Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề IV: Nghành nghề - Nhánh: Cô chú công nhân, nông dân

CHỦ ĐỀ IV : NGHÀNH NGHỀ

 NHÁNH: CÔ CHÚ CÔNG NHÂN, NÔNG DÂN

Thời gian: Tuần1(Từ ngày 13/11/2017 - 17/11/2017)

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển nhận thức.

 - Trẻ biết được mục đích của phép đo. Biết được độ dài của một đối tượng qua việc đo bằng các hình chữ nhật cho trước.

 - Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đo cho trẻ.

 - Rèn kĩ năng so sánh.

2. Phát triển thể chất.

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo). Trẻ biết cách đập bóng xuống sàn và bắt bóng mà không để rơi bóng.

 - Phát triển vận động.

3. Phát triểnngôn ngữ.

- Trẻ nhận biết các chữ cái u, ư và các chữ cáiđã học. Trẻ phát âm chuẩn không bị ngọng, trẻ nhớ mặt chữ, phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái u, ư. Và trẻ biết chơi với các thẻ chữ.

4. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.

 - Trẻ biết được công việc các cô chú công nhân, hàng ngày phải làm việc vất vả để sáng tạo và làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với các cô chú công nhân qua bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. Trẻ hát thể hiện được tình cảm, hát rõ lời bài hát.

 - Trẻ yêu quý và kính trọng các cô chú công nhân và biết giữ gìn sản phẩm mà cô chú công nhân đã làm ra.

 

doc121 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề IV: Nghành nghề - Nhánh: Cô chú công nhân, nông dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ IV : NGHÀNH NGHỀ
 NHÁNH: CÔ CHÚ CÔNG NHÂN, NÔNG DÂN
Thời gian: Tuần1(Từ ngày 13/11/2017 - 17/11/2017)
A. MỤC TIÊU
1. Phát triển nhận thức.
	- Trẻ biết được mục đích của phép đo. Biết được độ dài của một đối tượng qua việc đo bằng các hình chữ nhật cho trước.
	- Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đo cho trẻ.
	- Rèn kĩ năng so sánh.
2. Phát triển thể chất.
	-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo). Trẻ biết cách đập bóng xuống sàn và bắt bóng mà không để rơi bóng.
	- Phát triển vận động.
3. Phát triểnngôn ngữ.
- Trẻ nhận biết các chữ cái u, ư và các chữ cáiđã học. Trẻ phát âm chuẩn không bị ngọng, trẻ nhớ mặt chữ, phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái u, ư. Và trẻ biết chơi với các thẻ chữ.
4. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.
	- Trẻ biết được công việc các cô chú công nhân, hàng ngày phải làm việc vất vả để sáng tạo và làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với các cô chú công nhân qua bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. Trẻ hát thể hiện được tình cảm, hát rõ lời bài hát.
	- Trẻ yêu quý và kính trọng các cô chú công nhân và biết giữ gìn sản phẩm mà cô chú công nhân đã làm ra.
5. Phát triển thẩm mĩ.
	- Trẻ biết được gạch là một nguyên vật liệu dùng trong xây dựng, để xây dựng lên những công trình lớn như nhà ở, trường học, bệnh viện.Trẻ biết thể hiện khả năng của mình qua việc thiết kế những viên gạch hoa qua bài vẽ, trang trí hình vuông
	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng tô màu, kĩ năng vẽ. 
	- Phát triểm tính thẩm mĩ cho trẻ. 
	- Trẻ yêu thích bộ môn học.
B. NỘI DUNG
Phần I: ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN-ĐIỂM DANH
	- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. 
	- Cho trẻ tự cất đồ dùng vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích.
	- Điểm danh đầu giờ.	
Phần II: THỂ DỤC SÁNG: Hô hấp: 2, tay: 2, chân: 2, bụng: 2, bật: 2.
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng, phối kết hợp giữa tay, chân, toàn thân, rèn kĩ năng vận động.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
	- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
	- Cô chuẩn bị các động tác thể dục.
	- Đầu đĩa, nhạc bài “Lại đây múa hát”
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. 
III. Tổ chức thể hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Khởi động
2. Trọng động
3. Hồi tĩnh
- Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục.
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 
1. Hô hấp : Hít vào thở ra 
2. Tay : Đứng xoay tròn 2 cánh tay
 (4 Lần x 8 nhịp)
3.Chân : Đứng đưa chân ra các phía
 (4 Lần x 8 nhịp)
4. Bụng : Đứng quay người sang hai bên
 (4 Lần x 8 nhịp)
5. Bật : Bật về các phía
 (4 Lần x 8 nhịp)
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp.
- Trẻ khởi động cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô.
 - Trẻ về hàng tập thể dục
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.
Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.HĐCCĐ
- Quan sát trang phục của cô chú công nhân thợ xây.
- Quan sát trò chuyện về nghề thợ may. 
- Quan sát thời tiết. 
- Vẽ trang phục của cô chú công nhân.
2.TCCL:
- Lộn cầu vồng. 
- Cửa hàng bán hoa.
- Người đư thư.
3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
I. Mục đích -Yêu cầu:
	- Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, được quan sát thời tiết trong ngày và trẻ học được một số cách dự báo thời tiết qua một số câu tục ngữ những bài học dân gian mà cha ông để lại. Trẻ được quan sát và trò chuyện với nhau về các cô chú công nhân may, công nhân xây dựng, trẻ biết được trang phục của các cô chú công nhân xây dựng và thể hiện được sự hiểu biết của mình qua việc thiết kế những bộ trang phục cho các cô chú công nhân xây dựng. 
	- Trẻ chơi hứng thú với các trò chơi và chơi đúng luật, biết cách chơi.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ cho trẻ.
	- Giáo dục trẻ ngoan, trẻ yêu quý và tôn trọng các cô chú công nhân và biết quý trọng những sản phẩm mà các cô chú công nhân đã làm ra.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh về nghề thợ xây, nghề thợ may, một số bộ trang phục lao động của các cô chú công nhân. Phấn đủ cho mỗi trẻ.
	- Địa điểm quan sát và trò chuyện: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát, tạo không gian thoải mái khi trò chuyện.
III.Tổ chức thực hiện.
1.Hoạt động có chủ đích
a. Quan sát trang phục của cô chú công nhân xây dựng. 
-Các con ơi! Chúng mình cùng đoán xem hôm nay có ai đến thăm với lớp chúng mình này!
+ Cô xin giới thiệu với cả lớp chúng mình đây là bác Hà bác ấy là công nhân xây dựng, bác ấy đang xây dựng công trình trụ sở uỷ ban xã Xuân Nha của chúng mình đấy, hôm nay cô mời bác ấy đến tham gia giờ học với lớp chúng mình đấy?
+ Chúng mình có biết bộ trang phục của bác ấy đang mặc có màu gì không?
+ Quần áo của bác Hà như thế nào?
	À, rất rộng rãi và thoáng mát phải không các con?
+ À, vậy ngoài quần áo ra thì chúng mình cùng quan sát xem trang phục của bác ấy còn có gì nữa?
	+ Ngoài quần áo ra, thì còn có mũ này, giầy này. Mũ của các bác thợ xây là một loại mũ lưỡi chai và cũng có màu xanh đấy. Công việc của các bác ấy thì cần phải có những bộ trang phục gọn gàng và thuận tiện. Còn giầy của các bác là một loại giầy bata màu đen, có như thế các bác làm việc sẽ không sợ bị bẩn chân.
	+ Chúng mình cùng quan sát tiếp và hỏi bác xem quần áo của bác được làm bằng chất liệu gì nhé?
	+ Chúng được làm bằng 100% chất côt tông, rất tốt và rất bền đấy các con ạ.
	+ Chúng mình thấy trang phục của các bác thợ xây thế nào?
	+ Mỗi ngành nghề đều có những bộ trang phục riêng và mỗi trang phục đều có những vẻ đẹp riêng và đặc trưng riêng của ngành nghề mà mình đang làm đấy.
b. Quan sát,trò chuyện về nghề thợ may 
+ Các con ơi! Hôm nay cô nhận được một hộp quà rất to mà cô hiệu trưởng gửi tặng lớp chúng mình, bây giờ cô và chúng mình cùng khám phá nhé!
+ Cô mời các con hãy lên trên này và lấy cho mình một món quà trong hộp này
nhé!
+ Nào mời tất cả lớp chúng mình cùng về chỗ nào, con lấy được món quà gì? À, cô thấy các con có rất nhiều bạn cũng lấy đựơc món quà giống của bạn Đức Anh đấy đó là cái gì các con đọc to (Kim chỉ)
+ Thế còn con lấy được gì vậy? Có ai lấy được mảnh vải giống với bạn không?
+ Thế còn những bạn còn lại các con lấy được món quà gì?
+ À, chúng mình vừa được khám phá xong hộp quà rồi, chúng mình có nhận xét gì về những món quà này không? Chúng đều được dùng để làm gì?
+ Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì nữa đấy?
+ Bức tranh này vẽ ai vậy?
+ Đây là bức tranh nói về nghề thợ may đấy các con ạ!
+ Chúng mình cùng quan sát cô thợ may đang làm gì đây?
+ À, để may được một cái áo, cái quần trước tiên cô thợ may cần phải đo vải, cắt vải sau đó cô sẽ may.
+ Chúng mình cùng quan sát xem đây là cái gì?
+ Để may đựoc thì cô phải cần dùng đến chiếc máy khâu này, và phải cần đến kim chỉ đúng không nào?
+ Các cô đã phải rất vất vả và phải thật khéo léo thì mới tạo ra được những bộ quần áo đẹp, những bộ trang phục mà hàng ngày chúng mình vẫn thường mặc đấy, chính vì thế mà các con phải biết yêu quý và tôn trọng các cô thợ may và phải biết quý trọng, giữ gìn những sản phẩm mà các cô đã làm ra không chơi bẩn để quần áo bị rơ bẩn và bị rách nhé.
c. Quan sát thời tiết 
+ Các con ơi! Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi chính vì vậy cô quyết định thưởng cho chúng mình một cuộc dạo chơi ngoài sân trường chúng mình có thích không?
+ Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây?
+ Hôm nay trên sân trường này, chúng mình sẽ được quan sát thời tiết và chơi những trò chơi rất thú vị đấy.
+ Nhưng trước hết chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé!
+ Hôm nay trời rất lạnh phải không các con, trời lạnh thì chúng mình phải làm gì khi đi ra đường?
+À, trời lạnh rồi nên khi chúng mình ra đường thì chúng mình phải mặc quần áo ấm, quàng khăn để giữ cho cơ thể được ấm áp, giữ cho cổ họng của chúng mình không bị ho này, bịt khẩu trang để giữ ấm phần miệng và mũi của chúng mình tránh cảm cúm khi thời tiết lạnh như thế này? Và chúng mình phải đọi mũ để làm gì? Để giữ ấm cho cái đầu phải không nào? Còn tay chúng mình phải đi cái gì để giữ ấm đôi bàn tay? Còn chân thì sao, chúng mình cũng phải đi tất, giầy thật ấm để giữ ấm cho đôi chân nhé!
+ Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay như thế nào nữa, trời lạnh lên bầu trời như thế nào?
+ Quang cảnh xung quanh trường thì như thế nào?
+ Thời tiết lạnh còn có gì nữa nhỉ? (Gió nữa ạ)
+ Bây giờ cô con mình cùng vận động cho cơ thể chúng mình nóng lên nhé, nào chúng mình cùng chơi trò chơi.
d.Vẽ trang phục cô chú công nhân 
-Chúng mình cùng quan sát này, cô giáo có gì đây?
+ Bức tranh này vẽ gì vậy?
+ Đây là trang phục của nghề nào?
+ Còn đây là trang phục của nghề nào?
+ Đây là những bộ trang phục của một số nghề khác nhau mà được các nhà thiết kế thiết kế riêng cho các cô chú công nhân.
+ Chúng mình có muốn thiết kế những bộ quần áo để tặng các cô chú công nhân không?
+ Cô có những viên phấn này, chúng mình sẽ sử dụng viên phấn này, chúng mình sẽ cùng nhau thiết kế một số mẫu trang phục cho cô chú công nhân nhé!
+ Trong khi trẻ vẽ cô quan sát và hướng dẫn trẻ chưa vẽ được.
+ Hết giờ, cô quan sát và nhận xét bao quát cả lớp.
2.TCCL:
- Lộn cầu vồng. 
- Cửa hàng bán hoa.
- Người đư thư.
3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV: Nấu ăn, bán hàng.
2. Góc XD: Xây dựng nhà cửa, trường học, bệnh viện.
3. Góc HT: Xem tranh ảnh về các ngành nghề
4. Góc NT: Đọc thơ “Chiếc cầu mới”
5. Góc TN: Chơi với cát, sỏi.
I. Mục đích – yêu cầu.
1. Góc phân vai:
	- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: biết chào hỏi lễ phép Thể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. Thể hiện là người đi mua hàng lịch sự và biết cho hỏi, biết cần nói lên điều mình cần. Trẻ thể hiện được vai người nấu ăn biết chế biến món ăn ngon, hợp vệ sinh và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả gia đình và mọi người khi ăn.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi. 
	- Rèn kĩ năng giao tiếp, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
	- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết quý trọng những ngành nghề trong xã hội.
2. Góc nghệ thuật:
	- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ thể hiện năng khiếu đọc thơ qua bài thơ “Chiếc Cầu mới” qua đó trẻ biết được công việc hàng ngày của các cô chú công nhân xây dựng và thể hiện được tình cảm của mình với các cô chú công nhân xây dựng.
	- Rèn kĩ năng đọc thơ, rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	- Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi.
3. Góc học tập:
	- Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát tranh ảnh và trò chuyện với bạn bè trong nhóm chơi về các ngành nghề có trong bức tranh và trẻ kể tên được các ngành nghề có trong xã hội mà trẻ biết.
	- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
	- Phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng học tập cho trẻ.
	- Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi.
4. Góc xây dựng:
	- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được những công trình nhà ở, bệnh viện, trường học thật khang trang, thật rộng, thật đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ.
	- Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
5. Góc thiên nhiên:
	- Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi với cát, sỏi, không nghịch cát sỏi, không sử dụng cát sỏi để ném nhau.
	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc theo nhóm.
	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
II. Chuẩn bị
1.Góc phân vai: 
	- Đồ chơi bán hàng: Đồ chơi một số dụng cụ của một số ngành nghề, một số sản phẩm của các nghành nghề: Ngô, gạo, các loại rau, củ, quả, quần áo, dầy dép...
	- Đồ chơi nấu ăn: Nồi, bếp, bát, thìa...
2. Góc nghệ thuật:
	- Nội dung bài thơ trong chủ điểm: Chiếc cầu mới, tranh minh hoạ bài thơ.
3. Góc học tập:
	- Tranh, ảnh một số ngành nghề: Nghề thợ điện, nghề ca sĩ, nghề công an, nghề làm nương, nghề làm ruộng, nghề thợ mộc, nghề dạy học, nghề thợ may...
4. Góc xây dựng:
	- Nhiều ống nút, gạch, khối, bộ lắp giáp, hàng rào, thảm cỏ, hoa
5. Góc thiên nhiên:
	- Hộp đựng cát, sỏi.
III. Cách tiến hành:
a. Thỏa thuận trước khi chơi:
	Các con ơi! Chúng mình thấy đói không? Cô thì thấy đói lắm, vậy chúng mình đến cửa hàng phía trước và cùng mua một ít đồ để về chế biến các món ăn nhé. Đến cửa hàng rồi, chúng mình thấy ở đây có những gì? Có rất nhiều đồ ăn phải không nào? Các con sẽ tham gia chơi mua hàng ở góc chơi này nhé. Ngoài đồ ăn ra chúng mình còn thấy cửa hàng còn có gì nữa? À, có rất nhiều sản phẩm của các ngành nghề đấy chúng mình hãy lựa chọn cho mình một món đồ nhé? Nào ai sẽ tham gia chơi ở góc phân vai này nào?
Các con ơi! Mau cùng cô đến với góc nghệ thuật nào, hôm nay chúng ta sẽ đến với góc nghệ thuật và khám phá xem hôm nay ở góc nghệ thuật chúng ta sẽ được chơi gì ở đó nhé. Cô đã nhìn thấy có băng dôn chúng mình cùng lắng nghe xem nhé: “Chào mừng các bạn đã đến tham gia chương trình bé yêu thơ năm 2011- 2012”. Chúng mình biết chúng mình sẽ được tham gia hoạt động gì ở góc chơi này chứ. Đúng rồi chúng ta sẽ thi đọc thơ xem ai đọc thuộc thơ, đọc chính xác, không bị ngọng, và đọc diễn cảm bài thơ, bạn nào có số điểm cao nhất sẽ được tham gia thi vòng huyện đấy, các con ai sẽ tham gia góc chơi này nào?
Chúng mình có muốn tham quan phòng triển lãm không, hôm nay cô sẽ đưa chúng mình đến với góc học tập vào phòng triễn lãm của các nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng và cùng khám phá xem ở đó các nhà nhiếp ảnh đã chụp được những bức ảnh như thế nào nhé!
Các con ơi! Chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình sẽ cùng tập làm những cô chú kỹ sư xây dựng thiết kế lên những những công trình nhà ở, bệnh viện, trường học, cùng tham gia xây dựng cùng những cô chú công nhân xây dựng xây dựng lên những công trình nhà ở, công trình bệnh viện, công trình trường học thật khang trang, thật đẹp, và rộng nhé. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên những công trình nhà ở, bệnh viện, trường học nhé!
Các con ơi! Hôm nay chúng mình thấy gì ở góc thiên nhiên không? ở góc thiên nhiên hôm nay có rất nhiều cát, sỏi đấy, chúng mình có biết cát, sỏi được dùng để làm gì không? Hôm nay chúng mình sẽ cùng tham gia chơi với cát, sỏi ở góc thiên nhiên này. Ai sẽ tham gia chơi ở góc này?
	Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
b. Qúa trình chơi:
	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
Góc phân vai:
Chào bạn, hôm nay tham gia chơi ở góc phân vai này các bạn tham gia nấu ăn rất vui phải không nào? Bạn đang nấu món gì vậy?
+ Bạn sẽ chế biến món này như thế nào?
+ Bạn lựa chọn những thực phẩm này như thế nào?
+ Bạn mua được những loại thực phẩm ngon như thế này, tươi như thế này và lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như thế này ở cửa hàng nào vậy?
+ Cảm ơn bạn, tôi cũng phải đến đó để mua một ít thực phẩm để nấu bữa tối cho cả gia đình đây?
+ Chào bác chủ cửa hàng, bác ơi hôm nay nhà mình có nhiều hàng mới không? Bác bán cho tôi 1 mớ rau ngót, 1 túi cà và 0.5kg đậu phụ nhé.
+ Chị còn muốn mua gì nữa không? Ngoài đồ ăn là những sản phẩm của nghề nông, chúng tôi còn có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của các bạn đảm bảo về chất lượng, giá cả lại hợp lý nữa, bạn sẽ chọn một món đồ chứ?
+ Bác lấy cho tôi 10cái bát và 10 đôi đũa luôn.
+ Bác tính tiền giúp tôi luôn?
+ Vâng, cảm ơn bạn đã đến với cửa hàng chúng tôi, hẹn gặp lại bạn.
2. Góc nghệ thuật:
+ Chào các bạn, các bạn có hồi hộp không khi mà đến lượt mình thi?
	+ Chủ đề của hội thi ngày hôm nay là gì vậy?
	+ Đề bài mà ban tổ chức đưa ra là bài thơ gì vậy?
	+ Và ban tổ chức yêu cầu gì ở các bạn?
	+ Các bạn đã thể hiện khả năng đọc thơ của mình như thế nào, bạn có thể đọc lại cho tôi và toàn thể khán giả đang xem và cổ vũ cho bạn bài thơ mà bạn vừa tham gia thi như thế nào không?
	+ Bạn đọc thơ rất hay, chúc mừng bạn, hy vọng bạn sẽ được giải trong cuộc thi này.
3. Góc học tập:
	Xin chào mừng các bạn đã đến với phòng triển lãm của chúng tôi, đến với phòng triển lãm các bạn đã quan sát được những bức ảnh nào rồi?
	+ Bạn đã quan sát được những bức ảnh nào? Bức ảnh mà bạn quan sát đựoc nói về điều gì?
	+ Bức ảnh này nói về nghề gì?
	+ Bức ảnh này cô giáo đang làm gì?
	+ Còn bức ảnh này thì sao, bức ảnh này nói về nghề gì?
	+ Đây là ai? Chú ấy đang làm gì? Nghề này được gọi là nghề gì?
	+ Còn đây nữa, người đang cầm ống nghe để khám bệnh là ai vậy?
	+ Ngoài ra chúng mình còn quan sát được những bức ảnh nào khác nữa, chúng nói
 về những nghề nào trong xã hội?
	+ Các bạn tiếp tục tham quan phòng triển lãm của chúng tôi nhé!
4. Góc xây dựng:
	+ Chào các nhà thiết kế tài ba nhỏ tuổi, các bạn đã thiết kế được những công trình lớn như nhà ở, trường học, bệnh viện, những bản thiết kế rất là đẹp và hợp lý. Và hôm nay các bác thợ xây đang nỗ lực thi công công trình cho kịp thời gian phải không ạ?
	+ Chào các bác thợ xây, các bác đang thi công công trình gì vậy?
	+ Các bác sẽ xây dựng khu trường học ở đâu? Khu bệnh viện các bác sẽ xây ở khu vực nào?
	+ Còn công trình nhà ở các bác sẽ bố trí như thế nào?
	+ Các bác sử dụng những nguyên vật liệu gì?
	+ Các bác sẽ xây dựng như thế nào?
	+ Các bác cứ tiếp tục xây dựng đi nhé, tôi sẽ sang góc phân vai đặt cơm cho các bác, trưa các bác sang đó để nghỉ ngơi và ăn cơm nhé!
5. Góc thiên nhiên:
	Chào các con, các con đang chơi gì mà say sưa vậy?
	+ Đây là gì vậy?
	+ Cát, sỏi này được dùng để làm gì?
	+ Các con đang làm gì với cát, sỏi vậy?
	+ Các con chơi không được dùng cát, sỏi ném nhau đâu nhé.
	Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ
giao lưu giữa các góc chơi.
c. Kết thúc quá trình chơi:
	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về các công trình nhà ở và bệnh viện mà các chú kĩ sư và các bác thợ xây đã xây dựng.
	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Phần V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
I. Hướng dẫn thao tác rửa tay:
1. Mục đích - Yêu cầu:
* Kiến thức: 
- Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay.
* Kỹ năng:
- Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước.
* Thái độ: 
- Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
- NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân.
2. Chuẩn bị: 
- Khăn lau tay sạch
- Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn.
3. Tổ chức hoạt động: 
- Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì?
- Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì?
- Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì?
- Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay:
+ Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dư

File đính kèm:

  • docLe Van LuongCD Nghe nghiep_12187707.doc
Giáo Án Liên Quan