Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhánh 1: Ngôi nhà bé yêu

- Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện với trẻ về gia đình.

- Cho trẻ xem tranh ảnh về các kiểu nhà

- Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về cách chào hỏi lễ phép với người lớn.

- TDS: Tập theo trống các động tác hô hấp, tay, chân, bụng (lườn), bật

PTTM:

Tạo hình

Cắt dán ngôi nhà từ các hình học

PTTM

- NDTT: Hát “ Mừng sinh nhật”

- NDKH: NH “Cho con”

- TC “ Tập tầm vông” PTNT

Ôn số lượng trong phạm vi 5, nhận biết số 5.

 PTNN

Thơ

“ Làm anh”

- Làm quen chữ cái a, ă, â.

 PTNT

MTXQ

“ Bạn biết gì về ngôi nhà của tôi”

 

doc84 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhánh 1: Ngôi nhà bé yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề lớn: Gia đình
Thực hiện 3 tuần
Từ ngày 14 /9 đến 02/ 10 /2015. 
Chủ đề nhánh 1:
NGÔI NHÀ BÉ YÊU
Thời gian từ ngày 14 /9 đến 18/ 9 / 2015
Kế hoạch tuần 1
Ngày
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể 
dục 
sáng
- Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện với trẻ về gia đình.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về các kiểu nhà
- Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về cách chào hỏi lễ phép với người lớn.
- TDS: Tập theo trống các động tác hô hấp, tay, chân, bụng (lườn), bật 
Hoạt 
động 
học
PTTC
VĐCB: Bò dích dắc qua 5-6 hộp.
TCVĐ: 
Chìm – nổi.
PTTM:
Tạo hình
Cắt dán ngôi nhà từ các hình học
PTTM
- NDTT: Hát “ Mừng sinh nhật”
- NDKH: NH “Cho con”
- TC “ Tập tầm vông”
PTNT
Ôn số lượng trong phạm vi 5, nhận biết số 5.
PTNN
Thơ 
“ Làm anh”
- Làm quen chữ cái a, ă, â.
PTNT 
MTXQ
“ Bạn biết gì về ngôi nhà của tôi”
Hoạt
 động ngoài 
trời
- Quan sát mô hình nhà tranh, nhà ngói
- Quan sát mô hình nhà sàn, nhà tầng
- Quan sát thời tiết, quan sát bầu trời.
- Xếp ngôi nhà bằng que tính trên sân trường
- Quan sát nhà ngói, nhà tầng,
- Mèo đuổi chuột – chuyền bóng qua đầu; gia đình gấu – tập tầm vông; gia đình gấu – oẳn tù tì; mèo đuổi chuột – nu na nu nống; Thi đi nhanh – chi chi chành chành.
- Chơi tự do
Hoạt 
động 
góc
- Góc đóng vai: Chơi bán hàng, nấu ăn.
- Góc âm nhạc - tạo hình: Nghe và biểu diễn bài hát theo chủ đề 
 “ Gia đình ”
 + Vẽ, tô màu về trang phục của người thân. 
- Góc học tập: Chọn và phân loại lô tô theo nhóm đồ dùng đồ chơi. 
 + Góc sách chuyện: Xem tranh chuyện về chủ đề “Gia đình”
- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà thân yêu
- Góc thiên nhiên: Lau lá cây, thả thuyền, chơi với cát, nước.
Hoạt 
động 
chiều
- Dạy trẻ 
bài thơ 
“ Mẹ của em”
( Trần Quang Vinh)
- Làm sách bài tập
- Cho trẻ làm sách
 bài tập.
Ôn các bài thơ bài hát
- Cho trẻ làm album về chủ đề 
“ Gia đình”
Cho trẻ làm tiếp an bum về chủ đề gia đình
Thể dục sáng
1.Mục đích:
a.Kiến thức:
 - Trẻ biết tập các động tác thể dục theo hiệu lệnh trống của cô
 - Trẻ biết tập bài tập phát triển chung đều, đẹp
b. Kỹ năng:
 - Luyện kỹ năng chạy theo nhạc, hiệu lệnh của cô.
 - Phát triển cơ tay, chân, phát triển toàn diện cho trẻ.
c.Thái độ:
 - Trẻ tập thể dục thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, ngoan ngoãn trong khi tập không xô đẩy nhau. 
2. Chuẩn bị:
 - Trống thể dục, sân tập sạch sẽ, quần áo trẻ gọn gàng.
 - Cô tập thuộc các động tác .
3. Tiến hành:
a. Khởi động: - Trẻ đi hai vòng tròn kết hợp các kiểu chân tay. 
b. Trọng động:
	- Hô hấp: Gà gáy
	- Tay vai: ( 2l x 8n )
 - Động tác bụng: ( 2l x 8n )
 - Động tác chân: ( 2l x 8n )
 - Động tác bật: ( 3 lần)
 c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
Hoạt động góc
Tên góc
Mục đích
Chuẩn bị
Dự kiến tình huống
Góc
phân
vai
Chơi bán hàng
Nấu ăn
- Trẻ biết chơi bán hàng, chơi nấu ắn, bố mẹ đi chợ.
- Đồ chơi bán hàng: hoa quả, quần áo, mũ, giày dép,...
- Bàn ghế, giường, tủ,...
- Cô giới thiệu góc chơi.
- Cô giới thiệu công việc của từng vai chơi.
- Trẻ nhận vai chơi và tiến hành chơi.
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. Nếu trẻ chưa biết chơi thì cô nhập vai và cùng chơi với trẻ.
Góc 
xây dựng
Xây dựng ngôi nhà thân yêu
- Trẻ biết xếp, lắp ghép các khối thành ngôi nhà, trang trí khuôn viên ngôi nhà.
- Gạch, hàng rào, cỏ, các khối, các loại đồ chơi lắp ghép
- Cô giới thiệu góc chơi.
- Gợi ý cho trẻ bầu ra nhóm trưởng và gợi ý cho trẻ phân công công việc của các thành viên trong nhóm.
- Các thành viên trong nhóm chơi phải phối hợp với nhau khi xây dựng.
Cô quan sát, gợi ý và hướng dẫn cho trẻ chơi.
Góc
 học tập
Chọn và phân loại lô tô theo nhóm đồ dùng
- Xem tranh chuyện về chủ đề.
- Trẻ biết xem tranh ảnh, sách truyện về chủ đề gia đình
- Trẻ biết chọn và phân loại lô tô đồ dùng, món ăn, thực phẩm theo từng loại
- Sách tranh, ảnh về chủ đề Gia đình
- Lô tô đồ dùng, các thành viên trong gia đình,
- Trẻ cẩm sách lật dở từng trang để xem: Trẻ dở sách đúng chiều từ phải sang, xem sách từ trên xuốn và dở từng trang một không được làm quăn mép sách, làm rách,..
- Trẻ hứng thú khi kể chuyện về gia đình
Góc
 nghệ thuật
Biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
Vẽ, tô màu ngôi nhà của bé và người thân trong gia đình.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu các bài hát trong chủ đề “Gia đình”
- Trẻ biết cầm bút vẽ và tô màu đúng tư thế. Biết tô màu không nhiều nét, tô không lem ra ngoài,.
- Mũ múa, đàn, thanh gõ, xắc xô,....
- giấy màu, giấy a4, bút sáp màu, bút chì, ..
- Bàn ghế
- Cô giới thiệu góc cho trẻ.
- Trẻ tự hát múa biểu diễn theo cảm hứng.
- Trẻ biết vẽ và tô màu về gia đình, ngôi nhà,
Góc thiên nhiên
Lau lá cây, thả thuyền, chơi với cát và nước
- Trẻ biết lấy khăn ướt lau sạch lá cây.
- Trẻ biết chơi thả thuyền, chơi với cát, nước
- Khăn ướt, khuôn đổ cát, chậu nước, thuyền giấy,..
- Cô giới thiệu góc chơi. Hướng dẫn cho trẻ chơi.
Khi trẻ chơi thì cô bao quát trẻ.
Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2015.
Kế hoạch ngày
I. Đón trẻ - Điểm danh – Trò chuyện sáng :
 - Cô ân cần đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
 - Cho trẻ xem tranh và trò chuyện giới thiệu về chủ đề mới.
 - Cho trẻ chọn góc chơi và cắm thẻ vào góc.
II. Thể dục sáng:
 - Tập theo trống
III. Hoạt động học có chủ đích: 
 Phát triển thể chất: Thể dục.
VĐCB: Bò dích dắc qua 5 – 6 hộp
Chơi TC: “ Chìm – nổi ”
1. Mục đích:
a. Kiến thức:
 - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân để bò theo đường dích dắc, khi bò không chạm vào các hộp.
 - Trẻ biết tập BTPTC đều, nhịp nhàng.
 - Trẻ biết chơi trò chơi “ Chìm – nổi”.
b. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng bò cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng khéo léo cho trẻ khi thực hiện vận động và nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
 - Phát triển và rèn kỹ năng quan sát, tập trung chú ý cho trẻ.
c. Giáo dục:
 - Trẻ biết vâng lời cô giáo và chơi cùng bạn. 
 - Giáo dục trẻ biết phối hợp với các bạn khi tham gia hoạt động và chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô: + Xắc xô, hộp. 
 - Đồ dùng của trẻ: + Sân tập sạch sẽ.
 3. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Hoạt đông 1: Khởi động
- Cô tập trung trẻ và cho trẻ cùng đi thành vòng tròn và kết hợp đi, chạy các kiểu ( đi bằng mũi bàn chân, đi bằng cạnh bàn chân, đi bằng gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm)
- Khởi động xong cô cho trẻ chuyển đội hình.
b. Hoạt đông 2: Trọng động.
* Tập BTPTC.
- Đội hình: X
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
+ ĐT tay1: 2 tay đưa ra trước và giơ lên cao. ( 3l x 8n)
+ ĐT chân 1: ngồi xổm đứng lên.
 ( 2l x 8n )
+ ĐT bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước. ( 2l x 8n).
+ ĐT bật 2: Bật tách khép chân
 ( 3lx8n)
- Tập xong cô cho trẻ chuyển về đội hình xếp thành 2 hàng.
* Vận động cơ bản: Bò dích dắc qua 5 – 6 hộp
- Đội hình:
 x x x x x x x
 X
 x x x x x x x 
- Cô giới thiệu tên vận động: 
 Bò dích dắc qua 5 – 6 hộp.
- Cô làm mẫu vận động:
 + Lần 1: Cô mời trẻ làm mẫu lên thực hiện vận động ( không giải thích)
 + Lần 2: Trẻ làm mẫu kết hợp với cô giải thích vận động:
 Từ hàng bạn bước đến gần vạch chuẩn bị. TTCB là 2 tay chống đất, 2 đầu gối và 2 chân chạm đất. Khi nghe thấy hiệu lệnh thì bò tiến về phía. Bò dích dắc không chạm vào các hộp. Bò xong thì bạn đi về phía cuối hàng đứng, bạn tiếp theo lên thực hiện vận động.
- Trẻ làm mẫu lần 3.
- Cô mời 1 – 2 trẻ lên làm trước. Nếu trẻ thực hiện được thì cô tiến hành cho cả lớp thực hiện. 
- Giáo dục trẻ: Khi tập phải biết chờ đến lượt, không giành lượt với bạn
* Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ thực hiện vận động.
- Khi trẻ thực hiện thì cô bao quát và khuyến khích trẻ tập.
- Trẻ tập tốt thì cô cho trẻ thi đua giữa 2 đội.
* Chơi TC “ Chìm – nổi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô nói cách chơi cho trẻ biết:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cô tuyên dương hoạt động của trẻ, Cho trẻ làm động tác hít thở nhẹ nhàng và chuyển hoạt động
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ chuyển đội hình về tập BTPTC
- Trẻ tập cùng cô.
.
- Trẻ chuyển đội hình.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ quan sát cô làm.
- Trẻ lắng nghe cô nói và quan sát.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lên làm
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thi đua giữa 2 đội.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hồi tĩnh nhẹ nhàng.
IV. Hoạt động ngoài trời.
a.Nội dung: 
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát mô hình nhà tranh, nhà ngói
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột,chuyền bóng qua đầu
- Chơi tự do
b.Mục đích:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành
- Trẻ biết được đặc điểm của nhà tranh, nhà ngói.
- Trẻ biết hứng thú chơi các trò chơi vận động và các hoạt động chơi tự do.
c. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân trường sạch sẽ thoáng mát
- Đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường sạch sẽ an toàn.
- Mô hình nhà tranh, nhà ngói
Dự kiến câu hỏi đàm thoại: 
+ Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
+ Cô có mô hình về những ngôi nhà gì đây?
+ Nhà tranh thì có đặc điểm gì?
+ Tường của nhà tranh thì được xây dựng bằng gì?
+ Mái của nhà tranh thì được lợp bằng gì?
+ Nhà ngói có đặc điểm gì?
+ Tường của nhà ngói được làm nên từ cái gì?
+ Mái của nhà ngói thì thế nào?
+ Nhà tranh và nhà ngói có điểm gì giống và khác nhau?
(Cô giói thiệu thời điểm mà xuất hiện nhiều nhà mái tranh và thời điểm có nhiều nhà mái ngói)
+ .. 
* Trò chơi vận động: Trò chơi Mèo đuổi chuột
- Cô gọi 1 – 2 trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ nói sai và thiếu cô nhắc lại sau cho trẻ tiến hành chơi
* Chơi tự do: Trẻ chơi tự do trên sân trường, cô giáo quan sát bao quát trẻ chơi an toàn.
Kết thúc: Khi hết giờ, cô tập trung trẻ và kiểm tra lại sĩ số.
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa chân tay trước khi vào lớp.
V. Hoạt động góc.
VI. Hoạt động chiều:
Nhật ký
----------------------****-----------------****----------------------
Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2015.
Kế hoạch ngày
I. Đón trẻ - Điểm danh – Trò chuyện sáng :
 - Cô ân cần đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.
 - Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, các kiểu nhà.
II. Thể dục sáng:
 - Tập theo trống
III. Hoạt động học có chủ đích:
 Phát triển thẩm mỹ: Tạo hình
CẮT DÁN NGÔI NHÀ TỪ HÌNH HỌC
1. Mục đích:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện các kỹ năng: cắt dán ngôi nhà
- Trẻ biết nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
 + Trẻ đặt tên được cho sản phẩm vẽ của mình.
 + Trẻ trả lời được câu hỏi: Con cắt dán ngôi nhà như thế nào? Từ những hình gì con ghép thành ngôi nhà? 
 b. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng cắt dán cho trẻ.
 - Phát triển và rèn kỹ năng quan sát, tập trung chú ý, ghi nhớ cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng trả lời được các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc cho trẻ. 
c. Giáo dục:
 - Trẻ biết vâng lời cô giáo và chơi cùng bạn. Biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
2. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô: + Tranh cắt dán ngôi nhà mẫu của cô
 + Đàn có ghi bài hát. “ Cả nhà thương nhau”, 
 - Đồ dùng của trẻ: + đĩa nhựa, keo, kéo, giấy màu các loại.
3. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Hoạt đông 1:
- Cô và trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” và đi vào chỗ ngồi. 
- Trò chuyện về bài hát:
 + Các con vừa hát bài gì?
 + Bài hát nói về điều gì?
 + Hàng ngày các con cùng gia đình sinh sống ở đâu?
+ Các con có muốn cắt dán ngôi nhà mình ở không?
b. Hoạt đông 2: Quan sát và đàm thoại 
- Cô có bức tranh gì đây? 
- Bức tranh cắt dán ngôi nhà như thế nào?
- Thân nhà được cắt bằng hình gì, màu gì?
- Còn mái nhà thì như thế nào?
- Cửa ra vào cắt bằng hình gì? 
- Còn hai chiếc cửa số xinh xinh được cắt bằng hình gì?
 * Cắt dán mẫu: Từ tờ giấy màu cam cô gấp đôi lại cô cô cắt dọc, cắt ngang để tạo thành hình chữ nhật làm thân nhà tiếp theo cô cắt hình tam giác màu đỏ làm mái nhà. Lấy giấy màu xanh cắt thành hình chữ nhật nhỏ làm cửa ra vào, tiếp đến cô cắt cửa sổ bằng hình vuông từ giấy màu vàng. Cắt xong cô sắp xếp trên trang sách cho cân đối. Sau cô bôi hồ vào mặt sau tờ giấy và cô dán thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là cô được bức tranh ngôi nhà hoàn thiện
c. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện.
- Khi trẻ thực hiện thì cô mở nhạc nhẹ và bao quát trẻ. Cô hướng dẫn những trẻ chưa cắt dán được và khuyến khích trẻ cắt dán nhanh hoàn thành sản phẩm.
c. Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ đưa sản phẩm trưng bày lên bàn.
- Cho trẻ quan sát sản phẩm. Hỏi trẻ:
 + Con thích sản phẩm nào?
 + Vì sao con thích?
- Cô nhận xét các sản phẩm của trẻ. Tuyên tương những sản phẩm đẹp và sáng tạo.
- Cô tuyên dương hoạt động của trẻ, cho trẻ cất đồ dùng và chuyển hoạt động.
- Cả lớp hát cùng cô và đi vào chỗ ngồi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời 
- Có ạ!
- Ngôi nhà
- Trẻ trả lời
- Hình chữ nhật màu cam
- Mái nhà hình tam giác màu đỏ
- Hình chữ nhật màu xanh
- Hình vuông màu vàng
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đưa sản phẩm lên bàn để.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ cất đồ dùng.
Phát triển thẩm mỹ: Âm nhạc
NDTT: Dạy hát “Nhà của tôi”
NDKH: Chơi TC “Tập tầm vông”
Nghe hát: “ Bàn tay mẹ ” 
I. Mục đích:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, trẻ biết bài hát nói về những gì thân thuộc trong ngôi nàh của bé.
2. Kỹ năng:
 - Trẻ biết hát bài hát: “Nhà của tôi” với giai điệu vui tươi nhí nhảnh.
 - Trẻ biết hát: hát to, hát nhỏ, hát nhanh, hát chậm, hát nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
 - Trẻ biết chú ý lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng tham gia hát cùng cô.
 - Trẻ biết chơi trò chơi một cách thành thạo.
3. Thái độ:
 - Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động âm nhạc .
 - Thông qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn ngôi nhà của mình.
II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô: + Đàn có ghi bài hát. “ Nhà của tôi” , 
 “ Bàn tay mẹ” 
 + Máy tính: một số hình ảnh gia đình. 
 - Đồ dùng của trẻ: + Sân khấu. Ghế đủ cho trẻ ngồi.
 + Vòng, mũ múa.
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Hoạt đông 1: Ổ n định và giới thiệu bài.
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về gia đình trên máy tính
- Trò chuyện với trẻ về hình ảnh đó và trò chuyện về gia đình trẻ
- Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài hát.
b. Hoạt đông 2: Dạy hát “Nhà của tôi”
- Cô hát mẫu: Cô hát từ đầu dến cuối bài hát 2 lần. Hát xong cô hỏi trẻ tên bài hát, giới thiệu tên tác giả, giai điệu bài hát.
- Hát xong cô nói nội dung bài hát và giáo dục trẻ.
- Cô tổ chức cho cả lớp hát 1 – 2 lần.
- Cô mời tổ, nhóm cá nhân xen kẽ nhau lên hát dưới nhiều hình thức khác nhau
c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Tập tầm vông”
Hôm trước cô con mình đã cùng nhau chơi trò chơi “tập tầm vông” cũng với trò chơi này hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng mình một cách chơi khác nhé
- Cô giới thiệu cách chơi: Trẻ đứng vòng tròn quay mặt vào trong “tập tầm vông không ai quên nhé” trẻ vỗ tay sang hai bên vào các tiêng “tập”, “vông”, “ai”. Đến “quên nhé” thì giơ thẳng hai tay lên. Một chân đưa ra phía trước, đặt gót xuống nền nhà ngược với bên vỗ tay.
- Cô hỏi lại trẻ cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
c. Hoạt động 4: Nghe hát: 
 “ Bàn tay mẹ ”
- Cô trò chuyện và dẫn dắt vào bài hát. Sau đó cô hát cho trẻ nghe 1 lần không có đàn. Hát xong cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô nói nội dung bài hát: Mẹ làm rất nhiều việc chăm lo cho các con, cho gia đình,.
- Cô hát lần thứ 2 có đàn kết hợp với điệu bộ minh họa bài hát.
- Cô hát lần thứ 3 và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Kết thúc: cô tuyên dương trẻ, cho trẻ cất đồ chơi và chuyển hoạt động nhẹ nhàng.
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô 
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói.
- Trẻ lên hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của ô.
- Trẻ lắng nghe cô hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.
IV. Hoạt động ngoài trời.
a.Nội dung: 
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát mô hình nhà sàn, nhà tầng
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu, tập tầm vông
- Chơi tự do
b.Mục đích:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành
- Trẻ biết đặc điểm, chất liệu tạo nên nhà sàn, nhà tầng.
- Trẻ biết hứng thú chơi các trò chơi vận động và các hoạt động chơi tự do.
c. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân trường sạch sẽ thoáng mát
- Đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường sạch sẽ an toàn.
- Vẽ 3 vòng tròn rộng ở giữa sân trường làm nhà của gấu, mũ theo 3 màu (trắng, đen, vàng)
Cổng hầm
- Mô hình nhà sàn, nhà tầng
Dự kiến câu hỏi đàm thoại: 
+ Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
+ Cô có mô hình về những ngôi nhà gì đây?
+ Nhà sàn thì có đặc điểm gì?
+ Tường của nhà sàn thì được làm bằng gì?
+ Mái của nhà sàn thì được lợp bằng gì?
+ Nhà tầng có đặc điểm gì?
+ Tường của nhà tầng được xây dựng từ cái gì?
+ Mái của nhà tầng thì thế nào?
+ Nhà sàn và nhà tầng có điểm gì giống và khác nhau?
(Cô giới thiệu nhà sàn xuất hiện nhiều ở đâu, nhà tầng xuất hiện nhiều ở đâu)
+ .. 
* Trò chơi vận động: Trò chơi Gia đình gấu
- Chia trẻ làm 3 nhóm. Mỗi nhóm trẻ làm 1 nhà của một nhóm gấu: Gấu trắng, gấu đen và gấu vàng theo nhạc các chú gấu đi chơi và chui qua hầm cùng hát vui vẻ. Khi nghe hiệu lệnh trời mưa thì các chú gấu phải nhanh về đúng nhà của mình.
* Chơi tự do: Trẻ chơi tự do trên sân trường, cô giáo quan sát bao quát trẻ chơi an toàn.
Kết thúc: Khi hết giờ, cô tập trung trẻ và kiểm tra lại sĩ số.
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa chân tay trước khi vào lớp.
V. Hoạt động góc.
VI. Hoạt động chiều:
 *Nội dung: Cho trẻ làm bài trong sách theo chủ đề.
 * Chơi tự do – Vệ sinh – Trả trẻ.
Nhật ký
Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2015.
Kế hoạch ngày
I. Đón trẻ - Điểm danh – Trò chuyện sáng :
 - Cô ân cần đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà và ở lớp.
 - Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non.
- Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà của bé
II. Thể dục sáng:
 - Tập theo trống
III. Hoạt động học có chủ đích:
Phát triển nhận thức: Toán
Ôn số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5.
1. Mục đích:
a. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết các nhóm có số lượng 5. 
 - Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 (Trẻ nhận biết được chữ 
 số 5).
 + Đếm và nói đúng nhóm có số lượng 5.
 + Đọc được các chữ số 5.
 + Chọn thẻ chữ số tương ứng với số lượng 5.
 - Trẻ biết chơi trò chơi “ Tạo nhóm ”, “ Về đúng nhà”.
b. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng đếm cho trẻ. 
 - Phát triển và rèn kỹ năng quan sát, tập trung chú ý, ghi nhớ cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn cho trẻ khi chơi trò chơi.
c. Giáo dục:
 - Trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học.
 - Giáo dục trẻ biết chơi cùng bạn, biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô: + Bài dạy PP trên máy tính.
 + Đàn có ghi bài hát. “ Tập đếm”, 
 + Bài thơ “ Bé học đếm” 
 - Đồ dùng của trẻ: + Chiếu,
 + Thẻ số 5 chơi trò chơi “ Về đúng nhà”
	 + 5 quả bóng, 5 mũ múa, 5 xắc xô. 
3. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Hoạt đông 1:
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ bài “ Bé tập đếm” và đi tham quan mô hình vườn trường.
- Trò chuyện về bài thơ:
 + Các con vừa đọc bài thơ gì?
 + Trong bài thơ có những số mấy?
- Cô cho cả lớp quan sát mô hình vườn trường và hỏi trẻ:
 + Trên sân trường có những đồ chơi gì?
 + Có mấy cái xích đu? ( 1 cái )
 + Cầu trượt có mấy cái? ( 2 cái)
 + Có mấy chậu hoa? ( 4 chậu hoa)
 + Có mấy cây hoa vàng ( 1 cây )
- Cô cho trẻ chơi trò chơi:
 + Vỗ tay theo yêu cầu ( 1 tiếng, 2, 3, 4, 5 tiếng)
 + Dậm chân theo hiệu lệnh.
 + Gõ thanh gõ theo hiệu lệnh của cô.
b. Hoạt đông 2: Nhận biết chữ số 5.
- Cô cho trẻ quan sát trên máy tính, xuất hiện 4 cái áo.
- Cô hỏi trẻ:
 + Hình ảnh gì?
 + Có mấy cái áo?
 Cho xuất hiện chữ số 5 tưng ứng. 
- Xuất hiện nhóm thứ 2, cô hỏi trẻ:
 + Đây là gì?
 + Có mấy cái mũ? 
- Cô hỏi trẻ:
 + Có mấy cái áo?
 + Và mấy cái mũ?
 + Số lượng áo và mũ như thế nào so với nhau?
 + Để số lượng áo và mũ đều bằng nhau và bằng 5 thì phải làm như thế nào?
- Xuất hiện chữ số 5.
 + Cô phát âm cho trẻ nghe.
 + Cô cho cả lớp phát âm. Mời cá nhân trẻ phát âm.
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ số 5: 
 + Số 5 được cấu tạo bởi 3 nét: 1 nét ngang, 1 nét thẳng và 1 nét cong.
 + Cô mời trẻ nhắc lại.
- Cô giáo dục trẻ: Đến

File đính kèm:

  • docChu diem gia dinh lop 5 tuoi Phuong_12578967.doc
Giáo Án Liên Quan