Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Mùa hè-Trường tiểu học (3 tuần) - Năm học 2020-2021

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Cháu ra sân nhanh chóng ổn định đội hình. Tập đúng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Tập các động tác theo cô thuần thục, gọn gàng, đúng tư thế

- Có ý thức tổ chức kỷ luật

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng của cô: Trống lắc, bông múa; Bài hát “Tập thể dục buổi sáng”; nhạc không lời bài “Tạm biệt búp bê thân yêu”

- Đồ dùng của trẻ: Bông tua cho cháu tập

- Đội hình: 3 hàng dọc, vòng tròn, 3 hàng ngang

- Địa điểm: Ngoài sân

 

doc22 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Mùa hè-Trường tiểu học (3 tuần) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ – TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỜI GIAN: 3 TUẦN ( 03 / 05/ 2021 ĐẾN 21/ 05 /2021 )
Thời gian
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Tuần 1
Thời tiết mùa hè (Từ 03/05-07/05)
Khám phá:
Trò chuyện về mùa hè của bé
Thể dục:
Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát
Tạo hình:
Xé dán cái áo
Âm nhạc:
DH: Em yêu mùa hè quê em
Văn học:
Thơ: Mùa hè của em
Tuần 2
Đồ dùng học tập lớp 1 (Từ 10/05- 14/05)
Khám phá:
Đồ dùng học tập lớp 1
Thể dục:
Trườn kết hợp trèo qua ghế dài
Âm nhạc:
VĐ: Tạm biệt búp bế thân yêu
Toán:
Đếm đến 10 nhận biết số lượng trong phạm vi 10
Văn học:
Truyện: Gà tơ đi học
Tuần 3
Sinh nhật Bác Hồ (Từ 17/05-21/05)
Khám phá:
Trò chuyện “Bé mừng sinh nhật Bác Hồ”
Thể dục:
Trèo lên xuống 7 giống thang
TCXH:
Kính yêu Bác Hồ
Toán:
Tách nhóm số lượng 10 thành 2 phần
LQCC
S,x.
Thuận An, Ngày 29 tháng 04 năm 2021
 Giáo viên
 Võ Việt Sương
1. LỊCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
Chủ đề: THỜI TIẾT MÙA HÈ
Thời gian: Từ ngày 03/05-07/05/2021.
 Thứ
ND	
Thứ hai
03/05
Thứ ba
04/05
Thứ tư
05/05
Thứ năm
06/05
Thứ sáu
07/05
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ: 
+ Rèn trẻ thói quen chào hỏi lễ phép
+ Rèn thói quen để đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập đúng chỗ
+ Xem tranh, trò chuyện về mùa hè
- Thể dục sáng: Bài tập số 33 (Tập với bông múa).
+ Hô hấp 1. Gà gáy – 4 lần
+ Tay 1. Đưa tay ra phía trước, sau - 2 lần x 8 nhịp.
+ Chân 4. Đưa chân ra các phía- 2 lần x 8 nhịp
+ Lườn 3. Nghiêng người sang bên – 2 lần 8 nhịp.
+ Bật 2. Bật tách khép chân - 8 lần
Học
Khám phá:
Trò chuyện về mùa hè của bé
Thể dục:
Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát
Tạo hình:
Xé dán cái áo
Âm nhạc:
DH: Em yêu mùa hè quê em
Văn học:
Thơ: Mùa hè của em
Chơi và hoạt động ở các góc
Dự kiến góc chơi
+ Góc phân vai:
- Đóng vai gia đình 
- Bác sĩ khám bệnh 
- Cửa hàng bán đồ mùa hè
- BTLNT: Bánh mì kẹp bơ
+ Góc xây dựng:
- Xây khu vui chơi nước
- Lắp ráp hàng rào
+ Góc khám phá khoa học thiên nhiên:
- Thí nghiệm vật chìm nổi, sự đổi màu
- In hình, chăm sóc cây, lau lá cây, tưới nước 
+ Góc nghệ thuật:
- Vẽ các hoạt động mùa hè ( cắm trại, tắm biển, thả diều...). 
- Nặn các đồ dùng đồ chơi dành cho mùa hè.
- Làm album các hoạt động ngày hè mà bé thích
- Làm bộ sưu tập đồ dùng mùa hè cho bé bằng hột hạt, lá cây,...
- Tô màu tranh mùa hè
- Tập biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Sáng tạo đồ dùng đồ chơi bé thích
- Hát, vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề 
+ Góc sách- Thư viện:
- Làm album sưu tầm về chủ đề mùa hè
- Xem sách truyện về chủ đề
- Đọc thơ chữ to: Mùa hè của em
+ Góc học tập:
- Đếm và gắn chữ số tương ứng.
- Sao chép tên hoạt động mùa hè ( thả diều, tắm biển, cắm trại...).
- Ghép từ một số đồ chơi mùa hè
- Tìm từ có chữ cái đã học trong lôtô
Chơi ngoài trời
- Dạo chơi quan sát, khám phá thiên nhiên xung quanh
- Chơi trò chơi: Thỏ đổi lồng, đuổi bắt bóng, Bịt mắt bắt dê, đoàn tàu hỏa, Ô tô và chim sẻ
- Thử nghiệm vật chìm nổi
+ Nhóm chơi cát nước: bảng đong nước, in cát làm bánh.
+ Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, xích đu, trèo thang, ném bóng, đánh bóc, đi cà kheo, bật ô
+ Nhóm chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên mây, ô ăn quan, kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng 
+ Nhóm chơi sáng tạo: Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên tạo ra các loại quả, đồ chơi (Từ lá cây, cỏ, rơm, lục bình); Chơi vẽ nghuệch ngoạc trên sân, trên cát để tạo thành các loại quả
Ăn, ngủ, vệ sinh
- Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Rèn trẻ tự mặc, cởi, gấp quần áo
- Rèn trẻ thói quen bỏ rác đúng nơi quy định
- Tập luyện kĩ năng đánh răng, lau mặt, rửa tay xà phòng
- Hướng dẫn trẻ phân công lao động trực nhật theo tổ
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Đan tết, xé dán, sử dụng kéo, bút tạo thành sản phẩm theo ý thích
- Nhún nhảy, vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề kết hợp các loại nhạc cụ khác nhau
- Ôn luyện kỹ năng cho trẻ.
- Trò chơi: Thi chọn đúng tranh; Thi xem ai nhanh; Đi chợ tìm rau
- Đọc truyện cho trẻ nghe
- Thực hiện tô vẽ các loại rau trên vở tạo hình của trẻ
- Tổ chức lao động vệ sinh cuối tuần
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Nhắc nhở trẻ chuẩn bị và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Cho trẻ chơi tự do.
- Dạy trẻ chào cô, chào ba mẹ và ông bà khi ra về.
- Tập trẻ sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh.
 Thuận An, ngày 29 tháng 04 năm 2021
. BGH duyệt Giáo viên
 Võ Việt Sương
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
( Bài tập số 33) 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu ra sân nhanh chóng ổn định đội hình. Tập đúng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Tập các động tác theo cô thuần thục, gọn gàng, đúng tư thế
- Có ý thức tổ chức kỷ luật
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Trống lắc, bông múa; Bài hát “Tập thể dục buổi sáng”; nhạc không lời bài “Tạm biệt búp bê thân yêu”
- Đồ dùng của trẻ: Bông tua cho cháu tập
- Đội hình: 3 hàng dọc, vòng tròn, 3 hàng ngang
- Địa điểm: Ngoài sân
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô ra hiệu cho cháu tập hợp 3 hàng dọc
- Cho cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân (đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh) theo nhạc bài “Tập thể dục buổi sáng”. Sau đó chạy chậm về 3 hàng dọc
- Quay phải dàn hàng ngang
* Hoạt động 2: Trọng động 
- Bài tập số 33: Tập với bông múa
+ Hô hấp 1. Gà gáy – 4 lần
+ Tay 1. Đưa tay ra phía trước, sau - 2 lần x 8 nhịp.
+ Chân 4. Đưa chân ra các phía- 2 lần x 8 nhịp
+ Lườn 3. Nghiêng người sang bên – 2 lần 8 nhịp.
+ Bật 2. Bật tách khép chân - 8 lần 
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho cháu đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng theo nhạc không lời bài “Tạm biệt búp bê thân yêu”
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
- Cô tập trung trẻ lại nhận xét
- Khuyến khích trẻ tích cực luyện tập thể dục để có sức khỏe
- Cho cháu đi vào lớp vệ sinh rửa tay mặt
- Cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh
- Dàn 3 hàng ngang
- Cháu tập các động tác theo cô
- Đi vung tay hít thở nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG TRÒ CHUYỆN ĐIỂM DANH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên các bạn vắng, quan sát và dự đoán được hiện tượng thời tiết tại thời điểm quan sát và biết thứ, ngày, tháng, năm và sự kiện có liên quan.
- Biết chia sẻ cảm xúc với bạn, không nói leo hay ngắt lời người khác khi trò chuyện.
- Biết quan tâm đến các bạn trong lớp, biết chia sẻ cảm xúc của mình với cô và bạn.
II/ CHUẨN BỊ 
- Đồ dùng của cô: Các biểu bảng: Bé vui đến lớp; lịch của trẻ; một ngày của bé; 2 bảng nhôm; sách Truyện: Gấu con bị đau răng; hình ảnh một ngày của bé.
- Đồ dùng của trẻ: Bút lông, ghế đủ cho trẻ.
- Đội hình: Ngồi hình chữ u
- Địa điểm: Ngoài sân
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Điểm danh
- Cho trẻ tập trung lại cùng cô
- Cho cháu hát bài “Vui đến trường”
- Cho từng tổ kiểm tra và báo cáo số bạn vắng trong tổ
- Hỏi về lý do bạn vắng và cho trẻ đưa ra dự đoán. Cho trẻ tìm hình bạn vắng, đếm số bạn vắng của lớp
- Giáo dục trẻ quan tâm đến bạn và đi học đều
2. Quan sát thời tiết
+ Trò chơi “Trời mưa”
- Cho trẻ quan sát thời thời tiết vào buổi sáng và nêu ý kiến
- Cho cháu nêu 1 số lựa chọn cho phù hợp thời tiết
3. Trao đổi lịch thời gian
+ Hát, kết hợp vận động bài “Cả tuần đều ngoan”
- Cho trẻ xem lịch
- Hỏi trẻ xem hôm nay thứ mấy? Ngày mấy?
- Cho trẻ gở lịch sau đó gắn băng từ chỉ thứ, ngày, tháng, năm.
- Cho trẻ đọc lại lịch trong ngày. Giới thiệu với trẻ về lịch hoạt động chung ngày thứ hai
4. Trao đổi lịch sinh hoạt:
+ Trò chơi “Em bé”
- Cho trẻ xem bảng lịch sinh hoạt
- Gợi hỏi để trẻ nhắc lại các thời điểm trong ngày
5. Thông tin mới
- Cho trẻ có sưu tầm tin mang lên cho cô đọc 
- Đếm số tin
- Giáo dục qua thông tin biết ích lợi của chất muối khoáng đối với cơ thể
6. Giới thiệu sách
- Cho trẻ xem sách thơ: Mùa hè của em
- Lật từng trang cho trẻ xem và nói nội dung tranh
7. Làm quen chủ đề ngày:
+ Hát bài: Trái bầu trái bí
- Cô giới thiệu chủ đề: Thời tiết mùa hè
- Đặt câu hỏi cho trẻ nêu ý kiến, sau đó cô gọi 1 trẻ lên để giúp các bạn hệ thống lại kiến thức 
- Cô nhận xét buổi hoạt động sau đó cho trẻ về lớp.
- Hát kết hợp vận động
- Từng tổ tiến hành kiểm tra và nêu ý kiến
- Cháu nêu ý kiến theo sự hiểu biết và suy đoán. Tìm và gỡ hình bạn vắng, đếm số bạn vắng của tổ và lớp
- Tham gia trò chơi
- Cháu quan sát và nêu nhận xét, dự đoán các hiện tượng tự nhiên sắp xảy ra 
- Cháu lựa chọn và gắn biểu tượng
- Hát kết hợp vận động
- Cháu xem lịch
- Cháu nêu ý kiến
- Gở lịch và gắn băng từ
- Đọc lại lịch trong ngày
- Tham gia trò chơi
- Nhắc lại các thời điểm trong ngày
- Trẻ mang tin lên cho cô đọc
- Cháu thảo luận và nêu ý kiến
- Đọc lại tên sách
- Xem và nói nội dung tranh
- Trẻ nêu ý kiến
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu nhận biết được đặc điểm nổi bật và công dụng của các nguyên vật liệu thiên nhiên như sỏi, hộp sữa, thùng cát tông
- Trẻ biết cách sử dụng tất cả các giác quan để khám phá các nguyên vật liệu tự nhiên: nhìn, sờ bề mặt, gõ tạo ra âm thanh
- Trẻ vui vẻ thoải mái và tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá trãi nghiệm. Tự tin khi nói về điều mình thích, không thích, hợp tác với các bạn trong các hoạt động.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Trống lắc để làm hiệu lệnh tập trung trẻ khi ra sân
- Đồ dùng của trẻ: 3 cái giỏ để nhặt các nguyên vật liệu từ thiên nhiên mà cô yêu cầu
+ Đồ chơi trong lớp mang theo: Bóng, vòng, bolling, dây thừng...
- Địa điểm: khu vực chơi cát nước, các nguyên vật liệu thiên nhiên (sỏi, hộp sữa, thùng cát tông...) được để ở các vị trí khác nhau trong khu vực vui chơi.
- Đội hình: Tự do
III/ TIẾN HÀNH:
1/ Trước khi ra sân
- Cô tập trung trẻ lại, cho trẻ chuẩn bị đầy đủ nón dép để ra sân 
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Cô giao nhiệm vụ trẻ cần thực hiện mà cô đã dự kiến khi ra chơi ngoài trời (Hôm nay ra sân các con sẽ tìm hiểu về sỏi, hộp sữa, thùng cát tông có trong sân trường và chơi với chúng.)
- Cùng trẻ nhắc lại nội qui khi ra sân: Chú ý chơi, chơi phải đảm bảo an toàn không xô đẩy nhau, chơi trong khu vực qui định
2/ Hướng dẫn trẻ chơi/ hoạt động ở ngoài trời: 
* Khám phá thiên nhiên xung quanh:
- Giáo viên gợi ý khuyến khích trẻ cùng nhau đi khám phá các nguyên vật liệu thiên nhiên ở trong sân trường
- Cho trẻ tự chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Hộp sữa chua
+ Nhóm 2: Sỏi
+ Nhóm 3: Thùng cát tông
- Khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan (nhìn, sờ, gõ) để tìm hểu về nguyên vật liệu đã tìm được (gọi tên, gọi tên, màu sắc, kích thước, hình dạng, tính chất. Nếu trẻ không biết tự khám phá: nhìn, sờ, gõ.... Gợi ý trẻ có những nhận xét gì đã quan sát hình dạng của sỏi, hộp sữa, thùng cát tông 
- Sau khi trẻ đã cùng nhau khám phá các nguyên vật liệu đã tìm kiếm được. Cô cho trẻ chơi với các nguyên vật liệu đó như làm bán ghế bằng thùng cát tông, trang trí viên sỏi thành hình dạng khác nhau
* Tổ chức trò chơi vận động: Thỏ đổi lồng
- Giải thích cách chơi – đưa luật chơi: 2 trẻ nắm tay lại làm lồng thỏ, khi nghe hiệu lệnh thì các chú Thỏ chạy đổi lồng với nhau, sau mỗi lần chơi cô sẽ bớt đi 1 cái lồng, chú Thỏ nào không tìm được lồng chui vào thì sẽ ra ngoài 1 lần chơi
- Cho trẻ tham gia trò chơi 3-4 lần
- Nhận xét sau khi chơi
* Chơi tự do với các đồ chơi thiết bị ngoài trời:
- Cô gợi ý các nhóm chơi để trẻ tự chọn chơi như: 
+ Nhóm chơi cát nước: bảng đong nước, in cát làm bánh.
+ Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, xích đu, trèo thang, ném bóng, đánh bóc, đi cà kheo, bật ô
+ Nhóm chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên mây, ô ăn quan, kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng 
+ Nhóm chơi sáng tạo: Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên tạo ra các loại quả, đồ chơi (Từ lá cây, cỏ, rơm, lục bình); Chơi vẽ nghuệch ngoạc trên sân, trên cát để tạo thành các loại quả
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát quát và xử lý nhanh những tình huống xảy ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cô trả lời những câu hỏi của trẻ và có thể tham gia vào chơi cùng trẻ.
3/ Kết thúc
- Khi hết thời gian, cô dùng hiệu lệnh đã thỏa thuận để tập trung trẻ về lớp. Nhắc trẻ sắp xếp mang các đồ chơi, đồ dùng về lớp và vệ sinh chân tay sạch sẽ.
- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích, khen ngợi và nhắc nhỡ trẻ.
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết nhiệm vụ và luật chơi của các vai chơi, biết thể hiện tình cảm của bản thân qua các vai chơi. Biết quan sát và giải quyết được các bài tập ở từng góc chơi theo sự hiểu biết của trẻ. Trẻ có khả năng sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau và các đồ dùng thay thế để tạo thành sản phẩm ở các góc theo chủ đề.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay trong các hoạt động, có kỹ năng thỏa thuận, chia sẻ, hợp tác trong quá trình chơi, nói rõ ràng, mạch lạc trong khi chơi với bạn.
- Trẻ thực hiện đúng nội quy, quy định của từng góc chơi. Chơi vui vẻ, hứng thú và hòa thuận với bạn. Có thói quen sử dụng các đồ dùng, giữ gìn, bảo quản, chia sẻ đồ chơi cùng bạn.
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trong lớp học
- Nội dung chơi và đồ chơi theo góc
STT
GÓC CHƠI
NỘI DUNG CHƠI
CHUẨN BỊ ĐỒ CHƠI
1
Sách- truyện
- Làm album sưu tầm về chủ đề mùa hè
- Xem sách truyện về chủ đề
- Đọc thơ chữ to: Mùa hè của em
- Tranh về chủ đề mùa hè
- Sách truyện về chủ đề
- Thơ chữ to: Mùa hè của em
2
Nghệ thuật
- Vẽ các hoạt động mùa hè 
(cắm trại, tắm biển, thả diều...). 
- Nặn các đồ dùng đồ chơi dành cho mùa hè.
- Làm album các hoạt động ngày hè mà bé thích
- Làm bộ sưu tập đồ dùng mùa hè cho bé bằng hột hạt, lá cây,...
- Tập biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Giấy vẽ, bút chì, bút màu, họa báo, kéo, keo, hồ, tranh mẫu
- Đất nặn, bảng, khăn ướt, dĩa,...
- Sách cũ; Màu nước
- Lá cây, sỏi, vỏ sò, chai lọ...màu nước, áo...
- Nhạc cụ, đạo cụ, mũ múa 
3
Học tập (Toán, Chữ viết)
- Đếm và gắn chữ số tương ứng.
- Sao chép tên hoạt động mùa hè ( thả diều, tắm biển, cắm trại...).
- Ghép từ một số đồ chơi mùa hè
- Tìm từ có chữ cái đã học trong lôtô
- Thẻ chữ số và tranh lô tô
- Bút lông; Băng từ
- Thẻ chữ cái, thẻ chữ số
- Tranh lô tô
4
Vận động (cử động của bàn tay, ngón tay)
- Bé làm nội trợ: Bánh mì kẹp bơ - Kỹ năng: Cài, cởi cúc, kéo khóa (phec - mơ - tuya), xâu, luồn, buộc dây.
- Lô tô: Bánh mì kẹp bơ
- Bộ tranh kỹ năng
5
Đóng vai
- Đóng vai gia đình 
- Bác sĩ khám bệnh 
- Cửa hàng bán đồ mùa hè
- Các loại đồ dùng đồ chơi, trang phục, rau sạch
6
Xây dựng
- Xây khu vui chơi nước
- Lắp ráp hàng rào
- Khối gỗ, ống trúc, hàng rào nhựa, gạch, hộp sữa, sỏi, thảm cỏ, rau
7
Thiên nhiên- khoa học
- Thí nghiệm vật chìm nổi, sự đổi màu
- In hình, chăm sóc cây, lau lá cây, tưới nước 
- Cát, bảng, cọ, nguyên liệu thiên nhiên, hoa, màu nước
- Bộ dụng cụ chăm sóc cây, găng tay, nón, dép, túi ni lông cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH:
1. Ổn định tổ chức và thỏa thuận trước khi chơi:
- Cả lớp cùng cùng hát bài “Giờ chơi” và tập trung trẻ lại ngồi quanh cô
- Trò chuyện về chủ đề
- Cô trò chuyện với trẻ về nguyện vọng của trẻ trong buổi chơi như:
+ Con thích chơi góc nào
+ Con định chơi cùng với bạn nào? Chơi gì?
- Cô giới thiệu đồ chơi, góc chơi mới (nếu có)
- Trước khi cho trẻ vào góc chơi cô cho trẻ nhắc lại nội quy của lớp khi tham gia vào góc chơi.
- Trẻ tự vào góc chơi
2. Quá trình chơi:
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ nhóm và các nhân trong khi trẻ chơi:
- Cô khuyến khích các nhóm chơi thỏa thuận với nhau trước khi chơi (thỏa thuận vai chơi, ý tưởng chơi, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu)
- Trong quá trình trẻ chơi cô theo dõi và quan sát trẻ chơi trong nhóm. Giúp đỡ trẻ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhóm chơi nếu thấy trẻ cần hỗ trợ.
+ Có thể gợi mở nội dung chơi cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi, bổ sung thêm vật liệu, đồ chơi nếu thấy nội dung chơi của trẻ còn đơn điệu.
+ Có thể trao đổi ý tưởng chơi với trẻ, tham gia chơi cùng trẻ nếu cần.
- Cho phép trẻ luân chuyển nhóm chơi nếu trẻ có nguyện vọng, hoặc thấy trẻ không còn hứng thú với nhóm chơi đã chọn
- Khuyến khích các nhóm chơi liên kết với nhau
3. Nhận xét và kết thúc buổi chơi:
- Giáo viên cùng trẻ chia sẻ cảm nhận sau buổi chơi ngay tại từng góc chơi. 
- Mời cả lớp đến tham quan một góc chơi và cùng chia sẻ niềm vui với các bạn trong nhóm chơi đó.
 - Cả lớp đọc bài thơ “Giờ chơi đã hết”, sau đó cùng nhau cất dọn đồ chơi để vào nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu biết tên gọi, đặc điểm một số hoạt động ngày hè.
- Tham gia trò chơi đúng luật, thực hiện đúng các hành vi theo yêu cầu. Phát triển vận động, khả năng sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, chia sẽ, hợp tác cùng bạn. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Một số bài hát, bài thơ chủ đề, tranh, giấy, bút màu; đoạn violip về một số loại rau, các món ăn chế biến từ rau.
- Đồ dùng đồ chơi các góc cho cháu hoạt động 
- Các thao tác vệ sinh.
- Các dụng cụ cho cháu vệ sinh lao động cuối tuần 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ôn: Trò chuyện về mùa hè của bé
- Cô tập trung trẻ lại gần cô
- Hỏi trẻ bây giờ là mấy giờ? 
- Sắp đến hoạt động gì?
- Cho trẻ nhắc lại tên đề tài buổi sáng
- Tổ chức cho trẻ xem đoạn video về các hoạt động của ngày hè
- Sau đó cho trẻ kể lại một số hoạt động vui chơi trong mùa hè mà trẻ đã nhìn thấy và ghi nhớ.
- Hỏi lại đề tài
- Giáo dục trẻ qua giờ ôn luyện.
* Trò chơi: 
- Cô giới thiệu trò chơi: Thi chọn đúng tranh
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi 
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Nhận xét sau khi chơi
* Chơi tự do ở các góc:
- Cô giới thiệu góc chơi hoặc gợi ý những hoạt động cháu chưa hoàn thành
- Cho cháu vào góc chơi hoặc thực hiện tiếp nội dung chưa hoàn thành buổi sáng
- Cô bao quát, quan sát và khuyến khích khi trẻ hoạt động.
- Kịp thời khen ngợi những trẻ tham gia tích cực, sáng tạo.
- Cô tập trung trẻ lại nhận xét sau khi chơi
* Kết thúc
- Nhận xét sau buổi hoạt động
- Cho trẻ thu dọn sau khi chơi
- Tổ chức cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ra về và thu dọn đồ dùng cá nhân chuẩn bị ra về
- Trẻ trả lời theo các câu hỏi gợi ý của cô
- Trẻ nhắc lại tên đề tài
- Trẻ xem đoạn video
- Kể lại sau khi quan sát
- Trẻ nhắc lại tên đề tài
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ cùng tham gia trò chơi 
- Cháu vào góc thực hiện
- Thu dọn sau khi chơi và vệ sinh
Thứ hai ngày 03 tháng 05 năm 2021
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI KHÁM PHÁ: CÁC LOẠI RAU SẠCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết mùa hè là một trong 4 mùa của năm. Trẻ biết một số đặc điểm thời tiết, cảnh vật thiên nhiên, hoạt động của con người trong mùa hè.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát, nhận biết và mô tả dấu hiệu đặc trưng của thời tiết mùa hè, cảnh vật thiên nhiên, hoạt động của con người trong mùa hè.
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc trang phục, phù hợp thời tiết, hứng thú với các hoạt động vui chơi, rèn luyện sức khỏe 
II/ CHUẨN BỊ:
 - Cô: Đồ dùng của cô: 1 số tranh ảnh vẽ cảnh vật mùa hè và sinh hoạt của con người trong mùa hè. Hai tranh vẽ cảnh vật mùa hè, mùa đông
 - Nơi học trong lớp
 - Đội hình cháu ngồi hình chữ u, ngồi ba vòng tròn
 - Đồ dùng của trẻ: 3 rổ đựng lô tô về các đồ dùng, quần áo của trẻ về các mùa 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú.
-lắng nghe, lắng nghe.
-các con lắng nghe cô đó đó là mùa gì nhé?
Cô đọc câu đố: “Mùa gì nóng nực
 Trời nằng chang chang
 Đi học đi làm
 Phải đội nón mũ”
-Đó là mùa gì?
-Có bài hát nào nói về mùa hè không nhỉ?
-Cô và trẻ cùng hát bài “Mùa hè đến”.
-Sắp đến mùa hè rồi các con thấy mùa hè như thế nào?
-Hôm nay cô con mình sẽ tìm hiểu về mùa hè có những đặc điểm gì nổi bật nhất nhé.
* Hoạt động 2: Trò chuyện về mùa hè:
 + Thời tiết và cảnh vật thiên nhiên mùa hè:
-Cô cho trẻ xem một số tranh ảnh về cảnh vật và thời tiết tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_mua_he_truong_tieu_hoc_3_tuan.doc