Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học: Bản thân

MỤC TIÊU

1. Lĩnh vực phát triển thể chất

* Vận động cơ bản & sức khỏe:

- Trẻ thực hiện được các động tác ở các nhóm cơ và hô hấp.

- Trẻ thực hiện một cách dẻo dai và bền bỉ vận động: Chạy chậm 120 m.

- Trẻ biết chuyền và bắt bóng qua chân.

* Vệ sinh - dinh dưỡng:

- Trẻ tự mặc, cởi quần áo.

- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày

- Biết và không ăn, uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe.

* An toàn:

- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.

- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức

*Khám phá khoa học và xã hội:

- Trẻ biết được ý nghĩa của đôi tay và nhận biết một số bộ phận bên ngoài của cơ thể.

- Trẻ nhận biết, phân biệt giới tính của bạn gái, bạn trai về đặc điểm bên ngoài, trang phục và sở thích.

- Trẻ biết phân biệt 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.

- Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.

 

doc41 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU
1. Lĩnh vực phát triển thể chất 
* Vận động cơ bản & sức khỏe:
- Trẻ thực hiện được các động tác ở các nhóm cơ và hô hấp.
- Trẻ thực hiện một cách dẻo dai và bền bỉ vận động: Chạy chậm 120 m.
- Trẻ biết chuyền và bắt bóng qua chân.
* Vệ sinh - dinh dưỡng:
- Trẻ tự mặc, cởi quần áo.
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày
- Biết và không ăn, uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe.
* An toàn:
- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức 
*Khám phá khoa học và xã hội: 
- Trẻ biết được ý nghĩa của đôi tay và nhận biết một số bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Trẻ nhận biết, phân biệt giới tính của bạn gái, bạn trai về đặc điểm bên ngoài, trang phục và sở thích.
- Trẻ biết phân biệt 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
- Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.
*Làm quen với toán: 
- Trẻ biết xác định phía trên, dưới, trước sau của bản thân.
- Xác định vị trí trên, dưới, trước, sau, phải, trái của một vật so với một vật khác.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện “Gấu con bị đau răng”, bài thơ “Tay bé”, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
- Nhận dạng được chữ cái a, ă, â trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Trẻ biết “viết” chữ cái a, ă, â theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. 
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm vµ quan hÖ xã hội
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình
- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.
- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. 
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 
- Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát trẻ em.
- Trẻ thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.	
- Sử dụng các kỹ năng vẽ, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối về chủ đề bản thân của bé. 
- Tô màu kính, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
CHUẨN BỊ
1. Cho cô:
- Tranh ảnh, thơ, bài hát về chủ đề bản thân của bé, .
- Tranh thể hiện nội dung bài thơ “ Bé học lễ giáo” “Giờ chơi của bé”. 
- Lô tô dạy toán cho trẻ.
- Tranh vẽ bạn gái, bạn trai. Tranh vẽ sở thích bạn gái, sở thích bạn trai
- Thẻ chữ cái a, ă, â. Tranh vẽ bàn tay, khăn mặt, đôi tất có chứa từ trong tranh.
- Tranh chữ bài thơ “Tay bé”.
2. Cho trẻ:
- Tranh lô tô nhỏ về toán giống cô, đồ dùng đồ chơi ở các góc, vỡ tạo hình, bóng.
- Thẻ chữ cái “a, ă, â”
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cả cô và trẻ như: bàn, ghế, bút sáp, giấy A4 phục vụ cho hoạt động tạo hình.
- Chuẩn bị đàn, xắc xô, phách gõ, mũ múa phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Chuẩn bị tranh ảnh , tranh lô tô về chủ đề cho trẻ.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc và hoạt động ngoài trời(mũ thỏ, cáo, mũ mèo và chuột..).
3. Sự hỗ trợ của phụ huynh:
- Huy động sự hổ trợ tranh ảnh của phụ huynh như: sách báo, tranh ảnh....cho chủ đề.
- Đồ dùng cho trẻ chơi.
MẠNG NỘI DUNG
Bản thân của bé
- Một số đặc điểm cá nhân
- Đặc điểm cơ thể bé 
- Bé có 5 giác quan
- Bé tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người
BẢN THÂN CỦA BÉ
Sở thích của bé? 
- Bé thích làm gì?
- Món ăn mà bé thích.
- Bé thích chơi với bạn nào trong lớp
.
Bé cần gì để lớn lên khỏe mạnh
- Bé sinh ra và lớn lên
- Những nhóm thực phẩm cần cho sức khỏe
- Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khoẻ và cơ thể khoẻ mạnh. - Rèn luyện và chăm sóc cơ thể khoẻ mạnh
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển nhận thức
*Khám phá khoa học và xã hội: 
- Đôi tay kì diệu.
- Bạn gái, bạn trai.
- Phân biệt 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
*Làm quen với toán: 
- Xác định phía trên, dưới, trước sau của đối tượng khác
- Xác định phía trên, dưới, trước sau của bản thân
- Xác định phía phải, phía trái so với đối tượng khác
Phát triển thể chất
* VĐCB: Chạy chậm 120 m; Chuyền và bắt bóng qua chân.
- TCVĐ: Ném bóng vào rổ; Bịt mắt bắt dê
* DD- VSSK: Trò chuyện về kỹ năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. Giáo dục trẻ không ăn, uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe.
* An toàn: Trò chuyện về việc không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
BẢN THÂN CỦA BÉ
BẢN THÂN CỦA BÉ
Phát triển thẩm mỹ
* Âm nhạc:
- VTTN: Dậy đi thôi
- VĐTN: Đôi sép xinh
- NH: Trống cơm, Cái mũi
- TCÂN: Ai nhanh hơn; Tai ai tinh
* Tạo hình: Vẽ khuôn mặt vui buồn của bé.
Phát triển TC và QH xã hội
- Trò chuyện về ích lợi của các bộ phận cơ thể bé, bé yêu quý và biết chăm sóc bảo vệ.
- Biết quan tâm, chúc mừng các cô, các chị, bà và mẹ trong ngày 20/10 bằng bài hát, sản phẩm tạo hình..
- Thể hiện qua các trò chơi:
+ Phân vai: Đóng vai mẹ, con, bán hàng, Bác sỷ của bé..
+ Xây dựng: xây trường, lớp mầm non, khu vui chơi...
+ Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột; Bịt mắt bắt dê; ...
+ Trò chơi VĐ: Chuyền, ném bóng..
Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.
- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
.
Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết dùng lời để trò chuyện về các bộ phận cơ thể bé, sở thích, nhu cầu của bé.
- Đọc thơ, kể chuyện:
+Thơ: Tay bé.
+ Truyện: Gấu con bị đau răng
- Chơi các trò chơi dân gian để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: Từ ngày 21/9 đến 09/10/2015
Lớp: Mẫu giáo Lớn A2
 Tuần
Thứ
Tuần 4
Thực hiện từ ngày 21/9 đến 25/09/2015 
Nhánh1:
Cơ thể của bé
Tuần 5
Thực hiện từ ngày 28/09 đến 02/10/2015
Nhánh 2:
Sở thích của bé
Tuần 6
Thực hiện từ ngày 05/10 đến 09/10/2015
Nhánh 3:
Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
Thứ 2
* Thể dục: Chạy chậm 120m
- TCVĐ: Ném bóng vào rổ
* Tạo hình: Vẽ, tô màu chân dung bé
* Thể dục: Chuyền và bắt bóng qua chân.
-TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
Thứ 3
* KPKH: : Đôi tay kì diệu.
* KPXH: Bạn gái, bạn trai
* KPKH: Phân biệt 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho sức khỏe
Thứ 4
Âm nhạc: 
- Hát+VTTN: Dậy đi thôi
- NH: Trống cơm
- TCAN: Ai nhanh hơn
* LQTP Văn học: 
 Truyện: Gấu con bị đau răng
Âm nhạc: 
- Hát+VĐTN: Đôi dép xinh
- NH: Cái mũi.
- TCAN: Tai ai tinh
Thứ 5
* LQVT: Xác định phía trên, dưới, trước sau của bản thân
* LQVT: Xác định phía trên, dưới, trước sau của đối tượng khác
* LQVT: Xác định phía phải, phía trái so với đối tượng khác
Thứ 6
* LQTP Văn học: 
 Thơ: Tay bé
* LQCC: Làm quen chữ cái a ă â
* LQCV: Tập tô chữ cái a ă â
GV TH
Bích Phụng
Mai Liên
Bích Phụng
Chuyên môn trường Khe Sanh, ngày 16 tháng 9 năm 2015 
Duyệt ngày 17/9/2015 Người lập
 P. Hiệu trưởng 
 Phan Thị Hồng	 Lê Thị Mai Liên	
Tuần 4: Thực hiện nhiệm vụ cô nuôi
Thời gian: từ ngày 21/9 đến ngày 25/09/2015
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ đến lớp chuyên cần, biết chào bố mẹ, chào cô khi vào lớp 
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Trẻ biết biết tên các món ăn hàng ngày, ăn cơm không nói chuyện riêng và ăn hết suất ăn .
- Trẻ biết cất gối chiếu cùng với cô, biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy.
- Trẻ biết lấy đúng đồ dùng cá nhân của mình để dùng và cất đúng nơi quy định.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ có thói quen cất đồ dùng cá nhân, đồ chơi đúng nơi quy định và giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng.
- Rèn cho trẻ có ý thức trong ăn ngủ. Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng.
3. Thái độ
- Gíao dục trẻ biết thưa chào hỏi khi đến lớp, trước khi ra về.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn. Giúp cô làm một số công việc vừa sức.
II. Chuẩn bị:
- Nước uống đầy đủ cho trẻ, khăn lau hợp vệ sinh.
- Bàn ghế, bát, đĩa, tô cho trẻ ăn cơm.
- Đồ dùng, đồ chơi, sạp, chiếu, gối nhạc ru cho trẻ ngủ.
III. Cách tiến hành:
*Đón trẻ:
- Cô đến sớm, vệ sinh thông thoáng lớp học. 
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, dạy trẻ biết chào cô giáo khi vào lớp, chào tạm biệt bố mẹ.
-Trao đổi với phụ huynh về vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở phụ huynh không nên cho trẻ ăn nhiều quà vặt.
- Tổ chức cho trẻ chơi và trò chuyện với trẻ , cho trẻ đi vệ sinh.
- Theo dõi số lượng trẻ vắng mặt trong ngày. Báo ăn về trường.
- Chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết giúp cô dạy thực hiện nhiệm vụ.
- Quan sát trẻ giúp cô dạy thực hiện tốt các hoạt động.
* Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của lớp:
- Rửa ca uống nước, giặt và nhúng khăn bằng nước sôi.
- Cô lau chùi các giá, cửa sổ các đồ dùng đồ chơi cho trẻ sạch sẽ.
- Cô dọn dẹp nhà vệ sinh.
- Lau trước tiền sảnh của lớp.
 Tùy theo công việc hàng ngày mà cô sắp xếp công việc cho phù hợp nhằm đảm bảo vệ sinh trong và ngoài lớp.
* Tổ chức ăn- ngủ trưa:
-Cho trẻ đi vệ sinh, tập cho trẻ biết rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình.
+Tổ chức bữa ăn
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn ngay ngắn.
- Hỏi trẻ trong khi ăn phải như thế nào để đảm bảo vệ sinh, cô khái quát lại.
- Chia khẩu phần ăn và giới thiệu món ăn. Giới thiệu và hỏi trẻ ích lợi, giá trị dinh dưỡng của món ăn ngày hôm đó.
- Động viên trẻ ăn hết suất, khi ăn nhai kỹ, không nói chuyện riêng.
- Chăm sóc những trẻ ăn chậm.
+Tổ chức ngủ trưa:
- Cho trẻ lau miệng, uống nước và đi vệ sinh 
- Nhắc nhở trẻ nằm đúng chổ của mình, sửa sang tư thế ngủ cho trẻ.
- Mở nhạc các bài hát ru cho trẻ ngủ.
- Bao quát trong khi trẻ ngủ, dổ dành những trẻ ít ngủ.
*Vệ sinh- ăn chiều:
- Cho trẻ ngủ dậy đúng giờ, nhắc nhỡ trẻ đi vệ sinh, lau mặt, buộc tóc, cho trẻ vận động nhẹ nhàng
- Vệ sinh lớp, bưng sạp, chuẩn bị bàn ghế để tổ chức cho trẻ ăn chiều.
- Cô giới thiệu món ăn, chia khẩu phần ăn cho trẻ, động viên trẻ ăn hết suất.
- Vệ sinh nhóm lớp sau khi trẻ ăn xong.
*Vệ sinh- trả trẻ:
- Cô nhắc nhỡ trẻ biết vệ sinh thân thể gọn gàng, sạch sẽ trước khi ra về trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ.
- Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ, ông bà và lấy đồ dùng của trẻ.
- Dọn đồ dùng, lau chùi lớp học, kiểm tra điện nước trước khi ra về.
*****************&*****************
Tuần 5: Thực hiện nhánh 2: “Sở thích của bé”
(từ ngày 28/9 đến 2/10/ 2015)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết mình thích gì, biết nói về sở thích của mình, của bạn như ăn uống, trang phục, hoạt động vui chơi phù hợp với giới tính và độ tuổi.
- Trẻ biết phân biệt sở thích của bạn gái và bạn trai.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă â.
- Trẻ nhớ tên truyện, nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện “Gấu con bị đau răng”
- Trẻ xác định được phía trên, dưới, trước sau của đối tượng khác.
- Trẻ biết vẽ chân dung của bạn gái, bạn trai.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định. 
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử với cô và bạn. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện, đọc ca dao,đồng dao và phát âm chữ cái.
- Rèn luyện và phát triển khả năng xác định vị trí không gian của đối tượng khác, 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ và tô màu.
- Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có những sở thích có lợi, hạn chế những sở thích không tốt.
- Trẻ biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể mình, có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Giáo dục trẻ có ý thức, thói quen tự phục vụ.
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. 
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.
- Thực hiện đúng một số quy định, nề nếp của lớp.
- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình
- Tích cực tham gia vào các hoạt động, biết tiết kiệm năng lượng trong trường mầm non. 
II. CHUẨN BỊ
1. Cho cô:
- Tranh ảnh về chủ đề.
- Tranh thể hiện nội dung câu chuyện “Gấu con bị đau răng”
- Thẻ chữ cái a,ă,â. Tranh vẽ bàn tay, khăn mặt, đôi tất có chứa từ trong tranh.
- Tranh chữ bài thơ “Tay bé”.
- Một sô đồ dùng, đồ chơi.
- Tranh vẽ chân dung của bé
2. Cho trẻ:
- Thẻ chữ cái a,ă,â.
- Một số đồ dùng, đồ chơi học toán.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cả cô và trẻ như: bàn, ghế, bút sáp, giấy A4 phục vụ cho các hoạt động.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc và hoạt động ngoài trời (mũ thỏ, cáo, mũ mèo và chuột..).
3. Hỗ trợ của phụ huynh:
- Huy động sự hổ trợ tranh ảnh của phụ huynh như: sách báo, tranh ảnh....cho chủ đề.
- Đồ dùng cho trẻ chơi.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN 5
 Thứ
Hoạt 
động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ - chơi tự do
- Đón trẻ vào lớp, cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Trò chuyện về chủ đề, cho trẻ chọ ký hiệu góc.
- Điểm danh trẻ.
Thể dục sáng
1. Động tác hô hấp: Gà gáy. (2lx 8n)
2. Động tác tay vai: Đưa tay lên cao, ra trước và dang ngang (2lx 8n)
3. Động tác lưng bụng: Nghiêng người sang 2 bên (2lx 8n)
4. Động tác chân: Ngồi khuỵu gối. (2lx 8n)
5. Động tác bật nhảy: Bật chụm chân (2lx 8n) 
Hoạt động học
Tạo hình
KPXH
LQVH
LQVT
LQCC
Vẽ tô màu chân dung của bé
Bạn gái, bạn trai
Truyện “Gấu con bị đau răng”
Xác định phía trên, phía dưới, trước sau của đối tượng khác
Làm quen chữ cái a, ă â
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết
- TCVĐ: “kéo co”, “Pha nước chanh”
- Chơi tự do
- Hoạt động tập thể
- TC: “Mèo đuổi chuột, lôn cầu vòng
- Chơi tự do.
- HĐ: Quan sát vườn hoa sân trường.
- TC: “Mưa rơi, giao hạt”
- Chơi tự do
- Quan sát cay bàng
- TC: “Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vòng
”.
- Chơi tự do
- Hoạt động tập thể
- TC: Cáo và thỏ, trời nắng trời mưa”
Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Mẹ con, bán hàng, Bác sỷ của bé
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non, khu vui chơi
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề
- Góc học tập: Trẻ xem, tô màu một số hình ảnh về chủ đề
Hoạt động chiều
- Thực hiện vỡ tạo hình
- Trò chơi: Chạy tiếp cờ
* Nêu gương cuối ngày
 - Làm quen truyện
- Chơi hoạt động góc
 * Nêu gương cuối ngày
- Ôn truyện “Gấu con bị đau răng”
- Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát
* Nêu gương cuối ngày
- Thực hiện vỡ toán
- Chơi hoạt động góc
* Nêu gương cuối ngày
- Ôn chữ cái a, ă, â.
- Trò chơi : Rồng rắn lên mây
* Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN
I. ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ DO- ĐIỂM DANH
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ đến lớp chuyên cần, biết chào bố mẹ, chào cô khi vào lớp.
- Trẻ biết cất tư trang, đồ dùng của mình đúng nơi quy định.
- Trẻ vui vẽ, cô nhẹ nhàng, niềm nở với trẻ và phụ huynh.
- Nắm bắt tình hình của trẻ.
- Điểm danh trẻ hằng ngày
2. Cách tiến hành:
- Cô đến sớm, vệ sinh thông thoáng lớp học. 
- Cô đón trẻ ân cần, niềm nở, dạy trẻ biết chào cô giáo khi vào lớp, chào tam biệt bố mẹ.
-Trao đổi với phụ huynh về vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở phụ huynh không nên cho trẻ ăn nhiều quà vặt, mang áo quần thoáng mát cho trẻ. 
- Tổ chức cho trẻ chơi tự do và trò chuyện với trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Bao quát, theo dõi trẻ.
II. THỂ DỤC SÁNG ( Thực hiện cho cả tuần)
Đầu tuần trẻ thực hiện theo cô, những ngày cuối tuần trẻ thực hiện theo nhịp hô của cô.
1. Động tác hô hấp: Gà gáy. (2lx 8n)
2. Động tác tay vai: Đưa tay lên cao, ra trước và dang ngang (2lx 8n)
3. Động tác lưng bụng: Nghiêng người sang 2 bên (2lx 8n)
4. Động tác chân: Ngồi khuỵu gối. (2lx 8n)
5. Động tác bật nhảy: Bật chụm chân (2lx 8n) 
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành
- Trẻ tham gia hoạt động tích cực cùng cô và bạn, không chen lấn và xô đẩy bạn. 
- Rèn kĩ năng phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận của cơ thể, giữa thính giác và thị giác; kĩ năng xếp và chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô.
- Phát triển khả năng chú ý có chủ định .
- Thông qua bài tập, giúp trẻ phát triển các nhóm cơ (Tay, chân, bụng, lườn) và các tố chất thể lực( nhanh nhẹn, khéo léo).
- Trẻ biết thực hiện các động tác theo nhịp hô.
2. Chuẩn bị: Sân bải an toàn, sạch sẽ. 
3. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi
Cho trẻ hát bài “ Một đoàn tàu ” kết hợp các kiểu đi khác nhau sau đó cho trẻ chuyển đội hình thành ba hàng ngang.
Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung
 Cho trẻ đứng thành 3 hàng ngang thực hiện các động tác:
1. Động tác hô hấp: Gà gáy. (2lx 8n)
2. Động tác tay vai: Đưa tay lên cao, ra trước và dang ngang (2lx 8n)
3. Động tác lưng bụng: Nghiêng người sang 2 bên (2lx 8n)
4. Động tác chân: Ngồi khuỵu gối. (2lx 8n)
5. Động tác bật nhảy: Bật chụm chân (2lx 8n) 
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 2-3 vòng
III. HOẠT ĐỘNG GÓC ( Thực hiện cho cả tuần)
 Về cuối tuần cô có thể nâng cao bằng cách mở rộng nội dung chơi.
- Góc phân vai: Mẹ con, bán hàng, cô giáo, bác sỷ
- Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề
- Góc học tập: Trẻ xem tranh, tô màu một số hình ảnh về chủ đề, chơi đô mi nô, ghép tranh 
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết xây dựng khu vui chơi có hàng rào, vườn hoa, các khu vui chơi có đồ chơi
- Trẻ biết được góc chơi và vai chơi của mình. Biết thể hiện vai chơi Nấu ăn, cô bán hàng, cô giáo, bố mẹ, bác sỷ 
- Trẻ biết nhiệm vụ của từng góc chơi và thể hiện đúng vai chơi mà nhóm phân công, tạo được mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi, tích cực giao tiếp với nhau khi chơi.
- Trẻ biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn.
2. Chuẩn bị
- Sắp xếp các góc chơi hợp lí.
- Chuẩn bị đồ dùng cho các góc chơi phân vai, xây dựng, học tập, góc nghệ thuật.
+ Góc xây dựng: Hàng rào, cây xanh, hoa, các khối gỗ, đồ chơi lắp ghép, các mô hình, 
+ Góc học tập: Tranh ảnh về chủ đề, bút máu, sáp, đất nặn.
+ Góc phân vai: Nấu ăn: Đồ dùng để nấu ăn: xoong, chảo, bếp.., đồ dùng để ăn, uống, dụng cụ chế biến thức ăn, một số món ăn..
+ Mẹ con: Búp bê, đồ dùng đi chợ..
+ Bác sĩ : Ống nghe, ống tiêm, nhiệt độ, thuốc..
+ Góc nghệ thuật: Xắc xô, phách gõ, trống..
3. Cách tiến hành
* Mở đầu giờ chơi:
- Cô và trẻ hát các bài hát về chủ đề “ bản thân”
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
* Ổn định trẻ vào góc chơi:
- Gợi ý để trẻ kể tên các góc chơi và phát hiện đồ chơi mới ở các góc mà cô đã chuẩn bị - Hỏi trẻ xem chơi ở các góc chơi thì trẻ chơi như thế nào, như: Bạn nào tham gia ở góc xây dựng? Con sẽ xây dựng gì? Cần những nguyên liệu gì?
- Bạn nào làm cô bán hàng? Bạn nào làm, cô giáo, nấu ăn... Các con sẽ bán gì? Nấu món ăn gì? Cô giáo làm gì? Bạn nào làm bác sỷ thú y? Khi khám cho các con vật thì phải như thế nào?
- Trong lúc chơi các con chơi như thế nào? Sau khi chơi xong phải làm gì?
- Cho trẻ lấy và đưa ký hiệu về góc chơi mà trẻ chọn ( Trẻ có thể chọn ký hiệu chơi vào buổi sáng)
- Cô khái quát, và cho trẻ về các góc chơi mà trẻ đã lựa chọn.
* Bao quát trẻ trong quá trình chơi: 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, chú ý quan sát bao quát trẻ chơi.
- Cô đến từng góc chơi lắng nghe gợi ý và phân công, nhận vai chơi của trẻ.
- Cô cùng trẻ triển khai trò chơi bằng cách gợi ý sắp xếp nơi chơi, phát triển nội dung chơi, hành động chơi, gợi ý bằng các câu hỏi hoặc đưa ra các tình huống chơi, sắp xếp đồ chơi, nhắc nhở trẻ chơi.
- Trong lúc chơi cô chú ý rèn và giúp trẻ về kỹ năng, thao tác chơi, cách ứng xử giao tiếp và tạo các mối quan hệ giữa các góc 
+ Góc xây dựng chú ý sắp xếp, bố trí trong xây dựng
+ Góc học tập và nghệ thuật hướng dẫn trẻ tô màu, nặn, vẽ,..chơi các trò chơi âm nhạc
- Trong khi trẻ chơi cô chú ý bao quát các góc chơi, động viên trẻ tham gia tích cực
* Kết thúc giờ chơi:
- Báo giờ chơi sắp kết thúc. 
Cô đến từng nhóm chơi nhận xét, (tùy theo từng nhóm chơi, kết quả chơi mà cô có thể chọn một góc nào đó để điển hình để gợi ý cho trẻ nhận xét cùng 

File đính kèm:

  • docChu de ban than_12254478.doc