Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11

Đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng: cặp, nón, dép đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về kế hoạch trong tuần chăm sóc gióa dục trẻ.

- Cho trẻ chơi tự do

* Khởi động: Tập theo nhạc bài hát : Anh đầu bếp

Thực hiện các kiểu đi “ Xoay bả vai, xoay khủy tay, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân,đi khụy gối, chạy chậm, chạy nhanh.

* Trọng động: Tập theo nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân

+ Hô hấp: Gày gáy

+ Tay: Đưa ra ngang, ra trước

+ Chân: Bước từng chân ra trước khụy gối

+ Bụng: Đứng quay người sang bên 90

+ Bật: Bật tách khép chân

* Dân vũ : “ Chicken dance”

 

docx28 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 12
( Từ ngày 20/11 – 24/11/2017)
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Chủ đề nhánh : Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
 Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Chơi
Thể dục
sáng
- Đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng: cặp, nón, dép đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về kế hoạch trong tuần chăm sóc gióa dục trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do
* Khởi động: Tập theo nhạc bài hát : Anh đầu bếp
Thực hiện các kiểu đi “ Xoay bả vai, xoay khủy tay, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân,đi khụy gối, chạy chậm, chạy nhanh...
* Trọng động: Tập theo nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân
+ Hô hấp: Gày gáy
+ Tay: Đưa ra ngang, ra trước
+ Chân: Bước từng chân ra trước khụy gối
+ Bụng: Đứng quay người sang bên 90
+ Bật: Bật tách khép chân
* Dân vũ : “ Chicken dance”
Hoạt động học
GDPTTC
VĐCB: Bật xa 50cm 
TCVĐ: Cướp cờ
GDPTNT
Ôn số lượng 7, tách gộp trong phạm vi 7
GDPTTC-KNXH
Bé tìm hiểu ngày nhà giáo VN 20/11
GDPTNN
Làm quen chữ i, t, c
GDPTTM
Hát: Bông hồng tặng cô
Nghe hát:Bụi phấn
Chơi ngoài trời
- Khám phá và tìm hiểu sự dịch chuyển của nước
+ TCVĐ: Đổ nước vào chai
- Khám phá và tìm hiểu nam châm hút những vật gì
+ TCVĐ: Cáo và thỏ
- Khám phá trứng nổi, trứng chìm.
+ TCVĐ: Cò chẹp
- Vẽ chân dung cô giáo bằng viên phấn
+ TCVĐ: Nhảy dây
- Quan sát:Nhặt lá nhổ cỏ sân trường
+ Trò chơi “Tự do”.	
Chơi hoạt động ở các góc
* Góc phân vai: Cửa hàng bách hóa, hoa quả, tổ chức sinh nhật....
* Góc XD: Vườn rau củ, ngôi nhà, xây trường học, bệnh viện, công viên,...
* Góc học tập: Tô tranh, xem tranh truyện về chủ đề nghề nghiệp, tô toán, đôminô, ghép hình ,... 
* Góc nghệ thuật: hát múa theo chủ đề, tô vẽ, xé dán,về gia nghề nghiệp
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây, tưới cây 
* Góc vận động: Chơi các TCVĐ với bóng, vòng, booling,... Và các TCDG: bịt mắt bắt dê, búng thun,.... 
Ăn, ngủ
- Vệ sinh, thay quần áo, rửa tay đúng cách trước khi ăn.
- Ăn trưa.
- Vệ sinh răng miệng.
- Ngủ trưa
Chơi hoạt động theo ý thích
GDPTNT
Bé tìm hiểu về ngày nhà giáo VN
GDPTTC-KNXH
Làm quen thơ: “ Cô giáo của em”
GDPTTM
Làm quen bài hát “ bông hồng tặng cô”
TCVĐ
Cáo và thỏ
TCDG
Nhảy dây
Nêu gương
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ
- Vệ sinh cho cháu, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
	ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp
- Trò chuyện với trẻ về các nghề mà bé yêu thích
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Ổn định lớp, điểm danh
THỂ DỤC SÁNG
1. Khởi động: Tập theo bài hát “ Anh đầu bếp”
- Trẻ đi vòng tròn theo nhạc
- Trẻ thực hiện các kiểu đi: Xoay bả vai, xoay khủy tay, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân,đi khụyu gối, chạy chậm, chạy nhanh...
* Hô hấp: Gà gáy ( 3 lần)
2. Trọng động: Tập theo bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” (Thực hiện 2 lần 8 nhịp)
a. Tay: Tay đưa ra ngang, đưa ra trước
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
 Nhịp 1: Hay tay đưa ra ngang
 Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước 
 Nhịp 3: Hai tai đưa ra ngang
Nhịp 4: Hai tay thả xuôi
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên 
b. Chân: Bước từng chân ra trước khuỵu gối
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay chống hông
Nhịp 1: Bước chân phải lên trước, khuỵu gối
Nhịp 2: Về TTCB
Nhịp 3: Đổi chân
Nhịp 4: Về TTCB
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên
c. Bụng: Đứng quay người sang bên 90 độ
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi
Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, tay chống hông
Nhịp 2: Quay người sang bên phải 90 độ
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về TTCB
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên
d. Bật: Bật tách khép chân
TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi
Nhịp 1: Bật tách 2 chân ngang sang 2 bên, tay dang ngang
Nhịp 2: Về TTCB
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về TTCB
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên
3. Dân vũ: “ chicken dance”
Thứ hai, ngày 20 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: Bật xa 50cm
TCVĐ: Cướp cờ
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết khụy gối và lăn tay khi nhảy xa.
- Trẻ được rèn luyện và biết phối hợp tay , chân nhịp nhàng.
- Trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động của cô.
II. Nội dung tích hợp: Trò chuyện, nhạc
III. Chuẩn bị 
+ Đồ dùng của cô và trẻ:
Trống lắc, keo màu
IV. Tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp kiểng chân, chạy chậm chạy nhanh.
- Hô hấp: “ Thổi bóng”
Hoạt động 2: Trọng động
 * Bài tập phát triển chung ( 2lx 8n)
Tay vai 2: Đưa ra phía trước, sang ngang(2l x 8n)
 TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
 + 2 chân bằng vai, 2 tay dang ngang bằng vai
 + 2 tay đưa ra phía trước
 + 2 tay đưa sang ngang bằng vai
 + Hạ 2 tay xuống.
Chân 3 : Đưa chân ra các phía(3l x 8n)
TTCB: Đứng thẳng,2 tay chống hông
 + Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước
 + Đưa chân về phía sau
 + Đưa chân sang ngang
 + Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ, tập tiếp.
Lưng, bụng 3: Đứng quay người sang bên.(2l x 8n)
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông
 + Quay người sang phải
 + Đứng thẳng
 + Quay người sang trái
 + Đứng thẳng
Bật 2: Bật về các phía (2l x 8n)
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông
 + Bật sang bên phải
 + Bật về vị trí ban đầu
 + Bật sang bên trái
 + Bật về vị trí ban đầu
 * VĐCB: “Bật xa 50cm”
- Cô đố các con đã sắp đến ngày gì rồi?
- Đúng rồi đó c/c, sắp đến ngày nhà giáo VN 20/11 rồi đó c/c. Để chào mừng ngày 20/11, trường mình có tổ chức cuộc thi vận động rất là vui, các con sẽ được tham gia cuộc thi này. Lớp mình sẽ tham gia phần thi vận động bật xa. Để đạt kết quả đua thật tốt, hôm nay cô sẽ hướng dẫn c/c tập bài tập bật xa 50cm nhé! 
- Cho cả lớp lập lại tên bài tập (2-3 lần)
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích
? Đầu tiên c/c đứng trước vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh “chuẩn bị” hai gối khụy, 2 tay đưa ra trước, khi nghe hiệu lệnh của cô, c/c đưa 2 tay về phía sau đồng thời dùng sức bật của đôi chân bật thật mạnh về phía trước, và tiếp đất bằng 2 chân, c/c bật hết sức có thể để đạt được kết quả tốt nhé!
- Cô làm mẫu lần 3: nhấn mạnh động tác khó
- Cô chọn 1-2 trẻ khá lên làm mẫu
- Cho lớp thực hiện, cô quan sát và sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua: cô chọn ra 2 đội, mỗi đội 5 bạn cùng thi đua bật xa, đội nào bật xa và bật đúng tư thế thì được thưởng 1 bông hoa, cuối cùng, đội nào có nhiều bông hoa hơn thì chiến thắng. (cho 2-3 lượt chơi)
GD: C/c ơi, sắp đến ngày 20/11 rồi, đây là ngày mà các thế hệ học sinh cùng tri ân công lao của các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình, c/c cũng vậy, phải siêng học tập, vâng lời thầy cô để đền đáp công ơn các thầy cô đã chăm sóc, dạy dỗ c/c nhé!
* TCVĐ: “Cướp cờ”
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan, thực hiện bài tập rất tốt, để thưởng cho lớp mình cô sẽ cho lớp mình chơi 1 tò chơi, đó là trò chơi “cướp cờ”. C/c chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi để chơi cho tốt nhé!
?Cách chơi: Cô chọn ra 2 đội, mỗi đội 5 bạn, xếp thành 2 hàng dọc, phía trên là 2 chiếc ghế, cô phát cho mỗi đội 1 chiếc cờ xanh và đỏ. Khi nghe hiệu lệnh của cô, bạn đầu tiên của mỗi đội cầm cờ chạy thật nhanh lên phía ghế, vòng qua ghế và chạy về đưa cờ cho bạn số 2, bạn số 2 cầm cờ và thực hiện tương tự bạn số 1, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Đội nào hết lượt trước tiên thì sẽ là đội chiến thắng.
?Luật chơi: Khi chạy trên tay phải cầm cờ và chạy vòng qua ghế
- Cho lớp chơi vài lần.
Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Trò chơi “Uống nước”
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, thư giản
* Nhận xét căm hoa
* CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Khám phá và tìm hiểu sự dịch chuyển của nước
a. Mục đích	
Trẻ biết hiện tượng dịch chuyển của nước, nhận biết được không khí xung quanh chúng ta
Rèn khả năng quan sát ghi nhớ
Giáo dục trẻ tiết kiệm nước khi sử dụng, không lãng phí nước
b. Chuẩn bị
- Địa điểm quan sát sạch sẽ.
- Quần áo gọn gàng.
c. Tiến hành
- Làm thế nào giúp các bạn nhỏ nhận biết được không khí xung quanh chúng ta?
- Làm sao để "thấy" được không khí?
- Trên bàn cô có những gì?
Mời các bạn hãy đến với thí nghiệm vui nhộn với những khám phá của các bạn nhỏ: “Sự dịch chuyển của nước?”
- Các bạn đổ nước có pha màu thực phẩm vào trong dĩa. Sau khi các bạn tắp đèn cầy lên, bạn đặt úp thủy tinh lên đèn cầy
- Nào các bạn cùng quan sát hiện tượng gì xảy ra
Nhận biết được không khí xung quanh chúng ta.
 Qua thí nghiệm này, các bạn nhỏ sẽ nhận thấy hiện tượng chứng minh sự tồn tại của không khí: khi đèn cầy cháy, nó sử dụng khí oxy tạm thời có bên trong cái ly. Khi khí oxy hết thì đèn cầy tắt. Đồng thời nước ở bên ngoài dĩa sẽ bị khí áp bên ngoài "dịch chuyển" và đẩy vào bên trong ly.
2. Trò chơi: Đổ nước vào chai
a. Mục đích
- Trẻ biết biết cách chơi trò chơi vận động. Hình thành khả năng phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.
- Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy của trẻ
 - Trẻ có thói quen nề nếp học tập, hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
b. Số lượng: Chơi theo nhóm từ 10-15 trẻ
c. Cách chơi: Một bạn cầm cái muỗng múc nước di chuyển lại chai nước sau đó rót nước vào chai nhanh chân chạy về chạm tay bạn thứ 2. Bạn thứ hai cầm muỗng múc nước di chuyển rót nước vào chai. Bạn thứ 3 cứ tiếp tục rót nước vào chai. Đội nào có chai nước nhiều và mực nước cao hơn thì đội đó thắng cuộc.
 d. Luật chơi: Đội nào có chai nước nhiều và mực nước cao hơn thì đội đó thắng cuộc.
* CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
1. Yêu cầu:
Trẻ vui chơi tự nguyện, hứng thú, biết tên các góc chơi và các việc cần làm. 
Biết phân vai chơi đúng chủ đề, chủ điểm.
Biết phân nhóm và đoàn kết với nhau để xây dựng mô hình nghề nghiệp.
2. Chuẩn bị:
 + Góc phân vai: Các ĐDĐC, dụng cụ trò chơi: cô giáo, bác sĩ, bán hàng....
 + Góc xây dựng: Hàng rào, cây xanh, hoa kiểng, ngôi nhà,...
 + Góc nghệ thuật: Chì màu, màu nước, mạt cưa....
 + Góc thiên nhiên: Cây kiểng, dụng cụ tưới nước, chăm sóc cây...
 + Góc vận động: Bóng, vòng, booling....
 + Góc học tập: Loto, đômino,..
3. Tiến hành:
Cả lớp hát bài “ Bác đưa thư vui tính”
Bàn tay dùng để làm gì?
Hôm nay cô sẽ cho các con chơi về chủ đề nghề nghiệp!
Lớp mình có mấy góc chơi? ( 6 góc)
Gồm các góc nào? ( phân vai, nghệ thuật..)
+ Góc phân vai:
Các con chọn 1 bạn làm cô giáo, bác sĩ, cô bán hàng.
Cô giáo dạy các bạn múa, kể chuyện, đọc thơ...
Mẹ dẫn con đi học rồi về dẫn con đi chợ mua đồ ăn, về nhà nấu. Ba đến trường đón con về rồi cả nhà cùng ngồi ăn cơm.
Các con chơi trò tổ chức sinh nhật cho bạn, đến cửa hàng mua bánh kẹo cho bạn, mua quà tặng bạn,.....
 + Góc xây dựng:
Các con sẽ xây nhà
Các con sẽ xây dựng như thế nào?
Ngôi nhà có những gì ngoài sân?
Các con phân công 1 bạn xây nhà, 1 bạn xây hàng rào....
 + Góc nghệ thuật:
Các con sẽ vẽ dụng cụ lao động nghề nông, nặng chú công an, tô màu chủ đề nghề nghiệp.....
 + Góc thiên nhiên:
Các con tưới cây bắt sâu cho lá,....
 + Góc học tập:
Các con chơi đomino, lôto,..
Các con phân công nhóm trưởng nhé! Nhóm trưởng sẽ quan sát các bạn: xem bạn nào làm ảnh hưởng các bạn khác, bạn nào không chơi. Để cuối buổi báo cho cô hay nhé!
 + Góc vận động:
Các con sẽ chơi các trò chơi với bóng, vòng,...
Chơi booling nhé,...
Trẻ chơi. Cô theo dõi hướng dẫn trẻ.
Hết giờ chơi, cô đến từng góc chơi, gọi nhóm trưởng nhận xét góc chơi của mình. Cho từng nhóm dọn đồ chơi
Cô tập trung trẻ lại nhận xét cắm hoa.
*HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ TRƯA
- Vệ sinh ăn trưa	
- Cô giới thiệu món ăn giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất
- Nhắc trẻ cất bát thìa vào đúng nơi quy định, uống nước sau khi ăn, lau mặt sau giờ ăn
- Vệ sinh ngủ trưa
- Cô cho trẻ cất dép gọn gàng vào giá dép.
- Cô cho trẻ nắm trên giường nhắc nhở trẻ nằm đúng tư thế.
* CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Bé tìm hiểu về ngày NGVN 20/11
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ biết được ý nghĩa ngày nhà giáo VN 20/11 
-Trẻ biết một số hoạt động vào ngày nhà giáo VN 20/11
 2. Kĩ năng:
- Trẻ biết tên gọi của các hoạt động và ngày 20/11
- Trả lời tròn câu, tròn ý
Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng thầy cô giáo
- Biết thể hiện tình yêu thương dành cho thầy, cô
- Hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô
II/ CHUẨN BỊ
 - Hình ảnh các hoạt động chào mừng ngày 20/11
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Các bài hát về ngày 20/11
III/ TIẾN HÀNH:
- Hát “cô giáo em”
+ Trong bài hát có nhắc đến ai?
+ Khi đến trường cô giáo dạy cho c/c những gì?
+ Con có yêu cô giáo của mình không?
+ C/c ơi, sắp đến ngày 20/11 rồi đó. Vậy c/c biết ngày 20/11 là ngày gì không?
+ Ý nghĩa của ngày NGVN là gì?
- C/c ơi, ngày 20/11 là ngày NGVN, là ngày mà mọi người tưởng nhớ đến công ơn thầy cô giáo đó c/c. Hôm nay cô và c/c sẽ cùng nhau tìm hiểu về các hoạt động của ngày 20/11 nhé!
- Nhìn xem, nhìn xem?
* Hoạt động văn hóa văn nghệ
 + C/c quan sát được những hoạt động gì?
 + Vào ngày 20/11 ở hầu hết các trường đều tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng, các em học sinh cùng hát các bài hát về thầy cô, bạn bè, các bài hát tôn vinh nghề dạy học.
* Hoạt động thể thao
+ Cho trẻ quan sát 1 số hoạt động thể thao
+ Con quan sát được những hoạt động gì?
+ Các hoạt động này được tổ chức để tạo sân chơi cho các anh chị học sinh, cac thầy cô giáo vào ngày 20/11 đó c/c
 * Hoạt động mít tin chào mừng ngày 20/11
+ Cho trẻ xem 1 số hoạt động kỉ niệm ngày 20/11 tại 1 số trường học
+ Đây là hoạt động nhằm ôn lại truyền thống dạy học, tôn vinh các thầy cô giáo đã có công dạy dỗ các bạn học sinh nên người đó c/c
 - Nãy giờ chúng mình vừa tìm hiểu về ngày gì?
- Vậy để thể hiện tình yêu thương, kính trọng thầy cô, c/c phải làm gì?
=> GD: À, các con ơi nãy giờ chúng ta cùng tìm hiểu về 1 số hoạt động chào mừng ngày 20/11, để thể hiện lòng biết ơn của mình dành cho thầy cô, c/c phải cố gắng học tập thật tốt, chăm ngoan, vâng lời thầy cô, không nghịch phá, biết yêu thương, kính trọng thầy cô, vì thầy cô của mình là những người đã yêu thương, dạy dỗ và chăm sóc mình, dạy cho mình những điều hay lẽ phải,...c/c nhớ chưa nào!
- Hát kết thúc “cô giáo em”
*NÊU GƯƠNG
- Hát bài “ Hoa bé ngoan”	
- Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
- Nhận xét lớp, chấm bé đạt 2 hoa vào sổ
- động viên bé chưa đạt
- Hát bài đi học về
*TRẢ TRẺ
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, sửa sang quần áo, đầu tóc gọng gang để trả trẻ về.
- Nhắc nhỡ trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
	Ôn số lượng 7, tách gộp trong phạm vi 7	
I. Mục đích yêu cầu	
 - Trẻ biết nhóm có số lượng 7 ,biết tách, gộp nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau, khi gộp lại thì trở về số lượng ban đầu .
- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ
- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, thân ái trong khi vui chơi, học tập.
II. Chuẩn bị: thẻ số 7, máy tính, 7 bông hoa, 7 quả cà chua
III.Nội dung tích hợp: Nhạc..
IV. Tiến hành:
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
 - Cô cùng trẻ hát bài :”Cô giáo em”
 Đàm thoại:
 -Các con ơi,bài hát vừa rồi có nhắc tới ai nhỉ?
 -Các cô đã dạy cho các con những gì?
 -Lớn lên các con ước mơ làm nghề gì?
=>Các con ạ,trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau nhưng đều mang lại lợi ích cho xã hội đấy.Vì vậy chúng ta phải biết kính trọng tất cả các nghề
- À hôm nay cô mang tới lớp mình 1 món quà. C/c nhìn xem đó là món quà gì nhé!
- Trời tối rồi, trời sáng rồi
- Đây là quả gì? C/c có biết bao nhiêu quả không?
2. Nội dung: 
- Ôn nhóm có số lượng 7 
+ 7 quả khế
+ 7 bắp cải
+ 7 quả cà chua
+ 7 bông hoa
* Ôn tách gộp trong phạm vi 7
- Cô có những cây bông để tặng cho thầy cô nhân nhịp 20/11. Cô cần sự giúp đỡ các con tách gộp trong phạm vi 7 chúng ra 2 giỏ dùm cô nhé
- Tách gộp nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần theo ý thích
+ Cô có 7 bông hoa tách thành 1 và 6
+ 7 bông hoa các con hãy tách cách khác nhé!
* Tách gộp nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách
a. Cô có cách tách 7 thành 6-1
cô có cách chia thứ 1 gộp 6 và 1 thành 7 
- Có 7 bông hoa cô tách thành 2 giỏ đó là 6 và 1
- 6 và 1 cô gộp thành mấy? 6 gộp với 1 thành 7	
- Tương ứng số mấy?
b. Cô có cách tách 7 thành 5 -2 
cô gộp 5 và 2 thành 7 
- Có 7 bông hoa cô tách thành 2 giỏ đó là 5 và 2
- 5 và 2 cô gộp thành mấy? 5 gộp với 2 thành 7	
Tương ứng với chữ số mấy?	
 b. Cô có cách tách 7 thành 4- 3 
cô gộp 4 và 3 thành 7 
- Có 7 bông hoa cô tách thành 2 giỏ đó là 4 và 3
- 4 và 3 cô gộp thành mấy? 4 gộp 3 thành 7	
Tương ứng với chữ số mấy?	
Vậy số lượng 7 chia làm hai phần có mấy cách tách?
Cô chốt lại: Cách tách và gộp
+ 7 tách được 1 và 6
+ 7 tách được 5 và 2
+ 7 tách được 4 và 3
+ 1 gộp với 6 thành 7
+ 5 gộp với 2 thành 7
+ 4 gộp với 3 thành 7
3. Luyện tập 
+ Trò chơi 1: “Ai khéo tay”.
 - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm chơi, cô phát cho mỗi trẽ một bức tranh vẽ về các đồ dùng, dụng cụ của các nghề. Cô yêu cầu trẻ dùng bút màu khoanh nhóm dồ dùng, dụng cụ đó thành hai nhóm theo ý thích và nối với chữ số thích hợp.
 + Trò chơi 2: “Thi tổ nào nhanh”.
- Cách chơi: Trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài hát về chủ đề. Khi có hiệu lệnh “ Chia nhóm, chia nhóm”, các bạn ở mỗi tổ chia thành hai nhóm theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ chơi ba lần:
 + Lần thứ nhất chia thành hai nhóm số lượng : 1 và 6
 + Lần thứ hai chia thành hai nhóm số lượng:  2 và 5
+ Lần thứ ba chia thành hai nhóm số lượng: 3 và 4
* Cô hướng dẫn bài tập toán cho trẻ
Chim bay về tổ
- Các con đọc dung dăng dung dẻ về chỗ ngồi thực hiện bài tập toán, lưu ý các con nhớ khi ngồi lưng phải thẳng đầu ngẩng cao, cầm viết tay phải các con nhớ chưa.
- Trẻ về tổ thực hiện bài tập toán theo yêu cầu của cô
Giáo dục trẻ: biết giữ gìn vở toán sạch đẹp, không làm rách.
4. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học.
* CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Khám phá và tìm hiểu nam châm hút những vật gì
a.Mục đích
- Trẻ nhận biết tính chất nam châm có 2 cực, cực bắc và cực nam.
- Kỹ năng ứng dụng của nam châm
- Trẻ có hứng thú tham gia khám phá và tìm hiểu về gió.
b.Chuẩn bị: 
- Khuôn viên vui chơi sạch sẽ, thoáng mát an toàn, nam châm, kẽm sắt.
c. Tiến hành:
- Cô có nam châm, cái muỗng, sắt..
- Các con quan sát có hiện tượng gì
- Giải thích: nam châm hút được sắt, chì, kẽm
- Cô đưa 2 cục nam châm gần với nhau các con đoán xem có hút không?
- Vì sao? À nam châm có 2 đầu mỗi đầu có cực nam, cực bắc. Đưa cùng chiều cùng cực thì đẩy, đưa khác cực nam và bắc thì hút với nhau.
- Nam châm dùng để ứng dụng trong đồ điện tử như : loa âm thanh
* Giáo dục biết ý ơn cô giáo đã dạy giỗ chúng ta ngoan ngoãn.
2. Chơi tự do: Cáo và thỏ
Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và nếu vào nhầm han

File đính kèm:

  • docxNGHE NGHIEP 5 TUOI_12198787.docx
Giáo Án Liên Quan