Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề lớn: Nước và các hiện tượng tự nhiện - Chủ đề nhánh: Nước - Đề tài: Đo dung tích một vật bằng các đơn vị đo

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Trẻ biết đo dung tích của một vật bằng các dụng cụ đo khác nhau. So sánh và diễn đạt kết quả đo. Biết đo một vật bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo được.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước: múc và đổ không bị đổ ra ngoài, múc vừa đủ không quá đầy, quá vơi so với dụng cụ đo. Phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ.

3. Thái độ

 - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.

4. Kết quả

- 90% - 95% trẻ thực hiện tốt

II/ CHUẨN BỊ

 Đồ dùng của cô: 1 xô đựng nước. 3 chai đựng nước và các dụng cụ đo dung tích nước: Bát, ca, cốc.Thẻ số từ 1-10.

 Đồ dùng của trẻ: Mỗi nhóm trẻ có 3 chai nước, khay đựng, bát nhựa, ca nhựa, cốc nhựa. Thẻ số từ 1-10.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3838 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề lớn: Nước và các hiện tượng tự nhiện - Chủ đề nhánh: Nước - Đề tài: Đo dung tích một vật bằng các đơn vị đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
CHỦ ĐỀ LỚN: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIỆN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC
ĐỀ TÀI: ĐO DUNG TÍCH MỘT VẬT BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO 
Người dạy: Nguyễn Thị Duyên
Đối tượng: Trẻ 5 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết đo dung tích của một vật bằng các dụng cụ đo khác nhau. So sánh và diễn đạt kết quả đo. Biết đo một vật bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo được.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước: múc và đổ không bị đổ ra ngoài, múc vừa đủ không quá đầy, quá vơi so với dụng cụ đo. Phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
4. Kết quả
- 90% - 95% trẻ thực hiện tốt
II/ CHUẨN BỊ
 Đồ dùng của cô: 1 xô đựng nước. 3 chai đựng nước và các dụng cụ đo dung tích nước: Bát, ca, cốc.Thẻ số từ 1-10.
 Đồ dùng của trẻ: Mỗi nhóm trẻ có 3 chai nước, khay đựng, bát nhựa, ca nhựa, cốc nhựa. Thẻ số từ 1-10. 
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
I. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô giới thiệu phòng triển lãm tranh
- Dẫn trẻ đến quan sát tranh và trò chuyện về các nguồn nước và ích lợi của nước đối với sự sống
- Nước dùng để làm gì vây các con?
- Trong cuộc sống chúng ta có thiếu được nước không?
- Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con phải làm gì?
- Để tiết kiệm nguồn nước sạch chúng ta phải làm như thế nào?
- Cô KĐ: nước rất cần thiết trong sự sống vì vậy chúng mình phải biết giữ gìn bảo vệ môi trường nước và sử dụng nước tiết kiệm nhé. Chính vì lý do đấy mà bài dạy hôm nay cô muốn chúng mình cùng khám phá với cô nhé
II. Hoạt động 2: Ôn Đo dung tích một vật bằng một đơn vị đo. 
- Trong gia đình các con thường đựng nước bằng gì?
Trên đây cô có gì?
- Xô dùng để làm gì?
- Nước đựng trong ca gọi là dung tích của ca nước, vậy nước đựng trong bát gọi là gì?
- Cô đong mẫu cho trẻ quan sát
Trên bàn mỗi đội có chai nước và cốc nhựa, cô muốn các bạn giúp cô đo dung tích của chai nước bằng mấy lần đơn vị đo của cốc nước.
Mời 3 đội thực hiện đo và tìm thẻ số tương ứng
Chúng mình vừa được đo rồi con thấy kết quả đo thế nào?
- Cô kiểm tra cùng trẻ và thực hiện đo lại dung tích của chai nước và chiếc cốc sau đó khẳng định kết quả đo được.
III. Hoạt động 3: Đo dung tích một vật bằng các đơn vị đo
* Đo dung tích của một vật bằng các đơn vị đo.
+ Cô giải thích: Nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước. Nước đựng trong bát gọi là dung tích của bát nước. Nước trong cốc gọi là dung tích của cái gì?. Nước đựng trong ca gọi là dung tích của cái gì?
- Để biết rõ hơn về dung tích chúng mình cùng chú ý xem cô làm thí nghiệm nhé.
- Với 3 chai nước giống nhau, có dung tích bằng nhau, nhưng đo bằng các dụng cụ đo khác nhau chúng ta cùng chờ xem điều gì sảy ra nhé.
- Đầu tiên cô sẽ múc nước ở trong xô bằng bát ăn cơm và đổ vào phễu cho chảy xuống chai , mực nước ở bát đầu tiên đến chỗ nào thì dùng băng giấy đỏ dán vào vị trí đó trên chai nước, cứ thực hiện như vậy cho đến khi đầy chai nước. Sau khi chai nước đầy đếm số vạch đã dán xem được bao nhiêu lần đo và gắn số tương ứng.
- Cô thực hiện đo bằng ca nhựa và đếm kết quả gắn số
- Cô thực hiện bằng cốc nhựa đếm kết quả và gắn thẻ số.
- Bạn nào có nhận xét gì về 3 kết quả cô vừa thực hiện được.
- Dung tích chai nước bằng mấy lần dung tích bát ăn cơm?
- Dung tích chai nước bằng mấy lần dung tích ca nước?
- Dung tích chai nước bằng mấy lần dung tích cốc nước?
- Vậy số lần đo của đơn vị đo nào ít nhất, số lần đo của đơn vị đo nào nhiều nhất? vì sao?
- Mời 2 trẻ khá lên thực hiện đo
+ KĐ: Đúng như kết quả đo của 3 lần. 
Với dụng cụ đo có dung tích càng nhỏ thì số lần đo càng lớn. Với dụng cụ đo có dung tích lớn thì số lần đo càng nhỏ. 
* Luyện tập
- Bây giờ cô mời các bé ở 3 nhóm chúng mình cùng đo dung tích cho chai nước nhé!
- Cô mời 3 đội sẽ đong bằng ca nước nhé
Trẻ nói kết quả đo
Cô kiểm tra kết quả đo của 3 đội.
- Yêu cầu 3 đội đong theo ý thích của đội mình (bằng 1 trong 3 đơn vị đo trên)
- Cô đến từng nhóm kiểm tra kết quả
IV. Hoạt động 4: Củng cố
* Trò chơi: thi múc nước nhanh
- Luật chơi: Nếu đội nào làm vãi nước ra nào hoặc bị đổ bát sẽ không được tình và phải múc lại từ đầu. Đội nào xong trước sẽ chiến thắng.
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội số lượng bằng nhau, đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh thì bạn đầu hàng sẽ cầm bát múc nước chuyền cho bạn đứng bên cạnh cho đến bạn cuối hàng đổ nước vào ca to và chạy về đầu hàng múc và chuyển tiếp cho đến khi ca nước đầy. Mỗi đội cử 1 bạn dán vào mực nước vừa đổ vào.
* Kết thúc: - Hát bài “Trời nắng, trời mưa” 
Trẻ quan sát tranh và trò chuyện
- Nước dùng để uống, tắm rửa
- Không
Không vứt rác bừa bãi xuống nước.
Không Xả nước bừa bãi, vặn vòi chặt sau khi sử dụng xong.
Xô, chậu, bể, tét nước...
1 xô nước
Đựng nước
3 đội thực hiện
Đội trưởng 3 đội nói kết quả.
- Quan sát cô thực hiện
 Trẻ chú ý lắng nhe
-Dung tích của cốc, dung tích của ca
- Trẻ quan sát
- Trẻ đếm cùng cô
- Trẻ quan sát
- 3 Kết quả không bằng nhau
DT chai nước bằng 2 lần dt bát nước.
Dt chai nước bằng 3 lần dt ca nước
Dt chai nước bằng 6 lần dt cốc nước.
- Trẻ trả lời và giải thích theo ý hiểu
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
( 3 nhóm đong và đặt thẻ số)
-Trẻ đo theo ý thích
 Các nhóm thực hiện chơi
- Hát và ra chơi

File đính kèm:

  • docDO_dung_tich_1_vat_bang_1_don_vi_do.doc
Giáo Án Liên Quan