Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 1: Bé yêu Trường mầm non Phổ Châu

Tìm hiểu về bản thân trẻ.

Đón trẻ vào lớp, cho trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện với trẻ về tên trẻ, giới tính, nơi sống ( Cs27)

- Điểm danh: cô theo dõi trẻ thông qua bảng bé đến lớp.

- Thể dục sáng: Tập theo bài hát: “trường chúng cháu là trường mầm non”.

+ Hô hấp 1: Thổi nơ bay.

+ Tay: Hai tay đưa lên cao, hạ xuống.

+ Bụng lườn: Hai tay đưa thẳng, cúi gập người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân.

+ Chân: Đưa phía trước nâng cao, hạ xuống.

+ Bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau.

 

doc26 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 1: Bé yêu Trường mầm non Phổ Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN 
Chủ đề nhánh 1:“Bé yêu Trường mầm non Phổ Châu”.
Thực hiện từ 24/08 đến ngày 28/08/2015
Hoạt động
	NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng
Tìm hiểu về bản thân trẻ.
Đón trẻ vào lớp, cho trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện với trẻ về tên trẻ, giới tính, nơi sống( Cs27)
- Điểm danh: cô theo dõi trẻ thông qua bảng bé đến lớp.
- Thể dục sáng: Tập theo bài hát: “trường chúng cháu là trường mầm non”.
+ Hô hấp 1: Thổi nơ bay.
+ Tay: Hai tay đưa lên cao, hạ xuống.
+ Bụng lườn: Hai tay đưa thẳng, cúi gập người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân.
+ Chân: Đưa phía trước nâng cao, hạ xuống.
+ Bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
Chơi và hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về trường mầm non của bé
- Hát múa về trường Mầm non
- Trò chuyện về 1 cùng bé về cách giữ gìn vệ sinh va rửa tay đúng cách(CS15)
- Trò chuyện về các khu vực trong trường.
- Hát múa các bài hát về trường Mầm non.
 Hoạt động học
THỂ DỤC
 Đi trên ghế băng đầu đội túi cát.(CS11)
KPKH: Quan sát và trò chuyện về trường mầm non của bé.
LQVT: Nhận biết số lượng 5, đếm đến 5. Nhận biết chữ số 5
LQVH: Thơ: “Bàn tay cô giáo”.
HĐÂN:- Hát: Ngày vui của bé
Hoạt động góc
- Góc đóng vai: Trò chơi cô giáo, nấu ăn, bán hàng, bác sĩ.
- Góc tạo hình: Vẽ và tô màu trường mầm non.
- Góc sách: làm album tranh trang trí lớp học, đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu phế thải
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non.
- Góc khoa học/Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
- Góc âm nhạc: Chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.
Hoạt động chiều
- Nặn đồ chơi bé thích.
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan
-Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi của trẻ ở trường Mầm non.
-Nhận xét, nêu gương bé ngoan
-Xem tranh truyện chủ đề.
-Nhận xét, nêu gương bé ngoan
- Hát các bài hát theo chủ đề
-Nêu gương bé ngoan.
- Dọn đồ chơi gọn gàng.
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan.
Trả trẻ
- Cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Giao trả trẻ tận tay phụ huynh và trao đổi khi cần thiết.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC MỘT NGÀY
Chủ đề nhánh 1: TRƯỜNG MẦM NON PHỔ CHÂU CỦA BÉ
Thứ 2 ngày 24 tháng 8 năm 2015
I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG
1 Đón trẻ: 
- Trao đổi với phụ huynh: các hoạt động của bé khi đến trường.
- Đón trẻ vào lớp, tạo không khí vui vẻ, ân cần giúp trẻ khỏi bỡ ngỡ ngày đầu đến lớp.
- Giới thiệu các góc chơi và trò chuyện cùng trẻ.
- Điểm danh.
- Đề ra tiêu chuẩn bé ngoan.
2. Thể dục sáng:
Khởi động: Tập kết hợp với bài: “đoàn tàu tí xíu”
Trọng động: Tập theo bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
- Hô hấp: gà gáy.
- Tay: Đưa tay sang ngang, tới trước.
- Chân: Đưa chân ra phía trước.
- Bụng: Cúi gập người, ngón tay chạm bàn chân.
- Bật: Bật tiến về phía trước.
Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đề tài: Trò chuyện về trường mầm non 
Phổ Châu của bé
1. Yêu cầu:
-Trẻ biết quan sát, gọi tên các cảnh vật trên sân trường
- Biết tham gia chơi trò chơi,chơi tích cực
- Giáo dục trẻ có ý thức khi chơi,bảo đảm an toàn
 2. Chuẩn bị:
-Tranh , ảnh về trường mầm non
-Lời trò chơi “Rồng rắn lên mây”
-Vòng,bóng,xích đu,các đồ chơi có sẵn
3.Cách tiến hành:
Hoạt động 1:trò chuyện về trường mầm non của bé
-Tập trung trẻ lại bên cô,cô giới thiệu với trẻ về các hoạt động mà trẻ sẽ được ra sân thực hiện
-Cho trẻ ra sân, đội hình chữ U
-Cô cùng trẻ trò chuyện về cảnh vật xung quanh sân trường.
- Trẻ gọi tên các đồ chơi và cách chơi trên sân truòng
-Cô tóm tắt các ý của trẻ,lồng ghép giáo dục
-Hát bài “ngày vui của bé”, chuyển hướng
Hoạt động 2:Trò chơi “rồng rắn lên mây”
-Cô giới thiệu cách chơi,luật chơi
-Cho trẻ chơi vài lần,cô cùng chơi với trẻ,
*Lồng ghép giáo dục:
Hoạt động 3:Chơi tự do
-Cô giới thiệu các đô chơi,các góc chơi
-Cô cùng tham gia chơi với trẻ,nhắc trẻ đảm bảo an toàn khi chơi.
-Cho trẻ thu dọn đồ chơi- vệ sinh –xếp hàng vào lớp
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
Môn: THỂ DỤC
 Đề tài: ĐI TRÊN GHẾ BĂNG ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT (CS11)
1/ Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ đi trên ghế nhìn thẳng, không rơi túi cát.
- Dạy trẻ giữ được tư thế thăng bằng trong khi đi, nhanh nhẹn.
- Giáo dục: đức tính tự tin, thật thà khi chơi.
2/ Chuẩn bị: Ghế thể dục . Cờ.Túi cát.
3/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Khởi động: Theo nhạc nền bài hát “ bé tập thể dục”
Cho trẻ thực hiện các động tác hô hấp, đi chạy các kiểu chân. Sau khi khởi động trẻ xếp thành 3 hàng ngang.
2. Trọng động:
a/ Tập bài tập phát triển chung: tập kết hợp bài hát: “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
- Động tác tay: Tay đưa ra trước, lên cao. 
- Động tác bụng 1: Cúi gập người.
- Động tác Chân: Tay đưa ngang về phía trước, khụy gối.
- Động tác bật: Tách chân khép chân.
Sau đó cho trẻ chuyển đội hình hai hàng ngang đối diện nhau.
b/ Vận động cơ bản :
- Cô giới thiệu tên bài tập: Hôm nay mình thực hiện bài thể dục: “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”. 
- Mời trẻ khá lên làm mẫu. Cô và cả lớp nhận xét.
- Cô làm mẫu kết hợp giải thích: cô đặt túi cát lên đầu, hai tay chống hông bước chân trái lên trước rồi bước dồn ngang đi thẳng người, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng. Nếu chân phải gần ghế thì bước chân phải lên trước cứ thế tiếp tục sau bước xuống ghế về đứng cuối hàng.
* Trẻ thực hiện: 
Lần 1: Cho cả lớp lần lượt thực hiện lần 1 xong động viên trẻ.
- Cho trẻ thực hiện lần 2 cô động viên trẻ đi nhanh, thẳng người, không làm rơi túi cát. Cô quan sát chú ý và sửa sai cho trẻ.
Lần 2: Cô dùng ghế băng có dán đường đi nhỏ hơn để trẻ chia nhóm luyện tập.
Lần 3: Trẻ đi trên ghế băng và bước qua những viên gạch nhỏ và đội túi cát, cô cho trẻ luyện tập theo ý thích. Cô động viên, hướng dẫn để trẻ nào cũng có thể thực hiện được bài tập.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập.
c/ Trò chơi vận động: “nhảy tiếp sức”:
- Cho trẻ đứng thành 3 tổ, khi có hiệu lệnh của cô: “2, 3” thì cháu thứ nhất ở cả 3 hàng chạy lên phía trước lấy một lá cờ chạy nhanh về đưa cờ cho bạn thứ 2, khi nào bạn thứ 2 nhận được cờ thì mới được lên ống cờ đổi cờ khác rồi chạy về đưa cho bạn thứ 3. Tổ nào chạy hết bạn trước thì tổ đó thắng.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng, cùng thả lỏng chân tay làm các động tác chim bay, cò bay..
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện bài tập.
- Tập
- Tập
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Chú ý, quan sát.
- Trẻ thực hiện bài tập. 
- Chơi.
- Đi nhẹ nhàng
V. VỆ SINH , ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA .
-Cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện.
-Động viên cho trẻ ăn hết suất.
-Chuẩn bị chiếu,mền,vạt giường cho trẻ ngủ. 
- Nhắc nhở trẻ biết về đúng vị trí, biết giữ trật tự khi ngủ.
-Vận động nhẹ, xế.
.VI. VỆ SINH, NÊU GƯƠNG, TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Bình cờ bé ngoan cuối ngày
- Dặn dò trẻ giữ vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC MỘT NGÀY
Thứ 3 ngày 25 tháng 08 năm 2015
I/ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG:
1 Đón trẻ: 
- Trao đổi với phụ huynh: các hoạt động của bé khi đến trường.
- Đón trẻ vào lớp, tạo không khí vui vẻ, ân cần giúp trẻ khỏi bỡ ngỡ ngày đầu đến lớp.
- Giới thiệu các góc chơi và trò chuyện cùng trẻ.
- Điểm danh.
- Đề ra tiêu chuẩn bé ngoan.
2. Thể dục sáng:
Khởi động: Tập kết hợp với bài: “đoàn tàu tí xíu”
Trọng động: Tập theo bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
- Hô hấp: gà gáy.
- Tay: Đưa tay sang ngang, tới trước.
- Chân: Đưa chân ra phía trước.
- Bụng: Cúi gập người, ngón tay chạm bàn chân.
- Bật: Bật tiến về phía trước.
Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng
 II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Hát múa về trường Mầm non
TCDG: Nu na nu nống
.
1/ Mục đích yêu cầu:
 Giúp trẻ nhận biết trò chơi nu na nu nống.
 Trẻ chơi được các trò chơi dân gian.
 Biết cách chơi và chơi thành thạo.
 Đoàn kết trong khi chơi.
2/ Chuẩn bị:
 Sân trường sạch sẽ.bằng phẳng.
 Trẻ thuộc bài nu na nu nống.
 Cô chuẩn bị tốt trò chơi
3/ Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Hát múa trò chuyện về trường mần non.
 Cho trẻ hát múa các bài hát về trường mần non.
 Trò chuyện với trẻ về trường mần non.
 Cô tóm tắc và giáo dục trẻ.
Hoạt đông 2: Trò chơi lộn cầu vòng.
 Cô nói cách chơi luật chơi sau đó cho trẻ chơi.
Hoạt động 3: Chơi tự do.
 Cho trẻ vệ sinh chân tay.
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
Môn : KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề Tài: QUAN SÁT VÀ TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON PHỔ CHÂU CỦA BÉ
	1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, trong lớp có cô giáo, các bạn trai, bạn gái.
- Trẻ biết những hoạt động của trường, công việc của cô giáo và những người trong trường.
- Trẻ biết khi đến trường được khám phá những gì
- Giáo dục trẻ yêu thương bạn bè, cô giáo, biết kính trọng lễ phép với cô.
 2/ Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh về trường Mầm non.
	- Tranh cô giáo dạy học.
	- Tranh vẽ các bạn vui chơi.
	- Chuẩn bị các góc chơi đầy đủ.
 3/ Tiến hành dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Cô cùng trẻ hát múa bài: “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
+ Đàm thoại về bài hát:
+ Bài hát nói về bạn học ở trường gì?....
Hoạt động 2: Cô dẫn dắt giới thiệu bài
+ Thế trường chúng ta là trường gì?
+ Lớp ta đang học có tên gọi là gì?
+ Lớp chúng ta ở thôn nào?
+ Trong trường ta có ai?
+ Cô hiệu trưởng trường mình tên là gì?
+ Cô hiệu phó tên gì?
+ Thế ai dạy các con?
+ Cô giáo các con tên gì?
+ Hằng ngày chúng mình được tham gia những hoạt động gì?
Đọc đồng dao “ Nu na nu nống” chuyển đội hình và quan sát tranh.
- Đại diện từng nhóm lên nhận xét tranh và đàm thoại cùng cô và các bạn
* Cô treo tranh:” cô giáo dạy” và đàm thoại: 
+ Tranh vẽ ai?
+ Cô giáo làm gì? 
+ Các bạn đang làm gì?
+ Muốn được cô giáo khen thì trong giờ học các con phải thế nào?
- Cô giáo dục: không nói chuyện, chú ý lắng nghe...
+ Trong lớp chúng ta ngoài cô ra thì còn có ai?
+ Các con đã biết tên các bạn chưa?
(Cho trẻ giới thiệu tên mình).
+ Bạn nào là nam, giơ tay lên nào!
+ Bạn nào là nữ, giơ tay lên nào!
* Treo tranh vẽ” các bạn vui chơi”.
+ Tranh vẽ các bạn đang làm gì đây?
+ Các bạn đang chơi gì?
+ Còn bạn này chơi gì?
+ Để có bạn chơi cùng thì khi chơi các con phải thế nào?
- Cô giáo dục: không xô đẩy, chen lấn, không đánh nhau...
* Ngoài ra lớp ta còn có gì đây?
- Cho trẻ quan sát và đàm thoại:
+ Góc học tập có gì?
+ Góc nghệ thuật có gì?
+ Góc phân vai có gì?
+ Góc xây dựng có gì?
+ Góc thư viện có gì?
+ Góc cổ tích có gì?
+ Các đồ chơi ở các góc chơi dùng để làm gì?
+ Muốn đồ chơi luôn đẹp và chơi lâu thì khi chơi các con phải dụng như thế nào?
- Cô giáo dục: chơi cẩn thận, không vứt lung tung, cất đúng nơi quy định.
Hoạt động 3:
Trò chơi: “Tìm bạn thân” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi 
Cách chơi: một bạn nam phải tìm một bạn nữ hoặc một bạn nữ phải tìm một bạn nam. Nếu ai không tìm được thì nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi (theo dõi, tuyên dương)
- Cho trẻ hát:”Cháu đi mẫu giáo” và đi ra ngoài.
- Hát cùng cô
- Lắng nghe.
- MN PHỔ CHÂU
- Lớp mẫu giáo lớn
- Thôn Vĩnh Tuy
- Trẻ kể.
- Cô Nguyễn Thị Thúy
- Cô Trần Thị Thùy Dương
- Cô Nguyễn Thanh Hoa và cô Nguyễn Thị Vĩ Hạ
- Thể dục, xem sach, tập tô, hát...
- Tranh vẽ cô giáo.
- Đang dạy học
- Đang học cùng cô
-Tích cực phát biểu, không nói chuyện ...
- các bạn
- Trẻ giới thiệu tên
- Tranh vẽ các bạn
- Đang chơi hoạt động góc
Chơi đoàn kết, không tranh giành nhau...
- Lô tô,sách, báo,thẻ chữ...
- Bút chì, bút màu, kéo, giấy...
- Đồ chơi gia đình, bác sỹ...
- Gạch, cây, nhà, hàng rào...
- Tranh, ảnh, sach
- Rối, sân khấu kể chuyện
Để chơi
- Giữ gìn, chơi cẩn thận...
- Trẻ chơi
IV. VỆ SINH , ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA .
-Cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện.
-Động viên cho trẻ ăn hết suất.
-Chuẩn bị chiếu,mền,vạt giường cho trẻ ngủ. 
- Nhắc nhở trẻ biết về đúng vị trí, biết giữ trật tự khi ngủ.
-Vận động nhẹ, xế.
V. VỆ SINH, NÊU GƯƠNG, TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Bình cờ bé ngoan cuối ngày
- Dặn dò trẻ giữ vệ sinh các bộ phận trên cơ thể
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC MỘT NGÀY
Thứ 4 ngày 26 tháng 08 năm 2015
I/ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG:
1 Đón trẻ: 
- Trao đổi với phụ huynh: các hoạt động của bé khi đến trường.
- Đón trẻ vào lớp, tạo không khí vui vẻ, ân cần giúp trẻ khỏi bỡ ngỡ ngày đầu đến lớp.
- Giới thiệu các góc chơi và trò chuyện cùng trẻ.
- Điểm danh.
- Đề ra tiêu chuẩn bé ngoan.
2. Thể dục sáng:
Khởi động: Tập kết hợp với bài: “đoàn tàu tí xíu”
Trọng động: Tập theo bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
- Hô hấp: gà gáy.
- Tay: Đưa tay sang ngang, tới trước.
- Chân: Đưa chân ra phía trước.
- Bụng: Cúi gập người, ngón tay chạm bàn chân.
- Bật: Bật tiến về phía trước.
Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng
 II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:Trò chuyện với bé về rửa tay đúng cách
(CS15)
1.Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Biết quy trình rửa tay, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
* Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng rửa tay
* Giáo dục
- Giáo dục trẻ giữ gìn đôi tay sạch.
Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Đọc thơ ”Bé ơi” và đàm thoại 
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Khi nào chúng ta sẽ rửa tay?
- Sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và khi tay bẩn các con nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng nhé.
Hoạt động 2: Bé rửa tay đúng cách
- Cô giới thiệu 6 bước rửa tay 
Bước 1: Làm ướt tay và xoa xà bông
Bước 2: Rửa từng ngón tay 
Bước 3: Rửa cổ tay và mu bàn tay
Bước 4: Rửa từng kẽ ngón tay
Bước 5: Rửa lòng bàn tay
Bước 6: Xả sạch xà bông và lau khô.
- Cô cho trẻ nhắc lại 6 bước rửa tay
- Cô và trẻ cùng thực hiện
Hoạt động 3: Chơi tự do
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Môn: LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài: NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 5, ĐẾM ĐẾN 5
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 5. Đếm được đến 5
- Phát triển tư duy ,ngôn ngữ
- Gíao dục trẻ tính yêu thương cô giáo,bạn bè trường lớp ,biết giữ gìn vệ sinh môi trường chung,bảo vệ gìn giữ đồ dùng đồ chơi trong lớp
2. Chuẩn bị:
- Một rỗ đồ dùng đồ chơi có số lượng 6
- 5 bàn chải,5 cái ly,5 cây bút chì để xung quanh lớp
- Đồ chơi có số lượng 6 cho trẻ
- Mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn có số lượng 3,4,5
3.Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: 
- Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường MN“ đến thăm trường mầm non của bạn
- Trong trường có ai ?
-Cho trẻ đếm 4 cô giáo, bạn nữ, 4 cây xanh
- Kết hợp giáo dục trẻ về trường lớp ,bạn bè và môi trường trong và ngoài lớp. Đưa trẻ về hát bài “trường chúng cháu đây là trường mầm non”
* Vừa rồi các con đến thăm trường mầm non các con thấy trong trường có mấy cô giáo?,mấy bạn gái?mấy cây xanh?
*Cô đưa 5 bông hoa .(trẻ đếm cùng cô)
-Cô gắn 4 cái dù. (lớp đếm)
-Số dù và bông hoa ntn?
-Số nào ít hơn, số nào nhiều hơn? Ít hơn mấy ? nhiều hơn mấy ?
-Làm sao cho số dù và hoa bằng nhau?
 -Bằng nhau chưa ?có số lượng là mấy?
- ‘Để biểu thị cho nhóm đồ vật có số lượng 5 cô dùng chữ số 5”
- Cô cho trẻ đọc chữ số 5 và phân tích nét chữ 
- “ số 5 gồm một nét ngang ở trên, một nét thẳng ngắn bên trái và một nét cong dưới bên phải”
Trò chơi:
-Trò chơi 1: Làm theo hiệu lệnh.
+cô yêu cầu trẻ dơ năm ngón tay.
+Nhún 5 cái .
+Vỗ tay 5 cái.
-Trò chơi 2: Kết nhóm.
+Nhóm 5 bạn
+Nhóm 5 bạn nữ ,5 bạn nam
-Trò chơi 3: Vẽ thêm hoa, quả cho cây.
+ Nhóm 1: vẽ 5 bông hoa.
+ Nhóm 2: vẽ 5 quả 
+ Nhóm 3: vẽ 5 lá.
- Có 4 cô giáo, bạn nữ, 4 cây xanh
- Có 4 cô giáo, bạn nữ, 4 cây xanh
- 5 bông hoa.
- 4 cái dù
- Không bằng nhau
Số dù ít hơn, số hoa nhiều hơn và nhiều hơn 1.
Thêm 1 cái dù nữa)
Bằng 5
Số 5 gồm một nét ngang ở trên, một nét thẳng ngắn bên trái và một nét cong dưới bên phải
- trẻ chơi.
IV. VỆ SINH , ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA .
-Cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện.
-Động viên cho trẻ ăn hết suất.
-Chuẩn bị chiếu,mền,vạt giường cho trẻ ngủ. 
- Nhắc nhở trẻ biết về đúng vị trí, biết giữ trật tự khi ngủ.
-Vận động nhẹ, xế.
V. VỆ SINH, NÊU GƯƠNG, TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Bình cờ bé ngoan cuối ngày
- Dặn dò trẻ giữ vệ sinh các bộ phận trên cơ thể
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC MỘT NGÀY
Thứ 5 ngày 27 tháng 08 năm 2015
I/ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG:
1 Đón trẻ: 
- Trao đổi với phụ huynh: các hoạt động của bé khi đến trường.
- Đón trẻ vào lớp, tạo không khí vui vẻ, ân cần giúp trẻ khỏi bỡ ngỡ ngày đầu đến lớp.
- Giới thiệu các góc chơi và trò chuyện cùng trẻ.
- Điểm danh.
- Đề ra tiêu chuẩn bé ngoan.
2. Thể dục sáng:
Khởi động: Tập kết hợp với bài: “đoàn tàu tí xíu”
Trọng động: Tập theo bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
- Hô hấp: gà gáy.
- Tay: Đưa tay sang ngang, tới trước.
- Chân: Đưa chân ra phía trước.
- Bụng: Cúi gập người, ngón tay chạm bàn chân.
- Bật: Bật tiến về phía trước.
Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng
 II/CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Đề tài:Quan sát trò chuyện về các khu vực trong sân trường
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết được các khu vực trong sân trường
-Biết tham gia chơi trò chơi,chơi tích cực
-Giáo dục trẻ có ý thức khi chơi,bảo đảm an toàn
 2.Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ
- Lời trò chơi “Rồng rắn lên mây”
3.Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1:
Cho trẻ hát bài hát “ Ngày vui của bé”
Đàm thoại với trẻ về bài hát
Cô trò chuyện cùng với bé về các khu vực trên sân trường
Cô đặt câu hỏi mở cho trẻ hứng thú trả lời
Hoạt động 2: Trò chơi :”Rồng rắn lên mây”
Cô giới thiệu tên trò chơi 
Phổ biến cách chơi và luật chơi
Tiến hành cho trẻ chơi
Hoạt động 3:
Cho trẻ chơi tự do ngoài sân
Cô quan sát theo dõi trẻ khi chơi
Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ vệ sinh cá nhân 
Điểm danh và vào lớp
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
 Dạy thơ: BÀN TAY CÔ GIÁO.
1/ Mục đích yêu cầu :
a. Kiến thức:
- Dạy trẻ biết được công việc của cô giáo, về tình cảm của cô đối với trẻ.
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ, thể hiện tình cảm khi đọc thơ.
b.. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ ở trẻ.
c. Phát triển:
- Thính giác của trẻ phát triển.
- Phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
d. Giáo dục:	
- Giáo dục tình cảm, lòng yêu quí, kính trọng cô giáo, vâng lời cô giáo. 
2/ Chuẩn bị : 
- Tranh cô đang cột tóc khâu nút cho trẻ.
- Tranh trường học có cô giáo, tranh gia đình có mẹ.
- Cô thuộc bài thơ, đọc diễn cảm.
- Một bài thơ chữ to.
- Máy vi tính.
3/ Tiến hành dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: 
- Cho trẻ hát bài: “Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Thế hàng ngày đến lớp các con gặp ai?
- Cô giáo dạy các con những gì?
- Ngoài ra cô giáo còn làm gì nữa?
- Thế các con có yêu thương cô giáo không?
- Các con ạ! Đến trường các con được cô giáo dạy dổ, yêu thương, chăm sóc giống như là mẹ hiền ở nhà. Vì vậy mà các bạn rất yêu cô giáo. Có một bài thơ rất hay nói về cô giáo đấy! Cô sẽ đọc cho các con nghe nhé!
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
Trẻ ngồi vào giữa lớp cô hỏi các con vừa được cô đưa đi xem tranh vẽ gì nào?
+ Cô tóm tắt ý trẻ. Tranh vẽ cô giáo đang cột tóc cho bé, đang khâu nút cho trẻ, tranh mẹ, chị đang chăm sóc cho bé. Để xem thử ở trường cô giáo làm việc gì? Cô giống mẹ ở nhà không? - Các con lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!
- Cô đọc bài thơ lần 1+ cho trẻ xem tranh 
- Đọc xong cô nói: bài thơ cô vừa đọc có tựa đề là: “Bàn tay cô giáo” của nhà thơ Định Hải sáng tác.
* Đọc thơ lần 2: kết hợp cho trẻ xem mô hình rối que.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ và tác giả.
- Cô tóm tắt nội dung ngắn gọn bàn tay cô giáo khéo léo tết tóc cho các con rất đẹp. Bàn tay cô giáo lại vá áo cho các con giống như mẹ, chị của các con. Cô giáo rất yêu thương các con như mẹ ở nhà.
- Cô giáo dục trẻ.
- Cô giới thiệu bài thơ viết bằng chữ to trên trang giấy, sau đó cô đọc lần 3.
* Trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc 2 lần.
- Cô chỉ tay vào tổ nào tổ ấy đọc 1 đoạn bài thơ.
- Cá nhân đọc 3 đến 4 cháu.
- Các con ạ! Hàng ngày đến trường các con được các cô giáo dạy múa, hát, đọc thơ, kể chuyện ngoài ra còn chăm sóc cho các con nữa đấy! 
* Đàm thoại:
- Vậy bài thơ mình vừa đọc có tựa đề là gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai?
- Ở lớp cô giáo đã làm gì?
- Tình cảm của cô đối với các con như thế nào?
- Các con phải làm gì để cô giáo vui lòng?
+ Giáo dục: Cô giáo rất yêu th

File đính kèm:

  • docGA_TRUONG_MM.doc