Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề lớn: Trường mầm non - Chủ đề nhỏ: Trường mầm non Nam Cường của bé

I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết vẽ các nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét cong để tạo thành ngôi trường theo ý tưởng của trẻ và tô màu sáng tạo( CS 103)

2. Kĩ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, tưởng tượng và kỹ năng tô mầu tranh, phát triển khả năng tạo hình cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ biết tên trường, tên lớp của mình đoàn kết với bạn vâng lời cô, giữ gìn sản phẩm của mình.

4. Kết quả: 85- 95% trẻ đạt

II. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: Tranh mẫu 4 tranh vẽ trường mầm non, giá treo tranh, bút màu, giấy A4, bàn ghế đúng quy cách đủ cho mỗi trẻ.

 

doc66 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề lớn: Trường mầm non - Chủ đề nhỏ: Trường mầm non Nam Cường của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 01
 Chủ đề lớn: TRƯỜNG MẦM NON. 
 Chủ đề nhỏ: Trường mầm non Nam Cường của bé
 Thứ 2 ngày 24 tháng 08 năm 2015
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
 Tên hoạt động: Tạo hình
 Tên đề tài: - Vẽ trường mầm non của bé. ĐT 
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết vẽ các nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét cong để tạo thành ngôi trường theo ý tưởng của trẻ và tô màu sáng tạo( CS 103)
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát, tưởng tượng và kỹ năng tô mầu tranh, phát triển khả năng tạo hình cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp của mình đoàn kết với bạn vâng lời cô, giữ gìn sản phẩm của mình.
4. Kết quả: 85- 95% trẻ đạt
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh mẫu 4 tranh vẽ trường mầm non, giá treo tranh, bút màu, giấy A4, bàn ghế đúng quy cách đủ cho mỗi trẻ.
III. Tiến trình:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1: Giới thiệu bài (3-5 phút)
- xin chào mừng các bé đến với hội triển lãm tranh mang chủ đề trường mầm non Nam Cường
2: Phát triển bài (20- 25 phút)
a. Quan sát và đàm thoại:
- Trong phòng triển lãm tranh chủ đề trường mầm non có rất nhiều bức tranh đẹp. Chúng mình cùng quan sát thưởng thức nhé!
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ trường mầm non
- Đàm thoại về bức tranh:
+ Đây là bức tranh cô vẽ gì?
+ Bức tranh vẽ trường mầm non có đặc điểm gì ?( Cô gợi ý để trẻ nêu chi tiết 
+Khung ngôi trường vẽ bằng nét gì, có dạng hình gì ?
+ Mái trường vẽ bởi các nét gì, dạng hình gì, tô mầu gì
+ Cửa lớp có dạng hình gì, tô màu mầu gì ?
+ Bố cục bức tranh ra sao ? tô mầu như nào ?
+ Trường các con là trường tên gì?
-> Cô chốt lại
* QS: Bức Tranh Trường Có đồ chơi ngoài trời
- Đây là bức tranh vẽ gì nào ?
- Trong bức tranh vẽ những gì ?
- Bố cục bức tranh như nào ?
- Mầu tranh được tô ra sao ?
- (Tương tự với bức tranh vẽ trường có ông mặt trời và các bạn đang chơi ở sân cô đàm thoại như trên)
b.Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi 3-4 trẻ ý định của trẻ vẽ cái gì ?
- Vẽ bởi các nét gì ? Tô màu ra sao ?
- Cô hỏi trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi...)
- Cho trẻ thực hiện
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ giúp trẻ còn yếu
c. Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ treo tranh lên giá 
- Cô gọi 3-4 trẻ lên nhận xét 
- Cháu thấy bạn nào vẽ đẹp? Vì sao?cách vẽ, tô màu đẹp chưa? Tranh cân đối không màu tô trùng khít, mịn, đều chưa.?
- Nhận xét nhấn mạnh sự sáng tạo của trẻ...
- Cô gọi trẻ được nhận xét đẹp sáng tạo nêu cách vẽ cũng như tô mầu cho tranh... 
- Cô nhận xét chung..........)
3: Kết thúc (3-5 phút)
- Động viên tuyên dương khen trẻ
- Cho trẻ mang bài cất vào túi sản phẩm mang treo lên giá tranh triển lãm, đọc thơ “Tình bạn” đi thành hàng ra treo tranh triển lãm.
- Trẻ nghe
- Trẻ đi và hát theo cô
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời trường mầm non ạ
- Trẻ trả lời khung nhà mái nhà, mầu sắc..........
- Trẻ trả lời...........
- Trẻ trả lời...
- 1 trẻ trả lời....
- Trẻ trả lời..........
- Trường MN Nam Cường ạ 
- Trẻ lắng nghe 
- Trường mầm non ạ
- Đồ chơi đu quay , cây
- Bức tranh cân đối ạ
- Mầu đẹp tô trùng khít
- 3-4 trẻ nêu ý định của mình vẽ cái gì và cách vẽ tranh
- Trẻ trả lời 
- Trẻ thực hiện vẽ.
- Trẻ 3-4 bạn nêu....
- Trẻ nghe
- Trẻ cất bài ra chơi đọc thơ đi thành hàng ra treo tranh lên giá tranh triển lãm
Tiết 2 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Tên hoạt động : Làm quen chữ cái
 Tên đề tài: LQCC: o, ô, ơ 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm chuẩn chữ cái o, ô, ơ ( CS 91)
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ quan sát, nhận biết, phân biệt, so sánh, ghi nhớ chữ cái o, ô, ơ cho trẻ, kỹ năng phát âm chuẩn rõ ràng.
3. Thái độ:	
 - Trẻ biết yêu quý trường lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn vâng lời, lễ phép với các cô trong trường mầm non
4. Kết quả: 85- 90% Trẻ đạt
II. Chuẩn bị: 
- Tranh chứa chữ cái o, ô, ơ. Thẻ chữ cái o, ô, ơ đủ cho mỗi trẻ, tranh chứa chữ cái trên, tranh có chứa chữ trường mầm non có chữ cái trên, nhạc và loa các bài hát trong chủ điểm, thẻ chữ to cho cô
III. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài: (2-3 phút)
- Cả lớp hát “Trường cháu đây là trường mầm non”
- Đàm thoại về bài hát
=>GDT: Trẻ biết yêu quý trường lớp...)
2: Phát triển bài: (20-25 phút).
 Dạy trẻ làm quen chữ o, ô, ơ.
* Quan sát tranh bé đá bóng:
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh
- Cô ghép thẻ chữ rời giống từ dưới tranh ( đếm thẻ chữ rời) 
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh 
- Cô giới thiệu chữ o viết thường 
- Cô phân tích cấu tạo chữ o viết thường: Chữ o viết thường gồm một nét cong tròn khép kín, cho trẻ vẽ trên không chữ o 
- Cô phát âm mẫu Cho trẻ phát âm dưới nhiều hình thức lớp, tổ, nhóm, các nhân
- Cô giới thiệu chữ o in, chữ o viết thường( tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là o).
* Quan sát tranh “Bé che ô”. 
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh.
- Cô ghép thẻ chữ rời ( đếm thẻ chữ rời)
- Trẻ lên tìm chữ cái cuối cùng từ trái sang.
- Cô giới thiệu chữ ô viết thường 
- Cô phân tích cấu tạo chữ ô viết thường: chữ ô viết thường gồm một nét cong tròn khép kín, có mũ ở trên là một nét xiên phải và một nét xiên trái ( Cho trẻ tạo dáng chữ ô)
- Cô phát âm mẫu: 
- Cô cho trẻ phát âm bằng các hình thức : cả lớp , tổ, cá nhân.( chú ý cá nhân trẻ phát âm nhiều)
- Cô giới thiệu chữ ô in thường: Đây là chữ ô in và chữ ô viết thường, tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là ô. 
* Quan sát tranh “Bé ăn cơm”: 
- Cho trẻ tìm tiếp chữ thứ 6 từ trái sang phải trong từ “Bé ăn cơm” Nếu trẻ không tìm được cô tìm và giới thiệu chữ ơ viết thường.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ơ viết thường: chữ ơ viết thường gồm một nét cong tròn khép kín, có nét móc ở trên phía bên phải.
- Cô phát âm mẫu: 
- Cô cho trẻ phát âm bằng các hình thức: cả lớp , tổ, cá nhân. 
- Cô giới thiệu chữ ơ in thường, viết thường tuy cách viết khác nhau nhưng đều đọc là ơ
* So sánh: o, ơ và chữ o, ô
- Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của chữ o, ô, ơ với nhau => Cô khái quát lại
+ Giống nhau: Chữ o, ô, ơ đều có nét cong tròn khép kín
+ Khác nhau: Chư ô có mũ còn chư ơ có móc ở phía trên bên tay phải chữ o không có mũ và móc
* Trò chơi:
TC1: Tìm theo hiệu lệnh
- Cô nói cấu tạo chữ trẻ tìm chữ cái vá phát âm chữ cái đó và ngược lại.
TC2: Tìm bạn 
- Cô giới thiệu cách chơi luật chơi:
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một lô tô chữ cái trẻ vừa học.Vừa đi vừa hát "Trường cháu đây là trường mầm non" khi nào có hiệu lệnh tìm bạn ai có thẻ chữ giống thẻ chữ của bạn trong tranh xẽ về tranh đó đứng, và nói tên chữ cái đó
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
3. Kết thúc: (2 phút)
- Cô khuyến khích động viên trẻ cho trẻ ra chơi
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời cô
 - Trẻ lắng nghe.
- trẻ quan sát
- Trẻ đọc theo cô. 
- Trẻ chú ý nghe 
- Trẻ phát âm tích cực
 .
- Trẻ quan sát
 - Trẻ chú ý qs
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ phát âm dưới nhiều hình thức
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm dưới nhiều hình thức.
- 1-2 trẻ so sánh 
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ ra chơi
 Thứ 3 ngày 25 tháng 08 năm 2015
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Tên hoạt động:Toán
 Đề tài: Ôn số lượng 1,2, số 1,2- Luyện tập so sánh chiều dài
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhân biết được các nhóm đối tượng có số lượng 1 và 2, nhận biết số 1 và 2. Luyện tập so sánh chiều dài qua trò chơi. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát và nêu kết quả về số lượng của đồ chơi gắn với thẻ số tương ứng
- Thêm hoặc bớt để tạo số mới. Qua luyện tập so sánh trẻ nhận biết -phân biệt được chiều dài.
- Phát triển khả năng phân nhóm theo dấu hiệu cho trước.
3. Thái độ:
- Hào hứng tham gia vào hoạt động, biết tập chung chú ý vào hoạt động.
- Biết lắng nghe bạn nói và nhường nhịn sau khi thực hiện bài tập
4. Trẻ đạt: 85- 90% trẻ đạt
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một băng giấy màu đỏ, 1 băng giấy màu xanh.
- Độ chênh lệch của băng giấy là 2cm; Các thẻ số 1, 2,.
- Đồ dùng của cô giống như của trẻ, kích thước hợp lí. Thẻ số 1, 2 có thể đặt đựng được ở trên sàn.
- Xung quanh lớp có các nhóm đồ chơi có số lượng 1, 2.
- Một số bài hát nói về số lượng: Một con vịt, cá vàng bơi, hoa bé ngoan
III. Tiến trình:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài (3 -5 phút)
- Cô cho cả lớp chơi trò chơi “ gieo hạt ” 1 lần.
- Khi đọc đến 1 hoa, 2 hoa cô cho trẻ đọc tiếp 1 quả, 2 quả, hái quả. Cô hỏi: Các con hái được quả gì ? (cô hỏi 1 vài trẻ )
- Các con rất giỏi, hái được rất nhiều loại quả đấy
2. Phát triển bài (25 phút)
 Ôn tập nhận biết số lượng 1, 2 nhận biết số 1, 2
- Xung quanh lớp cô bày rất đồ chơi. Con nào giỏi tìm và cho cô biết đó là đồ chơi gì? Có mấy cái? (cô mời 2- 3 trẻ tìm và nói kết quả )
- Cho 1 nhóm trẻ lên chơi “ thi lấy nhanh ” các loại đồ chơi với số lượng cho trước và tìm số phù hợp đặt vào nhóm đố (lấy 1 hoặc 2 đồ chơi) theo yêu cầu của cô.
- Tạo nhóm 2 đối tượng
- Cho trẻ tìm những đồ vật, đồ chơi trong rổ có lượng là 1 và 2
- Với một đồ chơi các con đã có sẵn, bây giờ nếu muốn được 2 đồ chơi thì con làm thế nào?
- Đã có một đồ chơi rồi, bây giờ nếu thêm một đồ chơi nữa thì mình sẽ được mấy đồ chơi? Luyện tập kỹ năng đếm và nhận biết số 1, 2
- Trò chơi: Tìm đồ chơi có số lượng 1, 2 và tìm số 1,2 đặt vào mỗi nhóm
- Trò chơi: “ Tìm quả cho cây” 
- Cách chơi: Lần lượt từng bạn lên chơi tìm quả có số 1 hoặc 2 gắn lên cây trong thời gian 2 phút đội nào tìm được nhiều hơn sẽ thắng 
- Yêu cầu: Khi lên lấy quả trẻ phải bật nhảy qua 2 vòng tròn. 
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả 2 (cho trẻ đếm cùng cô) cô khen tất cả các đội chơi.
 => GDT: yêu trường lớp thầy cô và bạn bè chăm ngoan học giỏi
- Cô cho trẻ đo chiều dài hai đối tượng cô cho trẻ ngồi theo nhóm phát cho mỗi nhóm hai băng giấy dài không bằng nhau, cho các nhóm đo sau đó nêu cách đo và kết quả đo
- Cho trẻ liên hệ đo các đồ dùng, bàn, nghế trong lớp 
- Cô chốt lại cách đo chiều dài hai đối tượng
3. Kết thúc (2 phút ) 
- Cô nhận xét tuyên dương khen trẻ
- Cho trẻ ra chơi hát bài “ Trường cháu đây là trường mầm non”
 - Trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô
- 2-3 trẻ lên thực hiện
 - Một nhóm trẻ chơi
Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lên thực hiện cùng cô
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ thực hiện đo theo nhóm
- Trẻ liên hệ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ra chơi kết hợp hát bài « Trường cháu đây là trường mầm non » 
 Thứ 4 ngày 26 tháng 08 năm 2015
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Tên hoạt động: Văn học. 
 Tên đề tài: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ "Tình bạn"
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Nhận thức 
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả hiểu nội dung bài thơ , đọc diễn cảm bài thơ " Tình bạn " rõ ràng mạch lạc.( CS 64)
2. Ngôn ngữ
- Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung bài thơ trẻ thể hiện được ngữ điệu, nét mặt cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ 
3. Xúc cảm tình cảm
 - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học. Biết giúp đỡ bạn bè yêu trường lớp của mình
4.Trẻ đạt: 90- 95 % trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Đài, băng, đĩa nhạc bài hát “Trường cháu đây là trường mầm non”. Máy tính, các sile trong bài thơ “Tình bạn”
III.Tiến trình
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài :( 3 – 5 phút)
 - Cô cùng trẻ hát bài:" Trường cháu đây là TMN 
- Trường mầm non của các cháu tên gì ?
- Cô giáo dục trẻ chăm đến trường học vâng lời cô đoàn kết giúp đỡ bạn.
2: Phát triển bài ( 25 – 28 phút)
 a) Cô đọc mẫu:
- Lần 1 : Cô đọc diễn cảm ( một đoạn) 
- Cô vừa đọc một đoạn của bài thơ nào ?
- Bạn nào nhớ tên tác giả của bài thơ TB ?
- Lần 2 : Cô đọc kết hợp tranh
- Giảng nội dung: Bài thơ nói về tình bạn rất là tốt của các bạn trong lớp đối với thỏ nâu, khi biết tin thỏ nâu ốm các bạn mua quà đến thăm động viên thỏ nâu nhanh khỏi để đi học.
- Chúng mình vừa được nghe bài thơ gì ?
- Bài thơ của tác giả nào ?
- Bài thơ nói đến bạn nào trong lớp ?
- Nghe tin thỏ nâu ốm các bạn đã làm gì?
- Các bạn mua gì thăm thỏ nâu ?
- Các bạn chúc thỏ nâu như thế nao ?
=> GDT: Bạn bè trong lớ phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, chúng mình cùng nhau học hỏi bạn Gấu, Mèo, Nai, Hươu trong bài thơ, đi học vâng lời cô chăm ngoan học giỏi...) 
* Trẻ đọc thơ:
- Lớp đọc 2 lần
- Mỗi tổ 1 lần ( 3 tổ)
- Nhóm lên đọc.
- Cô luân phiên thay đổi nhiều hình thức đọc khác nhau cho trẻ.
- 4 Cá nhân lên đọc ( cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô khuyến khích động viên tuyên dương khen trẻ
* Trò chơi củng cố: Thi xem ai nhanh 
- Cô chia lớp thành hai đội, trên đây cô chuẩn bị rất nhiều quà, nhiệm vụ của các bạn trong các đội xẽ nhảy qua ba vòng thể dục nhặt quà mang bỏ vào rổ đội mình, để mang tặng cho bạn Thỏ trong vòng một bài hát đội nào lấy nhanh đội đó xẽ thắng
- Luật chơi mỗi bạn lên chỉ được lấy 1 món quà 
- Cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô kiểm tra kết quả của các đội.
3. Kết thúc bài.( 2-3 phút).
- Nhận xét giờ học tuyên dương trẻ
- Cho trẻ mang quà đi thăm bạn Thỏ Nâu
- Trẻ hát cùng cô
- 1 trẻ TMNNC ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
1 trẻ bài thơ TB ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
 - 1 trẻ trả lời bài thơ TB
- TG Trần Thị Hương
- Trẻ, Bạn thỏ Nâu ạ
- Trẻ, rủ nhau thăm thỏ nâu
- Trẻ, đường, sữa, tranh...
- Trẻ, khỏe nhanh ạ
- Trẻ, vâng ạ
- Lớp đọc 1- 2 lần
- 3 tổ đọc
- 3 nhóm đọc, 
- 4 cá nhân 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 1-2 lần 
- Trẻ hát => ra chơi thăm thỏ Nâu
Tiết 2 
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Tên hoạt động: Thể dục kỹ năng
 Tên đề tài: - Đi khuỵu gối
 - TCVĐ : Cáo và thỏ
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên vận động “ Đi khuỵu gối” Khi đi hơi khom người đầu gối hơi khuỵu xuống khi đi biết vung tay kết hợp đi giữ thăng bằng
2. Kĩ năng:
 - Củng cố cho trẻ kĩ năng vận động phát triển cơ chân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể trẻ.
- Trẻ có kỹ năng nhanh, mạnh, khỏe, bền của cơ thể cho trẻ
 3. Thái độ:
- Trẻ chú ý an toàn khi thực hiện vận động, biết đoàn kết giúp đỡ bạn trong khi học và chơi, biết vận động tốt cho sức khỏe...
4. Kết quả: 90-95% trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Cô chuẩn bị sân sạch, trang phục của cô của trẻ ngọn ngang phù hợp, vạch kẻ cho trẻ thực hiện vận động 
III. Tiến trình:
 Hoạt động của cô
1: Giới thiệu bài (3-5phút)
 . Khởi động:	
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi- chạy các kiểu chân -> Đi thường, đi mũi chân, đi thường, đi gót chân, đi thường, đi má chân, đi thường, đi khụy gối, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về đội hình 3 hàng dọc quay ngang, dãn cách.
2: Phát triển bài (20- 25phút).
a)Trọng động: Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ tập các động tác tay chân bụng bật cùng cô
- ĐT Tay 1: Đưa tay ra trước, gập trước ngực
- ĐTBụng 2: Đứng quay người sang hai bên.
ĐTChân 3: Đưa chân ra các phía 
- ĐTBật 4: Bật chân trước chân sau
b)Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu tên bài tập: Đi khuỵu gối
- Cô thực hiện mẫu 2 lần 
+ Lần 1: Cô thực hiện không phân tích 
+ Lần 2: Cô thực hiện và phân tích: Chuẩn bị cô đứng đầu vạch kẻ cô đi hơi khom người đầu gối khuỵu đi kết hợp vung tay để giữ thăng bằng cơ thể, đi đến vạch đích cô đi thẳng người và nhẹ nhàng đi về cuối hàng của mình đứng
- Cô gọi 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Cả lớp quan sát nhận xét các bạn thực hiện vận động
- Cô cho trẻ thực hiện vận động dưới nhiều hình thức: 
+ Lớp 2 lần, tổ mỗi tổ 1 lần, nhóm 4-5 nhóm, cá nhân 
2-3 trẻ (Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô sửa sai cho trẻ nếu có)
- Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Lần 2 cho thi đua giữa 2 nhóm trẻ với nhau.
- Cô bao quát trẻ nhắc nhở động viên trẻ cho trẻ thực hiện 
c.Trò chơi: Cáo và thỏ
- Cô nêu cách chơi: Cô mời một bạn làm cáo các bạn khác làm thỏ, Cáo trả vờ ngủ các chú thỏ nhảy ra tìm cỏ ăn và nói cáo ơi ngủ à bất chợt cáo tỉnh dậy đuổi các chú thỏ, và thỏ phải nhanh chân chạy về chuồng
- Luật chơi: Thỏ không nhanh bị bắt ra làm cáo, cáo không được nhảy vào chuồng để bắt thỏ
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
3: Kết thúc (2-3 phút ): 
- Nhận xét, tuyên dương khen trẻ
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân đọc bài thơ “Tình bạn”
Hoạt động của trẻ 
- Trẻ đi, chạy theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ tập 2lx8 n 
- 2lx8n 
nhấn mạnh 3lx8n
- 2Lx 8n
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ nghe+ quan sát
 - Trẻ 2 trẻ lên thực hiện
- Cả lớp quan sát
- Trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức
- Trẻ thi đua 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ nghe
- HT: Trẻ đi 1-2 vòng sân đọc thơ ra chơi
 Thứ 5 ngày 27 tháng 08 năm 2015
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Hoạt động: KPXH
 Đề tài: Trường mầm non Nam cường của cháu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết tên trường, tên lớp mình học tên các phòng chức năng, tên các cô các bác trong trường mầm non và công việc cuả mỗi người trong công tác chăm sóc các cháu ở trường mầm non
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích và phát triển vốn từ cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tích cực hoạt động trong giờ học 
- Giáo dục trẻ biết quý trọng thầy cô giáo và các cô các bác trong trường, yêu trường lớp của mình tự hào về trường mầm non nam cường, Hòa đồng với bạn trong nhóm chơi (CS42) Có nhóm bạn chơi thường xuyên (46)
4. Kết quả: 90% trẻ đạt
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về trường lớp mầm non và các hoạt động trong trường mầm non cô chụp lại, máy tính, nhạc các bài trong chủ điểm
III. Tiến trình:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài (2-3 phút)
 - Cô cùng trẻ hát bài “Trường của cháu đây là trường mầm non” 
- Bài hát con vừa hát nói về gì? 
- Khi đến trường các cháu cảm thấy như thế nào?
- Hàng ngày, các cháu tham gia vào những hoạt động nào? 
- Để biết ở trường mầm non có những ai và có những hoạt động gì hôm nay cô cháu mình cùng khám phá nhé?
2: Phát Triển bài ( 20- 25 phút)
- Ai có thể lên kể về ngôi trường của mình? (cô cho trẻ quan sát tranh minh họa)
- Trường mình tên là gì?
- Các con đang học ở lớp nào?
- Có mấy lớp, kể tên lớp ? 
- Trong trường MN Nam Cường có những ai? 
- Làm những công việc gì? (cô cho trẻ quan sát tranh minh họa và kể theo tranh)
- Cô giáo làm gì? Cô cấp dưỡng làm gì? (quan sát tranh và kể)
- Bác hiệu trưởng tên là gì? Bác hiệu phó tên là gì?
- Cô hiệu trưởng làm công việc gì? (chỉ đạo mọi công việc trong trường: Nhắc các cô giáo dạy các cháu tốt, chăm lo cho các cháu có nhiều đồ dùng đồ chơi) 
- Ngoài ra, trong trường còn có những ai nữa? làm những công việc gì? Ở đâu?
=> Cô giải thích: Các bác hiệu trưởng, hiệu phó còn gọi chung là ban giám hiệu, hàng ngày các bác chăm lo cho các cháu có nhiều đồ dùng đồ chơi, các hoạt động của trường để cùng các cô giáo dục các cháu.
- Đối với các bác, các cô trong trường các con phải như thế nào? 
- Hàng ngày, các cháu tham gia vào những hoạt động nào? (cô cho trẻ quan sát tranh minh họa và kể theo tranh)
* Trò chơi: Ai nhanh, bạn trai hay bạn gái
- Cách chơi: Trẻ đi xung quanh lớp và hát các bài trong chủ đề trường mầm non. Khi có hiệu lệnh tạo nhóm thì bạn trai chạy về ô hình tròn, bạn gái chạy về ô hình vuông (hoặc ngược lại).
- Tổ chức cho trẻ chơi 4 -5 lần (sau mỗi lần chơi, cô nhận xét và động viên trẻ)
3: Kết thúc: (3 phút)
 - Cô nhận xét tiết học tuyên dương động viên trẻ cho trẻ ra chơi đọc bài thơ “ Tình bạn” 
- Trẻ hát
- Trẻ. TCĐLTMN
- Trẻ Cháu thấy vui ạ
- Trẻ nêu
- Trẻ vâng ạ
- 2-3 trẻ kể.
- Trẻ xem
 - Trẻ nêu 
- MGLA2
- Trẻ kể tên
- Vâng ạ
- Trẻ , cô dạy học, .
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời...
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ nghe..
- Trẻ chơi 4-5 lần
- Trẻ lắng nghe => ra sân chơi kết hợp đọc thơ Tình bạn
 Thứ 6 ngày 28 tháng 08 năm 2015
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Tên hoạt động: Âm nhạc:
 Đề tài: NDTT: DH- Ngày vui của bé: 
 - NDKH: NH: Ngày đầu tiên đi học
 -TCÂN: Ai nhanh nhất
I. Mục đích- yêu cầu:	
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài hát tên tác giả hiểu nội dung bài hát và hát đúng nhịp điệu giai điệu của bài hát Ngày vui của bé (cs 100) . Cảm nhận được giai điệu bài hát “Ngày đầu tiên đi học” (CS 99) Chơi được trò chơi âm nhạc ai nhanh nhất
2. Kĩ năng
 - Trẻ có kỹ năng hát đúng nhịp điệu giai điệu của bài hát, phát triển tai nghe cho trẻ qua trò chơi
3. Thái độ:
- Trẻ hân hoan đến trường đến lớp, lễ phép ngoan ngo

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_1_truong_mam_nonLuong_NC_TPLC.doc
Giáo Án Liên Quan