Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề lớn: Thế giới thực vật + tết và mùa xuân - Chủ đề nhỏ: Một số loại hoa - Đề tài: Ôn chữ cái h, k

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Kiến thức.

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái h,k thông qua các từ và trò chơi

- Trẻ biết luật chơi và cách chơi các trò chơi chữ cái.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng ghi nhớ, nhận biết, phát âm chữ cái thông qua trò chơi.

3. Thái độ.

- Giáo dục trẻ nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bị.

- Bài thơ có chứa chữ h,k. thẻ chữ h,k. ngôi nhà có chữ h,k

 

doc22 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề lớn: Thế giới thực vật + tết và mùa xuân - Chủ đề nhỏ: Một số loại hoa - Đề tài: Ôn chữ cái h, k, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 (Từ ngày 20/02/2017 đến 24/02/2017)
 Chủ đề lớn: Thế giới Thực vật+ Tết và mùa xuân
 Chủ đề nhỏ: Một số loại hoa
 Thứ 2, ngày 20/02/2017 
 Tên hoạt động: PTNT (LQCC)
 Tên đề tài: Ôn chữ cái h, k(CS 91)
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái h,k thông qua các từ và trò chơi
- Trẻ biết luật chơi và cách chơi các trò chơi chữ cái.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, nhận biết, phát âm chữ cái thông qua trò chơi.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- Bài thơ có chứa chữ h,k. thẻ chữ h,k. ngôi nhà có chữ h,k
III. Tiến hành.
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài( 2-3p)
- Xin chào mừng tất cả các bé đã quay trở lại với chương trình: “Sân chơi chữ cái” của lớp 5T A4 Trường mầm non Minh Lương ngày hôm nay. 
- Không để các con phải chờ đợi lâu hơn nữa, ngay bay giờ cô và các con cùng khám phá xem chủ đề chơi của chúng ta ngày hôm nay là gì. Cô mời các con hãy quan sát lên bảng và cùng cô mở các ô cửa nhé
- Chủ đề của sân chơi chữ cái ngày hôm nay chính là: “Trò chơi với chữ cái h, k”.
HĐ2: Phát triển bài (15-20p)
* Trò chơi 1: Giơ theo hiệu lệnh
- Luật chơi: bạn nào giơ sai thì phải hát tặng cả lớp 1 bài
 - Cách chơi: cô phát cho mỗi bạn 1 rổ, trong rổ có chứa chữ h,k khi cô hô tìm thẻ chữ nào thì chúng mình phải tìm nhanh thẻ chữ đó và giơ lên và phát âm
- Cô tổ chức cho trẻ chơi (2-3) lần 
- Cô nhận xét và khen trẻ
* TC2 : Tìm về đúng nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Tìm nhà”
+ Luật chơi: bạn nào về sai nhà sẽ nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp.
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ bất kỳ, các thẻ chữ này giống với các thẻ chữ ở các ngôi nhà h,k cô gắn trên tường, cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát, hoặc đọc 1 bài thơ, khi cô hô “Tìm nhà - tìm nhà” trẻ nào có thẻ chữ nào phải tìm nhanh về nhà có thẻ chữ đó
 - Tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần)
 - Cô nhận xét sau khi chơi
* Trò chơi 3: “Chữ gì biến mất”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Chữ gì biến mất”
+ Luật chơi: bạn nào đoán sai phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp học.
+ Cách chơi: Trên bảng của cô có các chữ cái: h,k Nhiệm vụ của các con là hãy quan sát thật tinh, sau đó nhắm mắt lại khi có hiệu lệnh của cô các con hãy mở mắt và quan sát lên bảng xem chữ cái gì đã biến mất.
- Cô cho từng chữ cái biến mất. Khi trẻ đoán xong cô cho trẻ kiểm tra lại các chữ cái đó trên màn hình.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4lần.
- Cô bao quát nhận xét và khen trẻ
* Trò chơi 4 : “Ai nhanh hơn”
+ Luật chơi: Đội nào tìm và gạch chân được nhiều chữ và đúng theo yêu cầu của cô sẽ là đội thắng cuộc, đội nào tìm được ít hơn sẽ là đội thua cuộc
+  Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, có số lượng bằng nhau. Cô phát cho mỗi đội 1 bài thơ giống nhau có chứa chữ h, k Nhiệm vụ của 2 đội là tìm và gạch chân chữ h,k trong bài thơ sao cho đúng và được nhiều nhất.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra và nhận xét trẻ.
          (Cho trẻ chơi 2- 3 lần)
3.HĐ3 Kết thúc (2-3p)
- Chương trình của chúng ta đến đây là hết, xin chào và hẹn gặp lại các bé ở những chương trình lần sau
- Xin chào và hẹn gặp lại
- Trẻ vỗ tay hưởng ứng
- Trẻ vỗ tay chào đón
- Trẻ chú ý
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ lắng nghe 
- Trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe 
- Trẻ vẫy tay chào.
 Thời gian: Thứ 2, ngày 20/02/2017 
 Tên hoạt động: (PTNT) LQVMTXQ
 Tên đề tài : Tìm hiểu về 1 số loại hoa
I. Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật và lợi ích của 1 số loại hoa đối với cuộc sống của con người (Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm, quan sát, ghi nhớ.
3. Thái độ: Trẻ có ý thúc yêu quý chăm sóc và bảo vệ hoa.
II. Chuẩn bị 
- Hình ảnh hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa sen
III. Tổ chức thực hiện.
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. HĐ1 Giới thiệu bài.( 2 - 3 phút)
- Các con có biết bây giờ đang là mùa gì không?
- Mùa xuân về trăm hoa đua nở, khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc, mọi cảnh vật đều trở nên đẹp hơn, cô mời các con hãy hướng những đôi mắt xinh của mình lên đây để cùng nhau tham quan vườn hoa mùa xuân qua đoạn phim này nhé!
- Cô trình chiếu đoạn phim về các loài hoa cho trẻ quan sát:
+ Các con vừa được xem gì? Vườn hoa mùa xuân có đẹp không? Có những loại hoa nào?
- Biết lớp mình học rất ngoan rất giỏi, nên cô tiên mùa xuân đã gửi tặng cho lớp mình rất nhiều món quà đấy, các con có muốn cùng cô khám phá xem đó là những món quà gì không?
- Giáo dục trẻ yêu hoa, không hái hoa, bẻ cành.
2.HĐ2 Phát triển bài. ( 10 phút )
a, Quan sát và đàm thoại 
* Hoa Mai
- Cô đưa hoa Mai ra cho trẻ quan sát:
+ Đây là hoa gì?
+ Hoa Mai có màu gì?
+ Hoa mai có những đặc điểm gì? (có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa, Hoa mai có 5 cánh, cánh hoa mai màu vàng)
+ Cánh hoa mai như thế nào? (Cánh hoa mai mỏng, mềm, mịn)
+ Hoa mai là loại hoa cánh gì? (cánh tròn)
+ Hoa mai nở vào mùa nào? (Mùa xuân)
+ Hoa mai được dùng để làm gì? (làm cảnh, trang trí)
=> Cô khái quát lại: Hoa mai có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Cánh hoa mai màu vàng, có 5 cánh, mềm, mịn, và mỏng. Hoa mai là loại hoa cánh tròn. Hoa mai nở vào mùa xuân và được dùng để làm cảnh, chưng ở trong nhà nhân các ngày lễ tết
 * Hoa Hồng
- Cô đưa hoa Hồng ra cho trẻ quan sát:
+ Các con hãy nhìn xem cô có hoa gì đây? (Hoa Hồng)
- Cô cho trẻ phát âm "Hoa hồng"
+ Hoa Hồng có màu gì? (Màu đỏ) và có những đặc điểm gì? (cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa)
+ Cánh hoa hồng như thế nào? (Mềm, mịn, dày )
+ Hoa hồng là loại hoa cánh gì? (Cánh tròn)
+ Các con ngửi thử xem hoa hồng có mùi gì? (mùi thơm nhẹ)
+ Hoa hồng nở vào mùa nào? (Các mùa trong năm đặc biệt là mùa xuân)
+ Hoa hồng dùng để làm gì? (Toả hương thơm,Trang trí, làm nước hoa)
=> Cô khái quát lại Hoa hồng có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. Cánh hoa hồng dày, mềm, mịn, nhiều cánh úp vào nhau tạo thành 1 bông hoa, Hoa hồng là loại hoa cánh tròn, có nhiều màu, có mùi thơm nhẹ, được dùng để trang trí, để tặng nhau trong các ngày lễ tết, và làm nước hoa.
- Ngoài hoa hồng đỏ ra thì hoa hồng  còn có những màu nào nữa? (Màu vàng, màu trắng, màu hồng phấn, màu cam,..)
- Cô trình chiếu cho trẻ xem một số loài hoa hồng có màu sắc khác nhau.
* Hoa Cúc
- Cô đưa hoa Cúc ra cho trẻ quan sát:
- Các con hãy nhìn xem cô có hoa gì đây?
- Cô cho trẻ phát âm "Hoa cúc"
- Hoa Cúc có màu gì?
- Hoa cúc có những đặc điểm gì? (Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa
- Cánh hoa cúc như thế nào? (Hoa cúc có nhiều cánh, cánh hoa cúc nhỏ, mềm, thon dài, lớp cánh bên ngoài dài hơn bên trong)
- Đài hoa làm nhiệm vụ gì? (Bảo vệ, nâng đỡ các cánh hoa)
- Cuống hoa cúc như thế nào? (Nối liền thân, bên dưới đài)
- Các con ngửi xem hoa cúc có mùi gì? (Mùi thơm nồng)
- Cho trẻ ngửi và sờ hoa.
- Hoa cúc dùng để làm gì? (trang trí, để làm cảnh, thờ cúng)
=> Hoa cúc có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa; cánh hoa cúc có màu vàng, nhiều cánh, dày, cánh bên ngoài dài hơn cánh ở bên trong; hoa cúc là loại hoa cánh dài, có mùi thơm nồng, dùng để chưng làm cảnh., thờ cúng,
- Ngoài hoa Cúc vàng  ra thì hoa Cúc còn có những màu nào nữa? (Màu đỏ, màu trắng, màu tím, màu cam, màu hồng..)
- Cô trình chiếu cho trẻ xem một số loài hoa Cúc có màu sắc khác nhau.
* Hoa Đồng tiền
- Cô đọc câu đó hoa đồng tiền:
 Hoa gì màu đỏ
Êm mượt như nhung
Xếp tròn vòng quanh
 Nhị vàng ở giữa
+ Cô đố chúng mình biết đấy là hoa gì?
+ Hoa đồng tiền có màu gì?
+ Ai phát hiện ra hoa đồng tiền có những đặc điểm nào? (có cuống hoa, đài hoa, nhụy hoa, cánh hoa)
+ Hoa đồng tiền của cô có màu đỏ, nhiều cánh
+ Cánh hoa đồng tiền ở ngoài to dài, ở gần nhụy nhỏ ngắn hơn
+ Hoa đồng tiền là loại hoa cánh gì? (Cánh dài)
+ Nhụy hoa đồng tiền có màu gì?(Màu vàng)
+ Đài hoa đồng tiền như thế nào?  (Có màu xanh, cứng, chắc, ôm lấy cánh hoa..)
+ Thân hoa đồng tiền như thế nào? (Dài, thẳng, tròn, dễ gãy)
+ Hoa đồng tiền được dùng để làm gì? (Trang trí, toả hương thơm,)
=>  Hoa đồng tiền có cuống, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa; cánh hoa đồng tiền mỏng, mịn màng, bên ngoài dài, bên trong ngắn, hoa đồng tiền là loại hoa cánh dài, hoa được dùng để trang trí, để tặng nhau nhân các ngày lễ, tết
- Ngoài hoa đồng tiền đỏ này  ra thì hoa đồng tiền còn có những màu nào nữa? (Màu trắng, màu tím, màu cam, màu hồng..)
- Cô trình chiếu cho trẻ xem một số loài hoa Đồng tiền có màu sắc khác nhau.
* So sánh sự giống nhau và khác nhau
* Hoa Mai và Hoa Hồng
+ Giống nhau: Đều là loại hoa cánh tròn, có cuống, đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa, đều dùng để trang trí.
+ Khác nhau: Hoa mai có 5 cánh, hoa hồng có nhiều cánh; cánh hoa mai nhỏ, mỏng, cánh hoa hồng to, dày hơn, Hoa mai không dùng làm nước hoa còn hoa hồng dùng làm nước hoa, hoa mai 1 màu, hoa hồng có nhiều màu
* Hoa đồng tiền và Hoa cúc
+ Giống: Đều là hoa cánh dài, có cuống, đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Đều dùng để trang trí, Đều có nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, thon dài, đều có cuống cứng chắc ôm lấy cánh hoa.
+ Khác: cánh hoa cúc dày hơn cánh hoa đồng tiền, hoa cúc có mùi thơm nồng hơn hoa đồng tiền
b, Đàm thoại sau quan sát
- Vừa rồi các con được làm quen với những loại hoa nào?
- Ngoài những loại hoa mà các con vừa được tìm hiểu, các con còn biết những loại hoa nào nữa?
- Cô trình chiều một số loài hoa khác cho trẻ quan sát.
- Để cây hoa luôn xanh tốt thì chúng ta phải làm gì?
* Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc, bảo vệ và yêu quý các loài hoa, không bẻ cành bứt lá, không dẫm lên bồn hoa.
*c. Trò chơi luyện tập
+ Trò chơi 1: “Tìm nhanh đọc đúng”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ lô tô, vừa phát vừa hát bài “Em yêu cây xanh”
- Cho trẻ đưa rổ lô tô ra phía trước:
+ Các con hãy nhìn xem trong rổ có gì?
+ Với những bông hoa này, chúng mình sẽ cùng nhau chơi 1 trò chơi: Khi cô nói đặc điểm của loài hoa nào thì các con hãy tìm những loài hoa có đặc điểm như cô yêu cầu xếp ra trước thành 1 hàng.
+ VD: Cô yêu cầu tìm cho cô những loài hoa có 1 màu/ những loài hoa có nhiều màu/ những loài hoa cánh tròn/ những loại hoa cánh nhỏ dài,.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cô bao quát và sửa sai cho trẻ
+ Trò chơi 2: “Tìm hoa cho cây”
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội cử ra 3 bạn lên chơi, chuẩn bị 2 tranh vườn hoa mùa xuân treo 2 bên, nhiệm vụ của các bạn chơi là phải tìm được những loài hoa có đặc điểm như cô yêu cầu, vượt qua các chướng ngại vật và gắn những bông hoa đó vào tranh để tạo thành 1 vườn hoa mùa xuân thật đẹp, thời gian của trò chơi là một bài hát. Kết thúc trò chơi, đội nào gắn được nhiều hoa nhất, đúng nhất là đội đó dành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
|HĐ3:  Kết thúc
- Trẻ vui đọc bài thơ “Hoa kết trái” và cho trẻ ra sân chơi.
- Trẻ mùa xuân ạ.
- Lắng nghe. 
- Trẻ quan sát
- Vườn hoa, Có ạ
- Hoa hồng, cúc, hoa huệ.....
- Trẻ có ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Hoa mai.
- Màu vàng.
- Có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa)
- Mỏng, mềm, min
- Cánh tròn ạ
- Mùa xuân
- Trang trí
- Trẻ lắng nghe
- Hoa hồng
- Trẻ phát âm "hoa hồng"
- Màu đỏ và nhiều gai.
- Mềm mịn
- Cánh tròn
- Mùi thơm
- Nở nhiều vào mùa xuân
- Để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa
- Lắng nghe.
- Trẻ quan sát
- Hoa cúc
- Trẻ phát âm "Hoa cúc"
- Màu vàng
- Màu xanh, Lá nhỏ
- Cánh nhỏ và dài
- Lắng nghe
- Trẻ TL:
- Mùi thơm nồng
- Trẻ TL: làm cảnh, trang trí, thờ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ TL: màu trắng, hồng
- Trẻ quan sát
- Hoa đồng tiền
- Màu đỏ
- Cánh nhỏ dài liti, mềm mịn
- Trẻ trả lời cánh dài
- Trẻ TL:
- dài thẳng
- Trang trí
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ TL: hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa đồng tiền
- Hoa tuy lip, hoa sen, hoa súng, hoa quỳnh.
- Chăm sóc tưới nước
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ ra sân chơi
 Thời gian: Thứ 3 ngày 21/02/2017
 Tên hoạt động: PTTC (Thể dục kỹ năng)
 Tên đề tài: - Bật qua vật cản
 - TCVĐ: Thi xem dội nào nhanh
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết sử dụng sức của đôi chân bật liên tục vào vòng theo yêu cầu của cô
- Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi được trò chơi thi xm đội nào nhanh
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, bật 
3. Thái độ : Trẻ chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Trẻ yêu quý các loài hoa
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Trang phục phù hợp thời tiết.
- Xắc xô, giấy đề can làm vạch. Gậy thể dục
- Nhạc, vòng...
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Khởi động (3-5’)
- Chào mừng tất cả các bé đến với hội thi “Bé tài năng” được tổ chức tại lớp 5T A4 trường mầm non Minh Lương, cô Dung rất vinh dự được làm người dẫn chương trình cho hội thi ngày hôm nay. cô xin giới thiệu thành phần ban giám khảo là các cô giáo đến từ Các trường MN trong Huyện, đề nghị chúng ta cho một tràng vỗ tay để chào đón các cô nào..Và thành phần không thể thiếu trong hội thi ngày hôm nay là sự góp mặt của 2 đội chơi, đội màu xanh và đội màu đỏ 
- Đến với hội thi hôm nay chúng ta sẽ phải trải qua 3 phần thi:
Phần 1: Đồng diễn
Phần 2: Vượt chướng ngại vật
Phần 3: Về đích
Phần cuối là tổng kết trao giải
- Chiến thắng mỗi phần thi, sẽ nhận được 2 bông hoa của chương trình
=> Các đội đã " Sẵn sàng " để bước vào hội thi chưa ạ? 
- Vậy bây giờ cô Dung mời 2 đội cùng khởi động để bước vào phần thi thứ nhất nhất nào.. Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát theo nhạc bài “Mời bạn lên tàu” kết hợp các kiểu đi. Đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng má bàn chân, đi thường, đi khụyu gối, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm ... Về ga.
- Về đội hình hai hàng ngang, điểm số 1,2 tách hàng
- Cô Dung xin chúc mừng cả 2 đội đã thực hiện xong phần khởi động của mình
2. HĐ 2: Trọng động (20- 25’).
* Phần 1: Đồng diễn
- Không để các đội phải chờ lâu
- Phần thi thứ nhất là phần thi Đồng diễn xin phép được bắt đầu, Cho trẻ tập theo nhạc bài hát “em yêu cây xanh”
- Động tác tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao.
 ( Tập 2lần x 8 nhịp).
- Động tác chân 3: 2 tay chống hông ngồi khuỵu gối.
 ( Tập 3lần x 8 nhịp).
- Động tác bụng 3: 2 tay giơ lên cao cúi gập người, tay chạm đất.
 ( Tập 2lần x 8 nhịp).
- Động tác bật 2: Bật tách khép chân
 ( Tập 2lần x 8 nhịp).
- Xin chúc mừng các đội đã hoàn thành phần thi thứ hai của mình.
- Trải qua phần thi thứ hai cả 2 đội đều giành chiến thắng, xin chúc mừng cả 2 đội (Mời đội trưởng của 2 đội lên lấy hoa cắm vào lọ của đội mình)
Phần 2: Vượt chướng ngại vật
- Bây giờ chúng ta sẽ bước vào 1 phần thi rất rất là đặc biệt và khó khăn, đó là phần vượt chướng ngại, để biết phần thi này như thế nào thì 2 đội cùng hướng mắt lên xem ban tổ chức thực hiện nhé.
 - Trong phần thi Vượt chướng ngại vật hôm nay 2 đội chúng ta sẽ phải trải qua 1 thử thách của chương trình, đó là bật qua vật cản để về được đến đích của mình
- Xin mời 2 đội chúng mình cùng hướng mắt lên đây xem ban tổ chức thực hiện nhé.
+ Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích động tác.
- Ban tổ chức vừa thực hiện xong vận động gì?
 - Để thực hiện phần thi thứ 2 đạt kết quả cao, 2 đội hãy quan sát ban tổ chức thực hiện 1 lần nữa nhé
+ Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác:Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, đầu gối hơi khụy khi có hiệu lệnh bắt đầu bật cô dùng sức của 2 đôi chân bật qua vật cản, Thực hiện xong cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng đứng. 
- Bây giờ BTC xin mời đội trưởng của 2 đội lên thực hiện trước nào.
- Cho 2 trẻ khá lên thực hiện trước.
- Bây giờ hai đội đã sẵn sàng thử tài của chúng mình qua phần thi Vượt chướng ngại vật chưa?
- Vậy phần thi bé tài năng xin phép được bắt đầu3.2.1 bắt đầu
- Lần đâu tiên BTC thấy 2 đội đều rất cố gắng và ngang sức ngang tài..xin chúc mừng cả 2 đội
- Bây giờ để tìm xem đội nào là đội dành chiến thắng BTC xin mời các đội thực hiện lại 1 lần nữa nào
- Cô cho 2 tổ thi đua nhau cùng thực hiện.
- Phần thi thứ 2 đã kết thúc, BTC thấy cả 2 đội đều rất cố gắng và ngang sức cả 2 đội đều dành chiến thắng xin chúc mừng 2 đội
- Cô mời đội trưởng của 2 đội lên lấy 2 bông hoa cắm vào lọ của đội mình nào.
* Phần 3: Về đích
- Để biết đội nào là đội dành chiến thắng trong ngày hôm nay, bây giờ ban tổ chức cùng mời tất cả các đội cùng đến với phần thi thứ 3, phần thi về đích Để biết phần thi này thi như thế nào, BTC xin mời tất cả các bé chúng mình cùng lắng nghe BTC nêu luật chơi và cách chơi nhé
- Cách chơi" Các vận động viên sẽ đứng thành hành dọc theo đội, bạn đằng trước cách bạn đằng sau một cánh tay, chân bước rộng bằng vai. Bạn đầu hàng sẽ là người cầm bóng bằng 2 tay . Khi có hiệu lệnh “ Chuyền” thì sẽ cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu, hơi ngả tay về phía sau. Bạn thứ 2 sẽ đón bóng bằng hai tay rồi làm động tác tương tự để chuyền bóng cho bạn tiếp theo, cứ vậy chuyền lần lượt đến bạn cuối cùng của hàng. 
+ Luật chơi: đội nào truyền được nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng
- Các đội đã sẵn sàng chưa ạ. 3,2,1 bắt đầu
- Trải qua 3 phần thi kết quả của 2 đội là
+ Đội số 1 dành được .bông hoa của chương trình
+ Đội số 2 dành được.bông hoa
 - Xin chúc mừng cả 2 đội
- Phần 4: Tổng kết và trao giải
- Đây là phần mà các đội mong chờ nhất..BTC xin mời đội trưởng của 2 đội lên nhận quà của chương trình
- Đến với hội thi ngày hôm nay các bạn thấy có vui không?
 - Bây giờ ban tổ chức xin mời tất cả các bạn nhỏ cùng đi nhẹ nhàng thành vòng tròn để cơ thể chúng mình thoải mái hơn sau hội thi nào?
- Cho trẻ nghe nhạc bài “Màu hoa ”
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Hội thi của chúng ta đến đây là hết rồi cảm ơn sự có mặt của tất cả các cô và các bé. Chúc các bé lớp 5T A4 chăm ngoan và học giỏi, chúc các cô mạnh khỏe và công tác tốt
- Xin chào và hẹn gặp lại các bé và các cô ở những chương trình lần sau
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vỗ tay
- Rồi ạ.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chuyển đội hình. Tách hàng 
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ tập 2l x 8
- Trẻ tập 3l x 8
- Trẻ tập 2l x 8
- Trẻ tập 2l x 8
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát.
- “ Bật qua vật cản”.
- Trẻ lắng nghe cô phân tích động tác và quan sát cô thực hiện mẫu.
- 2 Trẻ lên làm mẫu
- Trẻ rồi ạ
- Tổ thi đua
- Trẻ Thực hiện
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ vỗ tay
-Trẻ lên nhận quà
- Trẻ có ạ
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 vòng
- Trẻ vẫy tay chào
 Thời gian: Thứ 3 ngày 21/02/2017
 Tên hoạt động: PTTM ( Tạo hình) 
 Tên đề tài : Vẽ hoa (ĐT) (CS6)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng các nét vẽ khác nhau: nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng.. để vẽ hoa mùa xuân.
- Trẻ biết lợi ích của các loài hoa. Biết yêu quý và bảo vệ hoa, biết giữ gìn sản phẩm của bạn và mình 
2. Kĩ năng
- Bố cục bức tranh hợp lí và biết chọn màu sắc đẹp, phù hơp.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các loài hoa.
II. Chuẩn bị
- Tranh mẫu về các loài hoa.
- Nhạc “Màu hoa”
- Giấy A4, sáp màu,
- Thơ “ Hoa cúc vàng”
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “ Màu hoa”
- Cô và trẻ trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
- Trong bài hát có những màu hoa gì?
+ Có những loài hoa nào nở vào mùa xuân?
+ Hôm nay, cô tổ chức 1 cuộc thi vẽ về hoa mùa xuân.
Hoạt động 2. Phát triển bài
a. Quan sát tranh và đàm thoại
- Chúc mừng năm mới mới chị mùa xuân đã tặng cho lớp chúng mình 1 món quà đấy, chúng mình có muốn biết món quà của chị là gì không
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ các loài hoa mùa xuân. Và hỏi trẻ:
+ Tranh vẽ các loài hoa gì?
* Quan sát tranh vẽ hoa hồng
- Cô đưa hoa Hồng ra cho trẻ quan sát:
+ Các con hãy nhìn xem cô có hoa gì đây? (Hoa Hồng)
- Cô cho trẻ phát âm "Hoa hồng"
+ Hoa Hồng có màu gì? (Màu đỏ)
+ Hoa hồng là loại hoa cánh gì? (Cánh tròn)
- Hoa hồng được vẽ bằng những nét gì?
+ Hoa hồng dùng để làm gì? (Toả hương thơm,Trang trí, làm nước hoa)
=> Cô khái quát lại Hoa hồng có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. Cán

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_nhanh_mot_so_loai_hoa.doc
Giáo Án Liên Quan