Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Ngày tết mùa xuân và những loại hoa, quả, rau xung quanh bé - Đề tài: Vẽ cây xanh - Hoàng Thị Huệ
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Biết được cây xanh có nhiều loại khác nhau: Cây bóng mát, cây ăn quả, cây lấy gỗ
- Biết vẽ cây xanh theo ý tưởng của mình và biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để có bức tranh đẹp.
b. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, so sánh, tư duy, sáng tạo.
- Phát triển vốn từ, khả năng diễn đạt mạch lạc.
- Củng cố kỹ năng tạo hình: Vẽ, tô màu, dán
c.Thái độ:
- Tích cực, hứng thú tham gia hoạt động
- Có ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh không bứt lá bẻ cành
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của cô:
- Máy tính, tivi, loa, bài hát “chicken dance”, “Lớp chúng mình”, Video cảnh chặt phá rừng, hình ảnh về các loại cây xanh.
b. Đồ dùng của trẻ:
- Bút lông, sáp màu, màu nước, giấy A4
- Bút chì, cọ vẽ, đĩa, khăn lau
- Lá cây, hột hạt, que kem, ống hút, sỏi, nắp chai.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH: Đề tài: Vẽ cây xanh (ĐT) Chủ đề: Ngày tết mùa xuân và những loại hoa, quả, rau xung quanh bé. Độ tuổi: 5-6 tuổi Thời gian dạy: 30-35 phút Giáo viên: Hoàng Thị Huệ 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: - Biết được cây xanh có nhiều loại khác nhau: Cây bóng mát, cây ăn quả, cây lấy gỗ - Biết vẽ cây xanh theo ý tưởng của mình và biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để có bức tranh đẹp. b. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, so sánh, tư duy, sáng tạo. - Phát triển vốn từ, khả năng diễn đạt mạch lạc. - Củng cố kỹ năng tạo hình: Vẽ, tô màu, dán c.Thái độ: - Tích cực, hứng thú tham gia hoạt động - Có ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh không bứt lá bẻ cành 2. Chuẩn bị: a. Chuẩn bị của cô: - Máy tính, tivi, loa, bài hát “chicken dance”, “Lớp chúng mình”, Video cảnh chặt phá rừng, hình ảnh về các loại cây xanh. b. Đồ dùng của trẻ: - Bút lông, sáp màu, màu nước, giấy A4 - Bút chì, cọ vẽ, đĩa, khăn lau - Lá cây, hột hạt, que kem, ống hút, sỏi, nắp chai... 3. Tiến hành hoạt động: Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1. Ổn định, tạo hứng thú; - Cô và trẻ vận động theo nhạc bài chicken dance. - Hôm nay các con sẽ cùng cô du lịch qua màn ảnh nhỏ. Nào chúng mình cùng ngồi xuống! - Cô mở video cho trẻ xem cảnh chặt phá rừng. - Các con hãy kể lại về những hình ảnh mình vừa xem được? - Chúng mình có cảm nhận gì khi xem vi deo này? - Vì sao con có cảm nhận đó? - Tác hại của việc chặt phá rừng? - Cô nhận xét những ý kiến của trẻ. - Cô tổng hợp ý kiến: Phá rừng làm cho môi trường của chúng mình bị ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt sảy ra thường xuyên, đất bị xói mòn và trở nên bạc màu, động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. - Vậy chúng mình phải làm gì để bảo vệ rừng? - Cô nhận xét những ý kiến của trẻ. - Các con hãy biến những ý tưởng của các con vào những bức tranh mà các con sẽ vẽ trong ngày hôm nay nhé! Hãy làm những hoạ sỹ tí hon vẽ nhiều cây xanh để bảo vệ môi trường xanh của chúng mình nhé! 2. Nội dung: 2.1. Trải nghiệm kiến thức a. Khảo sát - Cô đã sưu tầm được rất nhiều hình ảnh về cây xanh. Lớp mình cùng hướng lên màn hình để quan sát nhé! - Cho trẻ xem hình ảnh về các loại cây xanh trên màn hình: (Cho trẻ tự do thảo luận về về các loại cây xanh được quan sát, cô gợi ý cho trẻ nhận xét về đặc điểm cấu tạo, hình dáng,... của các loại cây xanh) + Các con hãy kể tên những loại cây trên video con quan sát? + Con có nhận xét gì những loại cây đó? (Gợi ý cấu tạo, hình dáng, tác dụng) - Cô tổng hợp: Có rất nhiều loại cây xanh: Cây ăn quả,cây bóng mát,cây lấy gỗ... - Bây giờ chúng mình hãy suy nghĩ và tưởng tượng xem các con có dự định làm gì nhé! - Bạn nào giỏi hãy chia sẻ ý tưởng của mình cho cô và các bạn cùng biết nào? - Con sẽ dùng nguyên vật liệu gì để tạo thành bức tranh? - Động viên, khuyến khích ý tưởng của trẻ! (Gợi ý nếu trẻ chưa có ý tưởng cụ thể) - Ai trùng với ý tưởng của bạn? - Nếu trùng với ý tưởng trên thì tí nữa các con về cùng nhóm với bạn để thể hiện sáng tạo nhé! - Thế còn các ý tưởng khác thì sao? - Con sẽ đặt tên cho bức tranh của mình là gì? - Cảm ơn con, ý tưởng thật là tuyệt vời phải không nào? - Cô thấy mỗi bạn đã có một ý tưởng riêng dành cho mình rồi đấy, ý tưởng đó rất hay và độc đáo cô khen tất cả các con. - Để có thể thực hiện được ý tưởng mà các con vừa nêu ra. Bài học trước các con đã được vẽ với ý tưởng mà cô đưa ra và có rất nhiều sản phẩm đẹp. Ngày hôm nay cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều nguyên vật liệu như: Bút, sáp màu, màu nước, và các nguyên vật liệu từ thiên nhiên. Để các con, thể hiện phần ý tưởng của riêng mình. - Chúng mình đã sẵn sàng dùng đôi bàn tay khéo léo để thực hiện ý tưởng chưa nào? Cô xin chúc các con tạo ra những sản phẩm thật là đẹp, nào mời các con b. Thực hành sáng tạo: - Cô bao quát trẻ. - Trong khi trẻ thực hiện cô nhẹ nhàng không gây sự chú ý, để trẻ suy nghĩ sáng tạo. - Trẻ nào chưa thực hiện được cô động viên khuyến khích trẻ. 2.2 Giải thích - Cho trẻ tự trưng bày sản phẩm theo ý thích của mình. - Bạn nào giỏi lên chia sẻ kinh nghiệm của mình khi tạo ra sản phẩm này? + Con đã thực hiện như thế nào? + Con đã sử dụng những kỹ năng gì để tạo ra sản phẩm? 2.3. Củng cố: - Cô củng cố lại các kỹ năng: Vẽ, tô màu - Con có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình mình thực hiện. - Thông qua hoạt động này con học được điều gì? - Các con phải biết trồng nhiều cây xanh, chăm sóc cây để cây tươi tốt, không được chặt phá cây bừa bãi để bảo vệ môi trường của chúng mình luôn trong lành, mát mẻ. 3. Kết thúc: - Trong quá trình thực hiện con thích nhất điều gì? - Cảm xúc của các con trong suốt quá trình chơi? - Cô cũng rất vui vì kết quả của các con. Các con rất cố gắng để tạo ra bức tranh đẹp theo ý riêng của mình. Trong quá trình thực hiện cô thấy bạn nào cũng chăm chỉ cô khen tất cả các con. - Cô cho trẻ vận động theo bài hát: “Lớp chúng mình” - Trẻ vận động cùng cô - Trẻ ngồi xuống và xem video cùng cô. - Trẻ có thể kể chi tiết hoặc tóm tắt các hình ảnh trẻ vừa được xem - Trẻ nêu ý kiến về cảm nhận của bản thân - Trẻ nêu lên những tác hại. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nêu những ý tưởng để bảo vệ rừng - Trẻ lắng nghe - Trẻ chăm chú quan sát và trò chuyện về các loại cây xanh. - Trẻ trả lời theo hiểu biết - Trẻ nêu ý tưởng của bản thân - Trẻ kể tên các nguyên vật liệu sử dụng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chăm chú lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ về nhóm, kê bàn ghế và lấy các nguyên vật liệu cần sử dụng và vẽ theo ý tưởng của mình. - Trẻ suy nghĩ và trả lời - Trẻ nhớ lại quá trình làm và trả lời theo ý hiểu - Trẻ chăm chú lắng nghe -Trẻ suy nghĩ và trả lời. -Trẻ suy nghĩ và trả lời. - Trẻ vận động cùng cô.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ngay_tet_mua_xuan_va_nhung_loa.doc