ở các góc chơi.
- Cháu thể hiện được vai chơi của mình, xây dựng được công trình đẹp, sáng tạo.
- Cháu biết liên kết góc chơi. Chơi đoàn kết, giữ vệ sinh và thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
II. CHUẨN BỊ : 
- Khối gỗ, cây xanh.
- Đồ dùng bán hàng nước, .
- Bút màu, giấy vẽ, hồ, giấy màu, giấy a4,.
- Máy hát, đĩa nhạc không lời, trống lắc, xắc xô,
- Nước để trẻ làm thí nghiệm.
- Bảng tên công trình
Thời gian: 35-40 phút
Địa điểm: trong lớp.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Hoạt động 1: Trò chuyện
Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” đi tham quan các góc chơi.
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Mưa cho ta gì?
- Nếu trời mưa nhiều thì sau? 
Mưa có ích cho chúng ta nhưng trời mưa nhiều kéo dài thì sẽ có hại gây lũ lụt, khi trời mưa thì các bạn không được ra ngoài vì khi trời mưa có gió mạnh gây đổ ngã cây cối rất nguy hiểm.
 -Với chủ đề “ hiện tượng tự nhiên” Mùa hè thời tiết rất nóng muốn đi tắm vào mùa hè thì các bạn thường đi đâu? ( hồ bơi)
Hoạt động 2: Phân vai chơi
Các con biết những góc chơi nào?
* Góc xây dựng: các bạn có từng đi hồ bơi chưa?
Bạn nào đã được đi? Vậy con thấy hồ bơi như thế nào? 
- Xây hồ bơi thì chúng ta xây gì trước, xây như thế nào?
- Vậy hôm nay chúng ta sẽ xây hồ bơi để cho các bạn đi chơi trong những ngày cuối tuần nhé!
Ai thích chơi ở góc xây dựng?
* Cô giới thiệu từ : Vật liệu
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : Xây dựng
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : Hàng rào
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Góc Phân Vai: Các bạn ơi khi hồ bơi xây xong thì sẽ có rất nhiều du khách đến chơi, khi khách khát nước thì chúng ta có thể ghé qua cửa hàng giải khát thưởng thức những món nước uống thật ngon và bổ dưỡng nhé các bạn. Và khi bán thì các bạn nhớ là phải mời khách, hỏi khách ăn gì? Ăn xong khách trẻ tiền thì phải cảm ơn và nhận tiền.
-Vậy góc phân vai con sẽ chơi gì?
- Cần những ai để chơi góc này?
- Người bán sẽ làm gì? Nói những gì?
- Người mua làm gì?
- Trong lớp còn góc chơi nào nữa?
* Góc học tập: Hôm nay các bạn vừa được tìm hiểu về nguồn nước hôm nay các bạn hãy nhận biết các hành động cần phải làm để bảo vệ nguồn nước và tô màu chúng cho thật đẹp. còn đối với các hành động sai thì các bạn gạch chéo bỏ nhé. 
* Góc nghệ thuật: Các con nhìn xem với những loại đồ chơi cô chuẩn bị sẵn ở góc nghệ thuật con có thể chơi gì? Các con có thể vẽ, tô màu các loại nguồn nước sạch để cung cấp cho hồ bơi .
* Góc thiên nhiên: Hôm nay cô sẽ cho các bạn làm 1 số thí nghiệm về nước để các bạn vừa chơi mà vừa khám phá nhé các bạn.
Hoạt động 3: Trẻ vào góc chơi
Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ” cho trẻ nhận kí hiệu vào góc lấy thẻ đeo và rủ bạn cùng chơi. Cô bao quát hướng dẫn các góc chơi, cô cùng tham gia chơi với trẻ. 
- Giúp trẻ liên kết góc chơi và cùng tham gia chơi với trẻ như:
+ Góc xây dựng sang góc phân vai mua nước uống
+ Góc học tập đem sản phẩm tặng góc phân vai
Cô bao quát trẻ và duy trì góc chơi.
Hoạt động 4: Nhận xét, kết thúc
 - Cô nhận xét từng góc chơi.
- Tập trung trẻ về góc xây dựng cô gợi ý cho trẻ kể về công trình xây công viên nước mà nhóm mình vừa xây xong
- Nhận xét công trình công viên nước.
- Cho trẻ về góc chơi thu dọn đồ chơi ở các góc.
* Giáo dục trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm, giữ gìn nguồn nước sạch, bảo quản và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, khi chơi xong phải rửa tay sạch sẽ.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
Hoạt động chiều
Tăng cường tiếng việt
Làm quen bài mới 
PTNN:
Làm quen chữ cái Y
Ôn bài cũ làm quen bài mới
PTNT: Tách gộp trong phạm vi 10
Ôn bài cũ làm quen bài mới
Mùa hè
Mùa thu
Mùa đông
Mùa xuân
ấm áp, nóng nực, lạnh lẽo 
- đếm số lượng 
- Tách gộp, số lượng, thẻ số
Hoạt động chơi theo ý thích
Vệ sinh - nêu gương – trả trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 12 tháng 04 năm 2021
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng của mình, để dép đúng quy định
- điểm danh, trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ tự kể về ngành nghề trong xã hội mà trẻ biết
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm
Các mùa trong năm
I. MỤC TIÊU
Trẻ nhận biết được các đặc điểm đặc trưng của các mùa. Biết được thứ tự các mùa trong năm và một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa. trẻ phát âm và hiểu từ: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm nổi bậc của các mùa. Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh phân biệt được sự khác và giống nhau rõ nét giữa các hiện tượng thời tiết.
- Giáo dục trẻ biết mặc trang phục phù hợp thời tiết, biết ăn uống và vệ sinh cá nhân thường xuyên để phòng tránh bệnh tật mùa hè.
II. CHUẨN BỊ
Tranh về các mùa
Giáo án điện tử.
Lôtô về 4 mùa, 4 bảng gài để chơi trò chơi.
+ Một số tranh ảnh vẽ cảnh vật và sinh hoạt của con người trong mùa hè.
+ Ba rổ đựng các lô tô về các đồ dùng, quần áo của trẻ về các mùa: áo mưa, mũ len, mũ vải, ô, váy ngắn, áo ấm...bàn ghế, bảng, vòng vở, bút chì màu đủ cho mỗi trẻ.
3. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 35 phút.
- Địa điểm: Lớp học
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
Hoạt động 1. 
" Bé làm ca sĩ ”
- Hát và vận động cùng bài hát “ Bốn mùa bé yêu”.
- Các con vừa vận động theo bài hát gì? 
- Trong bài hát này nhắc đến những mùa nào?
- Theo con 1 năm có mấy mùa ?
Để hiểu hơn về các mùa thì hôm nay cô và các con hãy cùng cô tìm hiểu về thời tiết 4 mùa trong năm nhé!
2
Hoạt động 2: Bé cùng tìm hiểu
* Mùa xuân:
Cô mở cho xem một đoạn cảnh của mùa xuân
+ Các con nhìn xem Lọ Lem đang đi đến đâu?
+ Nhìn vào cảnh đó các con có biết lọ lem đang đi vào mùa gì không?
+ Các con ơi! Lọ lem vừa đi vào mùa gì ?
+ Các con biết gì về mùa xuân hãy kể cho c« và các bạn cùng biết nào?
+ Mùa xuân là mùa thứ mấy trong một năm?
+ Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?
+ Hoa mai nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?
+ Ngày tết các bạn được làm gì?
Cô chốt lại: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong một năm, khi mùa xuân đến thì thời tiết ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân còn có ngày đặc biệt đó là ngày tết Nguyên Đán, ngày tết Nguyên Đán hay còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, .Khi tết đến các con còn được thêm điều gì? 
+ Được thêm một tuổi các con hứa với cô các con phải như thế nào nhỉ?
+ Mùa xuân còn là mùa của lễ hội nữa đấy, các con có biết vào mùa xuân ở quê hương của chúng ta có những lễ hội gì?
+ Tết đến xuân về còn là lúc mọi người giành nhiều thời gian cho vui chơi và giải trí, Các con có biết có những trò chơi gì được tổ chức vào xuân không?
Lọ Lem đã rất hài lòng về chuyến du lịch của mình trong mùa xuân, bây giờ Lọ Lem phải nói lời chào tạm biệt với mùa xuân rồi. Các con có biết Lọ Lem sẽ đón chào mùa gì tiếp theo không?
Có bài hát rất hay về mùa hè mà cô muốn các con sẽ thể hiện trong ngày hôm nay, cô mời các con!
* Mùa hè:
Cô mở đĩa hình về mùa hè: Các con nhìn xem Lọ Lem đang đắm mình trong phong cảnh của mùa gì đây?
+ Những dấu hiệu nào cho chúng mình biết đây là mùa hè?
+ Vì sao các bạn lại phải mặc quần áo mát mẻ?
( Các con nói rất đúng! Mùa hè thời tiết rất nóng nực, ánh nắng mùa hè thì chói chang, cây cối xanh tốt, vì mùa hè nóng như thế nên mọi người phải mặc quần áo mát mẻ 
+ Bây giờ ai muốn nói gì về mùa hè nữa không?
Cô giải thích: Vì mùa hè có nhiều nắng và ánh sáng nên thuận lợi cho việc cây cối đơm hoa kết trái. Đó chính là lý do vì sao mùa hè lại có nhiều quả ngọt đấy! 
+ Có những loại quả ngọt nào có trong mùa hè?
+ Có hoạt động gì chúng mình được đón nhận vào mùa hè?
+ Mùa hè các con được làm gì? 
+ Vì mùa hè nắng nóng nên thường có hiện tượng tự nhiên gì sảy ra? Khi đi dưới mưa con phải làm gì?
* Cô nói: Mùa hè mang đến nhiều ích lợi như có đủ ánh sáng cho cây cối xanh tốt, đem đến nhiều hoa thơm quả ngọt cho chúng ta ăn, nhưng bên cạnh đó mùa hè lại hay có mưa giông mưa rào nên cũng không tránh khỏi những thiên tai bão lũ. Bây giờ các con sẽ cùng xem 1 phóng sự mà Lọ Lem đã ghi lại được nhé!
+ Để hạn chế được thiên tai bão lũ các con phải làm gì?
Giáo dục trẻ không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bãi ra môi trường để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp
Đã qua đi rồi những ngày hè oi ả, hôm nay ngủ dậy bước ra ngoài thấy có những chiếc lá vàng rơi bên thềm Lọ Lem đố các bạn 
“Mùa gì đón ánh trăng rằm
Rước đèn phá cỗ chị Hắng xuống chơi”
* Mùa thu:
Cô mời 1 trẻ trong lớp lên trò chuyện cùng các bạn:
+ Các bạn ơi! Lọ Lem đang đi vào mùa gì đây?
+ Mùa thu có đặc điểm gì?
+ Mùa thu là mùa thứ mấy trong một năm?
+ Mùa thu có những ngày hội, ngày tết gì?
Cô mở đĩa hình ảnh các bạn nhỏ đang rước đèn phá cỗ.
* Mùa đông:
Lọ Lem phải chia tay các bạn nhỏ trong đêm trung thu để tiếp tục cuộc hành trình của mình.Lọ Lem cứ đi nhưng Lọ lem không biết mình đang đi vào mùa gì, các con có biết mùa tiếp theo mùa thu là mùa gì không?
Để xem đó có phải là mùa đông không cô mời các con cùng hướng lên màn hình.Cô cho trẻ quan sát cảnh mùa đông
+ Mùa đông có gì đặc biệt nào?
Cô mở đĩa dừng lại ở hình ảnh trang phục:Vì sao bạn lại mặc quần áo như thế?
+ Cây cối của mùa đông như thế nào?
+ Mùa đông có hiện tượng tự nhiên gì?
+ Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?
+ Mùa trái với mùa đông là mùa gì?
+ Mùa hè có những đặc điểm gì nổi bật các con nhắc lại cho cô được biết nào?
Cô nhấn mạnh đặc điểm của mùa đông và mùa hè.Giáo dục trẻ lựa chon trang phục phù hợp
- Chuyến du lịch của Lọ Lem thật thú vị Lọ lem được khám phá về thiên nhiên. Lọ Lem đã đi vào mấy mùa? Đó là những mùa nào?
+ Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm?
+ Mùa nào là mùa đầu tiên? 
Các con ạ! một năm có 4 mùa đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, các mùa cứ lặp đi lặp lại hết năm này đến năm khác.
Cô cho trẻ so sánh các mùa trong năm.
Và lọ lem đã đố các bạn 4 mùa khác nhau như thế nào?
- Mùa xuân thời tiết như thế nào? Mọi người ăn mặc như thế nào? Có những lễ hội nào?
- Mùa hè mọi người ăn mặc như thế nào? Trong miền nam chúng ta mùa hè như thế nào? thời tiết ra sao?
- Mùa thu có lễ hội nào? Thời tiết vào mùa thu như thế nào?
- Mùa đông con người ăn mặc như thế nào? Thời tiết ra sao? Cô cho trẻ so sánh.
+ Các con cho cô biết các con đang sống trong mùa gì không?
Để cảm nhận được sắc xuân trên quê hương của chúng ta cô mời các con đọc bài thơ “Mùa xuân” để gửi tặng Lọ Lem nhé. 
* Cô giới thiệu từ : ấm áp
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : nóng nực
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : lạnh lẽo
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
3
Hoạt động 3: phần chung sức
Trò chơi “Chọn Lôtô theo đúng dấu hiệu của mùa” 
Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
Lọ Lem tặng 4 chiếc bảng gài, trên mỗi bảng gài có biểu tượng của từng mùa 
Cô chia trẻ ra làm 4 đội chơi, mỗi đội tìm lôtô theo dấu hiệu của một mùa( ví dụ: đội 1 tìm lôtô có dấu hiệu của mùa xuân, đội 2 tìm lôtô theo dấu hiệu của mùa hè)
Sau 2 phút đội nào tìm được nhiều và đúng lôtô theo đúng dấu hiệu của mùa nhất đó là đội chiến thắng.
Cô tổ chức cho 4 đội chơi thi đua
Cô nhận xét kết quả chơi của 4 đội.
4
Hoạt động 4:
Ai giỏi hơn
* Cô hướng dẫn trẻ thực hiện vở bài tập của trẻ. 
Hãy tô màu lá cây bàng phù hợp với các mùa trong năm, viết số 1,2,3,4 vào các ô theo thứ tự của 4 bốn mùa trong năm và nói tên các mùa, hãy nối tranh theo thứ tự thay đổi của thời tiết và giải thích tại sao bé làm như vậy.
Cô cho trẻ vào bàn thực hiện, khi thực hiện cô quan sát nhắc nhở trẻ, nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Nhận xét hát bài hát mùa hè đến ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
+ Trò chơi động: “ Lộn cầu vồng”
+ Trò chơi tĩnh: “ dự báo thời tiết”
- Cô nói luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ chơi tự do: Cô cho trẻ chon đồ chơi chơi theo ý thích.
--------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc xây dựng: Xây công viên nước.
*Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu các nguồn nước sạch. Bầu trời, ông mặt trời.
* Góc học tập: tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai.
* Góc thiên nhiên: cho trẻ làm thí nghiệm về nước.
* Góc phân vai: cửa hàng bán nước giải khát.
-------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ . Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Điểm danh
- Làm quen bài mới “ Bò theo hướng thẳng và đường dích dắc”
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
........................................................................................................
................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ b

File đính kèm:

  • docxTUAN 3 HTTN_13059714.docx