Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh 3: Mưa có từ đâu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Xuân Loan

I-Mục đích yêu cầu

1- Kiến thức :

- Trẻ nhận ra được các quá trình tạo thành mưa . Biết các hiện tượng tự nhiên khi trời mưa: Sấm chớp, gió, mưa

- Trẻ biết sắp xếp theo tứ tự quá trình tạo thành mưa

- Biết các loại mưa khác nhau và một số ích lợi, tác hại của mưa

2- Kĩ năng :

 - Trẻ có kĩ năng năng quan sát, phán đoán suy luận ghi nhớ, trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3- Thái độ :

- Trẻ húng thú tham gia các hoạt động

- Biết bảo vệ sức khỏe khi trời mưa : che ô, mặc quần áo mưa khi ra ngoài

II- Chuẩn bị:

- Chuẩn bị của cô : Nhạc bài hátcho tôi đi làm mưa với, video quá trình hình thành của mưa, hình ảnh lợi ích tác hại của mưa, hình ảnh các loại mưa ( mưa đá, mưa rào.)

- Chuẩn bị của trẻ : Vòng để chơi trò chơi

 

docx25 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh 3: Mưa có từ đâu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Xuân Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
*TD: Ném và bắt bóng với người đối diện
*Trò chơi vận động: Kéo co
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: Mưa có từ đâu
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
*Văn học: 
Truyện: Giọt nước tí xíu
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
*Âm nhạc: 
Cho tôi đi làm mưa với
Mưa có từ đâu
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
-LQVT: Đo dung tích của 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo
-KPKH: Mưa có từ đâu
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: Mưa có từ đâu 
Từ ngày 17/4 đến ngày 21/04/2023
Thời gian 
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ
-- Vệ sinh phòng lớp
 - Nhắc trẻ sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi.
 - Trao đổi phụ huynh về trẻ khi ở nhà
-- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ mưa có từ đâu” 
-- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường.	
Thể dục sáng
 - Hô hấp: Hít vào, thở ra sâu.
 - Tay : 2 tay dang ngang, gập lên vai.
 - Lưng, bụng 3: Nghiêng người sang 2 bên.
 - Chân 3: Co duỗi từng chân.
Điểm danh
Mở 
chủ đề nhánh
- - Trò chuyện về chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu 
 - Điểm danh: Cô mời tổ trưởng báo cáo sỉ số trong tổ và nêu tên bạn vắng, cô điểm danh.
- Thời gian: Thứ, ngày tháng, năm ( hiện tại, quá khứ,tương lai)
- - Thời tiết: Nắng, mưa, mát mẻ
 - Tâm trạng : Vui, buồn.
 - Thông tin: Tin mới, thời sự, chuyện khi trẻ ở nhà
Hoạt động chung
PTTC
Ném và bắt bóng với
 người đối diện
PTNT
KPKH 
Mưa có từ đâu
PTNN
Truyện
Giọt nước tí xíu
PTTM
Hát
Cho tôi đi
 làm mưa với
PTNT
LQVT
Đo dung tích của 2 đối 
tượng bằng 1 đơn vị đo
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát 
Tranh chủ đề
-TCVĐ: 
Nhốt không khí vào túi
- TCDG: 
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát
Tranh chủ đề
-TCVĐ:
 Nhốt không khí vào túi
- TCDG:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát cây bằng lăng
-TCVĐ: 
Nhốt không khí vào túi
- TCDG
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát
 Tranh một số hiện tượng tự nhiên
-TCVĐ
Nhốt không khí vào túi
- TCDG:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát
Tranh chủ đề
-TCVĐ:
Nhốt không khí vào túi
- TCDG: 
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
Hoạt động góc
- Thư viện: Sưu tầm cắt dán tranh về ngôi nhà, cánh đồng lúa.
- Xây dựng: Lắp ghép hình ngôi nhà
- Nghệ thuật: Trẻ vẽ, nặn, xé, cắt dán về ngôi nhà, doanh trại bộ đội, bệnh viện.
- Phân vai: Nấu ăn 
- Thiên nhiên:Trồng hoa kiểng
- Cô gợi cho trẻ thực hiện
Đóng chủ 
đề nhánh
Hoạt động ăn trưa
+Trước khi ăn: cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Cô chuẩn bị khan mặt,bát, thìa,nước uống, bàn ghế cho trẻ. Chia thức ăn ra từng bát.
+Trong khi ăn: Cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống.
+Hỏi trẻ một số tên món ăn, cung cấp chất gì cho cơ thể.
+Sau khi ăn: Hướng dẫn trẻ thu dọn bàn ghế, xếp bát thìa vào nơi quy định,uống nước, tự lau miệng, lau tay sau khi ăn.
Hoạt động ngủ trưa
+Trước khi ngủ: Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối nệm cho trẻ ngủ theo tổ.
+Trong khi ngủ: Cô chú ý theo dõi trẻ ngủ, đảm bảo cho trẻ ngủ đúng tư thế.
+Sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy dần dần. Hướng dẫn trẻ tự dọn chỗ ngủ vừa sức với trẻ.
Hoạt động chiều
Ôn
Ném và bắt bóng với
 người đối diện
Ôn
KPKH 
Mưa có từ đâu
Ôn
Truyện
Giọt nước tí xíu
Ôn
Hát
Cho tôi đi
 làm mưa với
Ôn
LQVT
Đo dung tích của 2 đối 
tượng bằng 1 đơn vị đo
-Chơi tự do theo ý thích ở các góc
Vệ sinh-
Nêu gương
Trả trẻ
 - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về.
 - Nêu gương bé ngoan
 - Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH
Chủ đề nhánh 3: Mưa có từ đâu
I/ Mục đích yêu cầu :
- Kiến thức :Trẻ nhận biết bạn vắng, tên bạn vắng
- Biết tên mình có chữ cái tương ứng với tên bạn vắng
- Kỹ năng :Nhận biết thời gian qua lịch, biết viết số, gắn băng từ tương ứng
- Biết đọc theo hình ảnh. Làm quen với một số sách mới
- Thái độ : Cháu tham gia trò chuyện với cô 
II/ Chuẩn bị : 
 Đồ dùng : các biểu bảng; Bé đến lớp, lịch ngày cho cháu rở, bảng gắn và băng từ các ngày, biểu tượng thời tiết, sách mới trong tuần
Sân rộng , rãi thoáng mát , đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
1/ Mở chủ đề nhánh: “ Mưa có từ đâu”
- Cho trẻ hát “cho tôi đi làm mưa với” đàm thoại về chủ đề nhánh.
 Cô cho 3 tổ trưởng điểm danh, báo cáo
 Cho trẻ gắn hình bạn vắng, tìm hiểu lí do bạn vắng
-Chúng ta cùng xem các bạn đi học hôm nay tay như thế nào ?
-Cô kiểm tra lại nhắc trẻ giữ vệ sinh
3/ Đàm thoại thời gian:
 Cho trẻ cùng hát “ cả tuần đều ngoan”
- Cho trẻ xem lịch, trò chuyện về thời gian: Hôm qua, hôm nay, ngày mai
+ Cho trẻ gắng băng từ, thẻ số
+ Cho trẻ đọc lại 1 lần
4/ Theo dõi thời tiết:
 Hát “ mây và gió ”. Cô dẫn trẻ đi 1 vòng cho trẻ quan sát bầu trời (Trẻ nhận xét)
 Cô cho trẻ dự đoán thời tiết trong ngày và gắn biểu tượng 
5/ Trò chuyện về thông tin:
 Cô và trẻ cùng trò chuyện về thông tin thời sự trong ngày
 6/ Tìm hiểu tâm trạng
 Hôm nay đi học tâm trạng các con thế nào? 
( (Thưa cô: vui)
Vì sao? ( được mẹ đưa đi học, có nhiều bạn, được chơi nhiều đồ chơi)
7/ Trò chuyện chủ đề ngày “ bé ngoan chăm phát biểu”
- Chủ đề ngày hôm nay là “ Bé ngoan chăm phát biểu”
- Vậy hôm nay các con đi học phải trật tự và phát biểu thật tích cực nhé
cả lớp cùng hát 
3 tổ trưởng điểm danh
Nêu tên bạn vắng và gắn hình lên bảng
Kiểm tra vệ sinh móng tay của bạn
Chú ý lắng nghe.
cả lớp hát
Thứ Hai,17/04/2023
trẻ tìm thẻ từ gắn lên bảng
Nhắc lại thứ, ngày, tháng
vừa hát vừa ra hành lang quan sát bầu trời
Dự đoán thời tiết và gắn biểu tượng
Nêu tâm trạng trong ngày
Trò chuyện về chủ đề ngày
IV- Nhận xét:
.....
	Giáo Viên
 Nguyễn Thị Xuân Loan
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 2: Bầu trời của bé
Tên hoạt động: Quan sát Tranh chủ đề
I - Mục đích yêu cầu:
1 - Kiến thức:
- Trẻ biết kể tên một số hiện tượng tự nhiên. Biết được lợi ích của nắng và gió đối với đời sống của con người.
2- Kỹ năng:
- Cháu biết chơi trò chơi về đúng nhà, bật qua rãnh nước.
3- Thái độ
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của nắng và gió với đời sống con người và giáo dục cháu biết tiết kiệm nước
II - Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Tranh chủ đề	
- Vòng, bóng, phấn,chai đựng nước, thùng tưới, xô đựng nước ...
III – Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
 1. Quan sát – trò chuyện
 Cả lớp hát bài hát “ nắng sớm ”
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói lên điều gì ? (trẻ kể theo hiểu biết)
 + Cô hướng dẫn trẻ quan sát “ Quan sát tranh một số hiện tượng tự nhiên”
- Các con hãy quan sát tranh rồi kể cho cô nghe con thấy những gì trong tranh.
- Trong tranh có những hình ảnh gì? 
Cảnh thời tiết thời nắng như thế nào? Còn mưa thì ra sao ?
+ Giáo dục: Giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè.
 2. Trò chơi vận động “Nhốt không khí vào túi”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
 - Giải thích luật chơi, cách chơi
+ Cách chơi: Mỗi trẻ 1 cái bọc nhựa, tây cầm túi đưa lên cao đồng thời đi vòng quanh sân cho không khí bay vào túi. Sau đó dùng tay dùng tay bịt miệng túi lại.
+Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ 1 cái bọc nếu bạn nào thực hiện không đúng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi 1 lượt
-Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần
 3. Trò chơi dân gian “Dung dăng dung dẻ”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
 - Giải thích luật chơi, cách chơi. 
+ Cách chơi: cả lớp đứng thành đội hình vòng tròn. Sau đó cả lớp đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ” kết hợp đi theo đội hình vòng tròn khi đến tù ngồi sụp xuống đây thì 2 tay bịt tai lại và ngồi xổm xuống sấn
+ Luật chơi:
Nếu bạn nào thực hiện không đúng theo hướng dẫn sẽ bị loại khỏi vòng chơi 1 lượt.
-Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần
 4. Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi với lá cây khô, làm mũ bằng lá dừa 
- Chơi với nước: trẻ đong nước .
- Nhận xét:
Cả lớp hát bài hát 1 lần
Nắng sớm
nắng sớm cho chúng ta tập thể dục,.
cả lớp quan sát tranh
trẻ kể tên những gì trong tranh mà trẻ thấy
Chú ý lắng nghe
cả lớp chơi trò chơi.
Chú ý nghe hướng dẫn
cả lớp chơi trò chơi
Chơi tự do
IV-Nhận xét
................................................
 Giáo viên
	Nguyễn Thị Xuân Loan
HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh 2: Bầu trời của bé
I-Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết phân vai chơi trò chơi nấu ăn, biết thể hiện đúng từng vai chơi
- Rèn trẻ biết phối hợp vai chơi với bạn
 - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng và cất đúng nơi quy định, không giành đồ chơi với bạn 
II-Chuẩn bị
- Đồ chơi để nấu ăn, một số loại rau củ, thực phẩm 
- Đồ dùng đồ chơi trong từng góc
III- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi
 Cho trẻ đọc thơ “nắng bốn mùa”
- Trong bài thơ nói lên điều gì? 
- Hàng ngày chúng ta thường thấy những hiện tượng tự nhiên gì?
- Làm gì để đảm bảo cho sức khoẻ ?
- Ăn uống có lợi gì cho cơ thể các con ?
- Các con ăn những thức ăn nào có lợi cho cơ thể ?
 Thức ăn nào có hại cho sức khỏe?
- Hôm nay ở góc phân vai cô cho các con nấu các món ăn hàng ngày các con biết 
- Muốn nấu ăn các con cần phải có gì ?
- Các con sẽ phân vai cho bạn bán thực phẩm, bạn nấu ăn đi chợ
- Trước khi vào góc chơi các con làm gì ?
- Trong khi chơi các con làm gì ? 
- Sau khi chơi xong thì các con cần phải làm gì ?
 Hoạt động 2: Tiến hành chơi
 Cô cho trẻ vào góc chơi
 Trẻ chơi theo gợi ý cô đưa ra hoặc sáng tạo thêm trong quá trình chơi
 Cô quan sát
Hoạt động 3: Nhận xét trẻ chơi
 Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của góc làm được gì ? 
 Cô định hướng tiếp cho trẻ chơi tốt hơn lần sau
 Giáo dục trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định sau mỗi giờ hoạt động hoặc sau khi chơi
Hoạt động 4: Đóng chủ đề nhánh “ Hiện tượng tự nhiên”	 
-Các trò chơi vừa rồi cũng đã kết thúc chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu và chúng ta sẽ chuyển sang chủ đề nhánh “ Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4 ” vào tuần sau nhé.
Cả lớp đọc thơ cùng cô
Nói về hiện tượng trời nắng
nắng, mưa, gió.
Ăn uống, ngủ, tập thể dục
Giúp cơ thể lớn lên
Giàu chất đạm, vitamin, 
nhiều chất béo, ngọt
chọn thực phẩm
thoả thuận vai chơi
thể hiện vai chơi
Thu dọn đồ chơi
cả lớp vào góc chơi
nhận xét kết quả chơi
IV-Nhận xét:
 ...... ............... 
 Giáo Viên
	 Nguyễn Thị Xuân Loan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai, ngày 17 tháng 4 năm 2023
Chủ đề nhánh 3: Mưa có từ đâu
Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Tên hoạt động VĐCB: Ném và bắt bóng với người đối diện 
Đối tượng: 5- 6 tuổi
I. Mục đích – yêu cầu:
 1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập “ Tung và bắt bóng với người đối diện”
- Dạy trẻ biết phối hợp với nhau để tung bóng cho nhau khéo léo không làm rơi bóng.
 2. Kỹ năng: 
-Rèn phản xạ nhanh, khéo léo cho trẻ,trẻ biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng để tung bóng cho người đối diện và bắt được bóng, không làm rơi bóng.
 3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết tuân thủ các quy định : chú ý lắng nghe,làm theo hướng dẫn của cô.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
-  4 quả bóng cao su.
- Một sợi dây thừng dài 6m
- Vạch chuẩn để chơi trò chơi
-  Sân tập sạch sẽ
- Nhạc các bài hát : niềm vui gia đình, mời anh lên tàu lửa, thật đáng yêu, cho con
III- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
Hoạt động 1: Khởi động
 - Cô bật nhạc bài hát “ Nắng sớm” lên cho trẻ khởi động, xoay các khớp, cổ, tay, bụng, chân, cổ chân.
 Cho trẻ đi khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp đi các kiểu ( đi bằng gót chân, mũi chân,đi thường, đi bằng mép ngoài bàn chân,chạy nhanh, chạy chậm ) trên nền nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” sau đó đứng thành 2 hàng dọc.
Hoạt động 2: Trọng động
+Bài tập phát triển chung
 Đội hình 4 hàng ngang
- Cô cho trẻ xếp thành 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung trên nền nhạc bài hát “Thật đáng yêu”
- ĐT tay : Hai tay đưa ra trước, lên cao, sang ngang.
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: 2 tay đưa ra trước
+ Nhịp 2: 2 tay giơ lên cao
+ Nhịp 3: 2 tay đưa sang ngang
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4.
- ĐT Bụng : Cúi gập người tay chạm mũi chân. 
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: 2 tay giơ lên cao, 2 chân đứng rộng bằng vai.
+ Nhịp 2: Cúi gập người, tay chạm mũi bàn chân.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4.
- ĐT Chân : Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. 
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông.
+ Nhịp 1: Bước chân phải lên trước, khuỵu đầu gối
+ Nhịp 2: Co chân phải lại,đứng thẳng.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1, đổi chân
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 đổi chân.
- ĐT Bật : Bật tách và khép chân.
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bật tách chân, 2 tay chống hông.
+ Nhịp 2: Bật khép chân
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4.
+Vận động cơ bản: 
 Cô cho trẻ xếp thành vòng tròn đứng xung quanh cô, khoảng cách giữa cô và trẻ là 2m.
  Cô biết lớp mình rất thích chơi bóng nên cô đã chuẩn bị cho lớp mình những quả bóng rất đẹp. 
- Chúng mình đã được hoạt động với bóng bao giờ chưa ?
- Các con thường làm gì với những quả bóng này ?
- Vậy chúng mình đã được tung và băt bóng bao giờ chưa ?
 Hôm nay cô và các con cùng tung và bắt bóng với bạn nhé.
Cô mời 2 trẻ lên thực hiện trước để cả lớp quan sát.
* Cô làm mẫu:
- Lần 1: Cô tung bóng với cô cùng lớp cho trẻ xem không giải thích
- Lần 2: Cô thực hiện động tác kết hợp phân tích động tác: Khi tung bóng thì các con cầm bóng bằng hai tay, mắt nhìn thẳng về phía người sẽ bắt bóng. Khi có hiệu lệnh của cô thì các con tung bóng cho người đối diện và người đối diện phải chú ý để bắt được bóng bằng hai tay và không làm rơi bóng xuống đất.
 *Cho trẻ thực hiện:
- Cô lần lượt tung bóng cho từng trẻ để bắt, kết hợp gọi tên trẻ.
- Lần lượt cho 2 cặp vào trong vòng tròn để thực hiện cho đến hết cả lớp.
 (Cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ).
* Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên vận động.
c. Trò chơi vận động: Kéo co
 Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ.
- Cách chơi : cô chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội đứng ở 1 bên, khi có hiệu lệnh của cô, thành viên các đội ra sức kéo dây về phía của đội mình.
- Luật chơi : Khi nào bạn đầu hàng của đội bên này chạm chân vào vạch chuẩn ( bị kéo về phía đội bạn), hoặc đội nào bị ngã trước đội ấy sẽ là đội thua cuộc.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
Nhận xét sau mỗi lần chơi
=>Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục, ăn hết xuất cơm của mình... để cơ thể khỏe mạnh.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập trên nền nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ”
Chuyển hoạt động
 Cả lớp thực hiện
Trẻ đi vòng tròn theo nhạc, hiệu lệnh của cô
-Trẻ tập bài tập phát triển chung
- Trẻ xếp đội hình theo yêu cầu của cô
- Rồi ạ
- Trẻ thực hiện
- Quan sát cô
 -Trẻ thực hiện cùng cô
-Trẻ thực hiện cùng bạn
-Lắng nghe cô
-Chơi trò chơi
-Lắng nghe cô
-Đi nhẹ nhàng
Chuyển hoạt động
IV-Nhận xét:
.................................................................................................................................................... 
 Giáo viên
 Nguyễn Thị Xuân Loan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Ba, ngày 18 tháng 04 năm 2023
Chủ đề nhánh 3: Mưa có từ đâu 
Lĩnh Vực phát triển: Phát triển nhận thức 
Tên đề tài: KHKH “ Mưa có từ đâu”
Đối tượng: 5- 6 tuổi 
I-Mục đích yêu cầu
1- Kiến thức :
- Trẻ  nhận ra  được các quá trình tạo thành mưa . Biết các hiện tượng tự nhiên khi trời mưa: Sấm chớp, gió, mưa
- Trẻ biết sắp xếp theo tứ tự quá trình tạo thành mưa
- Biết các loại mưa khác nhau và một số ích lợi, tác hại của mưa
2- Kĩ năng :
 - Trẻ có kĩ năng năng quan sát, phán đoán suy luận ghi nhớ, trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3- Thái độ :
- Trẻ húng thú tham gia các hoạt động
- Biết bảo vệ sức khỏe khi trời mưa : che ô, mặc quần áo mưa khi ra ngoài
II- Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của cô : Nhạc bài hátcho tôi đi làm mưa với, video quá trình hình thành của mưa, hình ảnh lợi ích tác hại của mưa, hình ảnh các loại mưa ( mưa đá, mưa rào..)
- Chuẩn bị của trẻ : Vòng để chơi trò chơi
III-Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Cô cho trẻ hát vận động bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Bài hát chúng mình vừa hát có tên là gì?
- Bài hát  nói đến những hiện tượng tự nhiên nào?
- Vậy mưa có từ đâu?
Để biết được mưa có từ đâu hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu nhé
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mưa
+ Mưa có từ đâu
Cô hỏi 2-3 trẻ: Theo sự hiểu biết của trẻ
Để biết được mưa có từ đâu các con hãy nhìn lên màn hình nhé!
(Cô bật video clip quá trình tạo thành mưa)
- Bạn nào có nhận xét gì về video chúng mình vừa xem?
+ Nước có ở những đâu?
+ Khi mặt trời chiếu ánh nắng  chói chang xuống mặt nước thì điều gì xảy ra?
+ Hơi nước bay lên tạo thành gì?
Nước sẽ bốc hơi ngưng tụ thành những đám mây
+ Những đám mây gặp gì sẽ tạo thành mưa?
- Cô giải thích: Khi mặt trời chiếu ánh nắng xuống trái đất, mặt nước ao, hồ, sông, biển, nóng lên rồi bốc hơi lên cao, hơi nước bay lên tạo thành mây  và gặp không khí lạnh thì mây càng nặng hơn và tạo thành những giọt nước li ti rơi xuống mặt đất - người ta gọi đó là mưa.
Cho 2-3 trẻ nhắc lại quá trình tạo thành mưa
- Các con hãy thử suy nghĩ xem nếu nhiều ngày không có mưa thì sao?
- Vậy mưa có ích lợi gì?
Hãy cùng nhìn lên màn hình để xem ích lợi của mưa nhé: Mưa làm cây xanh tốt, mưa giúp cho đời sống sinh hoạt của con người, mưa làm sạch đường phố
- Nếu gặp mưa thì con sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe?
+Giáo dục: Không ra ngoài khi trời mưa, nếu đi phải đi cùng người lớn, che ô hoặc mặc quần áo mưa để bảo vệ sức khỏe
+ Mở rộng
- Chúng mình biết những loại mưa nào?
Cho trẻ quan sát hình ảnh: Mưa đá, mưa rào, mưa phùn, mưa to.
- Nếu mưa to quá, kèm theo gió giật, sấm chớp thì điều gì sẽ xảy ra?
Hãy cùng nhìn xem tác hại của mưa to như thế nào nhé: lũ lụt, ảnh hưởng mùa màng...
=> Đó chính là hình ảnh thiên nhiên đang nổi giận đấy.Vì con người không biết bảo vệ thiên nhiên: chặt đốt rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi nên chúng ta phải gánh chịu hậu quả.
- Theo các con phải làm gì để hạn chế lũ lụt, hạn hán, bão xảy ra?
=> Giáo dục trẻ: Biết trồng cây và chăm sóc bảo vệ môi trường,
Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi 1: Trò chơi đội nào nhanh
- Cách chơi: cô chia lớp làm 2đội, mỗi đội có một rổ lô lô hình ảnh quá trình tạo thành mưa. Nhiệm vụ của 2 đội là bật qua vòng và tìm hình ảnh sắp xếp theo thứ tự hình thành mưa. Đội nào xếp được đúng và nhiều hơn sẽ thắng cuộc
- Luật chơi: Mỗi lần chúng mình chỉ được gắn một hình ảnh
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
* Bé khéo tay
Cô phát giấy A4 và bút màu cho trẻ vẽ mưa rơi
Cô quan sát và giúp đỡ trẻ
-Cô nhận xét, khen trẻ
Cả lớp hát 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Chú ý lắng nghe
Quan sát tranh
Cả lớp chơi trò chơi
Cả lớp vẽ mưa
IV-Nhận xét: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Giáo viên
	Nguyễn Thị Xuân Loan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Tư, ngày 19 tháng 04 năm 2023
Chủ đề nhánh 3: Mưa có từ đâu 
Lĩnh Vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ 
Tên đề tài: Truyện “ Giọt nước tí xíu”
 Đối tượng: 5- 6 tuổi 
I-Mục đích yêu cầu
1- Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về bạn giọt nước Tí Xíu, nhờ có sức nóng của ông mặt trời, bạn Tí Xíu đã biến thành hơi bay lên trời ngưng tụ thành những đám mây. Khi gặp những cơn gió mạnh, Tí Xíu và các bạn rơi xuống mặt đất tạo thành mưa.
- Trẻ hiểu được từ “Tí Xíu” là rất nhỏ, “cơn giông” là hiện tượng gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội.
- Trẻ hiểu được ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật.
- Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa.
2-Kỹ năng:
- Trẻ trả

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_hien_tuong_tu_nhien_chu_de_nha.docx