Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 1: Ngày hội của cô giáo 20/ 11

I. MỤC TIÊU CHĂM SÓC VỆ SINH - GD - NỀ NẾP THÓI QUEN:

1. Nề nếp thói quen:

- Dạy trẻ những thói quen trong học tập, vui chơi

- Có ý thức trong học tập, tham gia hoạt động sôi nổi, đoàn kết

- Trong giờ học muốn ra ngoài phải xin phép cô giáo.

- Biết xếp hàng ngay ngắn theo tổ.

- Trong giờ học không nói chuyện ồn ào.

2. Lễ giáo:

- Cho cháu hiểu được ý nghĩa ngày 20 /11. Qua đó giáo dục yêu quý kính trọng thầy cô giáo.

- Dạy trẻ đến trường biết chào cô giáo, chào các bạn, về nhà chào ông bà, bố mẹ và người thân.

- Biết cảm ơn khi được nhận quà

- Biết vâng lời và không nói bậy, chửi tục

- Trẻ có những thói quen hành vi văn minh.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 1: Ngày hội của cô giáo 20/ 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Chủ đề: Nghề nghiệp - Ngày 20/11 ( 4 TUẦN )
Thực hiện (Từ ngày: 09/11 - 02 /12/ 2015)
 Chủ đề nhánh 1: Ngày hội của cô giáo 20/11. Thực hiện Từ ngày 09 - 13/11/ 2015
I. MỤC TIÊU CHĂM SÓC VỆ SINH - GD - NỀ NẾP THÓI QUEN:
1. Nề nếp thói quen:
- Dạy trẻ những thói quen trong học tập, vui chơi
- Có ý thức trong học tập, tham gia hoạt động sôi nổi, đoàn kết
- Trong giờ học muốn ra ngoài phải xin phép cô giáo.
- Biết xếp hàng ngay ngắn theo tổ.
- Trong giờ học không nói chuyện ồn ào.
2. Lễ giáo:
- Cho cháu hiểu được ý nghĩa ngày 20 /11. Qua đó giáo dục yêu quý kính trọng thầy cô giáo...
- Dạy trẻ đến trường biết chào cô giáo, chào các bạn, về nhà chào ông bà, bố mẹ và người thân.
- Biết cảm ơn khi được nhận quà
- Biết vâng lời và không nói bậy, chửi tục
- Trẻ có những thói quen hành vi văn minh.
3. Vui chơi:
- Trong giờ chi trẻ chơi đoàn kết, rủ bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau, vui vẻ trong khi chơi.
- Trẻ biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định gọn gàng, ngăn nắp.
4. Vệ sinh:
- Biết giữ gìn vệ sinh sức khoẻ 
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể
- Dạy trẻ có ý thức nơi công cộng không vứt rác bừa bãi, biết gữ gìn vệ sinh chung
5. Lao động:
- Dạy trẻ biết lao động tự phục vụ, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định
- Biết rửa tay, rửa mặt , biết giúp cô cất đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế, chăn
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG- ĐỒ CHƠI CẢ CHỦ ĐỀ:
Tranh ảnh về chủ đề. Tranh ngày hội, ngày lễ 20/11.
Tranh và 1 số dụng cụ, sản phẩm của 1 số nghề phổ biến trong xã hội .
Tranh lô tô về dụng cụ, trang phục, sản phẩm của nghề .
Tranh thơ, truyện về chủ đề.
Đồ dùng học toán : chén muỗng, bàn ghế 
Sưu tầm truyện tranh về chủ đề, 1 số bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi, câu đố phù hợp chủ đề
Kết hợp với phụ huynh để có thêm đồ dùng, tranh ảnh phục vụ chủ đề
Các nguyên liệu như: lịch cũ, lá cây, len, vải vụn, xốp, rơm, hột hạt
Đồ dùng đồ chơi các góc phù hợp với chủ đề. 
Trang trí lớp và góc chơi phù hợp theo từng chủ đề .
III. TỔ CHỨC NGÀY HỘI NGÀY LỄ .
Tổ chức “ Ngày 20 /11 ngày nhà giáo việt nam”.
+ Cô cho trẻ đọc thơ kể truyện, hát múa các bài hát trong chủ đề để chuẩn 
bị cho trẻ bước vào ngày lễ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
 A . Phần soạn cho cả tuần
I. Đón trẻ:
1. Trò chuyện: - Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ. Trò chuyện về nghề giáo viên. Trò chuyện về lợi ích của nghề. Trò chuyện về công việc của bác nông dân. 
- Trò chuyện về sản phẩm nghề nông 
2. Thể dục sáng : Tập bài “Đu quay ”
- Trò chơi kéo cưa lừa xẻ
3. Điểm danh : Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, gọi tên từng trẻ ,trẻ nghe gọi tên đứng lên chào cô. 
4. Kiểm tra vệ sinh : Cho trẻ hát bài dấu tay cô kiểm tra tay cho trẻ
II. Hoạt động góc 
- Góc phân vai : Gia đình, bán hàng 
- Góc thư viện : Ghép tranh về các nghề, xem tranh, kể chuyện về các nghề 
- Góc nghệ thuật: Tô màu về đồ dùng và dụng cụ của các nghề 
- Góc xây dựng : Xây bệnh viện, xây trường mầm non 
1. Mục đích yêu cầu :
- Góc phân vai: Trẻ biết thể hiện vai chơi
- Góc thư viện : Trẻ biết vị trí góc sách . Tạo cho trẻ lòng ham thích xem sách , biết trong sách có nhiều điều mới lạ và hứng thú làm sách tranh 
- Góc nghệ thuật: Biết cách vẽ, tô màu tranh theo y/c 
- Góc xây dựng : Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng bệnh viện 
2. Chuẩn bị :
- Đồ dùng đồ chơi cho các góc
3. Tiến hành buổi chơi
a. Thoả thuận chơi:
 - Trò chuyện với trẻ về chủ đề: “ Nghành nghề”.
- Bây giờ chúng ta đang học chủ đề gì?
- Cho trẻ đi xem tranh chủ đề.
- Bố mẹ các con làm nghề gì?
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi góc:
- Cô nói nội dung các góc. Cho trẻ lựa chọn.bạn nào muốn chơi ở góc nào thì về góc đấy chơi.
- Giáo dục trẻ trong khi chơi giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi đoàn kết với các bạn.
b. Quá trình chơi: 	
 Cô đến từng góc tạo ra các tình huống chơi , động viên khích lệ cho trẻ chơi 
Nếu góc nào trẻ chưa thể hiện dược vai chơi cô nhập vai cùng chơi với trẻ 
c. Nhận xét
- Cô đến từng góc để trẻ tự nhận xét vai chơi và sản phẩm trẻ làm được 
- Cô nhận xét chung và khen trẻ , hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định 
III. Vệ sinh ăn ngủ trưa
- Trước khi ăn. Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt, mũi chân tay, cùng cô kê bàn ăn, cô chuẩn bị khăn lau tay cho trẻ .
- Trong khi ăn. Cô nhắc trẻ ăn uống giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn hết suất, biết chào mời lễ phép .
- Sau khi ăn. Cô nhắc trẻ uống nước đi vệ sinh lau miệng sau đó vào chỗ ngủ .
* Ngủ trưa
- Trước khi ngủ , Cô lấy gối trải chiếu , chăn, tránh ồn ào tránh ánh sáng 
- Trong khi ngủ cô luôn có mặt chăm giấc ngủ cho trẻ .
Sau khi ngủ . Cô mở cửa từ từ để ánh sáng vào cho trẻ tỉnh ngủ , đi vs, rửa mặt để trẻ tỉnh
IV. Nêu gương trả trẻ
-Vệ sinh cá nhân, chơi tự do
- Hát : Hoa bé ngoan
- Cô nhận xét cháu ngoan trong ngày
- Cháu nào chưa đạt chấm vào sổ động viên trẻ
- Vệ sinh trả trẻ 
 B. Phần soạn hàng ngày
 Thứ hai ngày 09 tháng 11 năm 2015 Hoạt động có chủ đích 
 Thể dục: VĐCB: Đi bằng mép bàn chân
 VĐ: Bật liên tục vào vòng 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ 4 tuổi, 3 tuổi: Trẻ biết đi bằng mép bàn chân không đi bằng cả bàn chân 
2. Kỹ năng: - 4 tuổi, 3 tuổi : Rèn kỹ năng đi bằng mép bàn chân
3. Thái độ: Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để tăng cường sức khỏe 
II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu ra sân vừa đi vừa hát bài: Đoàn tàu nhỏ xíu.
- Cho trẻ thực hiện các kiểu đi bằng gót chân, bàn chân, má chân, chạy: Chạy nhanh, chạy chậm, sau đó về đội hình tập BTPTC
HĐ 2: Trọng động
- BTPTC: - Động tác tay1: Tay đưa ngang gập khủy trước ngực
- Động tác chân 2: Đứng đưa một chân ra trước, lên cao.
 - Động tác bụng 1: Quay người sang bên 90
 - Động tác bật 2: Bật dạng chân, khép chân.
- VĐCB: Đi bằng mép bàn chân
Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc quay mặt vào nhau
- Cô giới thiệu tên vận động: Đi bằng mép bàn chân
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần hai và phân tích động tác: Cô đứng hai chân song song dưới vạch, khi có hiệu lệnh xuất phát cô nghiêng bàn chân và đi bằng mép bàn chân
- Trẻ thực hiện: 
- Cô cho hai trẻ khá lên làm mẫu.
- Cô cho cả lớp thực hiện lần lượt.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập.
- VĐ: Bật liên tục vào vòng
- Cô giới thiệu tên vận động: Bật liên tục vào vòng
- Cô nhắc lại vận động
- Cho trẻ thực hiện
- Cô động viên và khuyến khích trẻ tập.
HĐ 3. Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện 1lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 2lần x 8nhịp.
- Trẻ thực hiện 1lần x 8nhịp.
- Trẻ thực hiện 1lần x 8 nhịp
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Hai trẻ lên thực hiện.
- Trẻ thực hiện lần lượt
 Trẻ lắng nghe và thực hiện
- Trẻ đi nhẹ nhàng
Hoạt động ngoài trời
Quan sát cây 
Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
Chơi tự do: Xé lá...
1. Yêu cầu: Trẻ biết tự quan sát và nói lên nhận xét của mình.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý ,kính trọng và biết ơn các cô trong trường, biết yêu trường, mến lớp đi học chuyên cần...
2. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch đảm bảo an toàn cho trẻ. Lá 
3. Tổ chức hoạt động
- Quan sát: Cây trên sân trường 
 Đây là cây gì? Con thấy cây như thế nào? 
- Trồng cây để làm gì?
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ
 - Chơi tự do: Cho trẻ xé lá 
- Cô hướng dẫn trẻ
Hoạt động chiều
Tên hoạt động: Thực hành với vở tạo hình.
1. Yêu câu
- Trẻ thực hiện đúng yêu cầu của vở bài tâp tạo hình.
- Biết cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp sau khi học xong.
2. Chuẩn bị: - Bàn ghế, tập tạo hình, bút màu.
3. Tổ chức hoạt động 
- Cho trẻ ngồi vào bàn.
- Phát cho mõi trẻ một quyển bé tập tạo hình và một bút chì màu.
- Cô hướng dẫn tô màu các bài trẻ thực hiện chưa song hoặc nghỉ học 
- Cho trẻ tô màu, cô nhận xét.
HĐ Cho trẻ LQVTV
Cho trẻ làm quen với các từ : Bác sĩ, y tá, khám bệnh
 1. Yêu cầu 
- Trẻ nghe, hiểu và nói được các từ : Bác sĩ, y tá, khám bệnh
- Trẻ hỏi và trả lời được: Đây là ai? Làm công việc gì?
2. Chuẩn bị : - Tranh vẽ 
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 - Dạy từ “ Bác sĩ ”:
 + Cô cho trẻ đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề và trò chuyện cùng trẻ:. Cô treo tranh và hỏi trẻ: Ai đây?
- Cô chỉ vào tranh và nhắc lại 3 lần 
- Cho cả lớp nhắc 3 lần từ bác sĩ
 + Cho tổ, nhóm, cá nhân nói từ bác sĩ
 - Dạy trẻ từ “Y tá” 
- Cô hỏi trẻ: Ai là người trợ giúp bác sĩ? Khi ốm ai là người tiêm, người phát thuốc?
- Cho trẻ xem tranh y tá và nhắc lại y tá 3 lần
- Cho trẻ chỉ vào tranh và nhắc lại 3 lần
 + Cho tổ, nhóm, cá nhân nói từ y tá
+ Với từ: Khám bệnh 
- Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: Bác sĩ đang làm gì? 
- Cô nhắc lại từ: Khám bệnh 3 lần cho trẻ nghe
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
+ Cho tổ, nhóm, cá nhân nhắc lại nhiều lần
 - Tập cho trẻ đặt câu hỏi và trả lời: Ai đây ?
- Trẻ trả lời cô chú ý sửa sai giúp trẻ.
- Động viên trẻ nói nhiều lần
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhắc 3 lần
- Tổ , nhóm cá nhân nhắc
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem tranh và nói
- Trẻ nói theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhắc lại 
- Trẻ trả lời
 Nhận xét cuèi ngµy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015
Hoạt động có chủ đích:
Toán : Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác hình chữ nhật
I. Mục đích - yêu cầu 
1. Kiến thức: - Ôn kỹ năng nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác hình chữ nhật
2. Kỹ năng: - Ôn kỹ năng sờ và lăn hình 
3. Thái độ: - Trẻ sử dụng các từ: Có góc, không có góc và gọi đúng tên các hình lăn được và không lăn được 
II. Chuẩn bị: - Mỗi cháu có một hình ( tròn, vuông, tam giác, chữ nhật )
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài: Trò chuyện cùng trẻ đang học chủ điểm gì?
HĐ 2: Ôn nhận biết hình tròn,hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
Ai lên cho tay vào phong bì và chọn giúp cho bạn búp bê hình tròn nào ?
- Sao con biết đó là hình tròn 
- Hình tròn có lăn được không?
- Con lăn hình tròn như thế nào?
- Ai lên sờ và chọn cho bạn búp bê hình  tam giác?
 - Hình tam giác có lăn được không ? 
- Tại sao hình tam giác không lăn được?
- Bạn nào sờ và chọn tiếp cho búp bê hình vuông nào? Hình vuông có lăn được không ? 
- Con lăn hình vuông như thế nào?
- Tại sao hình vuông không lăn được?
- Bạn nào sờ và cho biết hình còn lại trong phong bì là hình gì?
- Hình chữ nhật có lăn được không? 
- Phân biệt hình.
Bạn búp bê còn có một yêu cầu nữa ! Bạn muốn chọn những đồ vật có dạng hình lăn được. 
- Giờ mình chơi trò " Tìm cái gì biến mất " nhé. Các con lên bảng nhìn lên bảng kỹ xem có những hình gì nhé. Cô gắn một bảng hình tròn và một bảng hình vuông, một bảng hình chữ nhật, hình tam giác
- Rồi mở mắt ra xem nào ?
- Trên bảng thiếu những hình nào ?
- Cô mời một cháu trả lời 
- Sau đó cô thay những hình bằng các đồ vật có dạng hình tròn, hình vuông hình chữ nhật, hình tam giác.
- Chơi 2-3 lần
HĐ 3: Củng cố, giáo dục
- Cô phát mỗi trẻ 1 hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và giơ hình theo yêu cầu của cô
- Chơi 2-3 lần
- Nhận xét giờ học và tuyên dương.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Hình chữ nhật
- Trẻ trả lời
Trẻ gắn hình lên bảng
Trẻ lên bảng gắn
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ trả lời
Trẻ chơi trò chơi
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát bầu trời.
TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
Chơi tự do
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ nêu nhận xét về dặc điểm của bầu trời, dự đoán được thời tiết của ngày hôm đó.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, kỹ năng vận động. Phát triển tư duy, thể chất.
2. Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi, sân bãi an toàn.
3. Tổ chức hoạt động
- Trò chuyện về nghề nghiệp và nhắc nhở trẻ lúc ra ngoài.
|+ Cô nêu yêu cầu và cho trẻ quan sát.
Trẻ nêu lên nhận xét về bầu trời: Mây, gió, cảnh bầu trời, mặt trời, trẻ dự đoán thời tiết của ngày hôm đó như thế nào?.
Nhận xét chung. 
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
Cô nhắc trò chơi, trẻ nhắc lại luật chơi.
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Chơi tự do: vẽ phấn, nhặt lá cây, gấp giấy, trồng cây, đồ chơi ngoài trời.. 
Hoạt động chiều
Phân loại đồ dùng, sản phẩm theo nghề.
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phân biệt sản phẩm của các nghề.
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ. Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh, phân tích.
- Trẻ biết yêu quý các nghề.
2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh các nghề, sản phẩm của nghề may...
3. Tổ chức hoạt động 
+ Đọc thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”, trò chuyện về các nghề trong xã hội.
+ Cho trẻ xem tranh và vật thật của các nghề: may, xây dựng, đánh cá, trò chuyện về dụng cụ và sản phẩm của 3 nghề.
So sánh dụng cụ và sản phẩm của 3 nghề trên,
Hướng dẫn trẻ phân loại dụng cụ của các nghề.
Hướng dẫn trẻ phân loại sản phẩm.
Nhận xét.
+ Kết thúc: Chơi trò chơi “Về đung nhà”.
 HĐ cho trẻ LQVTV
Cho trẻ làm quen với các từ : Chú công an, chú bộ đội, chú thợ xây
1. Yêu cầu 
- Trẻ nghe , hiểu và nói được các từ : Bè - mÑ - con
2. Chuẩn bị: - Cô chuẩn bị một số tranh vÏ vÒ Bè - mÑ - con
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 - Dạy từ “ Chú công an”:
- Cô cho trẻ đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề và trò chuyện cùng trẻ.
- Cô đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ ai đây? 
- Cô nhắc lại từ Chú công an 3 lần.
- Cho lần lượt trẻ nhắc lại 3 lần, cô cho tổ nhóm, cá nhân nhắc lại 2 - 3 lần.
- Dạy từ “ Chú bộ đội”:
- Cô đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ ai đây? 
- Cô nhắc lại từ: Chú bộ đội 3 lần.
- Cho lần lượt trẻ nhắc lại 3 lần, cô cho tổ nhóm, cá nhân nhắc lại 2 - 3 lần.
- Dạy từ “ Chú thợ xây”:
- Cô đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ ai đây? 
- Cô nhắc lại từ Chú thợ xây 3 lần.
- Cho lần lượt trẻ nhắc lại 3 lần, cô cho tổ nhóm, cá nhân nhắc lại 2 - 3 lần.
- Cô chú ý cho các trẻ nói đủ câu và chuẩn tiếng việt ) 
- Cô cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân nói 3 lần
- Động viên trẻ nói nhiều lần
- Nhận xét khen trẻ
- Trẻ đọc thơ và trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhắc
- Tổ , nhóm cá nhân nhắc
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhắc
- Tổ , nhóm cá nhân nhắc
- Trẻ thực hiện và nói
 Nhận xét cuèi ngµy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2015
Hoạt động có chủ đích:
Tạo hình: Dán hoa tặng cô
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức : - Trẻ 3, 4 tuổi: Trẻ biết dán hoa theo đúng mẫu của cô
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng dán cho trẻ.
3. Thái độ: - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với cô giáo trong ngày 20-11.
II. Chuẩn bị: - Mẫu của cô. Keo dán cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Trò chuyện.
- Cô cho trẻ hát “Cô giáo ”
- Đàm thoại về nội dung bài hát
- Trò chuyện về chủ điểm.
- Giáo dục: Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với cô trong ngày 20-11.
HĐ 2: Quan sát tranh mẫu: - Cô giới thiệu bức tranh : Bông hoa
- Bông hoa có đặc điểm gì ?
- Đây là gì của hoa?
- Cánh hoa có đặc điểm gì ?
- Cành hoa như thế nào ?
* Cô thực hiện mẫu
- Đầu tiên cô phết keo vào mặt trái của cánh hoa rồi dán, sau đó đến nhị hoa, tiếp sau đó dán cành hoa và lá hoa. Cô dán cân đối trên giấy
HĐ 3: Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ thực hiện , cô quan sát động viên khuyến khích trẻ.
* Trưng bày sản phẩm.
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
- Cô cho trẻ tự giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn.
 - Cô nhận xét chung.
HĐ 4: Củng cố, giáo dục 
- Cô cho cả lớp đọc thơ “ Bó hoa tặng cô
Cả lớp hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời
 - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
- 2- 3 trẻ lên nhận xét bài.
- Cả lớp đọc
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát có mục đích: Quan sát vườn.
TCVĐ:Truyền tin.
Chơi tự do
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và hiểu ý nghĩa của công việc đang làm.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Phát triển trí thông minh.
2. Chuẩn bị: Sân chơi sạch đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồ chơi ngoài trời, phấn, gấy, làn...
3. Tổ chức hoạt động.
+ Cô giới thiệu hoạt động, nhắc nhở trẻ lúc ra ngoài.
+ Trẻ nhận xét về đặc điểm của vườn rau,cây rau.
Trẻ đi nhặt lá vàng quanh sân. Cô theo dõi để nhắc nhở trẻ không hoang nghịch.
Tập trung theo từng nhóm và đếm số lượng lá vàng của mỗi nhóm.
So sánh số lượng của các nhóm.
Trò chuyện về tác dụng của công việc.
Nhận xét, tuyên dương.
TCVĐ: Truyền tin.
Cô nhắc trò chơi, trẻ nhắc lại luật chơi.
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Chơi tự do:vẽ đồ dùng của một số nghề bằng phấn
 Hoạt động chiều 
 Ôn và phân biệt hình tam giác
1. Yêu cầu.
Trẻ biết được hình tròn, tam giác .trẻ tập so sánh điểm giống và khác nhau của hình tròn, hình tam giác .
2. Chuẩn bị. - Hình tròn, tam giác . Các khối lắp ghép
3. Tổ chức hoạt động
Nhận biết hình tròn , tam giác và các màu xanh đỏ 
- Hỏi trẻ: Đây là hình gì? màu gì ( Nếu trẻ không nhớ cô nhắc trẻ hình mà có 3 góc nhon là hình tam giác) Hỏi trẻ hình còn lại trong túi là hình gì ? 
- So sánh hình tròn, hình tam giác .
- Cô giải thích hình tròn thì lăn được hình tam giác có cạnh không lăn được .
- Cho cả lớp lăn thử 2 lần 
* Trò chơi thi xem ai nhanh 
- Các con vừa được làm quen với những hình gì 
HĐ Cho trẻ LQVTV
Cho trẻ làm quen với các từ : Cô giáo, bảng, dạy học
 1. Yêu cầu 
- Trẻ nghe, hiểu và nói được các từ : Cô giáo, bảng, dạy học 
- Trẻ hỏi và trả lời được: Đây là cái gì?
2. Chuẩn bị : - Tranh vẽ 
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 - Dạy từ “ Cô giáo ”:
 + Cô cho trẻ đọc thơ: Cô giáo. Sau đó cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về ai?
- Cô nhắc từ cô giáo 3 lần 
- Cho cả lớp nhắc 3 lần từ cô giáo 
 + Cho tổ, nhóm, cá nhân nói từ cô giáo 
 - Dạy trẻ từ “Bảng” 
- Cô đưa bảng ra và hỏi cái gì đây?
- Cô nhắc lại từ bảng 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại từ bảng 3 lần
 + Cho tổ, nhóm, cá nhân nói từ bảng
+ Dạy từ: Dạy học
- Cô hỏi trẻ: Cô giáo là người làm gì?
- Cô nói cô giáo làm nghề dạy học. Cô nhắc lại từ dạy học 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
+ Cho tổ, nhóm, cá nhân nhắc lại nhiều lần
 - Tập cho trẻ đặt câu hỏi và trả lời: Ai đây? Cái gì?
- Trẻ trả lời cô chú ý sửa sai giúp trẻ.
- Động viên trẻ nói nhiều lần
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nhắc 3 lần
- Tổ , nhóm cá nhân nhắc
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nhắc
- Tổ , nhóm cá nhân nhắc
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nhắc lại 
- Tổ , nhóm cá nhân nhắc
- Trẻ nhìn và trả lời
 Nhận xét cuèi ngµy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015
Hoạt động có chủ đích:
 MTXQ: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ +3, 4 tuổi: Trẻ biết được ý nghĩa của ngày nhà giáo việt nam và một số hoạt động tiêu biểu trong ngày đ

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN NGHÀNH NGHỀ.doc